Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình “các phương pháp liên kết ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình “các phương pháp liên kết học sinh với tác phẩm mĩ thuật” ở trường tiểu học

.PDF
7
119
92

Mô tả:

PHÒNG GD& ĐT TAM NÔNG TRƯỜNG TH AN LONG A CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2017 - 2018 Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT QUY TRÌNH: “CÁC PHƯƠNG PHÁP LIÊN KẾT HỌC SINH VỚI TÁC PHẨM MĨ THUẬT” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC. Tác giả: Trần Thị Hành, Chức vụ: Giáo viên Mĩ Thuật NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Thực trạng và nguyên nhân: 1.1. Thực trạng: * Mặt mạnh: Mĩ thuật cũng là một trong những môn học chính của chương trình giáo dục tiểu học. Nó tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen cái đẹp trong thiên nhiên, các đồ vật xung quanh, với các tác phẩm nghệ thuật, đồng thời tạo ra được sản phẩm đẹp, nhận thức được cái đẹp để áp dụng vào trong cuộc sống, góp phần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội. Đa phần học sinh rất yêu thích học Mĩ thuật, việc chuẩn bị dụng cụ học tập tốt. Sản phẩm của học sinh đều đạt yêu cầu trong đó có nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo. * Hạn chế: Tuy nhiên đây là một quy trình học mới học sinh cũng chưa hình dung được việc tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật. Các em đã quen với việc học bằng cách nghe và nhìn nhưng chưa được tiếp cận tác phẩm nghệ thuật bằng cách tham gia và tái hiện lại tác phẩm bằng suy nghĩ, cách làm riêng của mình. Đồ dùng dạy học theo phương pháp mới hiện tại ở thư viện không có hầu như giáo viên phải tự chuẩn bị. Phòng học chức năng chưa có nên rất khó cho việc tổ chức học nhóm. Việc cho học sinh tiếp cận các phòng triển lãm tranh, các nơi để học sinh trải ngiệm thực tế hầu như trên địa bàn công tác chưa có. Máy chiếu ở trường cũng chưa trang bị hết các lớp nên vấn đề áp dụng CNTT trong dạy môn Mĩ thuật gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều năm giảng dạy Mĩ thuật và ba năm áp dụng giảng dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch tôi nhận thấy quy trình dạy – học theo phương pháp liên kết học sinh với tác phẩm là một quy trình khó thực hiện đối với học sinh, còn một số học sinh chưa ham thích quy trình này, vì các em còn ngại phát biểu, chưa tự tin trong tiết học để tìm hiểu, quan sát tranh của hoạ sĩ và thiếu nhi vẽ phong phú về đề tài như: Tranh phong cảnh, đề tài sinh hoạt, tĩnh vật, tranh chân dung, tượng… Cũng như là sắm vai nhân vật trong tác phẩm. Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát học sinh tôi dạy ở khối lớp 3, khối 4, khối 5 thông qua thông qua quy trình dạy – học theo phương pháp liên kết học sinh với tác phẩm Mĩ thuật. Khi tổng hợp kết quả thu được: Mức độ Số học sinh Tỷ lệ % Học sinh tự tin mô tả được hình ảnh, bố cục, màu 120/261 sắc và nội dung của bức tranh. Học sinh chưa mạnh dạn, chưa tự tin khi phát biểu. 100/261 Học sinh chưa mô tả được nội dung ,hình ảnh và 41/261 màu sắc của bức tranh. 45,9% 38,3% 15,7% 1.2. Nguyên nhân: Đây là môn học mới thay đổi hình thức, quy trình dạy theo phương pháp mới nên trang thiết bị, đồ dùng dạy học môn mĩ thuật nói chung còn thiếu nhiều, đa phần đều in lại từ sách giáo khoa, tranh ảnh mĩ thuật dù có nhưng hạn chế, tranh ảnh hoạ sĩ Việt Nam và các tài liệu liên quan đến mĩ thuật Việt Nam cũng như mĩ thuật thế giới ở thư viện không có vì vậy phần nào hạn chế những hiểu biết của các em. Trường đang tiến hành xây dựng nên phòng chức năng mấy năm nay còn chưa có để áp dụng cho việc dạy học theo nhóm. Đây là một xã vùng ven nên vấn đề tổ chức học sinh liên hệ thực tế tại các phòng triển lãm hay một công trình kiến trúc, một làng nghề,… rất khó Phòng sử dụng để trình chiếu áp dụng cho một số tiết dạy CNTT chưa có. Nên phần nào ảnh hưởng đến việc dạy học theo quy trình trên. Các tiết học theo quy trình dạy- học liên kết học sinh với tác phẩm mĩ thuật“ không có thực hành vẽ, nặn như ở các quy trình khác nên dễ trở nên đơn điệu, nặng nề, nhất là với học sinh tiểu học. Vì vậy, phương pháp và cách tổ chức dạy – học ở theo phương pháp trên cần được nghiên cứu, sáng tạo để các tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn và mang lại hiệu quả. II. Biện pháp/ giải pháp đã thực hiện Giải pháp 1: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Theo mục đích, yêu cầu mỗi bài giảng thì phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan luôn được vận dụng trong việc giảng dạy Mĩ thuật ở tiểu học vì nó phù hợp với đặc điểm của môn học và phù hợp với đặc điểm tri giác của học sinh. Phương pháp trực quan đối với môn Mĩ thuật có những yêu cầu cụ thể như: Yêu cầu về chuẩn bị đồ dùng trực quan và sử dụng đồ dùng trực quan. Vậy khi nói đến việc chuẩn bị đồ dùng trực quan ta phải nghĩ đến nhiệm vụ của môn Mĩ thuật, ngoài việc cung cấp những tri thức bộ môn và rèn kỹ năng nó còn nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Do đó đồ dùng giảng dạy đưa ra cho học sinh học tập ngoài yêu cầu là đối tượng cho học sinh quan sát, phù hợp với nội dung bài giảng còn có yêu cầu là phải đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh, tạo nên không khí nghệ thuật trong giờ học. Làm cho các em học sinh yêu thích vật mẫu bởi vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc của mẫu, làm phấn chấn tinh thần học tập của các em. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Nếu đồ dùng trực quan sinh động, sát với mỗi chủ đề bài học, phong phú về nội dung và hình thức thì việc cho học sinh xem tranh và phân tích diễn giải hoặc xem một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bằng mắt sẽ giúp các em khắc sâu được nội dung và cảm nhận được giá trị nghệ thuật; thậm chí giúp học sinh đóng vai trò của bản thân vào tác phẩm, vào nhân vật trong tác phẩm, vào vị trí người tạo ra tác phẩm .Khi học tập, các em cảm nhận đang đứng ở vị trí người tạo ra tác phẩm, các em được trải nghiệm thực tế, các em sẽ hiểu được vấn đề, khắc sâu được nội dung học tập và tự rèn được kỹ năng, trải nghiệm được thực tế. Giài pháp 2. Kĩ thuật đặt câu hỏi thảo luận Trong quy trình liên kết học sinh với tác phẩm Mĩ thuật, hệ thống câu hỏi của giáo viên đóng vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Hệ thống câu hỏi như thế nào để giúp học sinh cảm nhận được cái đẹp và những giá trị nhân văn của các tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời dẫn dắt học sinh từng bước khám phá ra bản chất của sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham hiểu biết của học sinh về việc trải nghiệm cùng tác phẩm Mĩ thuật. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả sẽ đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS- GV và HS-HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn. Mục đích sử dụng câu hỏi trong quy trình dạy- học liên kết học sinh với tác phẩm Mĩ thuật là để: Kích thích dẫn dắt học sinh suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho học sinh hòa chung với các tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng Kiểm tra đánh giá được kiến thức, kỹ năng của HS và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với các tác phẩm mĩ thuật. Thu thập, mở rộng kiến thức trong đời sống. Để làm được những điều này, ngoài việc nghiên cứu kĩ nội dung bài. Nắm được tình hình học sinh trên lớp khi đặt câu hỏi GV cần chú ý: Câu hỏi phải liên quan tới mục tiêu của bài học. - Câu hỏi phải ngắn gọn và đơn giản, tránh đặt câu hỏi khó hiểu hoặc giải thích quá nhiều, không đi thẳng vào vần đề. - Câu hỏi rõ ý, xác định rõ mục đích của câu hỏi, không hỏi chung chung. - Câu hỏi phải phù hợp với nội dung, chủ để của tác phẩm; phù hợp với tâm lí, trình độ, vốn từ, hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh theo từng lớp. Ví dụ: GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh, thảo luận hệ thống câu hỏi như sau. + Em hãy nêu tên bức tranh và tên hoạ sĩ ? + Tranh vẽ những hình ảnh nào ? + Các nhân vật trong tranh đang làm gì ? + Trong tranh hoạ sĩ đã sử dụng những màu nào ? + Em có thích bức tranh này không? Vì sao ? Giải pháp 3. Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực. Khi giáo viên đã có hệ thống câu hỏi khoa học, hợp lí là điều kiện để học sinh cảm nhận được cái đẹp trong mỗi tác phẩm và thể hiện những cảm nhận đó một cách tốt nhất. Nhưng học sinh sẽ thể hiện tốt hơn nếu giáo viên biết lắng nghe và hướng dẫn cho học sinh trong lớp biết lắng nghe cũng như biết phản hồi tích cực Khi lắng nghe tích cực, giáo viên không chỉ nghe để hiểu mà còn khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh. Khi chăm chú lắng nghe, giáo viên không chỉ cảm nhận được những gì học sinh muốn thể hiện mà còn có thể kịp thời đáp lại nhu cầu của học sinh, tạo nên môi trường học tập thân thiện. Học sinh cảm nhận được sự quan tâm và tôn trọng từ đó các em cảm thấy thoải mái và sẵn sàng bộc lộ những suy nghĩ của mình. Đây không phải là một việc dễ dàng bởi nó đòi hỏi ở chúng ta một kĩ năng giao tiếp tốt. Có những người khi giao tiếp người đối diện luôn cảm thấy rất gần gũi và thân thiện từ đó chúng ta rất dễ dàng chia sẻ, song cũng có những người khi giao tiếp người đối diện cảm thấy khó gần, khó tiếp xúc. Đó là nghệ thuật là kĩ năng vốn có của mỗi người. Song để lắng nghe và phản hồi tích cực giáo viên cũng có thể rèn luyện cho mình. Ví dụ: Khi lắng nghe học sinh thể hiện, giáo viên cần thực hiện những việc sau: - Không làm thêm bất cứ việc khác như: tìm đồ dùng dạy học, xem giáo án, tháo, đính tranh tiếp theo,….. - Mắt nhìn trực tiếp vào học sinh một cách hiền hòa và thể hiện sự mong đợi. - Không cắt ngang lời của học sinh. - Tiếp sức, gợi mở khi học sinh gặp khó khăn về vốn từ để thể hiện. - Sử dụng những ngôn từ, cử chỉ tích cực đối với học sinh. Tuyệt đối không đưa ra phán xét vội vàng, ngôn từ thiếu tích cực: “ Em nói sai rồi”. Thúc giục học sinh: “ Nhanh lên em!”…hoặc nói thay cho học sinh những điều các em chưa kịp nói. Sau khi lắng nghe tích cực, giáo viên phải biết phản hồi tích cực. Khen ngợi những điểm tốt trước khi nói đến những điểm cần cải tiến, thay đổi. Chọn lọc và đưa ra gợi ý, hướng khắc phục cụ thể, rõ ràng với lượng thông tin vừa đủ, trọng tâm nhất giúp các em thay đổi được, khắc phục được. Quan trọng nhất là thái độ phản hồi hết sức chân tình, cởi mở, cảm thông và xây dựng. Giải pháp 4. Biệp pháp trải nghiệm thực tế: Việc cho học sinh xem tranh và phân tích diễn giải một tác phẩm mĩ thuật đôi khi các em chỉ nhớ tạm thời nhưng sau một thời gian các em sẽ quên, không có ấn tượng gì về tác phẩm đó nữa, không khắc sâu được nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nhưng việc cho học sinh trải nghiệm thực tế, được trực tiếp làm việc, được hòa mình vào các tác phẩm, học đi đôi với hành là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa với các em giúp các em khắc sâu được nội dung và cảm nhận được cái đẹp của nghệ thuật. “ Nghe rồi sẽ quên, nhìn sẽ nhớ, chỉ có làm mới hiểu” nói cách khác liên kết học sinh với tác phẩm là việc giúp học sinh tự học, tự làm, tự trải nghiệm thực tế để hiểu vấn đề, tự lĩnh hội tri thức và hình thành mọi kỹ năng. Ví dụ: đối với tác phẩm nghệ thuật là tượng: - Cho học sinh nhìn và vẽ lại ( vẽ quan sát) bằng chì: có thể cho vẽ cá nhân. - Gv có thể áp dụng mức độ cao hơn, đó là cho các em cùng nhau tạc tượng bằng đất nặn. - Muốn làm được điều đó GV phải liên hệ với địa phương ở những nơi có lò gốm, tạo điều kiện cho học sinh tham quan thực tế để các em nhìn, cảm nhận, biết tạo ra các tác phẩm một cách dễ dàng hơn. Giải pháp 5. Ứng dụng Công nghệ thông tin. Trực quan hình ảnh được xem như là phương pháp trọng tâm nhất của môn Mĩ thuật. Tuy nhiên, tranh ảnh cho các tiết học ở thư viện rất ít. Tranh sách giao khoa thường không rõ nét, nêu phóng to càng mờ nhạt. Vì vậy giáo viên cần biết vận dụng Internet để tìm những tác phẩm có hình ảnh đẹp, rõ để giúp học sinh học tập hứng thú. Với quy trình dạy – học liên kết học sinh với tác phẩm Mĩ Thuật, thì giáo viên cần thiết kế bài giảng điện tử để giới thiệu các tác phẩm sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Ngoài những tranh ảnh, những tác phẩm được giới thiệu với những màu sắc trung thực qua màn hình. Giáo viên cũng có thể sử dụng những hình ảnh, clip để giới thiệu về tác giả - hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, …. Sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về những tác phẩm nghệ thuật, yêu quý và khắc sâu hơn những tác giả mà các em được tìm hiểu Giải pháp 6. Phương pháp dạy – học theo nhóm Giáo viên nên biết phát huy ưu điểm của phương pháp tổ chức dạy – học theo nhóm trong quy trình liên kết học sinh với tác phẩm Mĩ thuật”. Có thể chia lớp học thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng từ 4 đến 6 em, cho các em thi đua tìm hiểu nội dung bài. Có thể điều khiển hoạt động của các nhóm theo cách sau: - Giáo viên đặt câu hỏi lần lượt theo các nội dung phải tìm hiểu và cho mỗi nhóm 1, 2 đại diện học sinh trả lời, sau đó các nhóm khác phát biểu ý kiến bổ sung, nhận xét. Giáo viên theo dõi và hướng dẫn, điều khiển các nhóm hoạt động, bổ sung và tổng kết ý kiến của các nhóm sau mỗi nội dung tìm hiểu. - Với các lớp là tập thể học sinh khá, giỏi, đã quen với hình thức học tập theo nhóm, Giáo viên có thể nêu vấn đề để một nhóm đặt câu hỏi cho một nhóm khác trả lời, các nhóm còn lại bổ sung ý kiến và nhận xét. Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm sau mỗi nội dung tìm hiểu và phân công lại nhiệm vụ cho các nhóm ở nội dung tiếp theo. Tổ chức tốt việc dạy học theo nhóm sẽ tạo điều kiện để Học sinh phát huy tính chủ động, tích cực tìm hiểu bài, làm cho các tiết học trở nên sôi nổi, hấp dẫn. Giáo viên nên khuyến khích và hướng dẫn Học sinh tìm đọc thêm sách báo, tài liệu về mĩ thuật để mở mang vốn hiểu biết; sưu tập tranh, tượng, phiên bản, tài liệu về mĩ thuật để sử dụng trong học tập và có bộ sưu tập riêng theo ý thích. Nếu có điều kiện, Giáo viên nên tổ chức dạy học, tham quan tại các phòng tranh, triển lãm mĩ thuật, bảo tàng, di tích lịch sử văn hoá,… để tạo không gian học tập mới mẻ, sinh động gây hứng thú cho học sinh. Hình thức này sẽ giúp Học sinh được thực hành tìm hiểu mĩ thuật ngay tại thực tế. Qua đó, các em sẽ hình thành được thói quen tự tìm hiểu về mĩ thuật, tiếp thu kiến thức hiệu quả và vận dụng được vào cuộc sống. Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình “ các phương pháp liên kết học sinh với tác phẩm mĩ thuật”. Tuy nhiên không có phương pháp nào là tối ưu, vì vậy để dạy – học quy trình này có hiệu quả, Giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài, trình độ của học sinh và các điều kiện thực tế để có thể kết hợp nhiều phương pháp dạy học cũng như cách tổ chức dạy – học thích hợp cho mỗi bài. 2. Hiệu quả và khả năng áp dụng 1. Hiệu quả Sau khi thực hiện những phương pháp trên, chất lượng học sinh có nhiều chuyển biến. Các em có ý thích tìm tòi, phân tích các bức tranh của hoạ sĩ Việt Nam cũng như những tranh vẽ thiếu nhi trên tạp chí, sách báo... và cũng mạnh dạn trao đổi ý kiến hơn. Các em khắc sâu được nội dung tác phẩm, tên tác phẩm, tác giả, biết phương pháp tạo ra tác phẩm bằng nhiều cách khác nhau từ việc thực hành cùng với nhóm và được chia sẽ cách làm của những nhóm bạn trong lớp. Ngoài ra các em phát triển được khả năng tư duy sáng tạo. Học sinh có thái độ học tập tích cực, vui thích khi cùng nhóm hoàn thành sản phẩm, cũng như tham gia vào xây dựng câu chuyện, sắm vai, chia sẽ với bạn kiến thức đang khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, được thư giãn trong khi học để học tốt các tiết học. Các em sẵn sàng hỗ trợ nhau trong học tập, hoàn thành 100% sản phẩm cùng nhóm. Tiết học trở nên sôi nổi, không gò bó, học sinh tự tin, tích cực bày tỏ được những ý kiến của mình thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Qua một năm thực hiện, bản thân nhận thấy: Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn Mĩ thuật, đặc biệt là quy trình dạy – học liên kết học sinh với tác phẩm. Những kỹ thuật và phương pháp dạy học mới không khó sử dụng như chúng ta thường nghĩ, Khi giáo viên có tình yêu nghề, yêu môn học từ đó chịu khó và say mê tận tuỵ với công việc giảng dạy thì sẽ dễ dàng thực hiện. Khi chúng ta sử dụng thường xuyên sẽ giúp thầy và trò thành thạo hơn trong quá trình học tập từ đó tiết dạy nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Giáo viên cũng đở vất vả hơn khi giúp học sinh hiểu và nắm vững yêu cầu của tiết học. Qua khảo sát học sinh khối 3, khối 4 và khối 5 của trường sau khi áp dụng những biện pháp giúp học sinh học tốt quy trình “ các phương pháp liên kết học sinh với các tác phẩm mĩ thuật” kết quả thu được rất khả quan: Mức độ Trước khi thực Sau khi thực Tỷ lệ hiện chuyên đề hiện chuyên đề giảm Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Học sinh tự tin mô tả được hình ảnh, bố cục, màu sắc và 120/261 nội dung của bức tranh. Học sinh chưa mạnh dạn, chưa 100/261 tự tin khi phát biểu. Học sinh chưa mô tả được nội dung ,hình ảnh và mà sắc của 41/261 bức tranh. tăng 45,9% 200/261 76,6% Tăng 30.7% 38,3% 55/261 20,0% Giảm 18,3% 15,7% 2,2% 6/261 Giảm 13,5% 2. Khả năng áp dụng: Những giải pháp trên bản thân cũng đã chia sẽ với quý thầy cô Mĩ thuật ở cùng trường và thầy cô dạy Mĩ thuật ở các trường trong tỉnh Đồng Tháp, để áp dụng dạy quy trình “ các phương pháp liên kết học sinh với tác phẩm Mĩ thuật” cho tất cả học sinh khối 3,4,5 trong năm học này và được thầy cô đồng tình trong đó có những thầy cô đã sử dụng và công nhận hiểu quả của nó Trên đây là một số phương pháp của tôi trong công tác giảng dạy bộ môn Mĩ thuật nói chung và quy trình dạy – học theo phương pháp liện kết học sinh với tác phẩm nói riêng, với kinh nghiệm nhỏ này tôi hi vọng là sẽ phần nào thúc đẩy quá trình học tập của học sinh ngày càng tốt hơn. An Long, ngày 23 tháng 03 năm 2018 NGƯỜI THỰC HIỆN Trần Thị Hành
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng