Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

.PDF
12
310
141

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ………………. 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. Ở giai đoạn này, những mối quan hệ có những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Hiện nay do thực hiện việc sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, đa số các bé được cưng chiều, cha mẹ thường làm thay trẻ, chưa chú ý tới việc giáo dục cho trẻ một số hành vi và thái độ đúng đắn về môi trường xung quanh, lòng yêu thiên nhiên, sự gọn gàng ngăn nắp…. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và nhóm lớp chưa đáp ứng cho trẻ được thực hành trãi nghiệm nhiều hơn với môi trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế Trước tình trạng một số trẻ chưa có ý thức tự giác cao, là giáo viên tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp để đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích : - Góp phần trang bị cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, về mối quan hệ của động thực vật, các hiện tượng thiên nhiên với con người, để từ đó trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây cối, con vật quanh nơi mình sinh sống, gìn giữ vệ sinh cá nhân và giữ cho môi trường luôn sạch, đẹp. - Góp phần nâng cao giáo dục môi trường tại trường mầm non, làm phong phú cho nội dung thực hiện chương trình mầm non mới hiện nay, giúp bản thân nâng cao năng lực thực hiện công tác chuyên môn. 3.2.2. Tính mới, sự khác biệt: - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua tất cả các hoạt động trong ngày mọi lúc mọi nơi như cho trẻ xem tranh ảnh, các đoạn video clip âm thanh tiếng động của môi trường, cô thiết kế các trò chơi về bảo vệ môi trường tạo điều kiện cho trẻ được thí nghiệm và thực hành, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”. 1 - Tổ chức các hội thi và cho trẻ tham gia trồng cây trong vườn trường, trồng cây qua các ngày lễ hội, trồng cây nhân ngày sinh nhật Bác Hồ để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm và có hành động thiết thực trong bảo vệ môi trường. - Xây dựng kế hoạch lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để trẻ trãi nghiệm những vốn sống của bản thân, cô theo dõi từng cá nhân trẻ, có biện pháp nêu gương trẻ cuối ngày nhằm giúp trẻ có hành vi tốt và cô giáo điều chỉnh kế hoạch kịp thời phù hợp đặc điểm tình hình lớp. 3.2.3. Cách thức thực hiện: + Thực hành trãi nghiệm Giáo viên lôi cuốn trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi ngắn về kinh nghiệm của trẻ, tạo hứng thú bước đầu cho trẻ đối với những nội dung đặt ra. Ví dụ: - Chúng ta biết được những cây gì xung quanh chúng ta? - Tại sao phải trồng cây? - Trồng cây trong lớp (sân trường) mình để làm gì? - Muốn cây xanh tươi tốt chúng ta làm gì?... Với những câu hỏi đó, cô cho trẻ trao đổi với nhau những gì mà trẻ biết, động viên trẻ thể hiện những kinh nghiệm của bản thân. Có thể buổi trò chuyện sẽ được tiếp diễn vào ngày hôm sau để tiếp tục giải quyết những câu hỏi được đặt ra, trẻ có thể nói thêm, kể thêm về các đối tượng. Kích thích nhiều trẻ hỏi về những chi tiết nào mà trẻ thấy hứng thú. Luôn tạo sự hưng phấn để trẻ tìm hiểu sâu về các đối tượng của môi trường thiên nhiên. Đối với con vật nuôi, cây xanh cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm, giá trị, vẻ đẹp của con vật, cây, hoa, lá… (tùy theo chủ đề). Cô cho trẻ xem về quá trình phát triển, thay đổi của đối tượng: Hạt -> nảy mầm -> cây có chồi -> lá non -> lá xanh thẫm, to hơn…, sau đó trẻ được xem cả quá trình lao động chăm sóc cây trồng. Cô cho trẻ quan sát và tiến hành thí nghiệm với nhiều nội dung khác nhau: Hiện tượng nước bốc hơi; hình dạng khác nhau của nước; các lớp chất lỏng; nước có màu gì? chất gì hòa tan trong nước? nước biến đi đâu?... Tùy theo điều kiện tôi chọn những thí nghiệm làm cho trẻ xem và sau đó trò chuyện với trẻ: Điều gì xảy ra nếu không có nước? Phải làm những công việc gì để bảo vệ nguồn nước? Chúng ta làm gì để góp phần tiết kiệm nước?... Cho trẻ xem trên máy chiếu những vùng, miền thiếu nước, cây cối thiếu nước, đất đai thiếu nước hoặc nguồn nước bị ô nhiễm hay hình ảnh lãng phí nước… sẽ tác động đến tình cảm của trẻ. Khi được 2 xem và tìm hiểu về nước, các bé đã xây dựng được ý thức tiết kiệm và hình thành thói quen tắt nước khi không sử dụng. + Dùng lời thông qua câu chuyện, bài thơ, câu đố, trò chơi. Những câu chuyện, bài thơ, câu đố giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn trẻ, sẽ giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về cách ứng xử của con người trong thiên nhiên, giữa các đối tượng của thiên nhiên với nhau. Sự đa dạng và các hoạt động của các nhân vật giúp trẻ hứng thú lâu. Có thể kể những câu chuyện mang đậm tính giáo dục môi trường cho trẻ nghe để hình thành thêm thái độ đúng đắn cho trẻ đối với môi trường xung quanh. Trẻ thích những câu chuyện, bài thơ nói về các con vật nhỏ bé đáng yêu, qua các tác phẩm đó giúp trẻ hiểu hơn về cuộc sống thế giới xung quanh, làm phát triển về ngôn ngữ. Đối với những câu đố sẽ kích thích óc tưởng tượng, suy đoán, phát triển trí thông minh ở trẻ như câu đố về các loại cây, hoa..; một số bài thơ để dạy trẻ như: “cây thược dược”, “Đừng nhé bé ơi”, “Tiết kiệm nước”, “Lá khóc.”......, trò chơi: “Nên, không nên”, “ ai biết bảo vệ cơ thể, hoa màu gì?.., chuyện như: nỗi buồn chim sơn ca, khỉ con ăn chuối.... + Sử dụng trực quan minh họa: Phương pháp này cho trẻ quan sát vật thật, tranh vẽ, hoạt động của con người giúp trẻ có thái độ và hành vi phù hợp với môi trường, với các con vật và cây cối. Ví dụ: cô cho trẻ quan sát tranh vẽ con người với thiên nhiên, con người bảo vệ môi trường, nhận biết môi trường sạch và môi trường bẩn... từ đó trẻ sẽ có thái độ phù hợp và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, quan sát trời mưa cô gợi hỏi ích lợi của nước và cho trẻ biết kinh nghiệm bảo vệ sức khỏe khi đi dưới mưa. Cô có thể cho trẻ quan sát vật thật, quan sát biểu hiện của lá cây, cành cây, để nhận biết tại từng thời điểm có gió hay không. Cô cho trẻ xem tranh ảnh âm thanh, băng hình về các loại gió, gió nhẹ, gió mạnh... Cho trẻ quan sát quy trình lớn lên của cây: cây cần ánh sáng, không khí, nước, hạt nảy mầm, cho trẻ quan sát cây lớn lên tươi tốt nhờ đủ các điều kiện, cây không tươi tốt do thiếu một trong các điều kiện trên, trẻ sẽ rút được kinh nghiệm khi chăm sóc cây xanh. + Dùng tình cảm và khích lệ: Phương pháp dùng tình cảm và khích lệ để tuyên dương trẻ kịp thời khi trẻ có thái độ và hành vi tốt bảo vệ môi trường như: tiết kiệm nước khi rửa tay, ăn hết suất không để cơm thừa và rơi vãi xuống đất, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi không đúng (để đồ dùng không gọn, còn để vẩy nước ra ngoài..). Khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động. + Tích hợp trong mọi hoạt động: 3 *Tích hợp vào giờ đón trẻ - chơi tự chọn : Trẻ biết cất đồ dùng một cách ngay ngắn gọn gàng đúng nơi quy định. Cô và trẻ trò chuyện về sự ô nhiễm môi trường không khí, nguyên nhân làm môi trường không khí bị ô nhiễm? *Tích hợp vào các hoạt động học tập như: - Trong giờ hoạt động văn học: trẻ được nghe câu chuyện về thiên nhiên tươi đẹp, những việc làm có lợi, có hại đối với môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, và tác hại. Cô cho xem các bài giảng điện tử về câu chuyện để trẻ hứng thú nhớ lâu hơn. - Giờ làm quen môi trường xung quanh: tổ chức cho trẻ quan sát trên máy tính tranh ảnh và các âm thanh của các hiện tượng thời tiết, làm những thí nghiệm đơn giản như cây cần gì để sống và phát triển, thí nghiệm lọc nước bẩn, quan sát sự phát triển của cây, ích lợi của cây cối đối với đời sống con người, qua đó giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành, xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. - Giờ tạo hình cô dạy cháu cắt dán, xé dán, vẽ thể hiện sự hiểu biết của mình về môi trường (vẽ cảnh đường phố sạch đẹp, các loại cây cối, vườn hoa,…cây giúp ích cho con người, làm cho bầu khí quyển trong lành). Khi thực hiện xé dán, cắt dán xong cháu biết phải bỏ những mảnh giấy vụn vào sọt rác và cất đồ dùng đúng nơi qui định. Nhắc nhở trẻ không kéo lê bàn ghế trên sàn nhà gây tiếng ồn, bàn ghế mau hư hỏng . Hoạt động tạo hình cắt xé dán tranh nội dung về môi trường có thể cho gia đình và trẻ cùng nhau làm tại nhà để cả nhà cùng có ý thức bảo vệ môi trường. *Giáo dục môi trường thông qua hoạt động vui chơi: - Qua dạo chơi ngoài trời cô giáo dục cháu không ngắt hoa bẻ lá xả rác bừa bãi làm bẩn sân trường. Ví dụ: quan sát, đàm thoại với trẻ về chất thải của các phương tiện: Khi ôtô, xe máy chạy trên đường, điều gì gây ô nhiễm môi trường? Vì sao? (khí thải - khói, xe chạy làm bụi bay lên, tiếng còi của các phương tiện giao thông) Quan sát và nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn? Vì sao? Mỗi bạn cần làm gì để sân trường sạch? Phân loại rác khi tham gia dọn vệ sinh ở sân trường. - Qua chơi ở góc thiên nhiên trẻ biết chăm sóc bồn hoa và các loại cây trồng. - Thông qua trò chơi phân vai trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường. Trong các trò chơi “ bé tập làm nội trợ” cô dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi làm… - Thông qua các trò chơi học tập: trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ biết các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và biết giữ cho môi trường luôn sạch đẹp. Các trò chơi cô giáo thiết kế trên máy tính để trẻ hứng thú và ghi nhớ sâu hơn. *Giáo dục môi trường thông qua hoạt động lao động: - Lao động tự phục vụ: một số hoạt động phục vụ cho cá nhân trẻ như đi vệ sinh cá nhân, cất đồ dùng gọn gàng, ăn hết suất,.... - Lao động chăm sóc các con vật nuôi bảo vệ môi trường sạch sẽ. 4 - Lao động vệ sinh môi trường: gom rác quét dọn cùng cô trong lớp, nơi sân trường, lau chùi đồ dùng đồ chơi,... đều là việc làm góp phần làm môi trường thêm sạch đẹp. Vào những ngày cuối tuần cô và nhóm trẻ có thể lao động quét dọn cảnh quan trước cổng trường, cô và trẻ cùng tham gia trồng cây xanh nhân ngày sinh nhật Bác Hồ (cô chia lớp làm 4 tổ cùng nhau trồng cây con trong thời gian 3 tuần), bé trồng vườn rau sạch an toàn... Các hoạt động ấy lôi cuốn trẻ tham gia tích cực, giáo dục trẻ có ý thức tốt về bảo vệ môi trường. *Giáo dục môi trường thông qua hoạt động lễ hội Qua các ngày lễ lớn như ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày môi trường thế giới cũng có thể tổ chức một số hoạt động như trồng cây con, vẽ tranh chủ đề môi trường, làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải do phụ huynh đem vào cho lớp. Cô phát động cho phụ huynh tham gia hội thi của lớp “gia đình bé bảo vệ môi trường” cô cho gia đình trẻ làm sản phẩm tạo hình nội dung về môi trường từ những nguyên vật liệu thiên nhiên, sáng tác bài thơ và bài hát cải biên nội dung về môi trường, sản phẩm của gia đình bé sẽ được trưng bày tại góc tuyên truyền và treo tại sân trường, các hoạt động ấy có tác dụng giáo dục môi trường cho trẻ rất tốt. 3.3. Khả năng ứng dụng của giải pháp: Việc giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường là rất cần thiết, giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện. Tuy nhiên tùy điều kiện thực tế và hoàn cảnh cụ thể sẽ có những biện pháp, cách thức ứng dụng cho phù hợp. Sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng triển khai, áp dụng cho tất cả giáo viên mầm non thực hiện vào việc giảng dạy ở các môn học, các hoạt động ở các nhóm lớp. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: - 95% trẻ có ý thức giữ cho môi trường được sạch sẽ như không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Tham gia vệ sinh lau chùi bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. - Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, trẻ hiểu cây cối có rất nhiều ích lợi cho con người như: Cây cối làm giảm ô nhiễm môi trường; giảm bụi, tiếng ồn; cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt,... - Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Trẻ đã có ý thức tham gia cùng cô chăm sóc bảo vệ cây cối như tưới cây, làm cỏ ở góc thiên nhiên, chăm sóc vật nuôi... 100% trẻ rất thích thú khi tham gia các hoạt động lao động cùng cô, mong muốn được làm vệ sinh cùng cô, trồng rau và thực hành các thí nghiệm… - Trẻ biết lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa. Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi có gió rét. Từ đó 5 trẻ biết bảo vệ, chăm sóc bản thân, khi đi học biết đeo khẩu trang, mắt kính để che bụi, biết mặc ấm, đội nón…. 3.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. 3.6. Tài liệu kèm theo: Một số hình ảnh minh họa trẻ với các hoạt động bảo vệ môi trường. 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Mã số: …………………………. Kính gởi: Thường trực hội đồng sáng kiến cấp Tỉnh - Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và Tên Ngày tháng Nơi công Chức danh năm sinh tác 1 Lê Thị Huế Trâm Trình độ chuyên môn - Chủ tịch công Đại học 29/07/1983 Trường mầm đoàn cơ sở. mầm non Đồng Khởi - Giáo viên dạy non lớp 5-6 tuổi. 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. Ở giai đoạn này, những mối quan hệ có những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Hiện nay do thực hiện việc sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, đa số các bé được cưng chiều, cha mẹ thường làm thay trẻ, chưa chú ý tới việc giáo dục cho trẻ một số hành vi và thái độ đúng đắn về môi trường xung quanh, lòng yêu thiên nhiên, sự gọn gàng ngăn nắp…. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và nhóm lớp chưa đáp ứng cho trẻ được thực hành trãi nghiệm nhiều hơn với môi trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế Trước tình trạng một số trẻ chưa có ý thức tự giác cao, là giáo viên tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp để đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích : - Góp phần trang bị cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, về mối quan hệ của động thực vật, các hiện tượng thiên nhiên với con người, để từ đó trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây cối, con vật quanh nơi mình sinh sống, gìn giữ vệ sinh cá nhân và giữ cho môi trường luôn sạch, đẹp. 7 - Góp phần nâng cao giáo dục môi trường tại trường mầm non, làm phong phú cho nội dung thực hiện chương trình mầm non mới hiện nay, giúp bản thân nâng cao năng lực thực hiện công tác chuyên môn. 3.2.2. Tính mới, sự khác biệt: - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua tất cả các hoạt động trong ngày mọi lúc mọi nơi như cho trẻ xem tranh ảnh, các đoạn video clip âm thanh tiếng động của môi trường, cô thiết kế các trò chơi về bảo vệ môi trường tạo điều kiện cho trẻ được thí nghiệm và thực hành, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”. - Tổ chức các hội thi và cho trẻ tham gia trồng cây trong vườn trường, trồng cây qua các ngày lễ hội, trồng cây nhân ngày sinh nhật Bác Hồ để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm và có hành động thiết thực trong bảo vệ môi trường. - Xây dựng kế hoạch lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để trẻ trãi nghiệm những vốn sống của bản thân, cô theo dõi từng cá nhân trẻ, có biện pháp nêu gương trẻ cuối ngày nhằm giúp trẻ có hành vi tốt và cô giáo điều chỉnh kế hoạch kịp thời phù hợp đặc điểm tình hình lớp. 3.2.3. Cách thức thực hiện: + Thực hành trãi nghiệm Giáo viên lôi cuốn trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi ngắn về kinh nghiệm của trẻ, tạo hứng thú bước đầu cho trẻ đối với những nội dung đặt ra. Ví dụ: - Chúng ta biết được những cây gì xung quanh chúng ta? - Tại sao phải trồng cây? - Trồng cây trong lớp (sân trường) mình để làm gì? - Muốn cây xanh tươi tốt chúng ta làm gì?... Với những câu hỏi đó, cô cho trẻ trao đổi với nhau những gì mà trẻ biết, động viên trẻ thể hiện những kinh nghiệm của bản thân. Có thể buổi trò chuyện sẽ được tiếp diễn vào ngày hôm sau để tiếp tục giải quyết những câu hỏi được đặt ra, trẻ có thể nói thêm, kể thêm về các đối tượng. Kích thích nhiều trẻ hỏi về những chi tiết nào mà trẻ thấy hứng thú. Luôn tạo sự hưng phấn để trẻ tìm hiểu sâu về các đối tượng của môi trường thiên nhiên. Đối với con vật nuôi, cây xanh cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm, giá trị, vẻ đẹp của con vật, cây, hoa, lá… (tùy theo chủ đề). Cô cho trẻ xem về quá trình phát 8 triển, thay đổi của đối tượng: Hạt -> nảy mầm -> cây có chồi -> lá non -> lá xanh thẫm, to hơn…, sau đó trẻ được xem cả quá trình lao động chăm sóc cây trồng. Cô cho trẻ quan sát và tiến hành thí nghiệm với nhiều nội dung khác nhau: Hiện tượng nước bốc hơi; hình dạng khác nhau của nước; các lớp chất lỏng; nước có màu gì? chất gì hòa tan trong nước? nước biến đi đâu?... Tùy theo điều kiện tôi chọn những thí nghiệm làm cho trẻ xem và sau đó trò chuyện với trẻ: Điều gì xảy ra nếu không có nước? Phải làm những công việc gì để bảo vệ nguồn nước? Chúng ta làm gì để góp phần tiết kiệm nước?... Cho trẻ xem trên máy chiếu những vùng, miền thiếu nước, cây cối thiếu nước, đất đai thiếu nước hoặc nguồn nước bị ô nhiễm hay hình ảnh lãng phí nước… sẽ tác động đến tình cảm của trẻ. Khi được xem và tìm hiểu về nước, các bé đã xây dựng được ý thức tiết kiệm và hình thành thói quen tắt nước khi không sử dụng. + Dùng lời thông qua câu chuyện, bài thơ, câu đố, trò chơi. Những câu chuyện, bài thơ, câu đố giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn trẻ, sẽ giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về cách ứng xử của con người trong thiên nhiên, giữa các đối tượng của thiên nhiên với nhau. Sự đa dạng và các hoạt động của các nhân vật giúp trẻ hứng thú lâu. Có thể kể những câu chuyện mang đậm tính giáo dục môi trường cho trẻ nghe để hình thành thêm thái độ đúng đắn cho trẻ đối với môi trường xung quanh. Trẻ thích những câu chuyện, bài thơ nói về các con vật nhỏ bé đáng yêu, qua các tác phẩm đó giúp trẻ hiểu hơn về cuộc sống thế giới xung quanh, làm phát triển về ngôn ngữ. Đối với những câu đố sẽ kích thích óc tưởng tượng, suy đoán, phát triển trí thông minh ở trẻ như câu đố về các loại cây, hoa..; một số bài thơ để dạy trẻ như: “cây thược dược”, “Đừng nhé bé ơi”, “Tiết kiệm nước”, “Lá khóc.”......, trò chơi: “Nên, không nên”, “ ai biết bảo vệ cơ thể, hoa màu gì?.., chuyện như: nỗi buồn chim sơn ca, khỉ con ăn chuối.... + Sử dụng trực quan minh họa: Phương pháp này cho trẻ quan sát vật thật, tranh vẽ, hoạt động của con người giúp trẻ có thái độ và hành vi phù hợp với môi trường, với các con vật và cây cối. Ví dụ: cô cho trẻ quan sát tranh vẽ con người với thiên nhiên, con người bảo vệ môi trường, nhận biết môi trường sạch và môi trường bẩn... từ đó trẻ sẽ có thái độ phù hợp và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, quan sát trời mưa cô gợi hỏi ích lợi của nước và cho trẻ biết kinh nghiệm bảo vệ sức khỏe khi đi dưới mưa. Cô có thể cho trẻ quan sát vật thật, quan sát biểu hiện của lá cây, cành cây, để nhận biết tại từng thời điểm có gió hay không. Cô cho trẻ xem tranh ảnh âm thanh, băng hình về các loại gió, gió nhẹ, gió mạnh... 9 Cho trẻ quan sát quy trình lớn lên của cây: cây cần ánh sáng, không khí, nước, hạt nảy mầm, cho trẻ quan sát cây lớn lên tươi tốt nhờ đủ các điều kiện, cây không tươi tốt do thiếu một trong các điều kiện trên, trẻ sẽ rút được kinh nghiệm khi chăm sóc cây xanh. + Dùng tình cảm và khích lệ: Phương pháp dùng tình cảm và khích lệ để tuyên dương trẻ kịp thời khi trẻ có thái độ và hành vi tốt bảo vệ môi trường như: tiết kiệm nước khi rửa tay, ăn hết suất không để cơm thừa và rơi vãi xuống đất, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi không đúng (để đồ dùng không gọn, còn để vẩy nước ra ngoài..). Khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động. + Tích hợp trong mọi hoạt động: *Tích hợp vào giờ đón trẻ - chơi tự chọn : Trẻ biết cất đồ dùng một cách ngay ngắn gọn gàng đúng nơi quy định. Cô và trẻ trò chuyện về sự ô nhiễm môi trường không khí, nguyên nhân làm môi trường không khí bị ô nhiễm? *Tích hợp vào các hoạt động học tập như: - Trong giờ hoạt động văn học: trẻ được nghe câu chuyện về thiên nhiên tươi đẹp, những việc làm có lợi, có hại đối với môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, và tác hại. Cô cho xem các bài giảng điện tử về câu chuyện để trẻ hứng thú nhớ lâu hơn. - Giờ làm quen môi trường xung quanh: tổ chức cho trẻ quan sát trên máy tính tranh ảnh và các âm thanh của các hiện tượng thời tiết, làm những thí nghiệm đơn giản như cây cần gì để sống và phát triển, thí nghiệm lọc nước bẩn, quan sát sự phát triển của cây, ích lợi của cây cối đối với đời sống con người, qua đó giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành, xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường. - Giờ tạo hình cô dạy cháu cắt dán, xé dán, vẽ thể hiện sự hiểu biết của mình về môi trường (vẽ cảnh đường phố sạch đẹp, các loại cây cối, vườn hoa,…cây giúp ích cho con người, làm cho bầu khí quyển trong lành). Khi thực hiện xé dán, cắt dán xong cháu biết phải bỏ những mảnh giấy vụn vào sọt rác và cất đồ dùng đúng nơi qui định. Nhắc nhở trẻ không kéo lê bàn ghế trên sàn nhà gây tiếng ồn, bàn ghế mau hư hỏng . Hoạt động tạo hình cắt xé dán tranh nội dung về môi trường có thể cho gia đình và trẻ cùng nhau làm tại nhà để cả nhà cùng có ý thức bảo vệ môi trường. *Giáo dục môi trường thông qua hoạt động vui chơi: - Qua dạo chơi ngoài trời cô giáo dục cháu không ngắt hoa bẻ lá xả rác bừa bãi làm bẩn sân trường. Ví dụ: quan sát, đàm thoại với trẻ về chất thải của các phương tiện: Khi ôtô, xe máy chạy trên đường, điều gì gây ô nhiễm môi trường? Vì sao? (khí thải - khói, xe chạy làm bụi bay lên, tiếng còi của các phương tiện giao thông) Quan sát và nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn? Vì sao? Mỗi bạn cần làm gì để sân trường sạch? Phân loại rác khi tham gia dọn vệ sinh ở sân trường. 10 - Qua chơi ở góc thiên nhiên trẻ biết chăm sóc bồn hoa và các loại cây trồng. - Thông qua trò chơi phân vai trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường. Trong các trò chơi “ bé tập làm nội trợ” cô dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi làm… - Thông qua các trò chơi học tập: trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ biết các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và biết giữ cho môi trường luôn sạch đẹp. Các trò chơi cô giáo thiết kế trên máy tính để trẻ hứng thú và ghi nhớ sâu hơn. *Giáo dục môi trường thông qua hoạt động lao động: - Lao động tự phục vụ: một số hoạt động phục vụ cho cá nhân trẻ như đi vệ sinh cá nhân, cất đồ dùng gọn gàng, ăn hết suất,.... - Lao động chăm sóc các con vật nuôi bảo vệ môi trường sạch sẽ. - Lao động vệ sinh môi trường: gom rác quét dọn cùng cô trong lớp, nơi sân trường, lau chùi đồ dùng đồ chơi,... đều là việc làm góp phần làm môi trường thêm sạch đẹp. Vào những ngày cuối tuần cô và nhóm trẻ có thể lao động quét dọn cảnh quan trước cổng trường, cô và trẻ cùng tham gia trồng cây xanh nhân ngày sinh nhật Bác Hồ (cô chia lớp làm 4 tổ cùng nhau trồng cây con trong thời gian 3 tuần), bé trồng vườn rau sạch an toàn... Các hoạt động ấy lôi cuốn trẻ tham gia tích cực, giáo dục trẻ có ý thức tốt về bảo vệ môi trường. *Giáo dục môi trường thông qua hoạt động lễ hội Qua các ngày lễ lớn như ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày môi trường thế giới cũng có thể tổ chức một số hoạt động như trồng cây con, vẽ tranh chủ đề môi trường, làm đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải do phụ huynh đem vào cho lớp. Cô phát động cho phụ huynh tham gia hội thi của lớp “gia đình bé bảo vệ môi trường” cô cho gia đình trẻ làm sản phẩm tạo hình nội dung về môi trường từ những nguyên vật liệu thiên nhiên, sáng tác bài thơ và bài hát cải biên nội dung về môi trường, sản phẩm của gia đình bé sẽ được trưng bày tại góc tuyên truyền và treo tại sân trường, các hoạt động ấy có tác dụng giáo dục môi trường cho trẻ rất tốt. 3.3. Khả năng ứng dụng của giải pháp: Việc giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường là rất cần thiết, giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện. Tuy nhiên tùy điều kiện thực tế và hoàn cảnh cụ thể sẽ có những biện pháp, cách thức ứng dụng cho phù hợp. Sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng triển khai, áp dụng cho tất cả giáo viên mầm non thực hiện vào việc giảng dạy ở các môn học, các hoạt động ở các nhóm lớp. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: - 95% trẻ có ý thức giữ cho môi trường được sạch sẽ như không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Tham gia vệ sinh lau chùi bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. 11 - Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, trẻ hiểu cây cối có rất nhiều ích lợi cho con người như: Cây cối làm giảm ô nhiễm môi trường; giảm bụi, tiếng ồn; cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt,... - Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Trẻ đã có ý thức tham gia cùng cô chăm sóc bảo vệ cây cối như tưới cây, làm cỏ ở góc thiên nhiên, chăm sóc vật nuôi... 100% trẻ rất thích thú khi tham gia các hoạt động lao động cùng cô, mong muốn được làm vệ sinh cùng cô, trồng rau và thực hành các thí nghiệm… - Trẻ biết lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa. Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi có gió rét. Từ đó trẻ biết bảo vệ, chăm sóc bản thân, khi đi học biết đeo khẩu trang, mắt kính để che bụi, biết mặc ấm, đội nón…. 3.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. TP.Bến Tre, ngày 15 tháng 08 năm 2013 Người nộp đơn Lê Thị Huế Trâm Lê Thị Huế Trâm Trường Mầm non Đồng Khởi, thành phố Bến Tre Giáo viên 8,0đ 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất