Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giúp giáo viên phát triển kĩ năng cho học sinh trong dạy h...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp giáo viên phát triển kĩ năng cho học sinh trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3

.PDF
30
194
97

Mô tả:

I. PHẦN MỞ ĐẦU: I.1. Lý do chọn đề tài. “ Dạy con từ thưở còn thơ” là câu nói mà cha ông ta dùng để chỉ vai trò quan trọng của việc giáo dục con trẻ ngay từ khi các em mới bắt đầu hình thành nhân cách và lối sống của mình. Quá trình giáo dục được diễn ra rất lâu dài, từ khi còn thơ bé cho đến suốt cuộc đời. Các em được giáo dục về đạo đức cũng như một số kĩ năng trong thực tế. Việc hình thành một số kĩ năng ngay từ khi còn nhỏ quả thật không đơn giản. Lúc mới sinh ra, ở nhà với bố mẹ, ông bà, anh chị em mình các em đã được học một số kĩ năng đơn giản từ người thân. Khi đến trường Mầm non rồi trường Tiểu học lại được học từ thầy cô giáo và bạn bè. Để giáo dục cho các em có kĩ năng tốt, thành thạo đòi hỏi người giáo viên phải có những kĩ năng tốt. Luôn học hỏi những người xung quanh để tích lũy kinh nghiệm cho mình. Bên cạnh đó trong mỗi bài giảng, mỗi bài học cũng cần sự khéo léo lồng ghép giáo dục một số kĩ năng cho các em như: Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật, tai nạn. Biết gọi điện thoại khi cần thiết, trình bày lại các nội dung vừa học… Trong thực tế dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3, một số giáo viên khi triển khai bài dạy chỉ quan tâm đến truyền thụ hết kiến thức bài học chứ không chú trọng đến việc giáo dục một số kĩ năng cho học sinh khi lĩnh hội kiến thức. Hoặc một số giáo viên có đề cập đến nhưng lại lướt qua rất nhanh làm cho các em chưa kịp hình thành kĩ năng cho bản thân hay không có thời gian trình bày lại… Chính vì thế đã làm giảm đi hiệu quả giảng dạy và một số kĩ năng cần thiết cho học sinh. Trong thực tế hàng ngày ở trường, một số em chưa có kĩ năng cơ bản như: phòng chống bệnh (Trời lạnh nhưng đi học không mang áo lạnh, trời nắng đi học không đội mũ… ) Ăn uống không hợp vệ sinh; chơi các trò chơi nguy hiểm ( trèo cây, bắn súng nhựa..); ngồi học không đúng tư thế; ăn quà vặt… Nhìn chung, muốn các em có kĩ năng thành thạo thì giáo viên cần hình thành, giáo dục, hướng dẫn thường xuyên trong mỗi bài học. Đây cũng là một trong các điều 1 được chỉ rõ ở thông tư 30: “Điều 6 - Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.” Từ những lí do trên, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao khéo léo lồng ghép được một số kĩ năng phù hợp với nội dung bài dạy để giúp học sinh có thêm một số kiến thức về môi trường, thiên nhiên và các hành vi trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp giáo viên phát triển kỹ năng cho Học sinh trong dạy học môn Tự nhiên xã hội lớp 3” Nhiều năm qua, từ các tiết dạy học hàng ngày bản thân tôi đã tích lũy được một số biện pháp nhằm giúp giáo viên phát triển kĩ năng cho học sinh trong dạy học môn Tự nhiên xã hội lớp 3. Đó chính là tâm huyết của tôi mong muốn mang lại cho các em trong mỗi tiết học. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Tìm hiểu được một số biện pháp, một số hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh phát triển một số kĩ năng cho bản thân - Tìm hiểu đặc điểm, nội dung sách giáo khoa môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. Nêu ra các biện pháp cụ thể trong thực tế đã áp dụng và tích lũy thành kinh nghiệm để giúp các em có kĩ năng tốt, kĩ năng thành thạo sau mỗi tiết học. - Sau khi nghiên cứu, phân tích những ưu điểm và những mặt hạn chế, thiếu sót thường gặp của giáo viên khi hình thành, phát triển và rèn luyện kĩ năng cho Học sinh trong tiết dạy. Chọn ra được một số biện pháp, giải pháp giúp bản thân giáo viên và các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường khắc phục được những hạn chế, thiếu sót đó và có được kinh nghiệm khi dạy học để vận dụng thường xuyên vào bài giảng hàng ngày của mình. I.3. Đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu một số biện pháp giúp giáo viên phát triển một số kĩ năng cho học sinh khi dạy môn tự nhiên và xã hội. - Nghiên cứu một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện dễ dàng phát triển kĩ năng cho các em. 2 - Nghiên cứu nội dung các bài dạy, sách giáo khoa, sách thiết kế, các bước lên lớp, quy trình dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu nội các nội dung trong sách thiết kế và sách giáo viên, tham khảo nội dung, hình thức dạy học của từng bài dạy môn tự nhiên và xã hội lớp 3. - Dự giờ các bạn đồng nghiệp trong trường mình học hỏi kinh nghiệm, rút kinh nghiệm từ các tiết dạy của bản thân và một số tiết dạy học của các giáo viên trường bạn. I.5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp tìm kiếm, nghiên cứu: Tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các kinh nghiệm dạy học ở các lớp 3 trong trường mình và trường bạn, thông tin trên các trang giáo án mạng... - Phương pháp thiết kế : Thiết kế các hoạt động dạy học khác nhau theo hướng đổi mới, khoa học, hiệu quả, phù hợp để tạo điều kiện phát triển một số kĩ năng cho học sinh. - Phương pháp thực hành: Sau khi thiết kế các hoạt động dạy học, người giáo viên thực hành ngay trong tiết dạy của mình và tự đánh giá các kĩ năng học sinh đã đạt được sau tiết dạy thực hành đó như thế nào để vận dụng điều chỉnh vào các tiết học sau. - Phương pháp trình bày thử: Thử áp dụng các biện pháp, hình thức, cách thức giúp học sinh phát triển một số kĩ năng trong tiết dạy môn Tự nhiên và xã hội của các bạn đồng nghiệp cùng trường cũng như trường bạn…vào bài dạy hằng ngày. Từ đó rút kinh nghiệm và áp dụng vào các bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 của bản thân. I. 6. Thời gian nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 đến tháng 3 năm 2016 3 II. PHẦN NỘI DUNG: II.1. Cơ sở lý luận. Tự nhiên và xã hội lớp 3 là môn học với nội dung chương trình được chia ra các chủ đề khác nhau: Chủ đề về “Con người và sức khỏe” bao gồm cơ quan vận động, cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn…Chủ đề về “Xã hội” bao gồm gia đình, trường học, tỉnh thành phố nơi bạn đang sống. Chủ đề về “Tự nhiên” bao gồm thực vật và động vật, bầu trời ban ngày và ban đêm. Mục tiêu của môn học không chỉ giúp Học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe mà còn hình thành và phát triển những kĩ năng cơ bản cho học sinh: Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn. Kĩ năng quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau. Sau tiết học, các em cần đạt được những kĩ năng trên mới đạt được mục tiêu bài học. Không như các môn học khác, nội dung bài được thể hiện trên kênh hình là chính, kênh chữ chủ yếu là các lệnh với một số câu hỏi của từng mảng kiến thức. Việc hình thành và phát triển các kĩ năng theo nội dung bài học thật không dễ dàng. Trước tiên, đòi hỏi người giáo viên phải có những kĩ năng cần thiết như: quan sát, giảng giải, thí nghiệm, trình bày nội dung… mới giúp học sinh thực hiện được. Bên cạnh đó, cần biết khéo léo vận dụng các hình thức tổ chức lớp học. Luôn đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Gần gũi, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kĩ năng cho các em. Quan tâm, chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh, biết cách nhắc nhở hoặc động viên các em kịp thời, có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tạo điều kiện cho các em phát huy kĩ năng của bản thân và biết giúp bạn có kĩ năng như mình. Đây là điều mà mỗi giáo viên mong muốn học sinh của mình đạt được. Nó phản ánh rõ nét hiệu quả tiết dạy và việc sử dụng thông tư 30 của giáo viên trong dạy học. II.2. Thực trạng. 4 a. Thuận lợi - khó khăn. Trường Tiểu học Lý Tự Trọng là một ngôi trường thuộc khu vực trung tâm văn hóa, chính trị của huyện. Có nhiều khu vui chơi, giải trí, bơi lội… Về phía học sinh, đa số các em thuộc địa bàn Thị trấn luôn tiếp cận sự đổi mới và tham gia các chương trình văn hóa, văn nghệ. Bên cạnh đó các em còn là con em của cán bộ công chức có điều kiện, luôn được sự quan tâm của gia đình. Sống trong môi trường thuận lợi như vậy các em sẽ có được rất nhiều kĩ năng cơ bản cho đến thành thạo. Về phía nhà trường, luôn là đơn vị dẫn đầu trong các phong trào thi đua học sinh giỏi, giáo viên giỏi. Trường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trong giảng dạy. Số giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh ngày một tăng. Học sinh qua từng năm học đạt chất lượng học tập tốt, tỉ lệ học sinh giỏi các cấp mỗi năm tăng cao. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho tất cả giáo viên trong nhà trường. Bản thân tôi thường xuyên được cử đi tập huấn các chuyên đề như: Nâng cao chất lượng dạy học, phương pháp dạy học tích cực, hoạt động ngoài giờ lên lớp, phương pháp bàn tay nặn bột… Được dự giờ thăm lớp thường xuyên các giáo viên trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt trong đổi mới sinh hoạt cụm chuyên môn thường xuyên tham gia dự giờ và dạy một số tiết để cùng giáo viên trong cụm nhận xét rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Thi búp măng xinh, dân vũ, văn nghệ, Thể dục, thể thao, đêm hội trăng rằm.... Bản thân được làm người dẫn chương trình. Bên cạnh những thuận lợi nói trên còn tồn tại không ít những khó khăn. Đó là, vẫn còn một số em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Một số em chưa bao giờ được tham gia, chưa được trải nghiệm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ... Các em ít được giao tiếp khi đông người nên cái gì cũng cảm thấy lạ. Có một số em không biết ứng xử tình huống như thế nào khi gặp phải. Các kĩ năng tự vận động để bảo vệ bản thân của một số em còn hạn chế như; điện, nước…Bên cạnh đó nhà trường chưa có sân chơi, bãi tập cho học sinh. Môn bơi lội chưa được đưa vào chương trình dạy học. b. Thành công - hạn chế. 5 Từ thuận lợi nói trên, cùng với những nỗ lực khắc phục khó khăn, Tôi đã đạt được những thành công nhất định: Bản thân thường xuyên được nhà trường và các bạn đồng nghiệp đánh giá là có kĩ năng xử lí tình huống trong cuộc sống cũng như có khả năng giáo dục kĩ năng cho học sinh không chỉ môn Tự nhiên và xã hội mà trong cả các môn học khác nữa. Trong cuộc thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường là người xử lý tình huống hay đạt giải nhất. Tổ chức được các trò chơi rèn kĩ năng trong học tập cũng như trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây cũng là một trong điều kiện giúp tôi đạt được nhiều tiết dạy học giỏi. Đặc biệt là nhiều năm liền đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh, Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ ( QĐ số: 123/QĐ- TT 23.1.2015) Với những thành công đã nêu, bản thân vẫn còn những mặt hạn chế nhất định đó là đôi khi còn vội vàng về thời gian mà thiếu đi sự quan sát, theo dõi dẫn đến việc nhận thức về kĩ năng của các em chưa sâu. c. Mặt mạnh - mặt yếu. Trong giảng dạy, Tôi là giáo viên có kĩ năng sư phạm tốt, biết lựa chọn, triển khai, phát triển kĩ năng cho học sinh phù hợp với bài dạy. Không những được ban giám hiệu, hội đồng sư phạm nhà trường đánh giá là có kĩ năng tốt mà còn được giáo viên các trường bạn đánh giá cao. Bản thân có nhiều kinh nghiệm về đổi mới phương pháp và các hoạt động dạy học. Biết xử lý tình huống bất ngờ xảy ra trong tiết học một cách nhẹ nhàng. Luôn sáng tạo, khéo léo giúp học sinh bộc lộ kĩ năng của mình dễ dàng. Vì thế Tôi luôn được học sinh và phụ huynh tin yêu. Trong cuộc sống cũng như trong dạy học, bản thân đôi lúc chưa chuẩn bị tốt các phương án trong xử lí tình huống một cách mạnh mẽ và dứt khoát, còn cả nể, dễ dàng khi các em thể hiện kĩ năng chưa tốt. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động. Khi dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 3, một số giáo viên nhận thức chưa tốt trong việc giáo dục kĩ năng cho các em. Chưa hiểu được yếu tố giúp giáo viên đạt một tiết dạy học tốt thì học sinh cần đạt các kĩ năng cơ bản của bài học. Có giáo viên chỉ coi trọng việc hoàn thành nội dung bài dạy, chưa thật sự chú 6 trọng đến việc rèn kĩ năng cho các em. Có khi chỉ lướt qua hoặc bỏ qua hoạt động này. Nhiều giáo viên lại suy nghĩ chỉ giáo dục kĩ năng cho học sinh trong cuộc sống hàng ngày còn trong bài dạy chỉ hết nội dung là được. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. * Mô tả thực trạng giảng dạy hiện tại : - Việc xác định mục tiêu bài dạy còn chưa rõ, có khi còn lẫn lộn giữa kiến thức và kĩ năng làm cho giáo viên khó xác định đâu là nội dung, đâu là kĩ năng cần đạt được sau bài dạy. - Chưa nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, các kiến thức cần liên hệ giáo dục kĩ năng và thời điểm thích hợp để giáo dục chưa có hiệu quả. Một số giáo viên kĩ năng quan sát, nhận xét, thí nghiệm, trình bày…còn hạn chế. Việc tổ chức giúp các em phát huy, tích lũy một số kĩ năng chưa sáng tạo. - Giáo viên chưa phân hóa được đối tượng học sinh để vận dụng các hình thức, phương pháp giáo dục kĩ năng phù hợp. Chưa tạo ra được không khí vui tươi, thoải mái trong lớp học, tạo sự hứng thú khích lệ cho học sinh bộc lộ kĩ năng của bản thân một cách tự tin. - Một số giáo viên chưa làm chủ được tiết dạy, giảng giải dài dòng về kiến thức mà không quan tâm hoặc bỏ qua hay chỉ nói sơ sơ đến việc giáo dục kĩ năng cho các em. Chuẩn bị thiết bị, phương tiện dạy học chưa khoa học, chưa phù hợp và cần thiết cho tiết dạy trước khi lên lớp. Có khi còn dạy chay, chỉ dùng các tranh ảnh trong sách giáo khoa. - Giáo viên chưa bao quát, quản lý lớp khi dạy. Phân phối thời gian chưa hợp lý cho mỗi nội dung, từng hoạt động. Ôm đồm quá nhiều kiến thức, giảng giải và nói quá nhiều chiếm hết thời gian học sinh thể hiện kĩ năng của mình. Kết quả khảo nghiệm thực tế ở học sinh ở khối 3 như sau: Khối Tổng số Có kĩ năng tốt sau bài học Kĩ năng chưa tốt hoặc chưa học sinh có kĩ năng sau bài học 3 138 85 học sinh 53 học sinh Lớp 3C 35 20 học sinh 15 học sinh 7 Kết quả khảo nghiệm thực tế ở Giáo viên khối 3 như sau: Nội dung khảo nghiệm với 8 giáo viên Số lượng 1. Xác định mảng kiến thức Đạt 4/6 2. Xây dựng mục tiêu về kĩ năng bài dạy Đạt 4/6 3. Lưạ chọn phương pháp Đạt 3/6 4. Thiết kế hoạt động dạy học Đạt 3/6 5. Tổ chức hoạt động dạy học Đạt 3/6 * Nguyên nhân của thực trạng là: - Trong quá trình dạy học, một số giáo viên chưa chú trọng đến việc cần dạy như thế nào vì nghĩ rằng kiến thức kĩ năng bài dạy Tự nhiên và xã hội lớp 3 đơn giản. Có giáo viên chỉ cần nhìn vào sách giáo khoa cho học sinh nêu hết nội dung tranh mà chưa đưa ra được các tình huống tạo ra kĩ năng cần đạt. Chính vì thế dẫn đến việc triển khai nội dung bài chưa kĩ. - Giáo viên chưa thực sự đầu tư, nghiên cứu khi xác định mục tiêu bài dạy nên còn hay nhầm lẫn đâu là kiến thức, kĩ năng cần đạt được sau bài dạy. Có Giáo viên xác định mục tiêu lớn cho các hoạt động dạy học còn thiếu chú trọng đến kĩ năng cần đạt cho học sinh. - Việc giáo dục kĩ năng trong bài dạy chưa được coi trọng. Vẫn còn suy nghĩ giáo dục kĩ năng hay không cũng được, dẫn đến chưa tìm ra được phương pháp, thời điểm thích hợp để giáo dục, phát huy kĩ năng sẵn có ở các em. - Một số Giáo viên chưa lựa chọn được phương pháp dạy học theo mô hình mới, còn dạy theo hình thức đại trà kiểu cung cấp kiến thức áp đặt cho học sinh mà chưa tập trung vào từng đối tượng để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh giúp các em bộc lộ kĩ năng của bản thân. Giáo viên còn nói quá nhiều, giảng giải hết cả thời gian thực hành kĩ năng của các em. - Chưa có sự đầu tư khi thiết kế giáo án nên dẫn đến chưa làm chủ được tiết dạy, giảng giải dài dòng về kiến thức mà không quan tâm hoặc bỏ qua hay chỉ nói sơ sơ đến việc giáo dục kĩ năng cho các em. - Việc rèn kĩ năng trong giao tiếp cho một số em khá giỏi hỗ trợ các em yếu còn hạn chế. Nét mặt, cử chỉ, thái độ của giáo viên đôi lúc còn thiếu mềm 8 mại. Giọng nói khi thì nói to hoặc nhỏ quá, có khi cả tiết dạy không nở một nụ cười làm cho không khí lớp học trở nên trầm lắng không tạo được sự hứng thú, tích cực trong giờ học. - Không xác định được việc cần cho học sinh chuẩn bị đồ dùng cần thiết hay việc tự làm thêm đồ dùng phục vụ cho tiết học mà chỉ cần tranh ảnh trong sách giáo khoa là được. Sau khi phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng của đề tài, thấy được ưu điểm, hạn chế trong việc hình thành và giáo dục kĩ năng học sinh cần đạt được, tôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm khắc phục những nhược điểm trên. II.3. Giải pháp, biện pháp. a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. - Giúp giáo viên nghiên cứu, tìm ra và biết một số giải pháp, biện pháp giúp học sinh có được những kĩ năng tốt sau bài học. - Trang bị cho giáo viên một số kĩ năng cơ bản cần đạt được sau tiết học để hình thành và giáo dục cho học sinh như kĩ năng quan sát, đánh giá, nhận xét, thí nghiệm...Biết nghiên cứu, định hướng các kĩ năng cần đạt được sau mỗi bài học bằng cách cần chuẩn bị nội dung, thiết kế bài dạy trước khi đến lớp. - Giáo viên luôn có lòng yêu nghề mến trẻ, tôn trọng và cảm thông với học sinh, nắm được tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, chủ động trước những tình huống có thể nảy sinh trong tiết dạy. - Thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh để tạo sự phong phú, đa dạng và hiệu quả. Học sinh tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập giúp bản thân học sinh phát triển tốt kĩ năng cần thiết. - Rút ra kinh nghiệm cho bản thân về cách soạn giáo án, xác định mục tiêu về kĩ năng, thiết kế các hoạt động dạy học, chuẩn bị đồ dùng dạy học, các tình huống kĩ năng. Kịp thời phát hiện, điều chỉnh, uốn nắn kĩ năng chưa tốt. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Muốn học sinh đạt được các kĩ năng cần thiết sau bài học Tôi đã thực hiện một số giải pháp, biện pháp sau: 1b/ Biện pháp thứ nhất: Xác định mảng kiến thức 9 - Nội dung chương trình môn tự nhiên và xã hội 3 được chia làm các chủ đề khác nhau: + Chủ đề: Con người và sức khỏe: Bao gồm các nội dung về cơ quan vận động (cơ xương, khớp xương; ...), cơ quan tiêu hóa (vai trò của từng cơ quan trong hoạt động tiêu hóa); ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun. + Chủ đề: Xã hội: Bao gồm các nội dung về gia đình: Công việc của các thành viên trong gia đình, giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và khu vệ sinh...Trường học, huyện hoặc quận nơi đang sống.... + Chủ đề: Tự nhiên: Bao gồm các nội dung về thực vật và động vật bầu trời ban ngày và ban đêm... - Khi đã xác định được nội dung các mảng kiến thức giáo viên cần nghiên cứu kĩ từng nội dung bài dạy thuộc chủ đề nào. Ví dụ: Chủ đề: Con người và sức khỏe: Từ bài 1 đến bài 18; Chủ đề: Xã hội: Từ bài 19 đến bài 39; Chủ đề: Tự nhiên: Từ bài 40 đến bài 70 2b/ Biện pháp thứ hai: Xác định mục tiêu bài dạy Việc xác định mục tiêu bài dạy rất quan trọng. Một tiết học đảm bảo đầy đủ nội dung hay không phụ thuộc vào mục tiêu bài học. Giáo viên bám vào mục tiêu đã xác định để triển khai bài dạy thành công. Muốn xác định mục tiêu tốt giáo viên cần làm như sau: 2b1. Thứ nhất: Xác định mục tiêu cần đạt về kĩ năng môn học Sau khi học xong chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 học sinh sẽ đạt được những kĩ năng sau: - Tự chăm sóc sức khỏe bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn. Biết cách sử dụng đồ dùng trong gia đình... - Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiện và xã hội. Biết trình bày lại nội dung bài học, kĩ năng nêu vấn đề, chia sẻ những hiểu biết của mình với bạn bè... 2b2. Thứ hai: Nghiên cứu kĩ kênh hình và kênh chữ của bài dạy trong sách giáo khoa - Khi đã xác định được nội dung bài dạy thuộc mảng kiến thức nào, giáo viên cần quan sát kĩ nội dung các bức tranh, các câu hỏi và phần kết luận. Giúp 10 Giáo viên có định hướng mục tiêu về mặt kĩ năng cần đạt được sau khi học xong các nội dung đó. - Tên đề bài thường nêu lên những vấn đề cần giải quyết và cũng chính là nội dung được thể hiện ở các tranh trong sách giáo khoa. Vậy nên khi xác định mục tiêu bài dạy giáo viên cần bám sát vào tên đề bài để tránh xác định sai mục tiêu. Ví dụ: Bài 23 – Phòng cháy khi ở nhà Bài học chỉ có 2 bức tranh vẽ căn bếp và 1 bức tranh vẽ bạn học sinh gọi điện thoại đến số 114. Vậy giáo viên cần xác định kĩ năng học sinh đạt được sau bài học này là: cất diêm và bật lửa cẩn thận, để xa tầm tay trẻ em; biết gọi điện thoại khi có hỏa hoạn. Chứ không phải giúp Học sinh có kĩ năng đun bếp củi. 2b3. Thứ ba: Phân loại đối tượng học sinh trong lớp Để xác định được mục tiêu bài học có hiệu quả, sau bài dạy giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh trong mỗi bài dạy khác nhau. Vì mỗi bài dạy cần đạt những kĩ năng khác nhau. Mỗi đối tượng học sinh có hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ: Bài 23 – Phòng cháy khi ở nhà Cần xác định xem có bao nhiêu học sinh gia đình đun bếp ga, đun bếp củi, đun loại bếp khác.... từ đó mới xác định được kĩ năng cần đạt được sau bài học này là gì? Việc dùng diêm và bật lửa cẩn thận, để xa tầm tay trẻ em; biết gọi điện thoại khi có hỏa hoạn, không tự ý sử dụng đồ điện... 3b/ Biện pháp thứ ba: Lựa chọn phương pháp Các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực ở môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 là quan sát, thảo luận, truyền đạt, điều tra, đóng vai, thực hành... Chính vì thế giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. + Giáo viên lựa chọn phương pháp quan sát để hình thành và phát triển kĩ năng quan sát cho các em Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong tự nhiên và xã hội. Đối với môn Tự nhiên và xã hội đối tượng quan sát của học sinh không chỉ là tranh ảnh, mẫu vật, mô hình mà còn là khung cảnh gia đình, lớp học, cây 11 cối, con người và một số sự vật, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội ... Vì vậy giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát ở trong lớp học hay ngoài lớp ( sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh trường ...). Khi thực hiện quan sát giáo viên cần xác định đối tượng quan sát vì nếu là tranh ảnh: hình chụp, tranh vẽ các sự vật hiện tượng được thể hiện trên một mặt phẳng, nó chỉ giúp ta quan sát một chiều nên sẽ mang tính chất thống kê sự vật nhiều hơn. Vì vậy, khi quan sát giáo viên hướng dẫn cho học sinh chú ý vào những chi tiết được thể hiện trên tranh ảnh, quan sát từ bao quát đến chi tiết. Nếu tranh ảnh diễn tả một hành động, chuyển động nào đó thì phải tưởng tượng xem trong thực tế nó đang diễn ra như thế nào. Giáo viên phải đặt ra hệ thống câu hỏi để giúp học sinh quan sát đúng trọng tâm, không tràn lan. + Giáo viên lựa chọn phương pháp điều tra để hình thành và phát triển kĩ năng điều tra cho các em Đây là cách thức tổ chức và dẫn dắt học sinh tìm hiểu một vấn đề sau đó dựa trên những thông tin thu thập được tiến hành phân tích so sánh, khái quát hóa để rút ra kết luận, nêu ra giải pháp và kiến nghị. Giáo viên nêu vấn đề hoặc tốt nhất để học sinh tự chọn theo ý thích của mình. Tổ chức điều tra theo nhóm hoặc từng cá nhân, các nhóm hoặc cá nhân có thể khác đề tài hoặc một số nhóm có chung một đề tài. Các cách thức thu thập thông tin. Quan sát tại hiện trường hoặc quan sát trực tiếp đối tượng. Phỏng vấn bằng miệng hoặc phiếu. Thu thập: hiện vật, tư liệu, tranh ảnh, sách báo vv...Xử lý thông tin: phân tích, so sánh, phân loại, lập bảng thông kê và rút ra những nhận xét khái quát. Trưng bày kết quả điều tra + Giáo viên lựa chọn phương pháp thảo luận để hình thành và phát triển kĩ năng thảo luận cho các em Là phương pháp dạy học khi giáo viên tổ chức cuộc đối thoại giữa học sinh với học sinh hoặc giữa học sinh với giáo viên nhằm huy động trí tuệ của học sinh để giải quyết một vấn đề nào đó để đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoặc những quan niệm mới. Giáo viên nhắc nhở Học sinh tôn trọng ý kiến của bạn và bình tĩnh đối xử 12 với những ý kiến khác. Cần tạo Điều kiện cho học sinh có cơ hội tương tác với học sinh, nhóm, giáo viên để nói ra những suy nghĩ của mình nhất là khi có những ý kiến trái ngược nhau chứ không vội vã đi đến kết luận. Thông thường giáo viên là người tổng kết và trình bày ý kiến thống nhất của cả lớp, song nên rèn cho học sinh trình bày kết quả thảo luận, nêu ý kiến rõ ràng rành mạch. Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh. + Giáo viên lựa chọn phương pháp đóng vai để hình thành và phát triển kĩ năng tự tin, sáng tạo trong giao tiếp và trình bày nội dung vừa học. Phương pháp đóng vai là cách thức tổ chức học sinh tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng mà không cần kịch bản hoặc luyện tập trước. Giáo viên hướng dẫn các em đóng vai không theo kịch bản sẽ khác với khi đóng vai theo kịch bản. Giúp học sinh có những nhận xét về tính tích cực của bạn. Các em thấy được khi tham gia đóng vai sẽ có nhiều cơ hội để tư duy sáng tạo cũng như tích cực huy động vốn hiểu biết của mình vào việc giải quyết tình huống hơn. Như vậy việc đóng vai vừa dễ tổ chức vừa phát huy tính tích cực của học sinh. + Giáo viên lựa chọn phương pháp truyền đạt để hình thành và phát triển kĩ năng truyền đạt cho các em Là phương pháp dạy học khi giáo viên đưa ra những thông tin có kèm theo hướng dẫn, chỉ dẫn nhằm giải thích hoặc minh họa cho những thông tin đó, chính giáo viên là người truyền đạt. Hay nói cách khác truyền đạt chính là phương pháp dạy học mà giáo viên là nhân vật trung tâm. Phương truyền đạt được sử dụng khi mở đầu và khi kết thúc các hoạt động học tập của học sinh. Nó được xen kẽ giữa các phương pháp dạy học khác với thời lượng ngắn để việc truyền đạt của giáo viên được xen kẽ với các hoạt động hoc tập độc lập của học sinh. + Giáo viên lựa chọn phương pháp “ Bàn Tay nặn bột” để hình thành và phát triển kĩ năng thí nghiệm, nghiên cứu, quan sát... cho các em Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, 13 nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra. Với một vấn đề khoa học, học sinh có thể đặt ra câu hỏi, giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, phân tích, thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp. Phương pháp này kích thích sự tò mò và ham mê khám phá của học sinh. Giáo viên luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Khi cô giáo nêu vấn đề để học sinh tự đi tìm tình huống cần giải quyết thông qua hoạt động thực hành, thí nghiệm do chính các em tự làm, hoạt động thảo luận nhóm để đưa ra những giả thiết. Thầy cô sẽ giúp học sinh chứng minh những giả thiết của các em và cùng các em tìm ra câu trả lời đúng. 4b/ Biện pháp thứ tư: Thiết kế hoạt động dạy học 4b1: Thứ nhất: Xác định mục tiêu kĩ năng hoạt động. - Giáo viên xác định kĩ năng hoạt động đó là giúp học sinh làm được hay làm thành thạo một công việc được thể hiện qua: quan sát, thí nghiệm, so sánh, đối chiếu, phân tích, sắp xếp, phân loại, báo cáo,... Ví dụ: Khi dạy bài “Động vật” giáo viên xác định kĩ năng hoạt động là giúp học sinh nhận dạng thành thạo các con vật qua việc “quan sát” tranh ảnh trong sách giáo khoa để nêu tên các con vật đó: Bò, hổ, sóc, voi, ong, kiến, ếch, cá heo... 4b2. Thứ hai: Thiết kế hoạt động dạy học - Giáo viên không nên tạo ra nhiều hoạt động trong một tiết học, cần có định hướng mục tiêu cho từng hoạt động. - Phân biệt được hoạt động tìm hiểu nội dung hay hoạt động giáo dục kĩ năng cho học sinh một cách chi tiết cụ thể. Định hướng phân bổ thời lượng cho mỗi hoạt động hợp lý. Ví dụ: Bài “Vệ sinh môi trường” giáo viên thiết kế 3 hoạt động trong đó có 2 hoạt động rèn kĩ năng 14 + Hoạt động 1 là phần kiến thức: Học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người. + Hoạt động 2 là phần giáo dục kĩ năng: Học sinh nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác. + Hoạt động 3 là hoạt động phát huy tính tích cực thể hiện kĩ năng bản thân qua trò chơi “Tôi là phóng viên” mỗi tổ cử ra 3 bạn làm phóng viên. Mỗi phóng viên phải đặt được câu hỏi theo nội dung đã học để hỏi bạn. Phóng viên nào có câu hỏi hay, đúng và phù hợp sẽ được bầu làm phóng viên xuất xắc. 4b3. Thứ ba: Các hình thức tổ chức các hoạt động dạy học Để phát huy tính tích cực và hiệu quả về kĩ năng cần đạt được, giáo viên nên lựa chọn các hình thức tổ chức các hoạt động dạy học khác nhau. Biết kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức đã lựa chọn. Ví dụ: Khi dạy các tiết con người và sức khỏe thường sử dụng hoạt động nhóm, cá nhân để phát huy kĩ năng cơ bản. Khi học về cây cối có thể cho các em đi thăm thiên nhiên trong vườn trường, hoặc công viên gần nhất. Trò chơi được sử dụng rộng rãi ở tất cả các tiết học giúp phát huy kĩ năng sáng tạo, tự tin.. 5b/ Biện pháp thứ năm: Tổ chức được các hoạt động dạy học phát huy một số kĩ năng đã có, giúp các em tích lũy nhiều hơn kĩ năng của mình. Để hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh trong quá trình dạy học, giáo viên cần tổ chức được các hoạt động sao cho hiệu quả giúp học sinh đạt được các kĩ năng cơ bản trong bài học và trong cuộc sống. a/ Hình thành kĩ năng tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân Với chủ đề “Con người và sức khỏe” được thể hiện qua 18 bài học. Mỗi bài học là một nội dung khác nhau liên quan đến con người và sức khỏe. Đó là việc nhận biết một số cơ quan trong cơ thể, biết giữ vệ sinh thân thể, phòng chống bệnh... Để hình thành được các kĩ năng đó người giáo viên cần làm những việc sau: + Xây dựng tình huống đóng vai hình thành kĩ năng tự tin trong phòng chống bệnh cho bản thân Đây là dạng hoạt động học tập mang tính sáng tạo cao và kích thích phát 15 triển khả năng tư duy ở học sinh. Giúp các em thực hành nội dung chuyển từ kiến thức đã học thành kĩ năng của bản thân bằng nhiều hình thức khác nhau, ngay trong giờ học mà không phải chuẩn bị trước. Giúp các em có những ứng xử phù hợp với các vấn đề về sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Khi xây dựng tình huống giáo viên giáo viên cần làm theo các bước: Lựa chọn tình huống; Chọn người tham gia (HS tình nguyện tham gia hoặc giáo viên tiến cử); Chuẩn bị diễn xuất; Thể hiện vai diễn; Đánh giá kết quả. Sau khi hình thành kiến thức giáo viên cho học sinh thảo luận, phân vai bệnh nhân và bác sĩ. Bệnh nhân phải biết trả lời các triệu chứng của bệnh lao phổi. Bác sĩ phải biết nêu nguyên nhân, cách phòng bệnh,... sau khi đóng vai học sinh nắm được nội dung và có kĩ năng về phòng chống bệnh cho bản thân. Ví dụ: Bài “Bệnh lao phổi, Bệnh tim mạch,...” Bệnh nhân: Chào bác sĩ ! Bác sĩ ơi khám cho tôi với. Bác sĩ: Bác thấy trong người thế nào? Bệnh nhân: Gần đây tôi thấy hay bị ho và khó thở, trong người mệt mỏi, ăn không ngon, gầy đi và hay sốt nhẹ về đêm. Bác sĩ: Vậy tôi sẽ cho bác đi chụp phổi và làm xét nghiệm. Có thể bác đã bị nhiễm lao. Bệnh nhân: Thưa bác sĩ, vậy thì nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì? Bác sĩ: Bác có biết không, nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là do một loại vi khuẩn gây ra. Bệnh nhân: Vậy hả bác. Bệnh này có nguy hiểm và có chữa được không? Bác sĩ: Bệnh này rất nguy hiểm nếu không chữa chạy kịp thời bệnh nặng có thể gây chết người. Nhưng bệnh này có thể chữa khỏi được nếu điều trị kịp thời và làm theo lời khuyên của bác sĩ. Bệnh nhân: Bệnh này có thể lây sang người khác không hả bác? Bác sĩ: Bệnh này có thể lây sang người khác qua đường hô hấp đấy bác ạ. Bệnh nhân: Vậy ta nên và không nên làm gì để phòng bệnh lao phổi? Bác sĩ: Chúng ta nên đi tiêm phòng bệnh khi còn nhỏ là tốt. Ăn uống đủ chất, vệ sinh thân thể và nhà cửa sạch sẽ..... không nên hút thuốc lá.... 16 Bệnh nhân: Cảm ơn bác sĩ rất nhiều. Tôi sẽ đi chụp phim và kiểm tra sức khỏe ngay. Chào bác sĩ. Đóng vai bác sĩ và bệnh nhân Với cách đóng vai ở trên ngoài kĩ năng tự biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Các em biết khi thấy trong người đau ốm, mệt mỏi cần đi khám bác sĩ. + Xây dựng tình huống điều tra hình thành kĩ năng tìm hiểu vấn đề, phân tích, khái quát... - Để có sức khỏe thì phải ăn uống đủ chất. Trong thực tế thì đa số trẻ nhỏ ăn uống chưa đủ chất. Có em không bao giờ ăn rau chỉ ăn thịt cá, hay ăn quá nhiều 1 thứ thức ăn mà mình thích. Để các em có kĩ năng ăn uống đủ chất, ăn uống sạch sẽ thì giáo viên cần giúp các em hiểu được ăn uống đủ chất sẽ làm cho cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh. Giáo dục các em ý thức ăn đủ, uống đủ.... Giáo viên dùng phiếu điều tra trước giờ học, hay trong giờ học. Sau đó tổng hợp theo nhóm món hay ăn, thích ăn sáng... nêu tác dụng món ăn sáng đó. Ví dụ: Khi dạy bài “Ăn uống đầy đủ” Tên:........................................... Phiếu điều tra Hằng ngày bạn ăn uống như thế nào vào mỗi bữa ăn: + sáng:............................................................................................ + trưa:.......................................................................................... + chiều:......................................................................................... Nêu những thức ăn mà bạn thích ăn, hay ăn hàng ngày ................................................................................................................. 17 + Xây dựng tình huống trò chơi để hình thành kĩ năng ăn uống đủ chất. Muốn tổ chức được trò chơi có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau : Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục; Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học; Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường; Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú, được chuẩn bị chu đáo, gây được hứng thú đối với học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài “ Ôn tập: Con người và sức khỏe” Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi củng cố tiết học để hình thành kĩ năng chuẩn bị bữa ăn đủ chất, ăn những thức ăn nào mới đảm bảo đủ chất để phong tránh một số bệnh qua trò chơi “Đi chợ” Giáo viên và học sinh chuẩn bị một số rau, củ, quả, thịt, cá, tôm, cua... bằng nhựa đồ chơi. Tổ chức cho các em đi chợ mua thức ăn nấu 1 bữa ăn đủ chất. Bằng kiến thức thực tế, kiến thức bài học các em phải tự chọn được một số thức ăn và giải thích được tại sao em lại chọn những thức ăn đó. Ăn một bữa như thế đã đủ chất chưa? Qua trò chơi không những học sinh có được kĩ năng ăn uống đủ chất mà còn biết lựa chọn thức ăn khi đi chợ. b/ Hình thành kĩ năng hiểu biết về xã hội Với học sinh lớp 3 các kiến thức hiểu biết về xã hội chưa nhiều. Để trang bị cho các em một số kĩ năng người giáo viên cần làm những việc sau: + Cho học sinh thảo luận nhóm củng cố bài để hình thành kĩ năng hiểu biết và trình bày về gia đình, bản thân.... Học sinh thảo luận theo nhóm, tự trình bày ý kiến cá nhân về những hiếu biết sau bài học. Khuyến khích các em tự giới thiệu về bản thân, về các thế hệ trong gia đình của mình. Hay có thể phỏng vấn bạn bằng những câu hỏi liên quan đến nội dung. Ví dụ: Bài “ Các thế hệ trong gia đình - Họ nội, họ ngoại” - Tự giới thiệu: Gia đình tớ gồm có 4 người. Đó là ông bà nội tớ. Bố mẹ tớ, anh tớ và tớ. Gia đình tớ là gia đình hai thế hệ đấy các bạn ạ! Ông bà nội sinh 18 được 3 người con đó là bố tớ, cô hai và chú ba. Cô và chú tớ sống ở sài Gòn. Còn ông bà ngoại tớ lại sống ở quê, lâu lâu tớ mới về thăm. Ông bà ngoại tớ chỉ có 2 người con thôi. Đó là mẹ tớ và cậu tớ. Gia đình tớ sống rất hạnh phúc đấy các bạn ạ. Tớ yêu tất cả mọi người trong gia đình. - Phỏng vấn: Gia đình bạn gồm có mấy người? Đó là những ai? Gia đình bạn là gia đình mấy thế hệ? .... + Tổ chức trò chơi củng cố để hình thành kĩ năng phòng cháy chữa cháy: Giáo viên tổ chức trò chơi liên quan đến nội dung bài học. Theo dõi phản ứng của học sinh khi chơi để kịp thời điều chỉnh kĩ năng cho các em Ví dụ: Bài “Phòng cháy khi ở nhà” Sau khi học xong bài học giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Ai nhanh - Ai đúng”. Giáo viên phát cho mỗi đội một số hình ảnh về các dụng cụ phòng cháy chữa cháy: bức tranh vẽ bình xịt nước, gọi cứu hỏa 114, chậu nước, chăn mền, xăng dầu, bật lửa và đèn dầu.... Cho các đội thảo luận chọn tranh trong thời gian 1 phút sao cho các tranh đúng với nội dung bài học. Sau khi chọn xong các đội phải nêu được tại sao mình lại chọn tranh đó. Ví dụ khi chọn bình xịt nước các em phải giải thích được khi có hỏa hoạn phải dùng bình xịt nước để giảm bớt độ cháy và có tác dụng dập lửa + Hướng dẫn các em biết tự đánh giá kĩ năng trước và sau bài học. Ví dụ: Bài: “ Không chơi các trò chơi nguy hiểm” Phiếu đánh giá Nội dung đánh giá Trước khi học bài học này Khi ở trường em nhảy dây, bắn bi, bắn súng thường chơi những trò nhựa, quay xèng, cù, trèo cây, chơi nào? bịt mắt bắt dê, đuổi bắt, ô ăn quan.... Sau khi học bài học này Chơi: nhảy dây, bắn bi, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan... Không chơi: bắn súng nhựa, quay xèng, cù, trèo cây, đuổi bắt... Em đã làm gì khi thấy Em không tham gia và không Em không tham gia, các bạn chơi những trò nói gì chỉ nhìn các bạn chơi khuyên các bạn không chơi nguy hiểm tham gia và giải thích cho các bạn hiểu tác hại của các trò chơi nguy hiểm 19 + Sử dụng“ Cánh tay nối dài” Rèn kĩ năng cho các em khá giỏi hỗ trợ các em yếu. Sau khi các em khá giỏi đã hoàn thành nội dung, giáo viên đến kiểm tra và nhận xét bổ sung xong. Các em tự giác đến các nhóm hỗ trợ cho bạn, nhất là bạn yếu. c/ Hình thành kĩ năng về tự nhiên. Muốn đạt được những kĩ năng về tự nhiên giáo viên cần làm như sau: + Hình thành các kĩ năng quan sát cây cối, con vật... * Lần lượt thực hiện các bước : - Bước 1 : Lựa chọn đối tượng quan sát: Tùy theo nội dung học tập giáo viên sẽ chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương. - Bước 2 : Xác định mục đích quan sát: Trong quá trình quan sát không phải lúc nào học sinh cũng rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, với mỗi đối tượng giáo viên cần xác định mục đích của việc quan sát . - Bước 3 : Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát: Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hoặc cả lớp. Quan sát tổng thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết. Quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong. So sánh với các đối tượng cùng loại để tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau. - Bước 4 : Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng. - Ví dụ: Dạy bài “ Thực vật ” Đối với các bài về: rễ, thân, lá, hoa, quả và một số con vật... đối tượng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan