Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu trong phân mô...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu trong phân môn chính tả nghe – viết

.DOC
7
159
74

Mô tả:

BÀI THI “Cuộc thi viết về giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học” Thực hiện Kế hoạch số 53-KH/PGDĐT, ngày 20/12/2017 của Phòng GDĐT huyện Năm Căn về “Cuộc thi viết về giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học” Năm học 2017 - 2018. Bản thân có một giải pháp như sau: Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng nghe, viết, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp GV bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt cho HS. Phân môn Chính tả lớp 2 có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các quy tắc Chính tả và hình thành kĩ năng Chính tả. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ. Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, GV còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt. Dạy chính tả theo khu vực phải xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh ở từng khu vực, từng vùng để hình thành nội dung giảng dạy. Qua thực tế điều tra qua các bài viết của học sinh lớp 2 tôi nhận thấy học sinh viết chữ sai lỗi nhiều nhưng sai chủ yếu là phụ âm đầu. Vì vậy tôi quyết định xây dựng giải pháp: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu trong phân môn Chính tả Nghe – viết”. 1. Thực trạng chung: Trường TH 1 xã Hiệp Tùng là một điểm trường năm trong khu kinh tế nuôi trồng thủy sản, nơi tập trung dân cư của rất nhiều vùng miền trong cả nước sinh sống ( miền Bắc, miền Trung, miền Nam và đa số là người địa phương). Năm ở vị trí xa nơi trung tâm, việc giao lưu để phát triển vốn ngôn ngữ còn nhiều hạn chế. Mỗi một vùng miền lại có những lỗi phát âm khác nhau nên việc Nghe - viết, phát âm các em h/s còn nhiều hạn chế do phương ngữ. Chính vì vậy, việc Nghe - viết chính tả các em thường mắc nhiều lỗi. Mặt khác, đa số gia đình các em có đời sống khó khăn nên việc quan tâm đến việc học tập của các em còn hạn chế. Ngoài ra trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi băng 2 hoặc 3 dạng. Ví dụ: /k/ ghi băng c, k, q, âm “gờ” ghi băng g, gh; âm “ng” ghi băng ng, ngh. Phân môn Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở lớp 2 bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Mỗi tiết học trong phân môn Chính tả ở lớp 2 có hai phần đó là chính tả đoạn bài và chính tả âm vần. Phần chính tả đoạn bài là học sinh Nghe - viết (Tập chép) một đoạn văn, đoạn thơ (theo số lượng tiếng của từng bậc học trong chuẩn KTKN) sau khi được đọc và tìm hiểu các hiện tượng chính tả trong thời gian khoảng 10 phút. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả. Thời gian dành cho bài tập chính tả âm vần dù là rất ngắn so với chính tả đoạn bài song việc rèn kỹ năng qua bài tập đó có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh. 2. Thực trạng trong quá trình giảng dạy: a. Đối với học sinh: - Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm vần, chưa phân biệt được cách phát âm của GV, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả. Qua thống kê các loại lỗi, học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau: - Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh,… - Lỗi do không hiểu nghĩa của từ ( như để dành - tranh giành) ) - Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả ( như gh, ngh chỉ đứng trước i, e, ê.) g / gh: đua ge/ đua ghe ng / ngh : củ ngệ/ củ nghệ c / k: cây céo/ cây kéo - Lỗi phát âm do sai phương ngữ (như l - n, s - x, tr - ch,v – gi – d,...) ch / tr: con chăn/ con trăn s / x: chim xẻ/ chim sẻ Qua thực tế các lỗi về ch/ tr; s/ x; r/ g ; v/d/ gi , l/n là phổ biến nhiều hơn cả. * Nguyên nhân: - Do các em phát âm theo thói quen địa phương (phương ngữ). - Do các em chưa hiểu nghĩa từ. - Về nhà chưa đọc bài, chuẩn bị bài. - Khi thầy cô giảng bài phân tích các chữ khó các em không chú ý lắng nghe để nắm và nhớ cấu tạo của tiếng. - Do không thuộc các quy tắc chính tả. b. Về phía phụ huynh: - Phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc kiểm tra bài vở của con em mình. - Một số phụ huynh phát âm chưa chuẩn các âm đầu dẫn đến con cái cũng bị ảnh hưởng phát âm sai. c. Về dạy chính tả của giáo viên: - Trong quá trình dạy phân môn chính tả, giáo viên chưa làm công tác điều tra để phân biệt các nhóm đối tượng học sinh viết sai chính tả để giáo viên có biện pháp giúp đỡ với từng nhóm đối tượng. - Trong quá trình đọc cho học sinh viết giáo viên chưa quan tâm chú ý đến cách đọc, giáo viên chủ yếu đọc theo cụm từ, tiếng để học sinh viết mà chưa đọc trọn câu để học sinh nghe và hiểu rõ câu văn để viết đúng. - Đối với các bài tập âm vần, giáo viên chưa giải nghĩa từ, khắc sâu kiến thức băng cách đặt câu hoặc đặt từ vào một số tình huống cụ thể để học sinh hiểu nghĩa của từ. Một số giáo viên chưa lựa chọn được các bài tập cần làm phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình nên chưa phát huy hết tác dụng của bài tập để sửa lỗi sai cho học sinh. 3. Biện pháp khắc phục lỗi Chính tả: a. Đối với học sinh - Rèn luyện kỹ năng: Nghe - Nhớ - Vận dụng thực hành đối với phương châm “em nghe - em nhớ - em làm - em hiểu”. - Ở nhà thường xuyên luyện viết, chuẩn bị trước bài ở nhà, học ở bất cứ nơi nào, dù ở nhà hay ở trường cũng phải luôn nghiêm túc và tập trung trong khi học tập. - Cùng với lớp tham gia trò chơi, học tập thường xuyên để kiểm tra kiến thức chính tả của mình qua việc bồi dưỡng học sinh yếu và học sinh giỏi sau một tuần học tập . b. Đối với phụ huynh : - Phụ huynh cần trao đổi với giáo viên về cách đọc - viết của con em mình ở nhà. Quan tâm kiểm tra tình hình học tập của con em hàng ngày. - Khắc phục lỗi phát âm sai để con cái nêu gương, không bị ảnh hưởng khi giao tiếp. c. Đối với giáo viên dạy trên lớp: * Tự bồi dưỡng: Để dạy tốt Người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề, có kiến thức cơ bản về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học… có liên quan đến chính tả. Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn chính tả. Kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho sát hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Học sinh có đọc đúng và ghi nhớ âm đúng thì khi giáo viên đọc, học sinh sẽ tái hiện và viết đúng. Vì vậy trước hết giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ đọc vừa phải để học sinh dễ phân biệt các âm hay lẫn lộn dẫn đến sai. * Dùng các biện pháp hướng dẫn HS phân biệt các hiện tượng chính tả, ghi nhớ quy tắc chính tả * Phân tích so sánh Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. Ví dụ: Khi viết tiếng “nặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nặn” giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này. Nặng = N + ăng + thanh nặng Nặn = N + ăn + thanh nặng So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “nặng”có âm cuối là “ng”, tiếng “nặn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai. * Giải nghĩa từ Do phương ngữ của từng vùng khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. Ví dụ: vác nặng - vác lặng Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn,… nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. * Hướng dẫn mẹo luật chính tả: Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau : Để phân biệt âm đầu s/ x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu băng s : si, sồi, sả, sứ, sắn, sung, sao, sim, su su, sầu đâu, sơn trà, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng, so đũa, sáo, sâu, sên, sam, sán, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo, sư tử,… Để phân biệt âm đầu tr/ ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu băng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, chuột, chó, chí, chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi,… * Cho HS làm nhiều dạng bài tập chính tả: Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập Chính tả khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các quy tắc Chính tả để ghi nhớ. Trong quá trình dạy các bài tâ ̣p Chính tả âm vần, giáo viên cần có sự lựa chọn bài tập phù hợp với đa số đối tượng học sinh của lớp và cá biệt đối với các nhóm đối tượng học sinh của lớp. * Bài tập trắc nghiệm khoanh tròn Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ viết đúng : a - nàng xóm b - chổi che c - xa xa d - lo lắng e - chang chang g - chim xẻ * Trắc nghiệm đúng – sai Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô trống trước những chữ viết sai chính tả: gia đình da vào cặp da dòng giống giông bão râm bụt * Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính tả: A Long Sáng giận Con B dữ sủa trăn lanh * Bài tập lựa chọn Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau: Đôi………này đế rất cao (dày, giày) Em thích nghe kể…………hơn đọc……… ( truyện, chuyện ) * Bài tập điền khuyết Điền vào chỗ trống cho phù hợp d, r hoặc gi : …án cá, ….ễ….ãi, đêm….ao thừa, xếp hàng….ọc s hoặc x : ….ôn….ao,….a….ôi,….ung phong, đơn….ơ * Bài tập phân biệt Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau no – lo dành – giành Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những quy tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhăm hình thành các kĩ xảo chính tả cần đưa ra những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó định hướng cho học sinh đi đến cái đúng. Tóm lại: Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nôn nóng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan