Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 còn khó khăn trong học tập đọc đúng, v...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 còn khó khăn trong học tập đọc đúng, viết đúng chính tả

.PDF
8
102
121

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT TAM NÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LONG A SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018 TÊN SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 CÒN KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP ĐỌC ĐÚNG, VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ Tác giả: Nguyễn Thị Huệ Chức vụ: Giáo viên dạy lớp NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I.Thực trạng và nguyên nhân: 1. Thực trạng:  Mặt mạnh: - Thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục, các Ban ngành đoàn thể và Ban giám hiệu Nhà trường đã đề ra kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học, theo dõi ,lấy số liệu những học sinh còn khó khăn trong học tập, đôn đốc thường xuyên, kết hợp chặt chẽ với các Ban ngành đoàn thể ở địa phương nhằm tránh tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp. - Một số giáo viên nhiệt tình và có kinh nghiệm trong giảng dạy. - Đa số phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học tập của các em.  Hạn chế: + Lỗi về đọc: - Một số học sinh đọc còn đánh vần, phát âm sai. +Lỗi về chính tả: - Lỗi về dấu thanh: hỏi/ngã: mẩu chuyện /mẫu chuyện ; nghỉ ngơi/nghĩ ngơi; ngã ba /ngả ba … - Lỗi âm đầu: + ch/tr: cây tre/ cây che ; trồng cây / chồng cây … + s/x: ngôi sao / ngôi xao; đường sá / đường xá … 1 + v/d/gi: dao động/giao động, vải lụa/dải lụa ... - Vần: + Lỗi âm chính: con hươu / con hưu ; noi gương/nôi gương + Lỗi âm cuối: t/c: đứt tay / đức tay; rửa mặt / rửa mặc ; n/ng: cây bàng / cây bàn ... - Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học tập của các em. - Qua buổi họp bàn giao học sinh giữa giáo viên cũ và giáo viên mới. Trong tuần lễ sinh hoạt học đường tôi tìm hiểu sơ bộ tình hình học tập của lớp mình trực tiếp giảng dạy cụ thể như sau: TỔNG SỐ HỌC SINH 31 / 14 ĐỌC VIẾT HTT TL% HT TL% CHT TL% HTT TL% HT TL% CHT TL% 5 16,13 17 54,84 9 29,03 6 19,35 16 51,61 9 29,03 2. Nguyên nhân: * Giáo viên: + Một số giáo viên phát âm chưa chuẩn ảnh hưởng đến việc luyện đọc và viết chính tả. Một số giáo viên chỉ tập trung phát âm chuẩn trong các tiết dạy tập đọc, chính tả và sửa lỗi trong các tiết dạy chính tả còn các tiết dạy ở môn học khác thì ít hoặc không quan tâm. + Trong các tiết dạy tập đọc, chính tả, một số giáo viên dạy qua loa, chưa đầy đủ theo tiến trình, bỏ qua một số bước nên chưa đạt hiệu quả cao. Giáo viên ít cho học sinh luyện đọc từ khó,củng cố, khắc sâu mẹo luật chính tả cho học sinh qua các bài đọc,viết, bài tập chính tả. * Học sinh: Một số học sinh cuối năm học chỉ mới vừa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và những em chưa đạt chuẩn nhưng được ôn tập phụ đạo trong hè được lên lớp. Những em này thường đọc chậm, phát âm chưa chuẩn; chưa nắm vững được luật 2 chính tả, kỹ năng nghe của học sinh chưa tốt. Đối với những em này, khả năng ghi nhớ thiếu bền vững, các em chưa thật sự chăm chỉ và tự giác học tập. * Phụ huynh Một số gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của các em vì gia đình khó khăn ba mẹ đi làm ăn xa, các em phải ở nhà với ông bà, anh chị ... Một số phụ huynh giao khoán cho nhà trường nên việc học của các em gặp rất nhiều khó khăn. II. Biện pháp / Giải pháp đã thực hiện: Trong quá trình dạy học bản thân đã nhận thấy được những mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, của nhà trường, cũng như của ngành giáo dục bản thân xin đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh còn khó khăn trong học tập đọc đúng, viết đúng chính tả như sau: * Biện pháp 1: Luyện đọc, phát âm đúng cho học sinh trong các tiết dạy - Sau khi nhận lớp, trong tuần lễ sinh hoạt học đường tôi tìm hiểu phân loại đối tượng học sinh. - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí những em học chậm ngồi chỗ giáo viên dễ quan sát hoặc ngồi chung với những em có năng khiếu để những em này kèm cặp, giúp đỡ bạn. Phân loại những học sinh còn chậm đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. - Muốn học sinh đọc đúng thì người giáo viên luôn phát âm chính xác.Việc đọc đúng, đọc to, rõ ràng, mạch lạc của giáo viên là rất quan trọng để giúp học sinh nghe từ đó học sinh mới đọc đúng, viết đúng. Ngược lại, nếu giáo viên phát âm không chuẩn sẽ dễ dẫn đến học sinh nghe không rõ, sẽ đọc sai, hiểu sai nghĩa sẽ viết sai lỗi chính tả. Giáo viên phải luôn luôn phát âm đúng ở tất cả các tiết dạy nhằm góp phần hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết của học sinh. 3 - Tích cực luyện cho học sinh phát âm chuẩn: Muốn học sinh đọc đúng,viết đúng chính tả, giáo viên phải luôn tích cực rèn luyện phát âm cho học sinh. Hàng ngày, theo dõi sửa sai cho học sinh thường xuyên, liên tục trong tất cả các môn học. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học về “cách phát âm và vị trí phát âm”, không nên nói chung chung, yêu cầu học sinh phát âm lại mà bản thân học sinh chưa biết “cách phát âm và vị trí phát âm”. - Muốn học sinh đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi hợp lí ...thì đối với những em còn khó khăn về đọc này trong các tiết dạy tập đọc giáo viên phải cho học sinh luyện đọc những câu ngắn, nếu học sinh đọc có tiến bộ cho các em luyện đọc câu dài và sau đó nâng dần lên đọc đoạn ...Sau mỗi tiết học giáo viên phải giao bài đọc về nhà cho học sinh tự luyện ở nhà, ngày hôm sau giáo viên phải dành thời gian kiểm tra việc luyện đọc ở nhà của học sinh. Giáo viên có thể tổ chức thi đua như “Đôi bạn cùng tiến” nếu cặp đôi nào giúp đỡ bạn có tiến bộ thì sẽ có thưởng... Ngoài ra giáo viên có thể dành thời gian để phụ đạo trái buổi cho những em này. - Trong quá trình dạy học, nếu học sinh nào có tiến bộ thì giáo viên phải kịp thời khen ngợi các em cho dù các em có tiến bộ rất ít để các em tự tin trong học tập. * Biện pháp 2: Giúp học sinh viết đúng chính tả - Để học sinh viết đúng chính tả thì trong mỗi tiết dạy giáo viên phải dạy đúng quy trình tiết chính tả, không tùy tiện cắt bỏ một số bước dạy. Trong phần hướng dẫn chính tả giáo viên có thể áp dụng các hình thức như: + Phần chuẩn bị chính tả đối với những bài học sinh chưa được học tập đọc thì giáo viên phải cho học sinh tìm hiểu nội dung bài để học sinh hiểu nghĩa của từ và góp phần viết đúng chính tả. Phân tích từ khó, quy tắc chính tả và phân biệt nghĩa của từ bằng các biện pháp giải nghĩa từ, phân tích so sánh: + Giải nghĩa từ: Muốn viết đúng chính tả cần phải hiểu nghĩa của từ. 4 Ví dụ: + bác (anh của ba) – bát ( chén - đồ dùng ăn cơm) + Viết là “truyện” khi muốn chỉ tác phẩm văn học được in ( truyện ngắn, truyện cười,…). Viết là “chuyện” khi muốn chỉ một sự việc được kể lại (câu chuyện, kể chuyện, chuyện cũ, chuyện tâm tình, nói chuyện,…) hay chỉ công việc (chưa làm nên chuyện). + Phân tích, so sánh: Ví dụ: chính = ch + inh+ thanh sắc (việc chính, chính mình…) chín = ch + in + thanh sắc (số chín, trái chín…) - Củng cố khắc sâu một số mẹo, luật chính tả qua các bài tập và trò chơi học tập: + Quy tắc viết hoa: viết hoa tên riêng, viết hoa đầu câu. + Quy tắc viết các chữ c/k/q; g/gh; ng/ngh hay i/y, …. Ví dụ: Khi đứng trước các nguyên âm e, ê, i thì các âm đầu c, g, ng phải viết bằng k, gh, ngh. + Luật hài thanh trong từ láy: chia làm 2 nhóm căn bản: Các thanh bổng: Ngang, sắc , hỏi. Các thanh trầm: Huyền, ngã, nặng. Giáo viên nhắc các em học sinh lưu ý là đa số các từ láy âm đầu: nếu tiếng đứng trước mang thanh huyền, nặng hoặc ngã thì tiếng đứng sau sẽ mang thanh ngã; nếu tiếng đứng trước mang thanh ngang, sắc hoặc hỏi thì tiếng đứng sau sẽ mang thanh hỏi ( hoặc ngược lại). Ví dụ:  Ngang – hỏi: nhỏ nhoi, trẻ trung, vui vẻ…  Sắc – hỏi: mát mẻ, sắc sảo, vắng vẻ…  Huyền – ngã: vững vàng, sẵn sàng, mỡ màng, vồn vã…  Nặng – ngã: nhẹ nhõm, lạnh lẽo, đẹp đẽ, mạnh mẽ… 5 + Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch. Ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chuông; chồn, chuột, chó,... + Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: sả, si, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu riêng, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói,... + Đa số từ chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc có vần ênh: gập ghềnh, chông chênh, lênh đênh, lênh khênh, bấp bênh,… - Khi đọc chính tả cho học sinh viết phải đọc đúng tốc độ, đúng thời gian quy định, không đọc quá nhanh, ngắt các cụm từ hợp lí... - Sau khi học sinh được viết bài xong, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự bắt lỗi và sửa lỗi ngay trong bài viết của mình Ví dụ: - Nếu bài viết sai dưới 5 lỗi thì giáo viên hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi ra phía lề lỗi hoặc viết xuống cuối bài. - Nếu bài viết sai trên 5 lỗi thì giáo viên yêu cầu học sinh viết lại bài chính tả ( không cần ghi thứ ngày ). + Trong phần khởi động ( kiểm tra bài cũ ), luyện tập hoặc củng cố giáo viên cần xây dựng trò chơi học tập qua các bài tập chính tả để gây hứng thú cho học sinh. “ Học mà vui – Vui mà học” bằng nhiều dạng bài tập chính tả khác nhau, phù hợp với học sinh. Cụ thể như: Trò chơi “ Bắt sâu cho hoa”, “ Người làm vườn giỏi”, “ Nhặt cỏ vườn hoa”, … Qua mỗi trò chơi, giáo viên giúp học sinh tự phát hiện được các từ sai chính tả và biết sửa lại cho đúng. * Biện pháp 3: Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh 6 Để chất lượng học tập của học sinh đạt kết quả cao thì công tác phối hợp là một biện pháp không thể thiếu. Giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để xây dựng nền nếp học tập cho học sinh ở nhà, có thời gian biểu cụ thể cho từng giờ để các em thực hiện một cách khoa học và có trình tự. Nếu các em tự giác thực hiện tốt được thời gian biểu như vậy thì kết quả học tập của các em ngày càng được nâng cao. III. Hiệu quả và khả năng áp dụng 1. Hiệu quả: Qua tìm hiểu đối tượng học sinh ngay đầu năm học tôi áp dụng các biện pháp nêu trên kết quả học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. -Học sinh phát âm đúng, đọc bài trôi chảy trong các bài tập đọc, cũng như các môn học khác. -Các bài viết chính tả hằng ngày và qua bài kiểm tra cuối kì 1 có tiến bộ rõ rệt so với đầu năm. Kết quả cụ thể như sau: KẾT QUẢ CUỐI KÌ I ( TS 31 / 14 ) ĐỌC VIẾT HTT TL% HT TL% CHT TL% HTT TL% HT TL% CHT TL% 11 35,48 19 61,29 1 3,23 12 38,27 17 54,84 2 6,45 2. Khả năng áp dụng Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho các khối lớp trong toàn trường và các trường bạm trong huyện , trong tỉnh. An Long, ngày 24 tháng 3 năm 2018 Người viết SKKN Nguyễn Thị Huệ 7 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng