Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục c...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5 6 tuổi

.DOCX
18
320
113

Mô tả:

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do điều kiện, hoàn cảnh cuộc sống của các bậc phụ huynh ít gần gũi con của mình, không có nhiều thời gian ở nhà nên trẻ em dễ bị rơi vào nguy cơ lạm dụng, xâm hại. Bên cạnh đó, các em ít được trang bị kiến thức về giới tính, các biện pháp phòng chống xâm hại thân thể để tự bảo vệ cho bản thân. Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng “lòng tốt” (cho quà, bao ăn uống…) nhằm dụ dỗ, đe dọa để thực hiện hành vi xâm hại. Việc xâm hại có thể được thực hiện bởi hành vi bạo lực, ép buộc hoặc dùng những lời nói, tranh ảnh để gây kích thích cho trẻ em, một số vụ có sự đồng ý của trẻ (do chưa hiểu biết, chưa nhận thức được hậu quả và sự nguy hiểm của hành vi xâm hại). Mọi trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục, không phân biệt trẻ em trai hay gái, gia đình nghèo hay gia đình khá giả đều có nguy cơ bị xâm hại. Trẻ em bị xâm hại tình dục thường cảm thấy sợ hãi, cộc tính, sống khép kín và bị ảnh hưởng về tâm lý. Trẻ em là mầm non của đất nước, là niềm tự hào và niềm hy vọng của gia đình và xã hội. Cha mẹ, thầy cô và cả xã hội đều dành những gì tốt đẹp cho chúng với niềm mong mỏi là các em sẽ sớm trưởng thành, trở thành những có người hữu ích cho xã hội. Những người lớn chúng ta đang làm và cố gắng làm để điều đó sớm thành hiện thực. Tiếc thay, môi trường sống của các em không chỉ có sự yêu thương, đùm bọc, chở che mà còn có sự lợi dụng, xâm hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các em. Do vậy, trẻ em phải luôn luôn được sự che chở bảo vệ của người lớn mọi lúc, mọi nơi. Chúng ta cũng cần phải đặt ra câu hỏi phải làm gì để bảo vệ các em và phải làm gì để các em biết tự bảo vệ mình? Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ phòng chống xâm hại tình dục; dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non và qua thực tế của lớp; tôi đã mạnh dạn suy nghĩ, lên kế hoạch cung cấp những hiểu biết cơ bản và kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân thông qua các hoạt động. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu của sáng kiến 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi” từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp giúp trẻ có hiểu biết về sự nguy hiểm của việc bị xâm hại, có kỹ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục và cách tự bảo vệ bản thân. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về giới tính, vùng nhạy cảm. - Giúp trẻ tự tin, biết cách tự phòng tránh, tự bảo vệ mình và cách ứng phó với những tình huống bất trắc xảy ra khi gặp nguy hiểm. - Hình thành một số kỹ năng phòng vệ, kêu gọi sự giúp đỡ, nói lên ý kiến khi bị đe dọa. - Tuyên truyền với các bậc phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên để dạy kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. - Đề ra những biện pháp hữu ích, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ. 3. Giới hạn của sáng kiến 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Một số biện pháp giúp trẻ phòng chống xâm hại tình dục. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, năm học 2019-2020. 3.3 Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020. 3.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp dùng lời - Phương pháp khảo sát B. NỘI DUNG 1. Cơ sở viết sáng kiến Xâm hại trẻ em là gì? Xâm hại trẻ em là khi một người nào đó có hành động hay lời nói cố ý làm tổn hại đến sự cần bằng về tinh thần, tình cảm và xã hội của trẻ, làm hạ thấp nhân cách, danh dự và lòng tự trọng của trẻ. Xâm hại trẻ em cũng bao gồm cả việc cố tình tước đoạt những nhu cầu tồn tại cơ bản của trẻ như ăn uống, nhà cửa, làm trẻ bị thương tổn về mặt thể chất-tinh thần đến mức nếu không được can thiệp ngay, thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của trẻ hoặc dẫn tới tàn tật hay cái chết. Vì vậy, xâm hại trẻ em bị coi là một tội ác. Xâm hại tình dục trẻ em là gì? Xâm hại tình dục xảy ra khi một người lớn tuổi hơn, khỏe mạnh hơn sử dụng quyền lực, sức mạnh hoặc dụ dỗ, có thể là tiền bạc, vật chất của mình, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục. Kẻ xâm hại có thể sử dụng nhiều cách: lừa gạt, dụ dỗ, mua chuộc, bắt cóc, đe dọa hay trấn áp về tinh thần hoặc thể chất đối với trẻ để thực hiện hành vi xấu xa của mình. Xâm hại tình dục có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như có những hành vi tự kích thích tình dục trước mặt trẻ, cố tình phô bày những bộ phận kín của cơ thể; Hôn hít hay sờ mó vào bộ phận kín của trẻ hoặc bắt trẻ phải làm như vậy với mình; Đưa dương vật, ngón tay hay bất kỳ vật gì vào âm đạo hay hậu môn của trẻ; Cho trẻ xem sách báo, phim ảnh có tính kích dục. Những kẻ xâm hại tình dục trẻ em là ai? Những kẻ xâm hại tình dục trẻ em trông bề ngoài cũng giống như những người bình thường khác. Trong nhiều trường hợp, kẻ xâm hại chính là người quen thân, thậm chí thành viên trong gia đình, bà con hay người sống trong cùng một khu phố, làng xóm với các em. Ngoài ra, đó cũng có thể là những thanh niên mới lớn, nghiện ngập ma túy, rượu bia. Đôi khi, kẻ xâm hại lại là những người bị bệnh tâm thần, mất ý thức về những việc mình đang làm. Cũng có khi kẻ xâm hại lại là người hoàn toàn xa lạ với trẻ nhưng đã lợi dụng hoàn cảnh và thời cơ thuận lợi để thực hiện hành vi độc ác. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng phần lớn những kẻ xâm hại cũng đã từng là nạn nhân của sự xâm hại trẻ em. Vì sao con, em bạn có thể bị xâm hại tình dục? Những kẻ xâm hại tình dục thường tìm đối tượng trong số trẻ em mà chúng quen biết, có khi ngay trong gia đình. Trong những trường hợp này, chính sự gần gũi đã tạo nên sự ham muốn xâm hại ở những kẻ này, đồng thời lại làm cho trẻ quá tin tưởng vào kẻ xâm hại mà không có sự đề phòng nào. Nó cũng làm cho kẻ xâm hại dễ có thời cơ thực hiện ý định của mình. Trẻ em thường tin cậy ở người lớn, do đó, dễ bị lừa gạt, mua chuộc. Do còn nhỏ tuổi và yếu đuối, các em cũng dễ bị đe dọa hay trấn áp về tinh thần và thể lực. Những kẻ xâm hại tình dục biết việc chúng đang làm là sai và do vậy, chúng tìm mọi cách để che đậy hành vi của mình. Nếu mọi người không phát hiện sớm, chúng có thể lặp lại hành vi đó với chính đứa trẻ đó hoặc với các trẻ khác. Ngoài ra, bản thân những kẻ xâm hại tình dục có thể cũng đã từng bị xâm hại khi còn nhỏ và chúng lặp lại những hành động đó để quên đi cảm giác yếu đuối mà chúng cảm thấy khi chúng là nạn nhân của sự xâm hại. Tuy nhiên, điều này không thể biện minh cho hành động của chúng và cũng không có nghĩa là tất cả những người bị xâm hại trước đây cũng đều sẽ trở thành kẻ xâm hại tình dục sau này. Trong thực tế, nhiều người bị xâm hại trước đây nay lại là những người tích cực tham gia các hoạt động phòng chống xâm hại và bảo vệ trẻ em. Hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em, xâm hại tình dục có ảnh hưởng rất xấu đến quá trình phát triển về thể chất và tâm lý bình thường của trẻ. Hậu quả về thể chất: Tổn thương bộ phận sinh dục, nhất là ở trẻ còn nhỏ; Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, có thai ngoài ý muốn; Tàn tật suốt đời, các em gái có thể mất khả năng làm mẹ về sau và thậm chí có thể dẫn đến cái chết. Hậu quà về tâm lý, xã hội: Suy sụp tinh thần, hoảng loạn, nhút nhát, học kém, sợ đàn ông; Cảm giác bị mọi người khinh rẻ, bị cô lập, không có lối thoát, thậm chí có xu hướng muốn tự tử hay tự hủy hoại mình, có thái độ muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong rượu, bia, nghiện hút, bỏ nhà ra đi và rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn mại dâm, ma túy nhất là với trẻ em gái; Suy sụp về tình cảm, có thể trở nên thô bạo, tự hạ thấp mình, trong quan hệ với những người xung quanh, thường có cảm giác bị xua đuổi, sợ hãi và lúng túng. Trẻ có thể trở lại bình thường về mặt tinh thần được không? Trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ phải trải qua một thời kỳ khó khăn. Nếu việc trẻ bị xâm hại càng kéo dài thì nó càng trở nên nghiêm trọng và trẻ càng bị tổn thương nhiều hơn. Nhưng khi trẻ đã được giúp đỡ, được mọi người cảm thông và bảo vệ khỏi bị tiếp tục xâm hại, thì trẻ có thể dần dần lấy lại được sự thăng bằng về mặt tinh thần. Nhiều khi cũng cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để giúp trẻ vượt qua được mặc cả và trở lại tự tin. Khi vụ xâm hại tình dục bắt buộc phải đưa ra công khai nhiều người biết, cha mẹ cần chuẩn bị tốt tâm lý để hỗ trợ trẻ và như vậy trẻ sẽ có cơ hội để tự mình đối mặt với sự việc và nhận ra những điểm mạnh của mình. Trẻ sẽ hiểu rõ hơn về bản thân và những người xung quanh, đồng thời cũng cảm thấy mạnh mẽ và tự tin hơn khi được mọi người và luật pháp bảo vệ. Điều này cũng giúp trẻ hồi phục về mặt tinh thần. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ và giúp đỡ của gia đình, những người xung quanh cũng như của những nhà chức trách, các chuyên gia tâm lý và những người làm công tác xã hội. Vì vậy, điều hết sức quan trọng là cha mẹ phải biết cách quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ con em mình, nhất là về mặt tinh thần để trẻ có thể vượt qua thời kỳ khó khăn đó. Vì sao đứa trẻ bị xâm hại tình dục lại không thể kể chuyện cho chúng ta? Các bậc cha mẹ có thể cảm thấy đau khổ, tức giận vì con em mình đã không kể lại với mình chuyện trẻ bị xâm hại. Tuy nhiên, kẻ xâm hại tình dục lại luôn tìm cách bắt buộc trẻ phải giữ bí mật về chuyện đó. Chúng thuyết phục trẻ rằng chính bản thân trẻ sẽ bị kết tội về việc xâm hại đó rằng: - Sẽ không ai tin dù trẻ có nói ra. - Chính trẻ sẽ bị rắc rối, chứ không phải những kẻ xâm hại, ví dụ như trẻ có thể bị hàng xóm xa lánh, chê cười. - Những thành viên khác trong gia đình sẽ tức giận, trẻ có thể bị mắng mỏ, trừng phạt. - Tại trẻ hư mà việc xâm hại mới xảy ra với trẻ… - Con em bạn có thể sợ bị trả thù nếu nói ra, hoặc các em cảm thấy quá tủi hổ đến mức không thể nói về chuyện đó được. Trẻ em cũng không hình dung được sự đối xử của cha mẹ, gia đình mình sẽ như thế nào nên đã không dám kể chuyện đó ra. - Có những trẻ mạnh bạo hơn đôi khi cũng kể lại với cha mẹ một cách xa xôi về chuyện đã xảy ra. Nhưng lúc đó, các bậc cha mẹ lại có thể cảm thấy quá lo lắng, sợ hãi cho tương lai của con em mình mà không muốn nghĩ đến hoặc không muốn tin chuyện đó; hoặc cũng lo lắng, nhưng lại không biết cách giải quyết như thế nào. Thực ra, đứa trẻ phải hết sức dũng cảm mới có thể kể lại chuyện đó được và như vậy cha mẹ cũng phải dũng cảm để có thể lắng nghe, hiểu được con mình và hành động một cách bình tĩnh và đúng đắn. Bạn có thể làm gì để phòng ngừa xâm hại tình dục cho con em bạn và các trẻ khác? Xâm hại tình dục thường xảy ra bất ngờ, có thể vào bất cứ lúc nào, ở mọi nơi và để lại những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe, đời sống tinh thần và tương lai của trẻ. Trong khi đó, các bậc cha mẹ, người lớn lại không thể luôn luôn bên cạnh để bảo vệ trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nói cho con em mình biết những thông tin đúng đắn, chính xác về khi nào, ở đâu trẻ dễ bị xâm hại tình dục và ai là người có thể xâm hại trẻ. 2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết 2.1 Về học sinh: - Trong năm học 2019-2020 lớp mẫu giáo lớn do tôi phụ trách có …. trẻ, trong đó …. trẻ nữ và ….. trẻ nam. - 100% trẻ đi học đúng độ tuổi, tỷ lệ ra lớp thường xuyên đạt trên 95% 2.2 Về giáo viên: - Số lượng giáo viên: 3 giáo viên - Trình độ chuyên môn: 02 cô đạt trình độ đại học, 01 cô có trình độ cao đẳng - Thực hiện chương trình: Thực hiện giảng dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới. 2.3 Thuận lợi - khó khăn: a. Thuận lợi: * Về phía nhà trường - Là trường mầm non được công nhận là trường chuẩn quốc gia, có phòng lớp rộng rãi khang trang, được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học - Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn. Thường xuyên phát động phong trào thi đua khích lệ giáo viên trong trường năng động, sáng tạo tăng cường đưa kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào các buổi hoạt động trong ngày. * Về giáo viên : - Các giáo viên ở lớp đều là những giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Với tình yêu nghề mến trẻ, hăng say trong công việc các cô luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp giáo dục để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua hoạt động dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ. - Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề. * Về trẻ - Trẻ đã học qua từ lớp nhà trẻ lên mẫu giáo bé nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ. - Đa số các con đều ngoan, có nề nếp tốt, khả năng tiếp thu nhanh. - Các con rất mạnh dạn tự tin trong hoạt động, tích cực trong mọi hoạt động. * Về phụ huynh: - Đa số bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của các con, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động học của nhà trường - lớp - Luôn luôn được sự quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của phụ huynh b. Khó khăn: * Về giáo viên: - Đa số là giáo viên trẻ mới vào trường, vốn kinh nghiệm chưa nhiều, kỹ năng còn hạn chế. - Giáo viên đôi khi còn sợ nói về vấn đề xâm hại tình dục trước trẻ. - Chưa có nhiều tài liệu, sách báo về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ để giáo viên nghiên cứu. * Về học sinh: - Đa số trẻ chưa biết về giới tính, chưa biết ai là người được phép chạm và không được chạm vào vùng kín của mình. - Trẻ chưa được bố mẹ, cô giáo dạy về giới tính, chưa hiểu việc bị xâm hại tình dục là gì. * Về phụ huynh: - Nhiều gia đình luôn bao bọc, nuông chiều, cho con tiếp xúc với mạng internet, tiếp xúc với người lạ nơi công cộng, chưa quan tâm dạy con về giới tính và những kỹ năng phòng chống, tự bảo vệ bản thân nên kinh nghiệm ứng phó còn hạn chế. Khó khăn cho trẻ khi có tình huống bất ngờ xảy ra. - Nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc dạy về giới tính và kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, cho rằng lứa tuổi này còn quá nhỏ để học. - Một số phụ huynh khác thì quá lạm dụng mạng internet, cho con chơi tự do ở những nơi công cộng mà không dạy con cách tiếp xúc và đề phòng người lạ. 3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện Biện pháp 1: Khảo sát và đánh giá kỹ năng của trẻ Tiêu chí đánh giá Trẻ biết thế nào được gọi là vùng kín Ai được phép chạm vào vùng kín Biết 1 – 2 cách để phòng tránh xâm hại tình dục Phụ huynh đã quan tâm giáo dục giới tính cho trẻ * Sau khi khảo sát đánh giá trên ….. trẻ tôi có kết quả: STT Tiêu chí đánh giá Tổng số trẻ 1 Trẻ biết thế nào được gọi là 56 Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 15 27 41 73 vùng kín 2 Ai được phép chạm vào vùng kín 56 10 18 46 82 3 Biết 1 – 2 cách để phòng tránh xâm hại tình dục 56 13 23 43 77 4 Phụ huynh đã quan tâm giáo dục giới tính cho trẻ 56 25 45 31 55 Biện pháp 2: Cung cấp những hiểu biết cơ bản và kỹ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ Cách tốt nhất để giúp trẻ tự bảo vệ mình là dạy cho trẻ những kỹ năng giúp phòng tránh nguy cơ bị xâm hại. Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ những kỹ năng phòng tránh xâm hại ngay từ khi trẻ còn nhỏ để có thể hạn chế tối đa nguy cơ trẻ bị lạm dụng. Tùy theo độ tuổi và sự hiểu biết của các bé mà cha mẹ có thể dạy cho bé những kỹ năng dù đơn giản nhất nhưng vẫn có thể tạo được hiệu quả bất ngờ giúp các bé tự bảo vệ mình. Chính vì vậy, để bảo vệ các cháu bé khỏi nguy cơ bị xâm hại, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé những kỹ năng đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của trẻ để bé tự bảo vệ mình. Những kỹ năng này có thể đơn giản nhưng cũng hiệu quả trong việc giúp trẻ tránh xa nguy hiểm khi cần thiết. * Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm Kỹ năng đầu tiên mà bạn nên dạy cho trẻ là kiến thức về giới tính và 4 vùng nhạy cảm trên cơ thể là: miệng, ngực, vùng giữa hai đùi và mông. Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết. Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích. * Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu. * Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc phụ huynh cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu. * Tránh xa người lạ mặt Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo. * Quy tắc bàn tay giao tiếp Cha mẹ cần dạy bé biết quy tắc bàn tay giao tiếp (mỗi ngón tay là 1 quy tắc) sau đây: - Ôm hôn (ngón cái): Chỉ dùng với những người thân ruột thịt trong nhà như: anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà. - Khoác tay, nắm tay với họ hàng, thầy cô, bạn bè (ngón trỏ). - Bắt tay khi gặp người quen biết (ngón giữa). - Vẫy tay nếu gặp người lạ (ngón áp út). - Xua tay (ngón út) để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy dạy trẻ phải biết xua tay không tiếp xúc hoặc nếu cần, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu những người xa lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật khiến trẻ bất an, khó chịu. * Không cho người lạ mặt vào nhà Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ. * Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn, cầu cứu người xung quanh. Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy, chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. * Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào Cần dạy cho trẻ rằng các bé không phải cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết. Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm Biện pháp 3: Giáo dục trẻ các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục thông qua việc tổ chức các hoạt động Tôi chủ động lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, cũng như tất cả các hoạt động trong một ngày của trẻ. *Hoạt động vui chơi Đối với trẻ lứa tuổi này, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn. Tôi đã tiến hành lồng ghép kỹ năng phòng chống xâm hại vào hoạt động vui chơi, qua đó trẻ được thực hành, tự giải quyết vấn đề khi có tình huống nguy hiểm xảy ra. Từ đó rèn luyện kỹ năng tự biết bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục. Trong giờ hoạt động góc, trẻ tự phân vai, tự thỏa thuận vai chơi với các bạn chứ cô giáo không hề áp đặt. Khi chơi trẻ còn được phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, biết hợp tác với bạn để giải quyết những vấn đề xảy ra trong thực tế. Trong quá trình chơi, tôi quan sát, hướng dẫn, gợi ý để trẻ có thể tự giải quyết vấn đề khi không có người lớn bên cạnh. Khi tham gia các hoạt động ngoài trời hay giao lưu với lớp bạn, tôi luôn giáo dục các con kỹ năng giữ an toàn cá nhân, kỹ năng tránh xa với người lạ mặt, không quen biết. Biết gọi sự trợ giúp từ những người đáng tin cậy như bác bảo vệ, chú công an, các cô bán hàng quanh khu vực đấy… * Hoạt động học tập Tôi chủ động lồng ghép 1 số tiết học giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại vào chương trình học của trẻ. Tôi trang bị cho trẻ thêm một số kiến thức về giới tính, dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay và dạy trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ mình phòng chống xâm hại. Qua bài học, trẻ biết giới tính và những vùng kín của bản thân, biết có hành vi thân mật với từng người khác nhau. Với mỗi một kỹ năng phòng chống xâm hại, tôi đều cho cá nhân hoặc nhóm trẻ lên thực hành để trẻ ghi nhớ một cách chủ động và khắc sâu nhất. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh Trên thực tế nhiều phụ huynh chưa chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho trẻ. Chính vì vậy mà tôi phải tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để họ hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, phương pháp dạy trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, tự nhiên. Việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh được tiến hành trong giờ đón, trả trẻ, thông qua bảng tuyên truyền, thông qua việc mời phụ huynh tham quan hoặc tham ra trực tiếp vào các hoạt động của lớp hay thông qua buổi họp phụ huynh. Cụ thể: Thông qua giờ đón trẻ, tôi đã trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng như những kỹ năng của trẻ để cùng phụ huynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự lập, tự bảo vệ bản thân , nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thức tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân. Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình. Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ, làm hết tất cả mọi việc cho con. Những trên thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu. Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại, thủ phạm lại chính là người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết. Chính vì vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây hại cho trẻ và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Giúp trẻ chủ động, cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản kháng và tự bảo vệ bản thân. Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết, không áp đặt, cấm đoán trẻ. Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết tự bảo vệ mình trong cuộc sống sau này. Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ: - Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ. - Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình. - Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tòi. - Không vội vàng phê phán đúng, sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình. Thông qua bảng tuyên truyền với phụ huynh: Bảng được thiết kế đẹp, kích thước to rõ, các phụ huynh có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng. Đây là nơi trao đổi thông tin với phụ huynh rất hiệu quả. Theo từng nội dung tôi có đánh máy nội dung giáo dục các kỹ năng cần thiết cho trẻ mà cô đang dạy trẻ ở trên lớp để phụ huynh cùng dạy trẻ và cùng rèn luyện. Tôi trao đổi và giới thiệu cho các phụ huynh những ấn phẩm về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua sách và báo, các chương trình hay diễn đàn đề cập đến vấn đề này. 4. Hiệu quả của sáng kiến 4.1 Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề bài, dần dần việc giáo dục về giới tính, xâm hại đã được thực hiện từ trong gia đình và được nhà trường, cô giáo phát triển dần theo lứa tuổi. Vấn đề an toàn cho trẻ đã tạo được sự quan tâm và hợp tác của cả cộng đồng. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh từ gia đình, nhà trường và xã hội. 4.2 Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến Qua một năm học thực hiện theo các hình thức đó tôi thấy trẻ lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về việc hình thành các kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục như: tự tin, tình tĩnh để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống; có sự nhanh nhạy, phản ứng kịp thời khi bị người lạ tiếp xúc; biết nhờ sự giúp đỡ từ người xung quanh, chia sẻ với cha mẹ khi gặp phải nguy cơ bị xâm hại, biết cùng nhau giúp đỡ và giải quyết vấn đề. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này chứng minh rằng việc vui chơi bằng các trò chơi, các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm cùng với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục một cách hiệu quả. Trẻ đã biết chuyển hóa từ suy nghĩ thành hành động, từ hành động thành kỹ năng. Và những kỹ năng tự bảo vệ bản thân đó sẽ phát triển bền vững, theo trẻ đến suốt đời. C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ kết quả đã đạt được ở trên tôi thấy rằng để giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ đạt kết quả tốt giáo viên cần: - Lắng nghe ý kiến của trẻ không gò bó áp đặt trẻ. Cô luôn là người chỉ dẫn, truyền cho trẻ những kinh nghiệm tự bảo vệ bản thân. - Cần tích cực đổi mới, tư duy sáng tạo phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ở trẻ. Khai thác tiểm năng ở mỗi trẻ. Giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Luôn tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được thể hiện mình, được bộc lộ bản thân mình trước mọi người. - Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau . - Để giáo dục trẻ kỹ năng, cô giáo cần đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ trải nghiệm chứ không nên lý thuyết dập khuôn. - Tuyên truyền với các bậc phụ huynh để cùng tham gia giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, qua khảo sát đánh giá cuối năm. Các tiêu chí đánh giá trẻ đạt cao hơn so với đầu năm: Kết quả STT Tiêu chí đánh giá Tổng số trẻ Đầu năm Cuối năm Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % So sánh (Tăng %) 1 Trẻ biết thế nào được gọi là vùng kín 56 15 27 50 90 63 2 Ai được phép chạm vào vùng kín 56 10 18 49 87,5 69,5 3 Biết 1 – 2 cách để phòng tránh xâm hại tình dục 56 13 23 54 96 73 4 Phụ huynh đã quan tâm giáo dục giới tính cho trẻ 56 25 45 53 95 50 2. Kiến nghị Để việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có hiệu quả, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Kính mong ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được đi tham quan, học hỏi ở trường bạn. Bổ sung thêm nhiều tài liệu tham khảo về các kỹ năng cần thiết cho trẻ. - Kính mong ban giám hiệu đầu tư thêm cơ sở vật chất, tăng cường thêm đồ dùng và giáo cụ để trẻ được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm. - Kính mong tổ chuyên môn nhà trường tổ chức thêm nhiều buổi kiến tập về kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại để chúng tôi được học hỏi, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan