Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả

.PDF
3
36
125

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ……………… 1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 viết đúng Chính tả" 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy: Trong quá trình giảng dạy phân môn Chính tả các em thường viết sai rất nhiều các phụ âm đầu như: ng, ngh, g, gh,...; âm cuối ng, n, t, c,... các tiếng, từ chứa vần có nguyên âm đôi iê, yê, lỗi do phát âm địa phương như lẫn lộn dấu thanh, dấu hỏi, dấu ngã như: rổ / rỗ; vẻ/ vẽ... Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung thường do các nguyên nhân sau: - Do một số học sinh đọc chậm và phát âm sai dẫn đến viết sai. - Do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương nên hầu hết các em phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối n/ng/nh và t/c/ch. - Do học sinh chưa nắm vững về các quy tắc chính tả. - Do học sinh chưa hiểu đúng nghĩa của một số từ. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Muốn học sinh viết đúng Chính tả trước tiên thầy cô phải đọc đúng, phát âm chuẩn, nắm vững quy tắc chính tả... Khi đó các em sẽ viết đúng chính tả và học tốt các môn học khác. Chính vì vậy muốn giúp cho học sinh viết đúng chính tả, ham thích học môn Tiếng Việt và đặc biệt rất thích viết chính tả tôi đã thực hiện những nội dung như sau: a. Khảo sát chất lượng đọc, viết: Ngay từ đầu năm học, tôi đã khảo sát chất lượng đọc, viết để biết được học sinh đạt kiến thức ở mức độ nào. Từ đó tôi có biện pháp giúp đỡ. Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý như em viết sai, chữ xấu ngồi gần em viết đúng, viết đẹp. Hàng ngày, tôi thường xuyên quan tâm, kèm cặp giúp đỡ học sinh đọc, viết chưa đạt chuẩn và động viên giúp đỡ kịp thời. Ngoài ra, trong tiết phụ đạo tôi nhờ những học sinh học tốt trong lớp tiếp tay kèm cặp những học sinh đọc chậm, viết sai nhiều bằng cách ngồi nghe bạn đọc, chỉnh sửa lỗi phát âm, sau đó đọc lại bài cho bạn viết ra giấy nháp trước, dò bài đối chiếu với sách giáo khoa xem những tiếng có âm đầu, âm cuối, vần, dấu thanh nào mà bạn mình đã viết sai có thể viết lại những chữ đó nhiều lần ra giấy nháp hoặc ra bảng con. Đồng thời tôi cũng dành thời gian cho học sinh đọc còn chậm so với tốc độ của lớp luyện đọc nhiều, chỉnh sửa lỗi phát âm, rèn chữ viết và hướng dẫn cách trình bày câu văn, đoạn văn, thể loại văn, ...trước khi viết chính tả. b. Luyện phát âm cho học sinh. Muốn học sinh viết đúng chính tả, phải chú ý luyện phát âm một cách rõ ràng cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy. Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong môn Tiếng Việt mà được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các môn học. Với những học sinh nói ngọng, nói lắp…do đó phát âm sai thì việc sửa cho các em đọc đúng là rất khó, cho nên tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc chậm, rõ ràng để các em phân biệt và hiểu nghĩa của từ. Khi đọc những tiếng có thanh hỏi tôi đọc rõ ràng, 1 miệng thật tròn, với thanh ngã tôi đọc nhấn giọng lưu ý các em kết hợp cả nghe và quan sát khi giáo viên đọc để viết cho đúng. Vì vậy, tôi phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng được. Ở trong mọi trường hợp nếu học sinh đọc sai, tôi phải sửa cách phát âm ngay nhất là những vần có các âm cuối thường hay viết sai. VD: Khi hướng dẫn học sinh phát âm thì những tiếng có chứa các vần có âm cuối n hoặc t vào một nhóm. Khi phát âm những vần trên thì cần phải uốn lưỡi sát lợi trên, luồng hơi bị cản. Những vần có âm cuối “c, ng” vào một nhóm. Vì cách phát âm c/ng giống nhau khi phát âm các vần trên phải há miệng giữ cho luồng hơi cản lại. Những vần có âm cuối là “nh” như vần inh, anh, ênh khi phát âm hai hàm răng chạm vào nhau, luồng hơi không bị cản. c. Phân tích và so sánh: Với những tiếng khó mà học sinh thường hay viết sai, giáo viên cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, cho học sinh so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. VD: Khi viết tiếng “muốn” học sinh hay viết thành tiếng “muống”. Giáo viên cần yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: - Muốn: M + uôn + thanh sắc. - Muống: M + uông + thanh sắc. So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng” muốn” có âm cuối là “n”, tiếng “muống” có âm cuối là “ng”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết các em sẽ không viết sai. d. Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ: (Đây là biện pháp tốt nhất giúp học sinh ghi nhớ bền vững) Việc giải nghĩa từ thường là việc làm rất cần thiết trong phân môn chính tả, khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng, việc nắm nghĩa của từ giúp học sinh ghi nhớ một cách bền vững Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: - Giải nghĩa bằng văn cảnh: Đưa từ cần giải nghĩa vào hoàn cảnh cụ thể và gần gũi với học sinh - Dùng hình ảnh trực quan minh họa khi giải nghĩa từ - Sử dụng đặc điểm của từ loại để giải nghĩa - Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa khi giải nghĩa từ - Cho học sinh tập đặt câu với từ cần giải nghĩa... - Hàng tuần phát động phong trào đọc sách, truyện và tổ chức thi kể một đoạn giữa các nhóm, kể trước lớp. Sau đó giáo viên tìm từ khó hiểu trong truyện giúp học sinh hiểu nghĩa của từ khó. Hình thức này được thực hiện trong các buổi ôn hoặc tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp (có tổng kết, tuyên dương, khen thưởng để động viên khuyến khích học sinh). e. Hướng dẫn học sinh nắm vững quy tắc chính tả: Nhắc lại quy tắc chính tả thường xuyên, liên tục trong tiết chính tả giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn - Luật chính tả khi viết iê/yê: + Khi viết các tiếng chứa vần có nguyên âm đôi iê (âm tiết là i ngắn) thì những vần đó được ghép với phụ âm đầu. + Ngược lại những tiếng chứa vần có nguyên âm đôi yê (âm tiết đầu là y dài) thì những tiếng đó không ghép với phụ âm đầu + Khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê thì viết phụ âm đầu là k, ngh, gh. 2 + Còn những phụ âm đầu c. ng, g, thì ghép với các nguyên âm còn lại là: o, ô, ơ, a, ă, â. Riêng âm qu khi đứng trước các vần có âm đệm viết là u - Các phụ âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê. - Luật bổng –trầm: Trong các từ láy phụ âm đầu, thanh (hay dấu) của hai yếu tố cùng một hệ bổng (ngang, sắc, hỏi) hoặc trầm (huyền / ngã/ nặng). * Bổng - Ngang + hỏi: nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo, vui vẻ… - Sắc + hỏi: nhắc nhỏ, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ… - Hỏi + hỏi: lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển… * Trầm: - Huyền + ngã: sẵn sàng, lững lờ, vồn vã… - Nặng+ ngã: nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ… - Ngã + ngã: dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo… g. Học sinh thực hành làm bài tập chính tả với các hình thức phong phú: - Dạng bài tập lựa chọn - Dạng bài tập điền khuyết - Bài tập tìm từ chứa tiếng 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Những biện pháp nêu trên tôi đã vận dụng và thực hiện đối với lớp mình chủ nhiệm, ngoài ra có thể áp dụng đối với các khối lớp trong toàn trường nói riêng và toàn huyện nói chung và có thể được nhân rộng ở các trường Tiểu học khác trong Tỉnh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Với các biện pháp tổ chức dạy học vận dụng vào lớp mình chủ nhiệm đã thu được kết quả khả quan, chuyển biến rõ rệt. Học sinh hào hứng học tập, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả trình bày bài sạch sẽ, đẹp mắt và chuẩn bị bài tốt hơn. Kết quả được ghi nhận như sau: Lớp TS HS Các lần KT 3/ 4 Đầu năm Cuối HKI Cuối HKII 38 Điểm 9,10 7,8 8 21,0% 10 26,3% 12 31,7% 11 28,9% 22 57,9% 13 34,2% 5,6 12 31,7% 11 28,9% 3 7,9% 1→ 4 8 21,0% 4 10,5% 0 Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện trong giảng dạy. Rất mong sự góp ý của lãnh đạo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Kiên Lương, ngày 04 tháng 5 năm 2017 Người mô tả Hà Thị Hồng Thúy 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng