Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

.DOC
18
361
140

Mô tả:

“Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” STT Phần I I 1 2 3 II III IV V VI Phần II I II 1 2 III IV 1 2 3 4 V Phần III I II MỤC LỤC Nội dung Đặt vấn đề Lý do chọn đề tài Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Tính cấp thiết Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát thực nghiệm Phương pháp nghiên cứu Phạm vi và kế hoạch thực hiện Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Khảo sát thực trạng Số liệu điều tra trước khi thực hiện Các biện pháp chính của đề tài Những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề Biện pháp 1: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thông qua tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở. Biện pháp 2: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin thông qua trò chơi tập thể dựa vào khả năng của trẻ. Biện pháp 3: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin thông qua việc phối hợp với phụ huynh. Một số biện pháp khác Kết quả đạt được có so sánh đối chứng. Kết luận và khuyến nghị Kết luận Những khuyến nghị sau khi thực hiện đề tài Trang 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 4 5 5 5 7 10 12 16 17 17 18 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. 1. Cơ sở lý luận. Mạnh dạn tự tin giúp con người thành công trong cuộc sống. Mạnh dạn tự tin không phải con người sinh ra là có mà phải nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi, sự tự tin lớn dần lên là nhờ sự yêu thương quan tâm chăm sóc của con 1/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” người. Mạnh dạn tự tin sẽ giúp trẻ dễ dàng nhập cuộc với các bạn khi tham gia các hoạt động tập thể, từ đó ngôn ngữ của trẻ được phong phú hơn, nhận thức cũng nhờ đó mà tốt hơn, trẻ trở nên thân thiện hơn. Đối với trẻ mầm non, nhất là với trẻ 3 tuổi đang ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 thì mạnh dạn tự tin trong giao tiếp là rất quan trọng. Mạnh dạn tự tin là dám nói, khẳng định mình trước đám đông, dám nói lên suy nghĩ của mình. Mỗi một trẻ khi sinh ra là một cá thể độc lập, bản thân trẻ đã có cá tính của riêng mình, không ai quyết định thay thế được. Nhưng để nuôi dưỡng cá tính đấy như thế nào cho tốt, để cá tính đó được trẻ mạnh dạn bộc lộ ra một cách hoàn hảo thì lại phải nhờ đến sự giáo dục của người thân của thầy cô của xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn. Đa phần là trẻ mới đi lớp còn lạ bạn lạ cô nên trẻ còn quấy khóc nhiều và đặc biệt là trẻ nhút nhát khó gần, chưa có nề nếp, thói quen học tập. Qua thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi, tôi nhận thấy rằng việc mạnh dạn tự tin ỏ trẻ mẫu giáo nhất là trẻ 3 tuổi còn quá ít. Trẻ nhút nhát, không giao tiếp với bạn, thường ngồi một chỗ. Có trẻ mạnh dan chơi với bạn nhưng lại chưa tự tin vào bản thân để nói lên suy nghĩ của mình. Vì vậy tôi thiết nghĩ giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp là rất quan trọng, bước đầu giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ và tư duy toàn diện hơn, gần gũi với mọi người xung quanh hơn, dẽ dàng tham gia mọi hoạt động của trường của lớp điều này sẽ làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì các bậc cha mẹ thay vì chơi, trò chuyện với con cái thì họ lại cho con cái điện thoại, ti vi xem, chơi một mình. Vì vậy trẻ ít được giao tiếp với mọi người xung quanh kể cả người thân. Trẻ thường có thái độ rụt rè, nhút nhát, khó gần khi ở nơi đông người, nhất là thời kì đầu đến lớp. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề tâm sinh tý của trẻ, dẫn đến nhiều trẻ mắc bệnh tự kỉ. Vì thế giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp là rất quan trọng nhất là giai đoạn đầu của trẻ mẫu giáo. Nó là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt sau này. * Là giáo viên mầm non trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ 3 tuổi, tôi hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này. Làm thế nào để giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp? Làm thể nào để trẻ nói lên suy nghĩ của mình? Vì vậy trong bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp”. II. Mục đích nghiên cứu. 2/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” Tìm ra một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với người thân, với bạn bè cô giáo và mọi người xung quanh trẻ nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Tìm ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. III. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 tuổi mạnh dạn tự tin giao tiếp” với mọi người xung quanh. IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Khảo sát trẻ 3 tuổi lớp C2 trường mầm non Tiên Phong. V. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp trò chuyện. Phương pháp quan sát. Phương pháp sử dụng trò chơi. VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: * Phạm vi nghiên cứu. Đề tài của tôi được nghiên cứu và áp dụng tại lớp 3 tuổi C2 trường mầm non Tiên Phong. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019. * Kế hoạch nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019. - Tháng 9/2018 nghiên cứu chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm. - Tháng 10, 11, 12/2018 xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm. - Tháng 1, 2, 3/2019 viết các nội dung biện pháp sáng kiến kinh nghiệm. - Tháng 4,5/2019 hoàn thiện và nộp sáng kiến kinh nghiệm. PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Trẻ em tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một số hành vi mang tính tự tin, sáng tạo chủ động trong mọi tình huống, hiển thị ở giao tiếp của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì hành vi này trẻ sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn tiếp theo. Đó là cốt lõi trong nền tảng mạnh dạn tự tin, chủ động, sáng tạo của nhân cách con người trong tương lai. Chính vì vậy cô giáo đóng một vai trò rất quan trọng đối với trẻ. Cô luôn ân cần dỗ dành và nựng trẻ, trò chuyện với trẻ chơi với trẻ nhiều hơn, khi trẻ đã quen thì cô dần dần áp dụng những biện pháp đó phù hợp với trẻ, gợi ý để trẻ tự tin, mạnh dạn bộc lộ khả năng của mình một cách tự nhiên, từ đó trẻ mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động, giúp trẻ phát triển toàn diện. 3/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 1 Khảo sát thực tế. Năm học 2018- 2019, tôi được phân công dạy lớp 3 tuổi C2, với số lượng trẻ là 32 cháu. Tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 1.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy-UBND xã và ban giám hiệu, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động của trẻ. - Các cháu ngoan, lễ phép. Bên cạnh đó đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đến lớp, đến con trẻ, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình của con em mình. - Trong lớp bố trí 2 giáo viên phối hợp công việc với nhau rất ăn ý. - Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đã giúp cho tôi học hỏi được ở đồng nghiệp về phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi của mình đang trực tiếp giảng dạy. Qua đó mà nâng cao được nhận thức cũng như chuyên môn cho bản thân. 1.2. Khó khăn: - Kinh tế địa phương phát triển thấp, phụ huynh chủ yếu là làm nông nghiệp, còn lại thì đi làm ăn xa, trẻ chủ yếu ở nhà với ông bà, anh chị lớn, do đó cha mẹ học sinh ít có điều kiện để chăm sóc dạy dỗ các cháu nhiều. - Giáo viên đôi khi cũng chưa đủ tự tin vào bản thân để giải quyết vến đề. - Tính cách của trẻ không giống nhau, một nửa số trẻ trong lớp là trẻ mới. - Một số phụ huynh cũng chưa quan tâm đến trẻ, cón có quan điểm sai lầm là cốt con mình ngồi ngoan là được. - Do thời đại công ngệ thông tin điện thoại, ti vi thông minh được cha mẹ sử dụng để làm công cụ trông con hữu hiệu nhất, vì vậy dẫn đến tình trạng trẻ nhút nhát, ngại tiếp xúc vơi mọi người, ảnh hướng xấu đến phát triển của trẻ. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Tổng số trẻ được khảo sát là 32 cháu Để có phương pháp, biện pháp giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp được tốt thì việc khảo sát chất lượng đầu năm, nắm bắt khả năng từng trẻ là một việc làm cần thiết. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch khảo sát trẻ. Tôi tiến hành khảo sát trẻ theo nhiều hình thức. Khảo sát ngay trong giờ đón trả trẻ, giờ hoạt động học, khi trò chuyện ở mọi lúc mọi nơi… Kết quả khảo sát 32 trẻ. TT Nội dung đánh giá Kết quả 4/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” 1 2 3 Đạt % Chưa đạt % 20 62,5 12 37,5 14 44 18 56 15 III. Các biện pháp chính của đề tài: 47 17 53 Mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh. Biết bày tỏ cảm xúc của mình với mọi người xung quanh Mạnh dạn làm điều mình thích - Biện pháp 1: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thông qua tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở. - Biện pháp 2: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin thông qua trò chơi tập thể dựa vào khả năng của trẻ. - Biện pháp 3: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin thông qua việc phối hợp với phụ huynh. - Biện pháp 4: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin thông qua hoạt động cắm cờ, nêu gương bé ngoan. - Biện pháp 5: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin thông qua tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho bản thân. IV. Những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề. 1. Biện pháp 1: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thông qua tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở. Do phần lớn trẻ mới đến lớp nên vẫn còn rụt dè nhút nhát sợ đến lớp. Để nhanh chóng giúp trẻ hứng thú đến lớp, hòa nhập với cô và các bạn thì điều đầu tiên là phải tạo môi trường lớp học sạch sẽ, mới đẹp, băt mắt trẻ. Môi trường lớp học được chúng tôi bố trí các góc chơi sinh động phù hợp với diện tích lớp học, thu hút trẻ hoạt động. một phần củng cố hoạt động chính, một phần tạo sự gần gũi thân thiện với trẻ. Môi trường ngoài lớp học cũng rất quan trọng. Để có ấn tượng tốt không chỉ với trẻ mà với cả phụ huynh thì tạo môi trường bên ngoài lớp học sạch đẹp, khoa học là điều cần thiết. Phụ huynh yên tâm, trẻ thích thú ngay từ cái nhìn đầu tiên. Để là được điều đó tôi cùng giáo viên trong lớp vận động phụ huynh ủng hộ cây xanh, làm giá để chậu hoa, cây cảnh, trang trí bảng những điều cha mẹ cần biết ngay ở hành lang để phụ huynh tiện qua sát và theo dõi việc chăm sóc giáo dục con mình. 5/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” Tạo cho trẻ có cảm giác an toàn thì lúc này cô đóng vai người mẹ thứ hai dịu dàng nhẹ nhàng với trẻ nhưng cũng cần nghiêm khắc với trẻ trong vai trò là cô giáo. Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vui chơi, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Giờ đón trẻ là rất quan trọng, đây là ấn tượng đầu tiên khi trẻ đến lớp. Vì vậy cô luôn cởi mở, ân cần đón trẻ, tạo cảm giác an toàn cho trẻ, trẻ thấy được nâng niu, được gần gũi được yêu thương. Để làm được điều đó cô luôn là người nở nụ cười trước, chào phụ huynh và trẻ trước khi phụ huynh chào cô. Tuy là trẻ 3 tuổi có thể tự đi vào lớp được, nhưng cô nên bế trẻ hoặc cúi xuống nắm tay trẻ dắt vào lớp, nhất là với trẻ mới đến lớp. Có như thế trẻ mới nhanh chóng hòa nhập với bạn với cô. Dần dần cô trò chuyện hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản để trẻ có thể trả lời được, trẻ có cảm giác mình tự tin hơn. Khi trẻ đã có thể trò chuyện với cô được nhiều lần hơn, thoải mái hơn cô có thể hỏi trẻ những câu hỏi khó hơn, hay những câu hỏi mở để trẻ suy nghĩ trả lời. VD: Lúc đầu mới đến lớp cô hỏi: Con thấy lớp mình có nhiều đồ chơi đẹp không? Con có thích không? Sau đó cô có thể hỏi: Tên con là gi? Ai đưa con đến lớp? Bạn này tên là gì? Con thích chơi với bạn nào? Con sẽ cùng bạn chơi gì? Con chơi như thế nào? Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Tôi quy ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, hay quy định với trẻ và cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. Để giúp trẻ mạnh dạn tự tin, lúc này cô giáo phải là một người bạn lớn chơi cùng trẻ để trẻ có thể bày tỏ những thắc mắc, băn khoăn suy nghĩ của mình cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình Từ đó cô có thể hiểu trẻ hơn, tìm ra những biện pháp khác giúp trẻ đó và những trẻ khác mạnh dạn nói lên những 6/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” suy nghĩ của mình. Muốn làm được điều đó khi chơi cùng trẻ cô cũng cần mạnh dạn nói lên ý kiến của mình bằng những câu từ gần gũi đơn giản dễ hiểu để trẻ hiều và học tập theo. Ảnh: Cô chơi cùng trẻ; Chơi mô phỏng động tác. Kết luận: Tạo môi trường thân thiện cởi mởi, thân thiện giúp trẻ nhanh hòa nhập với mọi người xung quanh, tạo cho trẻ hứng thú giao tiếp chia sẻ suy nghĩ mong muốn của mình, từ đó trẻ trở nên mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, dám thể hiện mình, dám làm điều mình mong muốn. 2. Biện pháp 2: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin thông qua trò chơi tập thể dựa vào khả năng của trẻ. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động chơi và học của trẻ mầm non là rất thiết thực. Việc giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cũng rất cần vận dụng quan điểm này. Trẻ mầm non mạnh dạn tự tin giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ tính mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, 7/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn tham gia vào các hoạt động của trường, của lớp, muốn được đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè. Các giờ hoạt động học như: khám phá, toán… tôi thường tổ chức dưới hình thức chơi là chính. Như vậy trẻ không bị nhàm chán mà còn lôi cuốn cả trẻ nhút nhát cùng tham gia. Tạo động lực để trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động. VD: Trò chơi 1 “Bạn hãy làm giống tôi” (Sử dụng đầu năm hoc, các buổi giao lưu với các bạn trong lớp) Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau làm quen một cách tự nhiên, trẻ cảm thấy tự hào về những hành động của mình, phát triển tính mạnh dạn tự tin của trẻ đến các hoạt động tập thể khác. Chuẩn bị: Phòng học gọn sạch. Một quả bóng vừa tay trẻ. Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Tiến hành: Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là Nghiêm Thị Thanh Thủy rất vui được làm quen với các bạn – xong cô cúi chào thật nhẹ nhàng) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình và có hành động tương tự. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ được giới thiệu về mình. Lần tiếp theo cô cho trẻ mạnh dạn đứng lên giới thiệu tên của mình. Lúc này cô có thể cho trẻ có hành động “chào” theo ý mình (khả năng của trẻ). Trò chơi 2: Ai giống hơn (Có thể chơi theo các chủ đề trong các hoạt động học, hoạt động ngoài trời như: Chủ đề động vật, chủ đề giao thông, chủ để nghề nghiệp …) Mục đích: Trẻ hành động động tác cùng một lúc với nhau sẽ không nhút nhát, phát triển tính mạnh dạn tự tin hơn khi thực hiện lại một mình. Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau. Chuẩn bị: Cô có thể nói hoặc ra hiệu trẻ theo yêu cầu. Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “Bác tài xế” Trẻ mô phỏng theo động tác lái xe. Cô hỏi trẻ con có thích làm bác tài xế không? Khi lái xe phải thế nào? Các con thấy bạn nào lái giống bác tài xế? Bạn nào lái chưa giống? Con có thể chỉnh sửa giúp bạn không? Tương tự với các hành động mô phỏng các nghề như Chú công an, Bác sĩ, Cô giáo, động tác mô phỏng máy bay, dáng đi, tiếng kêu các con vật… Trò chơi 3: Ước mơ của tôi . 8/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” Mục đích: Phát triển tính mạnh dạn tự tin phát huy tính cực của trẻ dựa vào khả năng của trẻ. Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác. Chuẩn bị: Phòng học gọn sạch, bản nhạc nhẹ. Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ: Bạn nào cũng có một ước mơ con hãy nói ước mơ của mình. Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng nhé: Bây giờ cô sẽ là người nói lên mơ ước của mình trước nhé “ Cô ước mình được đi đến một rừng hoa, ở đó có rất nhiều bạn đang cùng ngắm hoa với cô, cùng chơi trò chơi với cô, cùng nắm tay nhau hát vang bài hát Cùng múa vui…(cô và trẻ hát) thích quá, các bạn hát hay quá, bây giờ chúng mình cùng mở mắt ra nào” Vậy bạn nào xung phong nói lên ước mơ của mình nào? Cô động viên trẻ nói. Cho trẻ chủ động mạnh dạn tự tin kể về những gì mình tưởng tượng: Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào? Trò chơi này có thể chơi vào các buổi chiều. Trẻ mạnh dạn nói trước, trẻ nhút nhát nói sau. Cô có thể gợi cho trẻ nếu trẻ cảm thấy không tự tin, sau đó cho trẻ nhắc lại. Trò chơi 4: Các trò chơi đóng vai: Mục đích: Giúp trẻ mạnh dạn làm điều mình thích. Chuẩn bị: Các góc chơi gọn gàng, ngăn lắp. Tiến hành: Trò chơi đóng vai thường được chơi ở hoạt động góc. Trẻ chơi với nhau và thể hiện cái tôi rõ nhất. tự do khẳng định mình, nói lên suy nghĩ của mình, làm điều mình thích. Lúc này cô với vai trò là bạn chơi, là người hướng dẫn trẻ chơi, là người làm cân bằng các góc chơi. giúp trẻ còn nhút nhát nói lên suy nghĩ mong muốn của mình, giúp những trẻ thích thể hiện cái tôi cá nhân biết dịu dàng hơn, biết nhường bạn chơi hơn, biết phối hợp với bạn khi chơi. Khi muốn đổi góc chơi thì phải biết thỏa hiệp với bạn, nói lời xin lỗi cảm ơn với bạn chơi lúc cần thiết. * Muốn đổi vai chơi có thể nói: - Bạn có thích làm cô giáo không? - Bạn đổi chỗ chơi cho tớ có được không? Tại sao lại phải đổi? ... Bé mạnh dạn sẽ chơi làm cô giáo hướng dẫn bạn nhút nhát cách chơi. Trẻ sẽ học theo rất nhanh, dễ hòa nhập hơn, từ đó mạnh dạn tự tin trong trẻ được cải thiện rệt. Trẻ tự thỏa thuận được hay không được. Lúc này cô sẽ chý ý để can thiệp kịp thời như có thể là bạn chơi cùng, có thể gợi ý cho trẻ những lời thuyết phục, 9/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” có thể giúp trẻ để bạn đồng ý đổi, có thể nhắc nhở trẻ những câu giao tiếp lịch sự, có thể can ngăn những tình huống không tốt và xử lý tình huống đó. Ảnh: Trẻ chơi làm cô giáo hướng dẫn bạn chơi. Tham gia văn nghệ chào mừng các ngày lễ hội như ngày khai trường, ngày 20/11, ngày tết nguyên đán, tổng kết năm học…Đây là cơ hội để trẻ hoạt động tập thể tốt nhất, được múa hát, chơi trò chơi với các bạn trong lớp và lớp bạn. tự tin đứng trước đám đông làm điều mình thích. Bên cạnh đó tôi luôn chú ý quan tâm tới những trẻ đặc biệt, quá nhút nhát để có những trò chơi tập thể phù hợp với trẻ. Một số trẻ sức khỏe yếu, hay nghỉ dài như bé : Quỳnh Chi, Anh Quân… Vì vậy, mỗi khi đi học đến lớp các bé thường buồn và không tham gia được các hoạt động học tập chung. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể nhẹ nhàng vừa sức như: Ngồi chơi lăn bóng cùng cả lớp kết hợp với đọc lời trò chơi. Hay cùng bạn tô màu bức tranh, chơi nặn đất… theo nhóm. Trẻ có thể tự thảo luận và chọn màu để tô. Lúc này tôi sẽ kết hợp đan xen những bạn mạnh dạn tự tin vào trong nhóm một cách khéo léo như: Ngọc Diệp, Phương Anh, Nhã Phương… đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội mạnh dạn tự tin giao 10/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” tiếp với các bạn, dần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học và tự tin hơn rất nhiều. Ảnh: Trẻ chơi theo nhóm bạn mạnh dạn tự tin chơi cùng bạn nhút nhát. Kết luận: Việc giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp thông qua trò chơi phù hợp vởi khả năng của trẻ là biện pháp hữu hiệu nhất. Bất kể đứa trẻ nào khi nghe thấy 2 từ “trò chơi, trò chơi!” là trẻ tỏ vể rất hào hứng. Các trẻ sẽ nhanh kết bạn, nhanh chú ý lắng nghe, nhanh hòa mình vào cuộc chơi. Khi đó trẻ trở nên mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp. 3. Biện pháp 3: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin thông qua việc phối hợp với phụ huynh. “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con” ngay cả khi giao bé cho cô giáo mầm non thì vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho bé khi trưởng thành. Bởi vậy công tác phối hợp với phụ huynh là rất quan trọng. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện mạnh dạn trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con. Các cô cùng phụ huynh đã trao đổi những băn khoăn thắc mắc, những kinh nghiệm cho nhau trong những buổi họp phụ huynh đầu năm để tìm ra giải pháp 11/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” giáo dục tốt nhất cho con em mình không chỉ trong các lĩnh vực giáo dục mà cả trong cách dạy trẻ những kĩ năng, trong đó có kĩ năng “ mạnh dạn tự tin” trong giao tiếp của trẻ. VD: Một số trẻ đến lớp còn nhút nhát hay khóc, làm nũng bà hay có trẻ chỉ ngồi một chỗ mà không thay đổi vị trí của mình như bé Thảo Trang, Minh Tuân, Ngọc Bích... Có trẻ lại chỉ đi theo cô mà không chơi với bạn như bé Kim Ngân. Khi hỏi ra mới biết các cháu là con một, có trẻ lại ở nhà với ông bà, có trẻ do nhà ở xa khu dân. Vây để trẻ nhanh hòa nhập với môi trường mới với các bạn thì ngoài nỗ lực của giáo viên cần sự kết hợp của phụ huynh để làm sao cho con mạnh dạn tự tin trước đám đông. Tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh những ý kiến của mình như: Phụ huynh nên trò chuyện với con về trường lớp trước khi đến lớp, nên để con được giao lưu với hàng xóm nhiều hơn, nên chơi với con nhiều hơn, lắng nghe con nói, đăt một số câu hỏi đơn giản cho con, làm cùng con một số việc phù hợp một vài lần rồi động viên con tự làm như đánh răng, cất đồ chơi, để đồ đúng nói quy định… Phụ huynh cũng vui vẻ tiếp thu. Sau một thời gian trẻ đã có tiên bộ rõ rệt. Cả cô và phụ huynh đều rất vui. Một số trẻ nhút nhát do gia đình như bé Kim Ngân, Thảo Trang, Ngọc Bích… thì tôi trao đổi thường xuyên với phụ huynh cùng nhau tìm cách rèn tinh mạnh dạn tự tin cho trẻ như: Cô trò chuyện với trẻ nhiều hơn ở mọi lúc mọi nơi, thường xuyên hỏi trẻ để trẻ nói lên mong nuốn của mình. Chia sẻ với phụ huynh như nên cho con cháu mình đi chơi hàng xóm nhiều hơn, đọc truyện cho con nghe và hỏi trẻ những gì liên quan đến câu chuyện đó, hạn chế cho con xem ti vi điện thoại mà nói chuyện với con nhiều hơn, lắng nghe con nói. Từ đó sẽ dần hướng trẻ vào chính bản thân mình, lúc này trẻ cảm thấy được tôn trọng, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin nói và làm điều mình nghĩ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ “Qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại” để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập nhóm zalo “phụ huynh lớp C2” Giáo viên tiện thông báo những kế hoạch của lớp, để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề liên quan một cách công khai, khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những phương pháp giải quyết tối ưu, nếu là góp ý phê bình thì chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến và lập tức sửa sao cho phù hợp và đem lại kết quả giáo dục tốt nhất cho trẻ. 12/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” Tổ chức sinh nhật cho con cũng là cách để rèn tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ. Trong lễ sinh nhật, cô hay bố mẹ dùng điện thoại chụp ảnh, quay video cho con. Sau đó cô và phụ huynh trao đổi ảnh, video về buổi sinh nhật đó rồi cho cả lớp xem lại, hay về cho ông bà bố mẹ xem. Trẻ được tự hào, được cảm thấy mình được mọi người quan tâm, điều quan trọng nhất là trẻ mạnh dạn tự tin múa hát cùng các bạn được nói lên điều ước của mình trước đám đông, được kể lại buổi sinh nhật cho mọi người xung quanh cùng nghe. Lúc này người lớn phải lắng nghe con trẻ kể. Vì vậy dù ở lớp hay ở nhà cô và phụ huynh đều thực hiện tốt hoạt động này cho trẻ. Ảnh: Tổ chức sinh nhật cho trẻ tại lớp. Kết luận: Qua vận dụng biện pháp trên tôi thấy phụ huynh ngày một quan tâm tới con em mình hơn, mối quan hệ giũa giáo viên và phụ huynh được gần gũi, chia sẻ thông tin một cách thoải mái hơn. Từ đó trẻ lớp tôi hứng thú đến lớp hơn, vui vẻ hơn, mạnh dạn tự giác đến rủ bạn cùng chơi, tự tin nói lên mong muốn của mình khi chơi. 4. Biện pháp 4: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin thông qua hoạt động cắm cờ, nêu gương bé ngoan. 13/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” Đứa trẻ hỏi không nói gọi không thưa, bảo làm gì cũng lắc, rồi run lên không tham gia bất kì hoạt động nào làm chúng tôi thấy bí tắc. Làm thế nào để trẻ tham gia, động lực nào giúp trẻ mạnh dạn hơn? Ngoài dùng các biện pháp trên tôi kết hợp với khen thưởng đúng lúc đúng nơi. Đến cuối ngày, cuối tuần trẻ lại được khen trước cả lớp. Điều quan trọng là tôi tìm hiểu quan sát trẻ và đưa ra tiêu chí chung cho cả lớp và tiêu chí cho những bạn cá biệt. Từ đó giúp trẻ tự tin hơn, không xấu hổ với bạn, tạo đà cho trẻ mạnh dạn hơn. VD: Bé Thảo Trang, bé nói nhỏ còn sợ sệt khi tham gia hoạt động phát triển thể chất, thì tiêu chí của bé là nói to rõ ràng, thực hiện các bài tập “cùng” cô. Để làm được điều này mỗi ngày tôi thường trò chuyện, gần gũi với bé nhiều hơn trong mọi hoạt động, cô nói trước và mời trẻ nhăc lại, hay trẻ không dám thực hiện các động tác trong khi các bạn đã thực hiện xong, lúc này cô cầm tay trẻ làm cùng trẻ Như ném bóng, hay động tác bật cô có thể nhấc trẻ lên bật qua vạch rồi cầm tay trẻ bật lại sau đó bật bên cạch trẻ… cứ như thể kiên trì nhiều lần. Mỗi lần bé có sự tiến bộ dù là chút ít tôi cũng kịp thời động viên bằng những tiềng vỗ tay của các bạn, cuối buổi cắm cờ tôi cho bé tự nhắc lại việc mình đã làm đươc và nói lý do được cắm cờ của bé. Giờ đây trẻ có thể tự nhập cuộc chơi với bạn, biết thỏa thuận với bạn về đồ chơi, có thể nhìn cô làm mẫu và tập theo cùng các bạn. VD: Bé Hiếu, bé Thu Phương… chưa hòa nhập với bạn chơi mà chỉ gần cô. Thì tiêu chí của bé là biết “cùng bạn giúp cô” cất đồ. Lúc này cô sẽ là người bạn nhờ trẻ giúp cô một số việc đơn giản như: Cùng cô cất đồ chơi, chia đĩa khăn khi giờ ăn đến, cất gối, gấp chiếu giúp cô sau khi ngủ dậy, gỡ xốp để cô giặt… 14/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” Ảnh: Trẻ cùng nhau giúp cô làm việc (gỡ xốp để cô giặt) Đây là những công việc đơn giản mà trẻ lại rất thích tham gia.Từ đó sẽ lôi cuốn những trẻ nhút nhát thụ động nhập cuộc với các bạn khác. Lức đầu cô nhờ những bạn mạnh dạn giúp cô, sau đó cô nhờ những bạn nhút nhát, nếu bạn nhút nhát chưa dám làm cô nói “các bạn cùng giúp bạn nào”, như vậy trẻ sẽ dần dần làm cùng nhau hỗ trợ nhau rồi trò chuyện với nhau, hướng dẫn nhau làm rất vui vẻ. Khi đó đến cuối ngày, cuối tuần cô cho trẻ xem lại những hành động đẹp mà trẻ đã thực hiện được, hỏi lại trẻ để trẻ nhắc lại, tạo cơ hội cho trẻ nói trức đám đông, Cô khen trẻ đã đạt được tiêu chí đề ra. Từ đó trẻ có động lực hơn để bước vào những hoạt động tiếp theo và tự khẳng định mình một cách tự tin. Kết luận: Đây cũng là biện pháp tốt giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Khi trẻ có cố gắng phấn đấu cô khen ngợi trẻ kịp thời và có phần thưởng cho trẻ mang về khoe gia đình. Trẻ sẽ có nhiều điều để khoe, lúc này tự đứa trẻ sẽ nói lên suy nghĩ của mình, bộc lộ cảm xúc với mọi người xung quanh một cách chân thật nhất. 5. Biện pháp 5: Dạy trẻ mạnh dạn tự tin thông qua tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho bản thân. Để thực hiện được tốt các biện pháp trên, biện pháp tự bồi dưỡng bản thân là rất quan trọng. 15/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” Muốn giúp trẻ tự tin thì trước tiên cô phải mạnh dạn tự tin trước . Mà để mạnh dạn tự tin thì tôi phải tự bỗi dưỡng kiến thức chuyên môn của bản thân. Để thực hiện tốt được mục tiêu đề ra tôi cần nắm được tâm sinh lý của trẻ nhất là trẻ 3 tuổi tôi đã tìm đọc các tài liệu liên quan như: tôi đã tập trung nghiên cứu tài liệu Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (sách dùng cho giáo viên), dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet, thông qua đồng nghiệp: dự giờ đồng nghiệp; chia sẻ trao đổi kinh nghiệm trong các buổi họp chuyên môn; lắng nghe ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu của đồng nghiệp, trao đối ý kiến của các bậc phụ huynh. Đặc biệt là tôi lắng nghe trẻ nói. Có lắng nghe trẻ mới hiểu trẻ mong muốn gì, không muốn gì. Tôi học cách làm bạn với trẻ. Từ đó tôi sẽ có kế hoạch cho phù hợp với cả lớp, với cá nhân trẻ. Kết Luận: Khi thực hiện biện pháp này đã giúp tôi tự tin lên rất nhiều, tạo động lực cho tôi thực hiện những biện pháp trên, nó như mắt xích để nối những biện pháp khác lại với nhau, bổ trợ cho nhau để cùng nhau giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp. V. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng. Trước khi thực hiện một số biện pháp này, lớp tôi nhiều trẻ nhút nhát, không giao tiếp với bạn, thường ngồi một chỗ. Có trẻ mạnh dan chơi với bạn nhưng lại chưa tự tin vào bản thân để nói lên suy nghĩ của mình. Nhưng sau thời gian áp dụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ có nhiều chuyển biến tích cực. Bảng kết quả có so sánh đối chứng TT 1 Kết quả Nội dung đánh giá Đạt Mạnh dạn giao tiếp với mọi Đầu năm người xung quanh. Cuối năm So sánh 2 Biết bày tỏ cảm xúc của mình Đầu năm với mọi người xung quanh Cuối năm So sánh 16/18 20 Tỉ Chưa lệ đạt % 62,5 12 Tỉ lệ % 37,5 29 90 3 10 Tăng 9 trẻ 28 Giảm 28 14 44 9 trẻ 18 56 27 Tăng 13 trẻ 84 41 5 16 Giảm 41 13 trẻ “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” 3 Mạnh dạn làm điều mình thích Đầu năm 15 47 17 53 Cuối năm 28 87,5 4 12,5 So sánh Tăng 13 trẻ 40,5 Giảm 13 trẻ 40,5 Nhìn vào bảng đánh giá trên ta thấy kết quả mạnh dạn tự tin của trẻ trước khi thực hiện đề tài và sau khi áp dụng đề tài được tăng lên rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không những thế các bé còn mạnh dạn giao lưu với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật sự, với các bé “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Nhờ vào kết quả trên mà phụ huynh cũng yên tâm tin tưởng gửi con em mình đến trường. Giáo viên chúng tôi cảm thấy mình thêm yêu nghề hơn, có động lực phấn đấu vươn lên. PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận: Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích lũy thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quý tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em đồng nghiệp. Trong đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp chính là quan sát, sử dụng trò chơi mang tính tập thể, trò chuyện, kết hợp với các hoạt động khác…Với kinh nghiệm trên tôi đã áp dụng với các cháu lớp tôi và đạt kết quả rất cao. Mong muốn lớn nhất của tôi là làm sao trẻ được vui chơi, được tìm tòi, sáng tạo nói lên suy nghĩ mong muốn của mình trong khi chơi, như thế sẽ giúp trẻ có tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp được tốt hơn, tạo thuận lợi cho trẻ phát triển về sau. * Bài học kinh nghiệm: Với những kết quả đã đạt được, t«i ®· rót ra nh÷ng bµi häc kinh nghiÖm sau: - Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập. Giáo viên luôn nhẹ nhàng ân cần tạo sư gần gũi với trẻ. - Tạo môi trường lớp học thân thiện, xanh - sạch - đẹp, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kĩ năng mạnh 17/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi mạnh dạn tự tin trong giao tiếp” dạn tự tin. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biêt khuyến khích tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. - Cô giáo phải dành nhiều thời gian chơi cùng trẻ trò chuyện với trẻ nhất là những trẻ quá nhát, tạo tình huống để trẻ bộc lộ cảm xúc và nói lên mong muốn của mình, giúp trẻ tính “Mạnh dạn tự tin”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi. - Thường xuyên tổ chức các trò chơi với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người thân, bạn bè. - Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, trao đổi kinh nghiệm cho nhau, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung. II. Các đề xuất và khuyến nghị sau khi thực hiện đề tài. 1. Đối với ngành: Để những sáng kiến kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kỹ năng sống cho trẻ và rất mong các đồng chí trên phòng giáo dục cũng như là ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu, bổ sung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quý để tham khảo. 2. Đối với các cấp: Cần chú trọng quan tâm hơn nữa đến cấp học mầm non. Rất mong được sự đóng góp ý kiến để Sáng kiến của tôi được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! 18/18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan