Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần số học môn toán lớp 3 ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần số học môn toán lớp 3

.DOC
17
125
124

Mô tả:

SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN SỐ HỌC MÔN TOÁN LỚP 3 PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Qua nhiều năm dạy lớp tôi nhận thấy. Trong các môn học ở nhà trường môn toán giữ một vai trò khá quan trọng trong nhà trường. Môn toán bao gồm những kiến thức về số học, đo lường, hình học và đại số. Đây là những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững để tạo tiền đề cho các em học tốt hơn môn toán ở những lớp trên, học tốt môn toán còn làm cơ sở cho việc tính toán đúng, chính xác trong cuộc sống của các em sau này. Việc học về cấu tạo số, ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000, phép nhân, phép chia, cách tìm x, tìm y ;... sẽ tạo cho các em biết so sánh, tổng hợp, biết những thao tác tư duy cơ bản để hình thành trí tuệ và năng lực sáng tạo cho học sinh. Trong môn toán nắm vững những kiến thức các em nắm chưa vững sẽ dẫn đến các em không học tốt được môn toán. Qua nhiều năm dạy lớp 3, tôi nhận thấy một số học sinh còn nhiều hạn chế về việc học phần số học và đại số trong môn toán từ đó dẫn đến các em học chưa tốt môn Toán. Làm thế nào để giúp học sinh học tốt phần số học và đại số ở môn toán đối với tôi là rất cần thiết, rất được quan tâm. Tôi đã cố gắng suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề trên. Nếu giải quyết được vấn đề trên sẽ giúp các em học tốt hơn môn toán ở những lớp trên nhất là cho các em vận dụng thực tế vào cuộc sống. Đề tài tôi viết đã được nói nhiều trong sách giáo khoa chỉnh lí môn toán ở trường tiểu học và sách một số vấn đề về môn toán ở bậc Tiểu học đồng 1 thời cũng được nhiều giáo viên nghiên cứu viết. Tuy nhiên với thời gian dạy lớp 3, tôi đã tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể của lớp, của từng năm học mà có những giải pháp chung nhằm giúp cho các em học tốt hơn môn Toán lớp 3. Đó cũng chính là vấn đề tôi chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN SỐ HỌC MÔN TOÁN LỚP 3” Đề tài có thể áp dụng cho học sinh khối lớp 3 trong việc dạy và học toán ở trường Tiểu học THTH. II. Mục đích nghiên cứu … III. Kết quả cần đạt … IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu … 2 PHẦN 2 - NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận nghiên cứu … II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Qua hai năm học 20... – 20... và 20... – 20..., tôi đã theo dõi và nhận thấy một số học sinh học chưa tốt môn toán cụ thể như sau : 5 em 13 em 6 em 3612 em Năm học 13, 9% Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu 3 A1 36 10 em 7 em 14 em 5 em 38, 9% 13, 9% 36, 1% 16, 7 % 33, 3% 20...-20...3 A 1 20...-20... 27, 8%% 19, 4 % Từ những năm số liệu ở bảng trên cho ta thấy. Năm học 20...-20... có 50 % đạt giỏi và khá, 50 % đạt trung bình và yếu. Năm học 20... – 20... có 47, 2 % đạt giỏi và khá, 52, 8 % đạt trung bình và yếu. Qua bảng thống kê trên, tôi nhận thấy kết quả học Toán chỉ đạt giỏi khá từ 50 % trở xuống phần còn lại đạt trung bình và yếu. Qua theo dõi và tìm hiểu thực tế của từng lớp tôi nhận thấy số học sinh đạt giỏi và khá không cao là do những nguyên nhân sau : Các em nắm bắt chưa kĩ hay quên những kiến thức đã học ở những bài trước hay những lớp học trước. Do phát triển tư duy của mỗi học sinh không hoàn toàn giống nhau đặc biệt là những học sinh tư duy phát triển chậm. 3 Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của các em mình. Một số học sinh còn lơ là không chú ý nghe giảng nên không nắm bắt được bài. Các em về không học bài, không xem lại bài, không tập làm lại các bài tập nên không nắm và củng cố được bài học. Học sinh còn xem nhẹ và chưa biết được tầm quan trọng của môn toán. Từ những thực trạng trên, tôi đã cố gắng suy nghĩ tìm ra những nội dung cần giải quyết : - Tạo điều kiện cho học sinh nắm bắt lại những kiến thức cũ. - Tư duy của các em phát triển không đồng đều, do đó tôi để đề ra kế hoạch tổ chức cho những em tư duy phát triển chậm nắm bắt và theo kịp bài học. - Việc liên hệ thường xuyên gia đình các em cũng không kém phần quan trọng. - Thường xuyên chú ý những em hay nói chuyện trong lớp và những em còn xem nhẹ việc học toán. III. Mô tả nội dung 1/ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI DẠY : Qua những năm dạy lớp 3 tôi nhận thấy: các lớp tôi chủ nhiệm đều có học sinh học chậm phần số học và đại số ở môn Toán. Vậy làm thế nào để các em hiểu và nắm được các phần đó cho tốt khâu nắm được các phần đó cho tốt hơn?. Theo suy nghĩ của tôi khâu xác định mục tiêu bài dạy là quan trọng không thể thiếu được. Mục tiêu bài dạy nếu không các định kĩ khi lên lớp dạy học sinh sẽ không nắm bắt vững những kiến thức mà yêu cầu của mỗi bài đã đề ra. trong mỗi tiết Toán, tôi đã xác định thật kĩ mục tiêu của 4 bài dạy nhất là những kiến thức có liên quan đến phần số học và đại vì đây là những phần tôi đang tìm cách khắc phục. Khi dạy, tôi căn cứ vào tài liệu giảng dạy chỉ là hướng dẫn chung để cho ta nghiên cứu. Trong một lớp học sự tiếp thu bài của các em không giống nhau đồng thời trình độ tiếp thu bài của lớp này so với lớp trước có thể cũng khác nhau. Do đó, tôi đã suy nghĩ: muốn cho các em nắm bắt được bài học một cách vững chắc và dễ dàng tôi đã xác định mục tiêu bằng cách nghiên cứu sách giáo viên xem phần nào thích hợp, phần nào không thích hợp để chọn lọc lại những điều chủ yếu nhưng điều chủ yếu làm cho yếu nhưng điều chủ yếu làm cho lớp học đạt hiệu quả cao là phải dựa vào đặc điểm tình hình cụ thể của (lớp tìm ra yêu cầu rèn luyện một cách cụ thể đối với các em. Khi dạy bài mới, tôi đã cố gắng lồng vào tiết học những giúp các em ôn lại, nắm bắt lại kĩ hơn, chắc hơn những kiến thức cũ có liên quan đến bài mới. Ví dụ: trong tiết “Luyện tập” (SGK lớp 3, trang 4) có bài: 25 + 721 yêu cầu bài : Đặt tính rồi tính. Tôi đã yêu cầu các em chỉ ra đâu là số đơn vị, số chục, số trăm. Những dạng toán này các em dễ lẫn lộn, sắp nhầm cột, nếu các em không nắm hay quên cấu tạo của các số. Khi tạo điều kiện nắm bắt lại cấu tạo số thì đặt tính sẽ chính xác hơn ; Các số hạng cùng hàng phải thẳng cột với nhau.Ví dụ 2: Khi dạy bài “Luyện tập” SGK lớp 3 trong trang 4) có bài: X – 125 = 344 và bài x + 125 = 266. Tôi đã cho các em nhớ lại những kiến thức đã học ở lớp Hai bằng cách: yêu cầu học sinh nêu lại tên gọi của x, 125, 344, 125, 266 để từ đó các em sẽ dễ dàng tính được: lấy hiệu cộng với số trừ, sẽ được số bị trừ là lấy 344 + 125 = 469 và tìm số hạng chưa biết lấy tổng trừ số hạng đã biết tức là lấy. 5 266 – 125 = 141 Ví dụ 3: Dạy bài “Luyện tập “ SGK lớp 3, trang 40 ) Có bài: X : 7 = 5 và bài 42: x = 7 Tôi yêu cầu học sinh chỉ ra đâu là số bị chia, đâu là số chia, đâu là thương, từ đó các em dễ dàng tính được: 5 x 7 – 35 là tìm số bị chia, 42 : 7 – 35 là tìm số chia (lấy thương nhân số chia sẽ được số bị chia, lấy số bị chia chia cho thương số được số chia ) 2/ TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Học sinh Tiểu học tuổi còn nhỏ, các em dễ nhàm chán khi nghe giảng bằng lời mà không có hình ảnh từ đó các em khhó hình dung và hiểu được bài và ngược lại, khi các em gặp những hình ảnh có nhiều màu sắc, những hình ảnh khác nhau các em cảm thấy thích thú, thích nhìn thích quan sát, thích khám phá. Từ đặc điểm tâm lý trên khi dạy đến các bài toán có thể dùng đồng dùng dạy học, dùng tranh ảnh tôi đã không quên dùng đồ dùng dạy học sẵn có hay tự tạo do mình làm ra. Sử dụng đồ dùng dạy học sẽ giúp cho các em thích thú học, tính nhanh và dễ dàng tìm ra ngay được kết qảu hơn (Tính nhanh nhẩm hoặc tính viết) Trong một tiết Toán các em dễ nhàm chán đối với những bài tính nhẩm hay tính viết nên tôi đã không quên lồng những bài toán có sử dụng đồ dùng dạy học vào giữa tiết học. Ví dụ: Dạy bài ôn tập về giải toán có bài 3 Bài toán này tôi sử dụng 12 hình tam giác (7 hình vuông cùng màu xanh và 5 hình cùng màu đỏ) và nêu: hàng trên có 7 hình tam giác) Đính lên bảng 7 hình tam giác màu xanh) Hàng dưới có 5 hình tam giác và đính lên lên bảng 5 hình tam giác màu đỏ ở phía dưới. Nhờ đính tranh lên bảng như thế học sinh sẽ thấy ngay được kết qủa là hàng trên sẽ nhiều hơn hàng dưới 2 hình tam giác mà kết quả bằng 2 trong 6 bài toán này chỉ có phép trừ 7 – 5 = 2) Số hình tam giác trên trừ số hình tam giác dưới 3/ LẬP KẾ HOẠCH QUAN TÂM NHIỀU ĐỐI VỚI HỌC SINH TƯ DUY PHÁT TRIỂN CHẬM. Trong mỗi lớp học, tư duy phát triển của các em không đồng đều nhau, có em hiểu bài nhanh, có em hiểu chậm nếu các dạng bài tập cho ở mức độ khá tốt làm được thì những em học trung bình, yếu sẽ khó làm được, khi dạy tôi đã chọn lọc, sắp xếp cho các em thực hành các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, từ dể đến khó. Tôi đã cho các em tính những bài toán chỉ có một phép tính trước sau đó nâng dần lên hai phép tính. Ví dụ: Tôi sẽ cho các em tính 7 x 4 = 28 trước sau đó nâng lên 7 x 4 : 7 = 28 : 7 = 4. Ví dụ: Khi cho học sinh so sánh các số có ba chữ sớ, tôi cho các em so sánh trước 2 vế mà mỗi vế đã có số cho sẵn: 193 + 1 = 200 và 199 +1 = < 200 +1. Trong mỗi tiết học chỉ có từ 35 đến 40 phút. do đó thời gian kèm các em tư duy phát triển chậm không nhiều ngoài ra nếu chỉ chú ý nhiều đến những em học chậm môn Toán số làm cho những em học giỏi, khá môn Toán nghĩ là sức học mình như thế là đủ không cần phải học giỏi hơn nữa. Do đó hàng tuần tôi đã dành một buổi ngoài giờ để kèm ôn lại những kiến thức cho các học sinh học trung bình, học yếu. Việc phụ đạo hàng tuần như thế làm cho tôi phát hiện, nắm kĩ hơn những điểm yếu của học sinh đồng thời để các em có nhiều thời gian thực hành bài tập nhiều hơn. Học sinh lớp 3, tuổi còn nhỏ dễ phân tán sự chú ý nhất là những học sinh học chậm toán các em ít phát biểu vì chưa hiểu kĩ bài hay ngại trả lời sai. Thông thường chúng ta hay gọi những em giơ tay phát biểu nhưng đối với tôi sẽ theo dõi chú ý thường xuyên gọi các em học chậm phát biểu hay lên 7 bảng thực hành bài tập nhiều hơn kèm lời động viên khen ngợi có làm như vậy sẽ giúp cho các em có thói quen tập trung, chú ý hơn thích thú hơn khi nghe giảng bài. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa làm cho học sinh học chưa tốt môn toán là các em cho rằng học khá giỏi các môn còn môn Toán học như thế nào cũng được. Để khắc phục những ý tưởng trên, trong mỗi tiết sinh hoạt tôi không quên giải thích cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của môn toán. Học sinh tiểu học rất thích được khen được tuyên dương. Do đó trong mỗi tiết toán, tốt nhất là làm sao phải tổ chức cho học sinh thi đua, có tổ chức thi đua mới tạo cho các em sự hưng phấn, ham thích học toán. Vì dụ: Khi dạy bài “Bảng nhân 6 có bài. 6 12 18 36 60 Tôi chia bảng làm 2 cột và ghi 2 cột giống nhau. Sai đó chia 2 đội (Mỗi đội 5 em) lên thi đua tiếp sức điền đúng mỗi ô 5 điểm. Đội nào nhiều điểm đội sẽ thắng và được tuyên dương 4/ TĂNG CƯỜNG LIÊN HỆ GIA ĐÌNH HỌC SINH. Trong cuộc sống là không thể thiếu đối với mọi người, Nhưng nếu chỉ lo mưu sinh mà không chú ý đến việc học của con em mình nhất là tuổi của em còn nhỏ, suy nghĩ của các em còn hạn hẹp, ham chơi sẽ dễ dàng, các em học yếu, chán học Một số ít phụ huynh do nhu cầu mưu sinh hàng ngày đã không chú ý hay không có thời gian chú ý đến việc học của con em mình, không biết con mình học ra sao yếu môn gì, giỏi môn gì... đến việc nghỉ học, đi học, học bài, làm bài tập ở nhà cũng không cần biết đến hay cho rằng con mình còn 8 nhỏ nên không cần học nhiều hoặc nhiệm vụ dạy học đã có Thầy (Cô) nhà trường lo. Thông thường kết quả học tập của các em thường được chúng ta thông báo qua những lần họp phụ huynh qua sô’ liên lạc. Việc thông báo kết quả học tập thông qua những hình thức trên vẫn chưa đảm bảo sự khắc phục ý tưởng sai lệch của một số ít phụ huynh học sinh nhất là những em học chậm toán. Ngoài việc tổ chức những cuộc họp, thông báo kết quả học sinh qua sổ liên lạc, tôi đã cố gắng đến nhà gặp cha mẹ các em thường xuyên nhưng điều đạt kết quả qua vở chuẩn bị Ví dụ: Ngày hôm nay các em không thuộc bảng nhân 6, tôi ghi vào vở chuẩn bị và yêu cầu các em về cho cha mẹ xem đồng thời phải có chữ ký của cha mẹ các em 5 / TĂNG CƯỜNG LÀM BÀI TẬP Ở NHÀ. Tất cả mọi việc, muốn đạt được kết quả cần phải qua nhiều công đoạn cũng như ở đây, muốn học tốt môn Toán các em phải cố gắng làm thật nhiều bài tập. Từ đó, tôi đã yêu cầu các em. Xem và tập bài trước các bài tập ở nhà. Tôi yêu cầu các em đều có vở bài tập Toán để làm thêmở nhà. Các em có thể nhờ cha mẹ hay anh chị hướng dẵn, giảng giải thêm ở nhà nhằm giúp các em nắm chắc hơn bài học.Việc thực hiện làm bài tập ở nhà có thực hiện được hay không cần chú ý những yếu tố sau : Sự tự giác tích cực của học sinh: Tôi thường xuyên nhắc nhở, giải thích cho học sinh hiều và mục đích của việc học là học cho thật giỏi để thực hiện được những ước mơ tốt đẹp của mình là trở thành bác sĩ, kĩ sư... Điều kiện không thể thiếu để học tốt phần số học và đại số môn toán là phải học ở nhà, làm bài tập ở nhà đều đặn xem việc học ở nhà như việc ăn ngũ hàng ngày của mình. 9 Để đảm bảo cho học sinh có thói quen làm bài tập ở nhà đều đặn, tôi đã kiểm tra thường xuyên vở bài tập của các em nhất là những em học còn chậm. 10 IV. Kết quả nghiên cứu Qua thời gian thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy đề tài này đã mang lại kết quả như sau : Đầu năm Giữa học kỳ I Cuối học kỳ I Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu 36 9 em 14 em 9 em 4 em 25 % 38.9% 25% 11, 1 % 12 em 13 % 8 em 3 em 8, 4 33, 3% 36, 1 % 22, 2 % % 17 em 11 em 6 em 2 em 47, 2 % 30, 6 % 16, 7 % 5, 5 % 36 36 Từ bảng trên qua thời gian thực hiện và nghiên cứu cho thấy Số học sinh từ đầu năm đến giữa HKI khá giỏi tăng 5, 5%. Số học sinh trung bình, yếu giảm 5, 5 %. Từ giữa HKI đến cuối HKI khá giỏi tăng 8, 4 %. Số học sinh trung bình yếu giảm 8, 4 % 11 PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Theo kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp và qua thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận thấy môn Toán chiếm một vị trí quan trọng. Nhưng điều tôi quan tâm nhất là lớp nào tôi phụ trách cũng đều có học sinh học chậm phần số học và đại số của môn Toán. Vậy muốn học tốt những phần trên ta cần chú ý những vấn đề sau : Ngay đầu năm học, tôi đã đi ngay vào tìm hiểu đặc điểm cụ thể của lớp, trình độ học của các em để khi soạn bài, tôi sẽ nghiên cứu sách giáo viên nhằm tìm ra phần nào thích hợp, phần nào không thích hợp để chọn lọc nhằm tìm ra yêu cầu rèn luyện một cách cụ thể đối với các em. Đối với học sinh Tiểu học khi dạy, tôi đã không quên sử dụng đồ dùng dạy học có sẵn hay tự tạo nhằm giúp cho các em ham thích, chú ý nhiều hơn nhất là giúp các em dễ dàng tìm ra ngay được kết quả. Điều tôi không thể bỏ qua là phải phân bố bài tập cho phù hợp với các em nghĩa là từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để tăng cường gọi các em học sinh chậm môn toán lên bảng thực hành nhất là những dạng toán mang tính chất thi đua để các em có thói quen toán chú ý và thích thú học toán hơn. Điều mà tôi cũng phải làm là liên hệ gia đình học sinh thường xuyên để trao đổi và bàn biện pháp giúp đỡ các em. Môn Toán nếu thực hành làm bài tập nhiều sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức lâu hơn, vững hơn, bền hơn, tôi đã yêu cầu các em có vở bài tập để làm bài tập nhiều hơn lúc ở nhà Tôi nghĩ đa số các lớp học ở Tiểu học đều có học sinh học chậm môn toán. Những vấn đề tôi vừa nêu có thể đem lại kết quả giúp học sinh lớp 3 học tốt phần số học và đại số ở môn toán, việc áp dụng đề tài này chưa ở 12 phạm vi rộng. Nội dung đề tài này mang tính chất áp dụng nguyên tăc sư phạm “Có thể áp dụng cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học THTH” Việc tìm ra cách dạy cho học sinh dễ hiểu, tôi nghĩ ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên để thực hiện được cách làm trên đòi hỏi chúng ta phải tốn nhiều công sức và thới gian. Tôi nghĩ làm thế nào để học sinh lớp mình học tốt hơn phần số học và đại số ở môn Toán giảm bớt học sinh học chậm môn Toán môn tôi đã không ngại khó khăn để thực hiện những giải pháp trên. II. Khuyến nghị … Trên đây là những kinh nghiệm tích luỹ của tôi. Bài viết này đôi khi còn nhiều hạn chế, nhiều thiếu sót,... Vì vậy, tôi rất mong sự đóng góp của anh chị đồng nghiệp để bài viết của tôi ngày càng tốt hơn. …………., ngày … tháng … năm 20… Người viết 13 MỤC LỤC (Bạn có thể thay đổi - thêm bớt nên số trang thay đổi do vậy chúng tôi chỉ để sẵn danh mục. Bấm phím tab sẽ ra các dấu … cách đều) PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... Trang 3 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 4 2............................................................................................................. 3............................................................................................................. 4............................................................................................................. 5............................................................................................................. PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................ 1............................................................................................................. 2............................................................................................................. 3............................................................................................................. 4............................................................................................................. 14 PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ............................................... 1. KẾT LUẬN ...................................................................................... 2. KIẾN NGHỊ...................................................................................... PHỤ LỤC.............................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Toán 3, NXB GD 2. Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 3 (Sách Giáo Viên), NXB GD 3. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (Lớp 3) , NXB GD 4. Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học 5. Giáo trình tâm lý học Tiểu học 6. Giáo trình giáo dục học ở Tiểu học 7. Chuyên đề giáo dục Tiểu hoc 8. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 3 (tập 1) - Vũ Văn Dương, Ngô Thị Thanh Hương, Bùi Anh Tú, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Vĩnh Thông – NXB GD 2007 9. Báo Toán học tuổi trẻ. 10. Bộ GD&ĐT, Các đề thi có ma trận mẫu, www.thi.moet.gov.vn 11. Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học. 15 12. Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Tủ sách tự học, 1995 13. Nguyễn Cảnh Toàn, Tự giáo dục, tự nghiên cứu, tự đào tạo, NXB ĐHSP, 2001 14. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn toán chu kỳ 2004-2007 15. Trần Phương và Nguyễn Đức Tấn, Sai lầm thường gặp và các sáng tạo khi giải toán, NXB Hà Nội – 2004 16. Số học bà chúa của toán học – Hoàng Chúng. 17. Một số tài liệu khác và tranh ảnh sưu tầm trên internet. 18. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 1, 2, 3, 4 - Bộ Giáo dục - Đào tạo CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BẢN CAM KẾT I. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: ……………………… Ngày, tháng, năm sinh: ………… Đơn vị: Trường tiểu học ……….. Địên thoại: 0912345678 16 E-mail: [email protected] II. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên SKKN: III. NỘI DUNG CAM KẾT Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng thành công trong giảng dạy tại trường ………………………………... . Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm này mà tôi là người vi phạm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng đã phổ biến cho đồng nghiệp nên nếu có bạn đọc học tập, nghiên cứu, sử dụng, áp dụng sáng kiến này tôi cũng không khiếu nại hay đòi hỏi quyền sở hữu. …………, ngày … tháng … năm 20…. Người cam kết (Ký, ghi rõ họ tên) 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất