Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp khi chăm sóc trẻ thừa cân – béo phì lứa tuổi 24-36 tháng...

Tài liệu Skkn một số biện pháp khi chăm sóc trẻ thừa cân – béo phì lứa tuổi 24-36 tháng

.DOC
8
1341
104

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHI CHĂM SÓC TRẺ THỪA CÂN – BÉO PHÌ LỨA TUỔI 24-36 THÁNG” I. Đặt vấn đề. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi người chúng ta ngày nay đều có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em ngày nay được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội . nhiều người cho rằng có điều kiện cho con ăn nhiều là cái tốt con mình càng mập mạp, càng bụ bẫm thì càng tốt nên đến khi cha mẹ phát hiện con mình thừa cân quá nhiều thì đã muộn. Trong lúc mức độ báo động và cần thiết quan tâm của xã hội đối với trẻ thừa cân béo phì hiện nay được ưu tiên hàng đầu, song hành với trẻ suy dinh dưỡng thì “ các trường hiện đang phải tự thực hiện chế độ chăm sóc trẻ béo phì theo cách riêng của mình chứ không có một mức chuẩn chung”. Bên cạnh đó các trường phổ thông đều quan niệm nhiệm vụ chính là dạy học, chuyện ăn uống là phụ chỉ cần đủ chất , đủ lượng calo theo độ tuổi là được. Còn tại các trường mầm non vấn đề dinh dưỡng cho học sinh là mục tiêu quan tâm đầu tiên nhưng tình hình vẫn không khá hơn là bao, vì tại đây các cháu được ăn từ 8000đ đến 10.000đ/ngày/3bữa. Chế độ này được áp dụng đại trà cho tất cả cá học sinh, vì thế số trẻ thừ cân có chỉ số ngày càng cao. Đây là một vấn đề cần được nhiều người quan tâm trong xã hội. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non lâu năm tôi luôn trăn trở trước thực trạng trẻ em thừa cân béo phì hiện nay và từ đó tìm mọi cách chăm sóc trẻ có một kết quả tốt nhất. Tôi luôn phối hợp các nhóm thực phẩm một cách hợp lý với độ tuổi kết hợp tạo cho trẻ có thói quen tốt trong ăn uống. Có như vậy trẻ mới phát triển toàn diện cân đối giữa chiều cao/cân nặng, cân nặng/tháng tuổi... Chính vì vậy từ việc làm hàng ngày tôi đã tìm ra: “Một số biện pháp chăm sóc trẻ thừa cân của lớp mình trong năm học 2007-2008. II. Giải quyết vấn đề. Năm học 2007-2008 tôi được nhà trường phân công dạy các cháu lớp B2 lứa tuổi 24-36 tháng. Khi nhận lớp tôi thấy có một số khó khăn và thuận lợi sau: 1. Thuận lợi. - Nhà trường: Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao, luôn thăm lớp dự giờ đóng góp những ý kiến bổ ích cho từng hoạt động trong ngày đặ biệt là giờ ăng của lớp. Qua đó giáo viên trong lớp đã kịp thời rút kinh nghiệm và khắc phục tồn tại ngay. - Giáo viên: Giáo viên trong lớp nhiệt tình có kinh nghiệm lâu năm khi chăm sóc trẻ nhỏ. Hai cô phối hợp nhịp nhàng, năm được tâm lý trẻ từ đó có biện pháp tốt nhất đối với từng trẻ. - Học sinh: Số trẻ vừa đủ với diện tích phòng học và số cô trong lớp. Các cháu ngoan có nề nếp đặc biệt là trong giờ ăn. - Cơ sở vật chất: Tương đối đầy để phục vụ tốt trẻ trong tất cả các hoạt động. - Phụ huynh: Nhiệt tình quan tâm đến các hoạt động chung tại lớp va fluôn lăng nghe những bài tuyên truyền bổ ích của nhà trường và cô giáo. 2. Khó khăn. - Đây học sinh ở lứa tuổi nhỏ nhất trường, để tạo cho trẻ có thói quen tốt là rất khó khăn, mất nhiều thời gian. - Số cháu thừa cân trong lớp tương đối nhiều 4/22 trẻ. - Chế độ ăn của trường không có chế độ riêng cho trẻ thừa cân béo phì. - Quan niệm của phụ huynh còn khác nhau (trái ngược nhau). Từ những thực tế trên ttôi đã rút ra được một số biện pháp sau để chăm sóc trẻ thừa cân trong lớp. 3. Một số biện pháp chăm sóc trẻ thừa cân lứa tuổi 24-36 tháng. Tình trạng trẻ em béo phì, thừa cân ngày cang phổ biến, nhất là các cháu trong độ tuổi mầm non, cấp một. Đa số bệnh phát hiện là nhờ các trường có cán bộ y tế sát sao tận tình, có chương trình dinh dưỡng theo dõi sức khoẻ của trẻ em báo động cho cha mẹ. Qua chăm sóc trẻ hàng ngày tôi thấy trẻ có cân nặng nhiều hơn so với độ tuổi là những trẻ rất thích ăn hay tích cực ăn dưới mọi hình thức. Điều này không có nghĩa là ta phải đảm bảo nhu cầu riêng của trẻ. Trái lại với những trẻ này tôi phải giúp trẻ ăn uống điều độ hơn mà vẫn đảm bảo nhu cầu chung về dinh dưỡng, năng lượng mà trẻ vẫn cảm thấy thích. * Biện pháp 1: Giảm năng lượng khẩu phần ăn từng bước một, mõi tuần giảm kkhoảng 300 calo so với khẩu phần ăn trước đó cho đến khi đạt năng lượng tương ứng. Đối với trẻ nhỏ năng lượng calo mồi ngày của trẻ được tương ứng giữa tỷ lệ của các chất như: P 10-15%, L 12-13%, G 71-72%. Có nhiều hình thức cho trẻ giảm bớt năng lượng nhưng vẫn đảm bảo cho trẻ được no, khoẻ mạnh và tích cực tham gia các họt động trong ngày đó là việc kết hợp nhiều loại thức ăn trong ngày thay thế cho thực phẩm chính. Ví dụ 1: Theo chế độ nhà trường 9h15’ là được uống sữa, toi đã không báo số trẻ thừa cân béo phì cho KT nhà ăn biết và tăng thêm lượng sữa cho trẻ đó ở bữa này Ví dụ 2: Đến giờ ăn bữa chính 10h30 phút tôi lại tiếp tục giảm lượng tinh bột cho trẻ (cơm) thay vào đó là tăng cường cho trẻ ăn rau củ. Như vậy với lượng sữa trẻ uống thêm và lượng cơm giảm đi tôi thấy lượng calo đã giảm được một phần nhưng sức khoẻ của trẻ vẫn được đảm bảo. Với hình thức này tôi cũng gặp mộy số khó khăn vì thực tế nhữnh trẻ đó rất thích ăn cơm, trẻ muốn ăn thêm nữa nhưng với lời giải thích nhẹ nhàng dần dần trẻ đã hiểu ra và nghe lời cô giáo ăn nhiều rau củ cho má hồng môi xinh, da tráng như thế bé trông lại càng đáng yêu hơn. * Biện pháp 2: Ăn ít chất béo, chất bột. - Năng lượng (calo) đưa vào cơ thể qua thức ăn, thức uốngđược hấp thu và được oxy hoá để tạo thành nhiệt lượng. - Năng lượng ăn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ. chế độ ăn giàu chất béo hoặc đạm, nhiệt độ cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo thường dễ ăn nên người ta ăn quá thừa mà không biết. vì vậy khẩu phần nhiều mỡ dư số lượng nhỏ cũng có thể gây thừa calo nên chỉ ăn nhiều mỡ thịt mà ăn nhiều chất bột đường, đò ngọt đều có thể gây béo. - Qua khảo sát ta nhận thấy: Những trẻ thích ăn chất béo, chất bột luôn tăng cân nhanh hơn so với trẻ khác từ 0,7- 0,8 kg trong một tháng. Nên trong quá trình chăm sóc trẻ thừa cần ta cũng cần chú ý đến những trẻ này qua các hình thức. Kết hợp với nhà bếp khi lựa chọn thực phẩm khônh có mỡ, khi chế biến các món ăn không dùng bằng dầu ăn thì lượng chất béo trong thành phần cũng được giảm bớt đáng kể. - Chất bột ta cũng phải giảm cho trẻ trong quá trình chăm sóc. Ví dụ: Trong bữa ăn nên giảm cơm cho trẻ, hạn chế ăn nước thịt, khoai tây và bí ngô v...v... để tăng cường ăn rau và các chất sơ. - Để biện pháp này có kết quả cao tôi thường kết hợp với cha mẹ trẻ và đề cao vai trò của những người mẹ đối với trẻ. Ví dụ: Hướng dẫn các mẹ cho con ăn điều độ, khônh cho trẻ uống nhiều nước ngọt. Ăn sáng nhiều hơn là buổi tối. Buổi tối cho các con ăn thức ăn dễ tiêu hơn vì buổi tối các con ít làm việc và vận động hơn. Cần nhất là cha mẹ phải coi lại chế độ ăn uống của con em mình, hạn chế nhưng chất dầu mỡ, chiên sào và năng cho các cháu tập thể dục. * Biện pháp 3: ăn đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng. Cần bổ xung viên đa vitamin và vi lượng tổng hợp. Để biện pháp này thự sự có hiệu quả bản thân tôi đã kết hợp tốt với cán bộ y tế để lấy được những chuẩn mực rõ ràng về cách đánh giá trẻ thừa cân béo phì dưới 6 tuổi. Cán bộ cho rằng để có kết quả tốt người ta chủ yếu dựa vào cân nặng so với chiều cao và lớp mỡ dưới da (tuy nhiên ở lứa tuổi này lớp mỡ dưới dacủa trẻ chưa ổn định, việc đo lớp mỡ dưới da của trẻ dưới 6 tuổi và trẻ quá béolà thiếu chính xác hơn nữa trẻ thừa cân thường là béo phì. Do đó theo WHO về mặt đánh giá cộng đồng trẻ thừa cân được xem là béo phì độ 1. Từ những kết luận của cán bộ y tế tôi đã yêu cầu họ cung cấp cho một số loại thuốc phù hợp với trẻ để từ đó trẻ có thể bổ sung thêm vitamin, vi lượng tổng hợp mà cân không tăng nhiều, sức khoẻ vẫn đảm bảo tốt. Vai trò của cán bộ y tế rất quan trọng nhưng không kém phần quan trọng đó là vai trò của người mẹ, người cha phải biết tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Có như vậy việc thực hiện giúp trẻ hạn chế tăng cân cho trẻ mới có hiệu quả cao. *Biện pháp 4: Tăng cường ăn rau và hoa quả. Đúng như vậy rau quả là một loại thức ăn vô cùng quan trọng nó góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể, cung cấp một số vitamin cần thiết giúp cơ thể hấp thu được nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên để rau quả thực sự có tác dụngcho cơ thể ta cần phải chú ý đến cách chế biến và thời gian ăn các loại quả. Ví dụ 1: Khi ta chế biến các loại rau củ cần phải đảm bảo còn đủ lượng vitamin cần thiết cho đến lúc trẻ ăn. Ví dụ 2: Ta không xào giá đỗ với gan lợn vì sẽ làm mất hết chất tươi của giá và các chất bổ trong gan lợn cũng bị phân huỷ nhiều. - Khi chọn thực phẩm phải tươi ngon, không có chất kích thích, chất xúc tác, rau ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả các vấn dề trên đều đã được đảm bảo tốt vì Trường mầm non Hoạ Mi nhiều năm nay đạt danh hiệu tổ nuôi xuất sắc và đã ký hợp đồng với công ty cung cấp thực phẩm sạch an toàn có uy tín của thành phố. Ví dụ 3: Khi ăn hoa quả nên ăn trước bữa ăn thì hoa quả có tác dụng trực tiếp trong quá trình tiêu hoá thức ăn sau naỳ của cơ thể. * Biện pháp 5: Bổ sung gia vị cho trẻ như muối, mì chính 6g/ngày nếu trẻ tăng huyết áp chỉ dùng 4g/ngày. Gia vị là nguồn thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Một bữa ăn ngon là ta biết kết hợp các loại gia vị vào thức ăn cho phù hợp từ đó sẽ kích thích được các giác quan như khứu giác, vị giác, thị giác... và bữa ăn của ta trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng đối với trẻ thừa cân béo phì thì việc sử dụng gia vị lại là cả vấn đề quan trọng. Đa số trẻ thừa cân thường ăn mặn hơn so với những trẻ khác nên khi chế biến thức ăn chỉ nên dừng lại ở mức độ 6gmuối, mì chính / 1 ngày là đủ. Muốn biện pháp này có kết quả tôi đã kết hợp với nhiều đối tượng khác để cùng nhau chăm sóc trẻ. - Kết hợp với tổ nuôi: Nấu riêng thức ăn cho những trẻ thừa cân và béo phì. trước khi cho trẻ ăn tôi phải nếm thử thức ăn xem đã đủ đậm, ngọt chưa như thế mới có thể điều chỉnh kịp thời lượng gia vị từ các bữa ăn sau. - Kết hợp với gia đình: Để phụ huynh hiểu sâu hơn về vấn đề này tôi thường tư vấn cho cha mẹ trẻ cách nấu ăn như thế nào cho trẻ với những bữa ăn ở nhà để trẻ ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo được mục đích giảm khả năng tăng cân cho trẻ. * Biện pháp 6: Tạo thói quen ăn uống đúng chế độ. Để điều chị và dự phòng trẻ thừa cân béo phì một cách có hiệu quả trước hết cần hiểu rõ do đâu mà trẻ bị mập phì. Hiện tượng thừa cân béo phì xảy ra khi năng lượng hấp thu lớn hơn năng lượng tiêu hao. Một chế độ ăn nhiều năng lượng (thường là nhiều chất béo), ít vận độngdễ dẫn đến thừa cân béo phì. Các yếu tố về nội tiết, chuyển hoá và gia đình cũng liên quan đến tình trạng béo phì của trẻ . Để điều chỉnh chế độ ăn uống, bắt các con không phải là chuỵen dễ dàng, đòi hỏi cô giáo phải kiên trì, nhẹ nhàng giảng giải cho trẻ mỗi khi đến giờ ăn . Ngoài ra tôi còn kết hợp với các thành phần khác để cùng nhau chăm sóc trẻ. Điềuđó được thể hiện rất rõ đối với công việc của tôi trong ngày. Tôi đã kết hợp tốt, linh hoạt với cô giáo trong lớp nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, thực hiện đúng thời gian cho các hoạt động theo quy định có sự giám sát chặt chẽ của ban giám hiệu nhà trường. Có như vậy tôi đã tạo cho trẻ được một thói quen tốt giờ nào việc nấy. Kết hợp với kế toán nhà ăn: Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình tôi còn kết hợp với kế toán nhà ăn luôn thay đổi thực đơn theo mùa, theo tuần chẵn, lẻ... có thực đơn riêng cho trẻ thừa cân béo phì. Có như thế thức ăn trong mỗi bữa ăn của trẻ được thay đổi liên tục không bị trùng nhau giúp trẻ ăn ngon, ăn hết xuất và đặc biệt là vẫn đảm bảo được năng lượng cần thiết cho trẻ trong mồi ngày đến trường. Sau đây là 1 số thực đơn mà tôi đã thực hiện có hiệu quả trong quá trình chăm sóc trẻ thừa can béo phì. Thực đơn 1: 09h15’: Sữa 80ml/trẻ. 10h30’: Xào thập cẩm, canh mọc nấu chua thả giá, cơm tám. 15h00’: Phở gà. Thực đơn 2: 09h15’: Sữa 80ml/trẻ. 10h30’: Thịt bò (lợn) hầm hạt sen, rau củ nấu xương, cơm tám. 15h00’: Cháo thị củ quả. Thực đơn 3: 09h15’: Sữa 80ml/trẻ. 10h30’: Chả cá BASA + thịt, rau cải cúc nấu thịt bò, cơm tám. 15h00’: Xôi + thịt kho tầu. Thực đơn 4: 09h15’: Sữa 80ml/trẻ. 10h30’: Trứng đúc thịt, Bắp cải nấu thịt, cơm tám. 15h00’: Cháo gà. Thực đơn 5: 09h15’: Sữa 80ml/trẻ. 10h30’: Thịt sốt đậu, Canh rau nấu cua, cơm tám. 15h00’: Cháo thập cẩm. Kết hợp với tổ nuôi: Chỉ có cô giáo thực hiện tốt thì vẫn chưa đủ mà tôi còn kết hợp với các cô trong tổ nuôi để chế biến thức ăn sao cho đúng giờ là trẻ có cơm ăn đối với lứa tuổi 24-36 tháng giờ uống sữa là 9h15’, ăn trưa 10h30’, ăn chiều là 15h00’. ý kiến của tôi đưa ra được các cô bác trong tổ nuôi nhất trí luôn và tất cả các đồng chí trong tổ phối hợp với nhau rất nhịp nhàng linh hoạt có hiệu quả cao để đảm bảo chung yêu cầu của các cô giáo cũng như yêu cầu của nhà trường. III. kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm. 1. Kết quả thực hiện: Qua một thời giandài kiên trì, tận tình kết hợp với một số biện pháp khoa học trên mà tôi đã làm, một phần nào đó đã giảm được tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì trong lớp giảm rõ ràng. Đầu năm lớp tôi có 3 cháu trong diện thừa cân béo phì đến tháng 03/2008 đã không còn cháu nào. Đây là một kết quả đáng mừng cho cô và trò lớp tôi. Điều đáng mừng hơn cả là sức khoẻ của trẻ đã đạt được mức chung của lứa tuổi. Mẹ cháu Phương tâm sự: “ Thật cảm ơn các cô giáo, lần đầu tôi cứ nghĩ con mình béo khoẻ thế này là tốt quá rồi chứ đâu có lường trước được một số bệnh do béo phì gây nên. Nay nhờ các cô cháu không những có một thân hình khoẻ đẹp mà cháu còn nhanh nhẹn hơn hứng thú tham gia vào các hoạt động chung với cô, với lớp”. Đây là một thành công lớn của tôi cũng như của các cô giáo trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Từ đây trẻ được phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. 2. Bài học kinh nghiệm. Việc điều trị béo phì ở trẻ em đòi hỏi có thời gian, kết hợp sự điều chỉnh hợp lý chế độ ăn của trẻ và các hoạt động. Với trẻ dưới 6 tuổi biện pháp chủ yếu là giảm tốc độ tăng cân ( không phải là làm cho trẻ giảm cân hoặc không tăng cân), bằng cach lựa chọn áp dụng những thực đơn đã được tính toán phù hợp với trẻ. Ngoài ra cần khuyến khích trẻ hoạt động như chạy, nhảy hoạt động, đi bộ hoặc thông qua các trò chơi vận động phù hợp hạn chế các trò chơi ít vận động như xem tivi. Đối với các bậc cha mẹ trước tiên cần phải giáo dục làm thay đổi quan niệm “ béo là khoẻ, phát tướng, ...” giúp họ hiểu được nguyên nhân tai hại cánh phòng bệnh boé phì đặc biệt là cacnhs phòng bệnh boé phì ở trẻ em. Hướng dẫn cho mẹ biết cách theo dõi sự tăng trưởng của con mình, và cách cho con ăn uống, hoạt động hợp lý nhằm phòng chống cả suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em. Đúng như vậy với lương tâm của một nhà giáo tôi luôpn tự nhủ mình dù trong bất cớ hoàn cảnh nào cũng phải đặt nhiệm vụ chăm sóc các cháu lên hàng đầucoi các cháu như con ruột của mình. Vui khi khoẻ buồn khi con đau. Đến nay các cháu lớp tôi rất khoẻ mạnh luôn vượt tỷ lệ chuyên cần của trường đề ra. Phụ huynh yêu quý trường lớp ngày càng cho con đi học đều hơn. Bên cạnh đó qua trao đổi với cô giáo phụ huynh đã biết cách chăm sóc trẻ thừa cân khi ở nhà. Với kinh nghiệm của tôi đã được phụ huynh học tập và nhân rộng ra hơn với các gia đình khác. Đặc biệt các biện pháp này của tôi đã được áp dụng trong 2 năm nay. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để những kinh nghiệm của tôi ngày một có hiệu quả hơn đó cũng chính là góp phần chăm sóc và giáo dục trẻ trong trường mầm non ở giai đoạn phát triển hiện nay. Tôi xin trân thành cảm ơn!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan