Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 4 Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần đội hình đội ngũ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần đội hình đội ngũ

.PDF
21
233
102

Mô tả:

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong nội dung chương trình thể dục thì phần đội hình đội ngũ luôn sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày và các hoạt động khác. Chính vì vậy mà đòi hỏi các em phải nhớ và biết áp dụng phần nội dung đã học. Song trong thực tế khi giáo viên kiểm tra việc thực hiện các kỹ thuật động tác của đội hình đội ngũ nhiều em vẫn còn tập chưa đúng kĩ thuật, bên cạnh đó khi đi dự giờ và trong quá trình giảng dạy những năm trước tôi nhận thấy rằng một số nội dung giáo viên truyền tải tới học sinh chưa được cụ thể khiến cho học sinh khó nắm bắt được kỹ thuật. Trước tình hình thực tế của nhà trường, khi nói đến giờ học thể dục thì đa số học sinh ham thích, ham học, thích luyện tập. Song bên cạnh đó có một số bộ phận do điều kiện sống của các em hay sự phát triển tâm sinh lý của các em còn chậm chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học hay tác phong chậm, chưa nhạy bén, chưa linh hoạt, ý thức trong học tập còn hạn chế. Đặc biệt là học sinh tiểu học các em con nhỏ, do vậy việc quan sát, tập luyện còn lúng túng, không nắm bắt được yếu lĩnh kỹ thuật khi thực hiện động tác, các em chưa chú ý, chưa nghiêm túc khi thực hiện bài tập, trong giờ học còn nô nghịch nhiều không chú ý khi giáo viên làm mẫu thị phạm động tác, học sinh còn chưa xác định được phương hướng của động tác, học sinh còn nhỏ các em mải chơi, không chú ý đến giờ học. Bên cạnh đó có giáo viên trong khi giảng dạy chưa bao quát được hết học sinh của lớp, chưa để ý tới chất lượng thực hiện bài tập của các em. Do vậy các em chưa thực hiện đúng bài tập của mình. Vậy để học sinh hứng thú, yêu thích và học tốt phần đội hình đội ngũ, với vai trò là người giáo viên dạy chuyên thể dục, tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ nhằm tìm ra các biện phát hợp lý nhất, giúp học sinh lớp 4 học tốt một số bài tập khi học phần đội hình đội ngũ và nội dung tôi đã nghiên cứu đó là “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần đội hình đội ngũ” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Mục tiêu: - Nghiên cứu đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên dạy bộ môn thể dục phần rèn luyện kĩ năng đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả cao 1 - Giáo dục và rèn luyện cho học sinh có được nề nếp luyện tập thể dục thể thao, có được ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi, lành mạnh, có tính kỷ luật cao trong tập luyện. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu các tài liệu, chuyên sâu đề cập tới việc các bài tập đội hình đội ngũ cho học sinh - Qua quá trình nghiên cứu và đã đưa vào thực tế giảng dạy phần học: “đội hình đội ngũ” trong chương trình thể dục lớp 4.Với mong muốn thu được kết quả cao trong công tác giảng dạy bộ môn 3. Đối tượng nghiên cứu. Tìm hiểu thực trạng đưa ra Một số biện pháp giúp cho việc rèn luyện kĩ năng đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả cao. 4. Giới hạn của đề tài. - Học sinh khối lớp 4 ; Học kì I : năm học 2017 - 2018 5. Phương pháp nghiên cứu. a) Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Đọc sách, tài liệu tham khảo và các văn bản liên quan đến giáo dục, sách giáo viên có nội dung các bài tập đội hình đội ngũ cho học sinh b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Thông qua kinh nghiệm của bản thân - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: (nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh thông qua việc tập luyện). - Phương pháp điều tra: + Điều tra thực trạng. + Dự giờ, lấy ý kiến của chuyên môn và giáo viên trong trường. + Khảo sát chất lượng đầu năm và kiểm tra thường xuyên.. - Phương pháp khảo nghiệm: Tổ chức so sánh, đổi chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp, biện pháp II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. 2 - Mục tiêu giáo dục là đào tạo cho học sinh phát triển toàn diện, chính vì vậy hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo thường xuyên phải đổi mới về nội dung, chương trình dạy học cho phù hợp. Phải đổi mới phương pháp giảng dạy để kích thích và phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học, khơi dậy cho học sinh ý thức tự học. Muốn thực hiện được những điều đó thì việc nắm vững kiến thức bài học là hết sức quan trọng. Giáo dục thể chất trong nhà trường cũng đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới đó. - Trong chương trình giáo dục thể chất của bậc tiểu học thì phần đội hình đội ngũ chiếm một vị trí quan trọng. Nếu học tốt phần đội hình đội ngũ ở lớp 4 sẽ giúp cho các em vận dụng tốt các kỹ năng, các động tác đó vào các hoạt động đoàn thể trong và ngoài nhà trường một cách nhanh nhẹn, có nề nếp và đạt hiệu quả cao. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Căn cứ vào thực tế giảng dạy của bản thân và việc luyện tập của học sinh. Trong giảng dạy thực tiễn lớp 4 tôi nhận thấy : Hiện nay trong tất cả các nội dung học của bộ môn thể dục tiểu học, các tiết học thực hành đều bắt đầu từ việc tập trung đội hình đội ngũ, sau đó mới đến nội dung học cụ thể. Thế nhưng trong lúc tập trung ổn định vẫn thường có những học sinh không chú ý, tập trung chậm trễ, khi xếp hàng còn xô đẩy, mất trật tự. Nhóm trưởng đi nhắc nhở từng bạn, được bạn này thì sai bạn khác, do các em hay quay xuống nhìn bạn thậm chí còn có những em không nghe theo sự hướng dẫn của các em trong Ban hội đồng tự quản. Địa bàn sân bãi chật hẹp, mùa nắng ít có cây che mát, thời tiết mưa nắng thất thường. Sự nhận thức của từng em khác nhau, sự quan niệm chưa coi trọng môn học này, dẫn đến thường coi nhẹ …Nội dung đội hình đội ngũ lại rất cần sự nhanh nhẹn, tinh thần tập thể và ý thức kỷ luật cao, rèn luyện chí thông minh sáng tạo và trong thực tiễn hoạt động, phần đội hình đội ngũ được vận dụng rất nhiều trong các hoạt động mang tính tập thể trong và ngoài nhà trường ví dụ như tập thể dục giữa giờ hay tập nghi thức đội. - Phần đội hình đội ngũ đã học qua từ các lớp dưới vậy mà các em vẫn thực hiện các động tác chưa đúng, còn lúng túng khi tập luyện. Do vậy qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân đẫn đến phần kỹ năng thực hiện động tác của các em như sau: 3 * Nguyên nhân chủ quan: - Ý thức tập luyện của học sinh đã hình thành từ những năm trước thông qua sự giáo dục, nhắc nhở của các giáo viên trong nhà trường. - Một số giáo viên chuẩn bị bài chưa chu đáo, vẫn xem nhẹ nội dung đội hình đội ngũ, dẫn đến chất lượng bài tập chưa cao, hơn nữa giáo viên cho học sinh tập luyện quá nhiều dẫn đến học sinh mệt mỏi không muốn học. - Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên quản lý học sinh trong giờ học chưa nghiên túc, vẫn để các em chạy nhảy, nô giỡn mà không nhắc nhở hay xử lý. - Có giáo viên dạy kiêm nhiệm chưa có chuyên môn thể dục nên một phần ảnh hưởng đến việc vận dụng các phương pháp dạy học . - Ban chỉ huy thường dùng thuật ngữ của chuyên môn sai (khẩu lệnh).Vị trí phát lệnh tập hợp, vị trí chỉ huy không đúng .Tác phong chỉ huy chưa nghiêm túc. - Ban Hội đồng tự quản chưa mạnh dạn, chưa linh hoạt trong việc điều hành lớp và các nhóm hoạt động. * Nguyên nhân khách quan: - Bản thân mới tiếp cận với mô hình trường học kiểu mới nên phần nào cũng còn hạn chế, còn bỡ ngỡ với phương pháp giảng dạy mới - Một số lớp đông học sinh nên việc bao quát lớp ở trong giờ thực hành còn khó khăn, tâm lý lứa tuổi còn nhỏ thích tự do, ham chơi nhiều hơn học. Do vậy việc tiếp thu và sửa sai của học sinh còn nhiều hạn chế. - Trình độ nhận thức không đồng đều, có nhiều học sinh ý thức tốt, nhưng cũng có học sinh ý thức chưa tốt, tiếp thu bài còn chậm, các em đứng trong hàng ngũ còn nô nghịch nhiều không chú ý đến giáo viên hướng dẫn sửa sai. - Tác phong học sinh còn lề mề, em ra trước em ra sau, khi ra tập trung thì chen lấn xô đẩy nhau, đứng không đúng hàng lối, thứ tự, không ai chịu nhường ai, trong khi ra sân học thể dục cũng như ra sân thể dục giữa giờ các em rất mất trật tự và mất nhiều thời gian để ổn định hàng ngũ. Khi vào lớp cũng không theo hàng lối, còn lộn xộn. - Học sinh tiểu học thường các em rất hiếu động và ham chơi, khi ra ngoài sân để tập thể dục các em không muốn gò bó theo nề nếp. 4 - Sân bãi tập luyện không có sân tập riêng, thời tiết không thuận lợi, mưa nắng thất thường. Đặc thù của môn thể dục là dạy ở ngoài sân. - Quần áo có em chưa thực hiện đúng qui định của nhà trường đề ra, còn nhiều em không đi giầy khi bắt đầu vào giờ học thể dục, còn có nhiều học sinh mặc quần áo chưa đúng qui định, luộm thuộm gây bất tiện cho các em khi vận động, nhất là về mùa đông không đúng với quy định. - Đầu năm khảo sát chất lượng phần đội hình đội ngũ lớp 4A, 4B vào tuần thứ 4(tháng 9/2017) với tổng số học sinh là: 61 em, kết quả như sau. Lớp/sĩ số Đạt loại Kĩ năng HTT - Khẩu lệnh 3(10%) HT CHT 12(40%) 15(50%) - Tập hợp hàng ngang, nghỉ, nghiêm, dóng hàng, điểm số 4(13,3%) 16(53,3%) 10(33,3%) - Tập hợp hàng dọc, nghỉ, 4A(30) nghiêm, dóng hàng, điểm số - Đi đều, đổi chân khi sai nhịp 2(6,7%) 11(36,7%) 17(56,7%) - Khẩu lệnh 4(13%) 14(45,1%) 13(42%) 3(9,7%) 21(67,8%) 7(22,5%) - Tập hợp hàng ngang, nghỉ, 4B(31) nghiêm, dóng hàng, điểm số - Tập hợp hàng dọc, nghỉ, nghiêm, dóng hàng, điểm số - Đi đều, đổi chân khi sai nhịp 5(16,1%) 11(35,4%) 15(48,3%) 3. Nội dung và hình thức của biện pháp. 3.1. Mục tiêu của biện pháp - Những biện pháp mà đề tài nghiên cứu nhằm trang bị cho học sinh có kĩ năng hơn khi học phần “đội hình đội ngũ”, làm cơ sở cho học tập bộ môn, phát triển phát triển các tố chất thể lực phục vụ cho học tập các môn học. - Sau khi áp dụng các biện pháp thì giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn, học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát, ý thức học tập tốt hơn và đặc biệt là hoạt động ngoại khóa 5 việc xếp hàng và chỉnh đốn đội hình đội ngũ ở các buổi sinh hoạt giữa giờ nhanh nhẹn hơn. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp. - Trong chương trình giáo dục thể chất từ lớp 1 đến lớp 4 thì đều có chương ĐHĐN và phù thuộc vào đặc điểm sinh lý lứa tuổi của HS mà ngành giáo dục đã soạn thảo nội dung chương trình ở các lớp khác nhau. Nội dung kiến thức chương trình thể dục lớp 4 gần như hoàn chỉnh, cac em vừa ôn vừa được học mới và là tiền đề để các em tiếp tục học ở các cấp học trên. Trong quá trình dạy HS, tôi đã tập trung nghiên cứu chương trình TD lớp mình phụ trách và cả bậc tiểu học để xây dựng cho mình một kế hoạch giảng dạy phù hợp với tình hình hiện nay. Tôi nhận thấy chương Đội hình đội ngũ TD lớp 4, HS còn nhiều lỗi mắc phải cần đầu tư công sức nhiều hơn để khắc phục những thiếu sót mà HS mắc phải và để kịp thời khắc phục những thiếu sót đó tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp như sau: * Biện pháp 1: Nghiên cứu kĩ chương trình, yêu cầu Chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Chương trình thể dục lớp có 4 chương như sau: + Đội hình đội ngũ + Bài thể dục phát triển chung + Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản + Nội dung tự chọn - Chương 1 là chương quan trọng vì nội dung chương này thường được áp dụng trong các bưởi lên lớp hay buổi thể dục đầu giờ, giữa giờ hoặc ngoại khóa. Nội dung kiến thức được trải đều khắp từ lớp 1 đến lớp 5 và có liên quan quan đến tất cả các chương còn lại. Do vậy tôi đi sâu nghiên cứu vào chương 1, chương này nội dung đa dạng, có nhiều bài học khó, các em HS nếu không chăm chỉ, nghiêm túc tập luyện và giáo viên nếu không sử dụng đúng các phương pháp dạy học sẽ dẫn đến cac em mệt mỏi, nhàm chán, không thích học mà lứa tuổi này các em ham vui chơi nhiều hơn học và HS không phát huy được tính tích cực. Nên trong quá trình giảng dạy tôi thấy HS còn nhiều lỗi mắc phải và cần được nghiên cứu. 6 - Khi giáo viên đã nắm vững về chuẩn kiến thức kỹ năng chắc chắn các phương pháp lên lớp sẽ thu hút được HS, buổi học sẽ trở lên phong phú hiệu quả hơn. Tường hợp không nắm vững về chuẩn kiến thức kỹ năng thì các phương pháp giảng dạy sẽ hạn chế, HS không phát huy được tính tích cực, phương pháp giảng dạy sẽ không phù hợp với mô hình trường học mới. Nếu việc giảng dạy đúng theo chuẩn kiến thức kỹ năng và sự tiếp thu của các em HS nắm vững kiến thức chương này tốt sẽ là cơ sở để HS học tốt các chương khác. * Biện pháp 2: Tập trung bồi dưỡng Ban hội đồng tự quản - Một trong những yếu tố thành công của người chỉ huy là khả năng chỉ đạo, có sự thông minh, nhanh nhẹn, nghiêm túc, vui vẻ và hòa đồng. Đặc biệt hơn trong tiết học đội hình động ngũ đòi hỏi người chỉ huy phải biết chọn vị trí tập luyện thích hợp tránh ánh nắng, khi phân việc cho các cá nhân tập làm sao phải bao quát hết được. - Ngay từ buổi đầu tiên tiếp xúc với môn học, người giáo viên phải xây dựng, hình thành và rèn luyện cho Ban hội đồng tự quản những kĩ năng chỉ đạo lớp từ khâu tập trung, báo cáo, khởi động và các hoạt động tập luyện đến việc thả lỏng, nhận xét, đánh giá. Để đạt được điều này, giáo viên phải hướng dẫn, uốn nắn, sữa chữa kịp thời cho Ban hội đồng tự quản trong các tiết học. Trong một tiết học giáo viên nên giao nhiệm vụ cho chủ tịch Hội đồng tự quản hoặc Ban văn thể sau đó Ban văn thể giao nhiệm vụ cho các thành viên khác trong lớp. Ví dụ: + Chủ tịch Hội đồng tự quản chỉ đạo chung cả lớp, quan sát và nhắc nhở các bạn. + Nhóm trưởng nhóm 1 : Chỉ đạo các bạn tập đứng nghiêm, đứng nghỉ + Nhóm trưởng nhóm 2 : Chỉ đạo các bạn tập quay phải, quay trái + Nhóm trưởng nhóm 3 : Chỉ đạo các bạn tập đi đều – đứng lại - Trong hoạt động cơ bản hay hoạt động thực hành sau khi giáo viên phổ biến nội dung xong thì cần hướng dẫn thêm cho Ban hội đồng tự quản theo hướng điều hành cần đạt theo mục tiêu bài học đề ra. - Và qua thời gian nghiên cứu và đã áp dụng vào giảng dạy cho thấy chất lượng tiết dạy được nâng lên rõ rệt nhất là công tác quản lý nhóm, điều hành, hướng dẫn 7 học sinh hoạt động theo mô hình VNEN, học sinh nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin, tự giác, tự trao đổi trong các giờ học. Hội đồng tự quản có năng lực điều hành nhóm, lớp hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Do vậy việc chọn và bồi dưỡng cho Ban hội đồng tự quản là cần thiết và phù hợp với chương trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. * Biện pháp 3: Sửa sai các lỗi học sinh thường mắc phải a/ Sửa sai về thuật ngữ chuyên môn ( khẩu lệnh): - Phần khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh, GV cần hướng dẫn HS cách hô kéo dài dự lệnh còn động lệnh hô dứt khoát và nhấn giọng phần động lệnh. Muốn Ban thể dục sử dụng đúng thuật ngữ chuyên môn là phải cho HS ghi chép vào sổ tay hoặc vở và yêu cầu các em phải học thuộc lòng. Khi sử dụng thuật ngữ chuyên môn không được thừa hay thiếu, cần phải ngắn gọn, chính xác và có tính thống nhất. - Các khẩu lệnh thường dùng trong tiết học + Động tác tập hợp: Khẩu lệnh “Thành 1, 2, 3.. hàng ngang (dọc) tập hợp”. + Hàng dọc: Khẩu lệnh dóng hàng “Nhìn trước thẳng” + Hàng ngang: Khẩu lệnh dóng hàng : “Nhìn chuẩn - Thẳng!” + Điểm số theo đội hình hàng ngang(dọc): Khẩu lệnh: “Từ một đến hết – điểm số!” + Động tác đứng nghiêm: Khẩu lệnh “ Nghiêm” ( không có dự lệnh). + Động tác quay tại chỗ: Bên phải(trái) – quay (có động lệnh, dự lệnh) + Dàn hàng: Cự ly rộng(cự ly cực rộng) nhìn chuẩn thẳng. + Dồn hàng: Cự ly hẹp(cự ly cực hẹp) nhìn chuẩn thẳng. + Giậm chân tại chỗ: Khẩu lệnh “giậm chân tại chỗ...bước” (có động lệnh, dự lệnh) + Đi đều: Khẩu lệnh “Đi đều...bước” (có động lệnh, dự lệnh) + Đứng lại: Khẩu lệnh “ Đứng lại...đứng” (có động lệnh, dự lệnh) + Chạy đều: Khẩu lệnh “Chạy đều...chạy” (có động lệnh, dự lệnh) Ví dụ: Khi tập hợp hàng ngang cán sự bộ môn (CSBM) hô: - Cả lớp tập hợp thành 2 hàng ngang (hoặc 3, 4 ... hàng ngang). Sau đó CSBM hô tiếp: 8 + Nhìn chuẩn thẳng ! Khi tập đi đều dùng khẩu lệnh: + Giậm chân tại chỗ! Bước!; - Đi đều! Bước! (động lệnh rơi vào chân trái) b/ Sửa sai về dóng hàng ngang, hàng dọc, điểm số: - Giáo viên sửa sai bằng cách cho học sinh xem tranh hoặc cho các em xem mẫu, hoặc giáo viên làm mẫu để các em làm theo Ví dụ như: - Tập hợp một hoặc nhiều hàng dọc, dóng hàng điểm số: + Khẩu lệnh: Toàn lớp (nhóm) chú ý – Thành 1 (2, 3,…) hàng dọc tập hợp. + Động tác: Trước khi phát lệnh,người chỉ huy xác định vị trí thích hợp rồi dùng hiệu lệnh hô “Toàn lớp chú ý!”, nhằm giúp học sinh trật tự và lắng ghe khẩu lệnh. Sau đó chỉ huy hô tiếp khẩu lệnh: - “Thành 1(2, 3,…)hàng dọc tập hợp!”.Nghe khẩu lệnh các em hàng thứ nhất (nhóm 1) nhanh chóng đứng sau cách người chỉ huy một cánh tay, em đứng đầu hàng thứ nhất đứng cánh người chỉ huy một cách tay khi người chỉ huy giơ tay phải, các em khác lần lượt đứng tiếp theo, em nọ cách em kia một cánh tay. Các em nhóm còn lại theo hàng thứ nhất lần lượt xếp hàng theo về phía tay trái, cách hàng bên phải một khuỷu tay chống hông. Chú ý điều chỉnh hàng của mình cho thẳng (hàng ngang và hàng dọc) Lưu ý: Hàng dọc thứ 2 đứng ở sườn trái hàng dọc thứ nhất, các hàng tiếp theo đứng tương tự, hàng dọc nọ cách hàng dọc kia một nắm tay giữa hai khuỷu tay. Dóng hàng dọc: + Khẩu lệnh: “Nhìn trước – thẳng!” + Động tác: Nhóm trưởng tổ một đúng ngay ngắn, tay trái áp nhẹ vào đùi, tay phải giơ lên cao và hô “có”. Các nhóm trưởng nhóm hai, nhóm ba,..lần lượt chống tay phải vào hông và dịch chuyển sao cho khuỷu tay vừa chạm vào người đứng bên phải mình, đồng thời chỉnh hàng ngang cho thẳng. Các thành viên nhóm một đưa tay trái, đầu ngón tay chạm vai người phía trước để dãn cho đúng cự ly, đồng thời nhìn vào gáy bạn để dóng cho thẳng hàng. Các thành viên nhóm hai, nhóm ba,…nhìn các thành viên nhóm một để dóng hàng ngang và nhìn người đứng trước để dóng hàng dọc (không cần giơ tay ra trước dóng hàng như nhóm một). Nghe khẩu lệnh, các em nhìn về phía trước dóng hàng cho thẳng, em sau cách em trước một cánh tay, các em hàng bên theo hàng bên phải điều chỉnh cho thẳng hàng 9 ngang và hàng dọc. Khi có khẩu lệnh “Thôi”, em giơ tay làm chuẩn mới hạ tay xuống, các em trong hàng thứ nhất hạ tay đặt lên vai bạn xuống thành tư thế tự nhiên. Điểm số theo đội hình hàng dọc + Khẩu lệnh: “Từ một đến hết – điểm số!” + Đông tác: Nghe khẩu lệnh, thứ tự từng em đứng đầu hàng, quay mặt sang trái ra sau và hô to số của mình: 1, rồi quay mặt luôn về tư thế ban đầu. Người thứ hai quay mặt sang trái ra sau và hô to số của mình: 2, rồi quay luôn về tư thế của mình. Những người tiếp theo lần lượt điểm số như vậy cho đến hết nhóm. Riêng em cuối cùng không quay mặt ra sau mà hô to số của mình sau đó hô “Hết!”. Ví dụ: “10 hết”. - Tập hợp một hoặc nhiều hàng ngang: Khẩu lệnh: “Thành 1; 2; 3… hàng ngang – tập hợp”(2) Kỹ thuật: Người chỉ huy chọn đơn vị, hướng tốt nhất, quay mặt về phía học sinh và hô khẩu lệnh“Toàn lớp chú ý”(1) Khi học sinh đứng nghiêm quay mặt vào người chỉ huy, lúc đó mới phát khẩu lệnh (2). Người chỉ huy quay về hướng đã chọn, đứng nghiêm, giơ tay phải lên cao. Khi học sinh thứ nhất đứng bên sườn trái của người chỉ huy(học sinh đứng theo thứ tự từ thấp đến cao). Sau đó người chỉ huy hạ tay xuống và bước tới vị trí thích hợp để điều khiển đội ngũ. Người nọ cách người kia bằng một khuỷu tay chống hông(cùng hàng). Giữa hàng nọ và hàng kia cách nhau một cánh tay. 10 - Cách hô khẩu lệnh như trên, người giáo viên cho các em thay nhau điều hành nhóm hoặc thay nhau điều hành lớp, được như vậy các em sẽ thể hiện được tính tự tin đứng trước lớp và dễ dàng thuộc lòng các khẩu lệnh hô c/ Sửa sai về tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ: - Tư thế này các em đã học từ các lớp dưới nhưng trong quá trình lên lớp nhiều HS vẫn thực hiện không đúng động tác, GV cần thường xuyên kiểm tra, thực hành mẫu, nhắc nhở, cho một số em thi thực hành, biểu diễn theo tổ hoặc nhiều hình thức khác. - Động tác nghiêm: Khẩu lệnh: “Nghiêm” Kỹ thuật: Nghe khẩu lệnh của người chỉ huy, người tập chụm 2 gót chân sát nhau. Hai bàn chân mở rộng tạo thành một góc khoảng 600. Trọng tâm dồn đều trên 2 chân. Đứng thẳng, ngực căng, mắt nhìn phía trước. Tay duỗi thẳng sát sườn, các ngón tay khép. - Động tác nghỉ: Khẩu lệnh: “Nghỉ” Kỹ thuật(có hai tư thế): + Đứng thoải mái, trọng tâm dồn vào một chân, chân kia thả lỏng, hơi gập khớp gối. Thân trên thẳng, mỏi chân nọ đổi chân kia. 11 + Hai chân đứng rộng bằng vai, trọng tâm dồn đều trên 2 chân. Hai tay nắm lấy nhau ở sau lưng. - Trường hợp các em sai nhiều, giáo viên hướng dẫn, làm mẫu và có thể giải thích thêm như: nhắc nhở các em tay phải tay cầm bút và ngược lại tay cầm bút là tay bên kia tay trái, giang hai tay sang 2 bên sẽ là các hướng quay bên phải hoặc bên trái. d/ Sửa sai động tác quay phải, quay trái, quay sau: - Thường thuờng chúng ta thấy các em không xác định đuợc góc quay, quay phải hay trái quá 90 độ, quay sau thường hay té ngã. Do tư thế đứng sai, thuờng vung tay ra ngoài khi thực hiện các động tác. Giáo viên sửa sai bằng cách phân tích, làm mẫu thật nhiều lần và tăng cuờng thực hành, bồi duỡng cho cán sự bộ môn, dành thời gian tập luyện và thi theo tổ, tập riêng đối với những em tiếp thu chậm, tổ chức thi biểu diễn. Trong quá trình thi biểu diễn nên xếp loại tập thể tổ kèm theo việc nhận xét, sửa sai, tuyên dương khen thưởng. - Động tác quay phải, trái tại chỗ: Khẩu lệnh: “Bên phải(trái) – Quay” Kỹ thuật: Dứt động lệnh người tập dồn trọng tâm sang chân phải (trái), dùng gót chân làm trụ, phối hợp với nửa bàn chân trái(phải). Quay toàn thân sang phải(trái) 900. Sau đó đưa chân trái(phải) lên sát chân phải(trái). Hai tay duỗi sát thân, chân thẳng thành tư thế đứng nghiêm. - Quay đằng sau: Khẩu lệnh: “Đằng sau - Quay” Kỹ thuật: Như quay phải, nhưng quay một góc 1800 - Chú ý: Với động tác này khi học sinh quay phải giữ thăng bằng, hai tay ép sát thân không được vung tay. Giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở các em trong quá trình tập luyện e/ Sửa sai khi đi đều, đi đều- đứng lại, đổi chân khi đi sai nhịp: - Muốn cho học sinh đi đều đúng giáo viên cần tập kỹ phần giậm chân tại chỗ rồi mới cho đi đều. Ví dụ: Khẩu lệnh hô Đi đều - đứng lại: 12 - Khẩu lệnh đi đều và đứng lại, đây là nội dung học khó và quan trọng đối với phần đội hình đội ngũ của thể dục lớp 4, là tiền đề để học tiếp nội dung này ở các lớp trên, nếu việc giảng dạy làm mẫu của giáo viên không chuẩn, sửa chữa không kịp thời sẽ làm các em trở thành thói quen trong tập luyện và sẽ khó sửa chữa, có sửa chữa để đúng kĩ thuật cũng phải mất nhiều thời gian. - Với động tác đi đều - đứng lại, giáo viên dùng phương pháp dạy học phân chia, cho cả lớp tập đồng loạt tại chỗ sau đó phân chia nhóm tập và lúc này giáo viên là người điều khiển hô lớp tập + Phương pháp phân chia: + Tập tư thế đánh tay nhuần nhuyễn(tay đưa ra phía trước gập khuỷu tay ngang ngực và vuông góc, tay đưa về sau thẳng và khép lại sát thân người, bàn tay nắm hờ, tư thế thoải mái, mắt nhìn thẳng) (Hình 1). + Tập giậm chân: Sau khẩu lệnh hô giậm chân tại chỗ, HS đồng loạt co gối nâng bàn chân trái lên cao cách mặt đất 15- 20cm, lúc này bàn chân trái giậm chạm đất sẽ là nhịp 1, hết nhịp 1 chân phải nâng lên và đồng thời giậm chạm đất sẽ là nhịp 2. Động tác cứ nhứ vậy nhịp 1 rơi vào chân trái và nhịp 2 rơi vào chân phải(Hình 2). (Hình 1) (Hình 2) + Động tác đứng lại:Dự lệnh đứng lại...khi bàn chân phải chạm đất, HS tiếp tục giậm một nhịp chân trái. Khi có động lệnh “đứng”( cũng vào thời điểm bàn chân phải chạm đất), giậm thêm một nhịp chân trái sau đó đưa chân phải về áp sát với chân trái thành tư thế đứng nghiêm. + Dùng phương pháp hoàn chỉnh: Kết hợp động tác đánh tay và giậm chân, khi khẩu lệnh hô (giậm chân tại chỗ...bước), Sau khẩu lệnh hô giậm chân tại chỗ, HS đồng loạt co gối nâng bàn chân trái lên cao cách mặt đất 15- 20cm, đồng thời tay trái đánh thẳng ra sau, tay phải đánh ra trước, cẳng tay co lại song song với ngực, 13 bàn tay nắm hờ, sau đó đặt bàn chân trái chạm đất đúng vào nhịp 1. Tiếp theo dồn trọng tâm vào chân trái, nâng gối và bàn chân phải lên cao, đồng thời đổi chiều đánh của hai tay, sau đó đặt bàn chân phải chạm đất đúng vào nhịp 2. Động tác lặp lại như vậy một cách nhịp nhàng, cứ tay lọ chân kia luân phiên, nhịp 1 rơi vào chân trái, nhịp 2 rơi vào chân phải, toàn thân không gò bó, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi. - Sau khi học sinh đã tập thành thạo động tác giậm chân tại chỗ và đứng lại thì cho HS tập đi đều + Khẩu lệnh: “Đi đều - bước!” + Động tác: Khi nghe động lệnh “bước”, chân trái bước lên, trong tâm dồn vào chân trái sau đó bước tiếp chân phải lên, người hơi ngả về trước, hai tay đánh tự nhiên, khi tay đưa ra phía trước gập khuỷu tay ngang ngực và vuông góc, tay đưa về sau thẳng và khép lại sát thân người, bàn tay nắm hờ (tốc độ đi trung bình một phút từ 110-120 bước). Đồng loạt bước chân trái về trước một bước với độ dài vừa phải từ 35 cm-45 cm sao cho đặt bàn chân chạm đất đúng nhịp 1, hai tay đánh phối hợp như khi giậm chân tại chỗ. Tiếp theo dồn trọng tâm vào chân trái, bước chân phải về trước đồng thời đổi chiều đánh tay sao cho chân chạm đất đúng vào nhịp 2. Động tác cứ lặp đi lặp lại một cách nhịp nhàng, đúng nhịp, nhịp 1 chân trái bước lên, nhịp 2 chân phải bước lên và cứ thế lặp đi lặp lại theo nhịp 1-2, 1-2, ... Khi học sinh đã đi đều tốt chúng ta mới dạy cho các em đi đều vòng phải vòng trái. 14 + Khi nghe khẩu lệnh: “Đứng lại – đứng!” Dự lệnh “Đứng lại” rơi vào chân phải, lúc này chân trái tiếp tục bước lên một bước nữa, rồi chân phải về trước chạm đất đúng vào động lệnh “đứng!”. Sau động lệnh, tiếp tục bước chân trái một bước về trước, đưa chân phải về với chân trái và đứng lại, người ở tư thế nghiêm. - Trong quá trình giảng dạy chúng ta thấy khi các em đi đều thường sai nhịp chân thì chúng ta huớng dẫn cách đổi chân, khi đi sai nhịp bằng cách giậm đúp chân trái một nhịp nữa gọi là nhịp đệm. Nhịp 1 chân trái buớc lên, chân phải nhanh chóng buớc tiếp, mũi chân sát gót chân trái đồng thời chân trái buớc nhanh lên phía trên 1 bước nhỏ, tiếp theo chân phải buớc lên vào nhịp 2, buớc đệm cần thực hiện nhanh mới khớp nhịp 1-2,1-2, ... + Đổi chân khi đi sai nhịp là động tác khó vì phải có bước kép, do vậy khi thực hiện động tác HS thường nhẩy lên hoặc bước đệm quá dài. GV sửa bằng cách, GV làm mẫu lại động tác bước đệm sau đó cho HS tập chậm theo các cử động cho tới khi thuần thục theo nhịp đi bình thường. Động tác này cần tập nhiều thì các em mấy trở thành thói quen và việc nắm vững kĩ thuật sẽ trở thành kĩ năng đổi chân khi đi sai nhịp. Do đó giáo viên chú ý cho các em tập luyện bằng nhiều hình thức như: tập thể, chia tổ và cá nhân. GV và Ban thể dục cố tình hô sai nhịp và cho HS tập đổi chân nhiều lần và lúc đầu nhịp hô của GV ở mức độ chậm, sau đó khi các em đã quen thì hô nhanh để các em tập luyện. * Biện pháp 4: Tổ chức thi đua biểu diễn, khen thưởng động viên học sinh - Tổ chức thi đua biểu diễn, khen thuởng: Trong những phương pháp dạy học đối với bộ môn Thể dục tôi nhận thấy việc tổ chức cho các em thi đua biễu diễn là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất. Qua phương pháp này, 15 tạo ra cho các em tinh thần thi đua học tập, hứng thú học tập, giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng khi học và giúp cho giáo viên nhận đuợc những thiếu xót để kịp thời uốn nắn sửa chữa. Trong quá trình tổ chức thi đua biểu diễn, GV có thể tổ chức thi biểu diễn theo cá nhân hoặc nhóm. Giáo viên nên khen nhiều hơn để động viên tinh thần các em tập luyện. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp - Biên pháp thứ nhất “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” đây là biện pháp quan trọng, giúp cho quá trình giáo dục những kĩ năng cơ bản của môn học và là tiền đề để cho các biện pháp khác được thực hiện. Những biện pháp còn lại giữ vai trò hỗ trợ cho nhau để hoàn chỉnh nội dung nghiên cứu của đề tài đưa ra. - Trong thời gian áp dụng những biện pháp vào quá trình giảng dạy, tiết dạy trở lên hiệu quả hơn, học sinh hứng thú hơn và để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có sự phối hợp gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội 3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. - Thời gian về trường công tác được nhà trường giao cho giảng dạy từ khối 1 đến khối 5, qua thực tế hơn 2 năm giảng dạy thể dục bậc tiểu học tôi nhận thấy phần đội hình đội ngũ của các lớp vẫn còn lúng túng ở một số đội hình, các em gần như không nắm rõ về lý thuyết và thực hành. Sau một thời gian giảng dạy cho học sinh ở các khối lớp tôi đã cùng với một số giáo viên kiệm nhiệm tập trung trao đổi kinh nghiệm và đưa ra một số phương pháp dạy học sao cho phù hợp với lứa tuổi và học sinh tại địa phương, từ đây có những biện pháp làm sao giúp cho học sinh có kĩ năng phần đội hình đội ngũ và sau 12 tuần áp dụng các biệp pháp trên cho học sinh khối lớp 4 tôi thu được kết quả lớp 4A và lớp 4B như sau: Lớp/sĩ số Đạt loại Kĩ năng HTT - Khẩu lệnh HT CHT 620(%) 18(60%) 6(20%) 9(30%) 17(56,7%) 4(13,3%) - Tập hợp hàng ngang, nghỉ, nghiêm, dóng hàng, điểm số 4A(30) - Tập hợp hàng dọc, nghỉ, 16 nghiêm, dóng hàng, điểm số - Đi đều, đổi chân khi sai nhịp - Khẩu lệnh 6(20%) 16(53,3%) 8(26,7%) 7(22,5%) 19(61,2%) 5(16,1%) - Tập hợp hàng ngang, nghỉ, 4B(31) nghiêm, dóng hàng, điểm số - Tập hợp hàng dọc, nghỉ, 11(35,4%) 18(58%) 2(6,5%) nghiêm, dóng hàng, điểm số - Đi đều, đổi chân khi sai nhịp 8(25,8%) 19(61,2%) 4(12,9%) - Nhìn vào kết quả trên tôi thấy kỹ năng của học sinh tiến bộ rõ rệt, học sinh mạnh dạn, linh hoạt, nhanh nhẹn hơn, ý thức kỷ luật tốt hơn và có khả năng làm việc độc lập rất cao. Học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện của nhóm của lớp. Đối với học sinh đã có kĩ năng thì các em học nhiệt tình, động tác chuẩn xác hơn. Đối với học sinh chưa đạt yêu cầu tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt và hòa đồng với các bạn trong lớp, phụ huynh học sinh rất vui, qua đó phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn tới môn học này và quan tâm đến con em nhiều hơn. Bản thân tôi tự tin và chủ động hơn khi dạy phần đội hình đội ngũ, tiết dạy trở nên sôi động. - Hàng năm Liên đội nhà trường đều tổ chức thi nghi thức đội, chính vì có hoạt động phong trào này mà đòi hỏi các em học sinh phải có kĩ năng về đội hình đội ngũ, qua 2 đợt thi thi nghi thức tại trường và qua khảo sát của các giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh thì nhìn chung các em nắm bắt kỹ thuật động tác tốt hơn, ý thức trong xếp hàng nhanh nhẹn, hình thành kĩ năng động tác nhanh chóng, các em có thói quen trong tập luyện, các em biết áp dụng kĩ năng động tác khi tham gia các hoạt động phong trào tại trường và khi về nhà. - Với kết quả đạt được qua áp dụng những kinh nghiệm tại trường, tôi sẽ tiếp tục vận dụng vào giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nhằm giúp học sinh nắm vững phần đội hình đội ngũ, nâng cao dần chất lượng cho tiết học và đồng thời nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động mang tính chất tập thể của nhà trường. 17 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: - Việc nghiên cứu đưa vào giảng dạy môn thể dục nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển các tố chất vận động là vô cùng cần thiết. Giảng dạy phần đội hình đội ngũ cho học sinh là một vấn đề quan trọng và phải làm ngay từ đầu năm học. - Từ thực tiễn đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp được rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân nhằm nâng cao kĩ năng khi học các động tác của phần đội hình đội ngũ, đây là một trong những đặc trưng quan trọng của bộ môn và các biện pháp này áp dụng được cho giáo viên chuyên trách, giáo viên kiêm nhiệm và tất cả học sinh trong trường. - Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục. Một số yếu tố vô cùng quan trọng đối với bộ môn hoạt động ngoài trời đó là sân bãi, dụng cụ, môi trường cho tập luyện. - Muốn nâng cao thể lực cho học sinh không những chỉ có sự nỗ lực của các em, sự nhiệt tình, sáng tạo của thầy cô mà còn phải có sự quan tâm, chỉ đạo của nhà trường, tổ chuyên môn, phụ huynh học sinh và các tổ chức có liên quan. 2. Kiến nghị: - Giáo viên thường xuyên đề xuất với ban giám hiệu nâng cấp sân bãi tập luyện như trồng thêm cây xanh để tạo thêm bóng mát cho học sinh tập luyện - Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm vận động phụ huynh học sinh mua trang phục thể dục cho các em để các em vận động được dễ dàng, thoải mái. - Đề nghị nhà trường đầu tư, mua một số thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy như các loại bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, hố cát nhẩy.... - Đề nghị đến đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cấp trường để gây hứng thú trong học tập của học sinh. Người viết sáng kiến Trần Minh Quý 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách hướng dẫn rèn luyện đội viên của ban thanh thiếu niên. 2. Sách giáo viên thể dục lớp 1, 2, 3, 4 của nhà xuất bản Giáo dục. 3. Băng đĩa hình dạy mẫu của trung tâm nghe nhìn Giáo dục 4. Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn ở tiểu học. 5. Tham khảo quá trình sinh lý học TDTT nhà xuất bản năm 1995 6. Nghiên cứu và ứng dụng thông tư 22. 7. Một số tài liệu tham khảo khác. 19 MỤC LỤC I. Phần mở đầu:……………………………………………….…..….....……...1 1. Lý do chọn đề tài. ………………………………………….………….…....1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. ………………………………………..…....1 3. Đối tượng nghiên cứu. ……………………………………………….….....2 4. giới hạn của đề tài. ………………………………………………….……...2 5. Phương pháp nghiên cứu. ……………………………………………….…2 II. Phần nội dung..………………………………………………………...…...2 1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………..…2 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………………………...3 3. Nội dung và hình thức của biện pháp….……………………………….…..5 3.1. Mục tiêu của biện pháp...……………………………………………..….5 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp…..........……….…………....6 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp….............................…………………..16 3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. ………………………………………………………….......16 III. Phần kết luận, kiến nghị. …………………………………………….…..18 1. Kết luận:.…………………………………………………………………..18 2. Kiến nghị:.………………………………………………………………....19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan