Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm và hoạt động giản dạy

.DOC
22
250
126

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SÔ BIỆN PHAP GIÁ DUC ĐÁ ĐƯC CH́ HOC SINH LỚP 5 THÔNG QUA CÔNG TAC CHỦ NHIỆM VÀ H́AT ĐỘNG GỈNG DAY Quảng Ninh, tháng 5 năm 2018 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SÔ BIỆN PHAP GIÁ DUC ĐÁ ĐƯC CH́ HOC SINH LỚP 5 THÔNG QUA CÔNG TAC CHỦ NHIỆM VÀ H́AT ĐỘNG GỈNG DAY Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu Tú Đơn vị: Trường Tiểu học thị trấn Quán Hàu Quảng Ninh, tháng 5 năm 2018 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến. Trong công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc đào tạo thế hệ trẻ. Muốn trở thành người có ích cho xã hội thì cần phải hội đủ hai điều kiện: đức và tài như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, còn có tài mà không có đức thì là người vô dụng ”. Chính vì vậy, song song với nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, mọi người xung quanh, với thầy cô giáo và bè bạn trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày. Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh Tiểu học. Tất cả những điều này tuỳ thuộc rất nhiều vào việc dạy - học và việc phát triển khả năng trí tuệ, năng lực, phẩm chất của các em ngay từ bậc Tiểu học. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo mô hình trường học mới. Đây là một mô hình không những cung cấp cho học sinh những kiến thức, ki năng trong từng môn học mà còn hình thành và phát triển mô ̣t số năng lực và phẩm chất như: tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề; tích cực tham gia hoạt đô ̣ng giáo dục; tự tin, tự trọng, tự chiu trách nhiê ̣m, tự đánh giá; trung thực, ki luâ ̣t, đoàn kết; yêu gia đình, bạn bè, yêu trường lớp, yêu quê hương, đất nước... Hiện tại chúng tôi nhận thấy trong những năm qua nhiều gia đình, cha mẹ mãi làm ăn không chăm lo đến việc học hành, đời sống con trẻ. Hàng loạt quán Internet mọc lên với đủ loại các trò chơi điện tử. Nhiều hiện tượng, các hành vi của người lớn thiếu đạo đức đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh làm cho các em có những nhìn nhận, suy nghi tiêu cực đến cuộc sống xung quanh các em. Nhiều em thiếu tự tin, không trung thực…trong mọi hoạt động học tập cũng như sinh hoạt đời thường hàng ngày. Để đạt được mục đích, yêu cầu của việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm giúp các em phát triển một cách toàn diện, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp làm công tác giáo dục luôn băn khoăn, trăn trở và cũng chính là lí do mà tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu vấn đề “Một số biện pháp giá́o dụ đáo đự ̣h́o họ sinh lơp 5 thông qua ̣ông tạ́ ̣hủ nhiệm và h́oat đô ̣ng giảng day.” để tìm hiểu và áp dụng vào thực tế giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục trong nhà trường chúng tôi đang công tác . Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp. 2. Điểm mới của sáng kiến. *Pham vi ̣ủa sáng kiến: - Đối tượng: Học sinh lớp 5B tại trường tôi đang công tác. - Thời gian: Thực hiện trong năm học 2017 - 2018. - Nội dung: Sáng kiến này nêu lên một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua công tác chủ nhiệm và hoạt đô ̣ng giảng dạy. *Điểm mơi ̣ủa sáng kiến: Giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng luôn là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm, chính vì thế nô ̣i dung này cũng đã có nhiều sáng kiến kinh nghiê ̣m chia sẻ. Tuy nhiên, để làm tốt công việc này còn tùy thuô ̣c nhiều vào đă ̣c điểm tình hình của trường, của lớp mình. Trong phạm vi sáng kiến này, tôi đưa ra mô ̣t số điểm mới tập trung ở các biê ̣n pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 như: nắm vững đặc điểm tình hình học sinh; vận dụng ưu thế của việc áp dụng mô hình trường học mới giúp các em xây dựng nề nếp, nội quy lớp học; tổ chức tốt các phong trào thi đua; tạo mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với học sinh; giáo dục thông qua các môn học đặc biệt là môn Tiếng Viê ̣t và HĐGD Đạo đức; kết hợp giữa nhà trường gia đình và cộng đồng xã hội; giáo dục bằng hình thức nêu gương tốt cho học sinh noi theo... Tất cả các biê ̣n pháp này đều gắn với việc giáo dục đạo đức cho học sinh, để từ đó giúp các em học tập tốt hơn và phát triển một cách toàn diện nhất. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Tình hình thực trạng 1.1. Thuận lợi: - Ban giám hiê ̣u Trường, tổng phụ trách Đô ̣i, Hội phụ huynh luôn quan tâm hỗ trợ giúp giáo viên chủ nhiệm có điều kiện để giáo dục đạo đức cho học sinh. - Giáo viên nhiệt tình, năng động, có kinh nghiệm lại yêu nghề, dành nhiều tâm huyết cho học sinh và công việc giáo dục của mình. - Các em được gia đình, nhà trường và xã hội rất quan tâm, chăm sóc; trong môi trường giáo dục này chúng tôi có sự kết hợp với nhau để dạy bảo các em. - Các em được học hai buổi trên ngày nên giáo viên có nhiều thời gian để gần gũi các em nắm bắt đầy đủ tính cách và các biểu hiện hành vi đạo đức, tâm tư tình cảm của các em . 1.2. Khó khăn - Một số em hiếu động, ham chơi, suy nghi chưa thấu đáo nên dễ quên những lời dạy bảo của người lớn. - Lứa tuổi các em là lứa tuổi hay bắt chước và chưa ý thức được rõ ràng điều tốt, điều xấu, và cũng dễ dàng làm theo những điều xấu như nói tục, nói dối, chửi bậy hoặc là hiện tượng lấy cắp tiền của bạn, của gia đình để mua quà; lấy cắp đồ dùng học tập của bạn vẫn diễn ra hằng ngày trong một số em học sinh. - Xung quanh cuô ̣c sống các em còn có hành vi thiếu đạo đức của những người lớn hơn, đặc biệt là những em sống trong gia đình mà người thân thiếu gương mẫu. - Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển nên đã thu hút sự chú ý quá mức của học sinh, như: các trò chơi game, điện tử, các loại phim không lành mạnh... Bên cạnh đó, tệ nạn xã hội cũng luôn xảy ra xung quanh các em. - Mô ̣t số ít phụ huynh học sinh mang tư tưởng “khoán trắng” cho nhà trường. Họ coi việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, của các thầy giáo, cô giáo. Công tác phối hợp giữa gia đình phụ huynh - nhà trường và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thiếu đồng bộ, các thầy cô giáo cũng coi trọng dạy chữ hơn dạy làm người. - Trong lớp tôi có em học sinh Lê Văn Kỳ là học sinh lớn hơn các bạn cùng lớp 01 tuổi (do ở lại lớp 1) học còn yếu, ham mê chơi game, chưa chăm học, thường xuyên nói dối... Bố mẹ em nghề nghiệp tự do nên cuộc sống của em khi ở nội, khi ở ngoại, không có ai chăm sóc, quản lý. *Kết quả khảo sát đầu năm như sau: Tổng số HS 30 em Nội dung khảo sát Học sinh chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực; đoàn kết yêu quý mọi người. Học sinh biết vâng lời nhưng thiếu tự tin trong hoạt động học tập và trong các hoạt động. Học sinh chưa chăm học, thiếu trung thực, chưa tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường. Kết quả SL % 9 em 30,0 16 em 53,0 5 em 16,7 Như vậy, trong lớp tôi vẫn còn nhiều em học sinh chưa chăm học, thiếu trung thực, chưa mạnh dạn nhận lỗi và sửa lỗi, một số thiếu tự tin trong hoạt động học tập. Tuy nhiên, khi gần gũi các em tôi nhận thấy rằng những em học sinh này nếu được quan tâm và giáo dục đúng cách thì sẽ trở thành những học sinh ngoan, học giỏi, có ích cho gia đình, nhà trường, xã hội. Vì vậy không thể giáo dục các em theo từng phần, từng mặt riêng biệt mà luôn phải giáo dục một cách toàn diện trong đó đi sâu giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong năm học 2017-2018, bản thân tôi đã vận dụng các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 như sau: 2. Các biện pháp thực hiện 2.1 Tim hiểu năm vưng tinh hinh họ sinh; xây dựng kế h́oạh ̣ông tạ́ ̣hủ nhiệm. Ngay khi nhận phân công của BGH nhà trường, là tôi bắt tay ngay vào công việc chủ nhiệm lớp của mình. Cụ thể: - Tìm hiểu thông tin cơ bản của học sinh từ hồ sơ chủ nhiệm, học bạ, phiếu liên lạc, các bài kiểm tra và kết quả đánh giá học tập và rèn luyện của học sinh những năm học trước. - Tôi trực tiếp tìm gặp GVCN, giáo viên giảng dạy những năm trước để nắm bắt thêm các thông tin khác trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập...của các em, những điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện của học sinh. - Buổi học đầu tiên sau những lời chào hỏi, giới thiệu thân thiện tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu học sinh điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu. Động viên các em tự giới thiệu bản thân trước lớp. Bằng cách này tôi kết hợp kiểm tra ki năng giao tiếp, sự tự tin của học sinh. Nội dung phiếu điều tra như sau: PHIẾU GIỚI THIỆU B̉N THÂN 1. Họ và tên:…………………………………………………….......…… 2. Là con thứ……trong gia đình. 3. Bố mẹ làm nghề gì? Ở đâu?: .................................................................. 4. Môn học yêu thích:...................................................................................... 5. Môn học cảm thấy khó:............................................................................... 6. Góc học tập ở nhà: (Có, không)............................................................... 7. Những người bạn thân nhất trong lớp:........................................................ 8. Sở thích:................................................................................................ 9. Đia chi gia đình: ......................................................................................... 10. Số điện thoại :............................................................................................. - Trong quá trình tìm hiểu tình hình của lớp tôi ghi chép đầy đủ thông tin quan trọng cần lưu ý về những học sinh cần chú ý trong quá trình giáo dục sau này. Ví dụ: + Con hộ nghèo, cận nghèo: Lê Trần Yến Nhi, Nguyễn Thi Phúc, Nguyễn Lê Huyền Trang, Đoàn Việt Quang, .... + Con mồ côi: Lê Trần Yến Nhi (không có bố sống cùng ông bà ngoại), Hà Lê Thành Đạt (không có mẹ sống cùng bố và mẹ kế) + Học sinh cá biệt: Lê Văn Kỳ: Bố mẹ nghề nghiệp không ổn đinh; nơi sống không cố đinh khi ở nội khi ở ngoại. + HSG, HSNK: Ngọc Quỳnh (Tiếng Anh); Minh Đức, Tiến Đạt, Thiên Hương (Toán, Tiếng Việt); Quang Vinh (đá cầu); Quốc Khánh, Thu Hiền (bơi lội); Chí Công (bóng bàn), Quang Vinh (A), Đức, Đạt (bóng đá).. + Học sinh còn hạn chế về học tập: Kỳ, Yến Nhi, Phạm Đức, Ngọc Triết,... - Ngoài việc tìm hiểu qua phiếu điều tra, tôi thường xuyên dành thời gian trò chuyện trực tiếp hoặc thông qua điện thoại của phụ huynh để nắm bắt hoàn cảnh, tìm hiểu tâm tư tình cảm của từng em. - Trong những giờ giải lao, tôi cùng trò chuyện với các em để nắm bắt thêm tâm tư nguyện vọng và tìm hiểu thêm hoàn cảnh, đặc điểm riêng biệt của từng em. Cô trò ̣ùng nhau tráo đổi thông tin Sau khi thu nhập được đầy đủ thông tin cá nhân học sinh tôi tiến hành xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm chi tiết. Trong đó, tôi đã đưa ra các biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp đặc điểm chung của lớp cũng như nét riêng biệt của từng đối tượng học sinh một cách chủ động có đinh hướng và sát đối tượng. Bên cạnh đó, kế hoạch dạy học các phân môn Tiếng Viê ̣t, HĐGD Đạo đức... mà bản thân phụ trách cũng được tôi xem xét và lên kế hoạch dạy học lồng ghép các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp. 2.2. Xây dựng nề nếp, nội quy lơp họ: Quá trình giáo dục toàn diện chi phát huy hiệu quả khi lớp học ổn đinh nề nếp và xây dựng nội quy chu đáo. Bản thân tôi nghi nếu những yêu cầu này nếu ban hành bằng sự áp đặt của giáo viên, bằng hình thức, bằng phong trào chứ không xuất phát từ nhu cầu, ý thích của học sinh thì kết quả đem lại không cao. Do đó, tôi trao quyền xây dựng nề nếp tự quản dựa trên những nội quy do các em tự đề xuất, tự thiết kế. Các em tự lựa chọn nội dung, cách thức hoạt động chủ động theo nhu cầu, nguyện vọng trên cơ sở giám sát của giáo viên và kế hoạch của Liên đô ̣i, nhà trường. - Cách tiến hành: Hội đồng tự quản học sinh tổ chức cho các bạn tham gia thảo luận, thống nhất một số nội quy lớp học để các em hiểu và làm theo nội quy một cách tự giác. Cụ thể: 1. Chuyên cần, đúng giờ 2. Làm bài đầy đủ 3. Nghiêm túc, trâ ̣t tự 4. Giữ gìn vê ̣ sinh 5. Tích cực, tự giác 6. Hợp tác, chia sẻ 7. Vui vẻ, thân thiê ̣n 8. Đoàn kết, yêu thương - Nội quy này có thể bổ sung trong suốt năm học: chăm học, chăm làm, kính thầy, yêu bạn, vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài, trật tự nghe giảng trong giờ học, ... - Sau khi đã thống nhất nội quy, tôi gợi ý cho học sinh quy tụ, trang trí bắt mắt trên cây, đặt tên cây là: “Chúng mình cùng thực hiện”. Cây nội quy đặt ở nơi dễ nhìn, giao cho HĐTQHS theo dõi việc thực hiện của lớp. -Trong quá trình thực hiện nội quy, giáo viên phải linh hoạt vận dụng tình huống cụ thể không có một biện pháp đúng hoàn toàn cho nhiều học sinh. Có như vậy mới khiến học sinh thấy thầy cô "có lý, có tình" và mới “tâm phục, khẩu phục”. Giải quyết những vướng mắc của học sinh một cách công bằng, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em. Ví dụ: Cùng sự việc học sinh thiếu trung thực khi nêu lí do đi học muộn, nhưng nếu là học sinh vi phạm lần đầu, tôi đã nói chuyện riêng với em đó để tìm hiểu nguyên nhân, nhắc nhở nhẹ nhàng. Trường hợp mắc lỗi có hệ thống thì tôi sẽ nói chuyện trước lớp yêu cầu rút kinh nghiệm, nhắn nhủ cả lớp không được mắc lại sai lầm này vì nói dối, nói sai sự thật không phải là học sinh ngoan. Ngoài việc theo dõi các hoạt động và nền nếp của các em hằng ngày thì trong công tác giảng dạy tôi đã chú trọng xây dựng nề nếp lớp học cụ thể hóa cho từng bài học, tiết học cụ thể. Chẳng hạn: Tôi yêu cầu học sinh đi học phải mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tâ ̣p cần thiết; trong giờ học phải tuân thủ sự điều hành của giáo viên, nhóm trưởng; được trình bày ý kiến cá nhân nhưng trong khuôn khổ phải đảm bảo lễ phép, lich sự và thân thiê ̣n khi bày tỏ ý kiến… 2.3 Tổ ̣hự ̣ó ̣hất lượng giờ sinh h́oat lơp, sinh h́oat Đội ̣uối tuần. Theo chương trình mỗi tháng 2 tiết sinh hoạt lớp và 2 tiết sinh hoạt Đội. Tôi đã chủ động, linh hoạt, thay đổi hình thức các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội thành những giờ ngoại khóa bổ trợ kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, ki năng giao tiếp...cho học sinh. Cụ thể: * Tiết: Sinh hoạt lớp: Mỗi nhóm tôi phát một quyển sổ theo dõi học tập và rèn luyện của từng bạn trong nhóm. Cuối tuần các nhóm trưởng tổng hợp báo cáo trước lớp. - HĐTQ tổng kết hoạt động trong tuần chi rõ ưu điểm, tồn tại. Yêu cầu học sinh trung thực, không được bao che hay cho bạn hay nói dối vì như vậy là không trung thực. - Các Trưởng ban cho ý kiến về hoạt động tuần qua và kế hoạch cho tuần tới. Yêu cầu kết quả theo dõi phải có tuyên dương, phê bình kip thời, đúng người đúng việc và kế hoạch đề ra cho tuần tới sát với kế hoạch nhà trường. - Học sinh có quyền nêu ý kiến chất vấn hoặc giải trình lí do của bản thân nếu muốn. Qua đây rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày ý kiến trước tập thể, tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. Với tư cách trung gian, giáo viên phải theo sát mọi hoạt động, phán đoán sự việc phân xử đúng sai hợp lý, giúp học sinh biết nhận ra lỗi của mình và sữa chữa nếu vi phạm. - Giáo viên nhận xét chung tình hình học tập, rèn luyện của lớp (có khen ngợi động viên, cũng như nhắc nhỡ rõ ràng cụ thể người thật việc thật) để tăng tính thuyết phục. Trong quá trình nhận xét, đánh giá tôi luôn ý thức phải công bằng với tất cả học sinh, điều này sẽ tạo cho các em niềm tin vào sự thật, vào lẽ phải khi lớn lên các em sẽ tin tưởng vào công minh của lẽ phải. - Thông qua tiết sinh hoạt nhằm giúp học sinh nhận ra những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân mình để từ đó các em khắc phục, sửa chữa trong tuần sau. * Tiết: Sinh hoạt Đội Thường xuyên nắm bắt kế hoạch hoạt động, các chủ đề, chủ điểm hàng tháng của Liên đội để tổ chức sinh hoạt với nhiều hình thức phong phú nhằm giáo dục học sinh thực hiện tốt theo nội dung các chủ đề. Cụ thể: + Tháng 9 - 10: Viết và nói về chủ đề: Ngày khai trường để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. + Tháng 11: Tổ chức ca hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm ... nói về tình cảm với thầy giáo, cô giáo. + Tháng 12: Nói chuyện truyền thống về những người con anh hùng của đất nước, của quê hương Quảng Bình. + Tháng 01 - 02: Kể về truyền thống văn hóa đón Tết trên thế giới và đia phương. Kể về các món ăn, tục lệ lạ trong nước. + Tháng 3: Hãy hát, múa, kể chuyện về bà, mẹ, cô giáo, …; + Tháng 4: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Quân đội nhân dân Việt Nam; + Tháng 5: Thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, … 2.4. Hưởng ứng và tham gia các hoạt động của Liên đội. Tôi đã tổ chức cho các em hưởng ứng tốt các phong trào thi đua của trường, của Đội đồng thời chi đạo tốt các phong trào của lớp. Từ các phong trào thi đua của trường, lớp tôi khơi đã dậy ý thức, khát vọng vươn lên trong học tập và rèn luyện. Giáo dục các em tình cảm đối với mẹ, với thầy cô và cả những con người thiếu may mắn trong xã hội. Ví dụ: + Trong hoạt động chào mừng 20-10: Tôi phát động phong trào tìm hiểu về truyền thống “anh hùng - bất khuất- trung hậu - đảm đang” của phụ nữ Việt Nam. Bằng cách cho các em ôn lại lich sử đấu tranh hào hùng của dân tộc qua những tấm gương phụ nữ từ Bà Trưng, Bà Triệu,... đến Mẹ Nghèn, Mẹ Suốt của quê hương chúng ta. Từ đó giáo dục các em lòng ngưỡng mộ, từ hào những phụ nữ Việt Nam vi đại; để biết trân trọng, quan tâm đến những người phụ nữ ở bên cạnh như: bà, mẹ, cô giáo, bạn gái... + Khi phát động mua tăm tre ủng hộ người mù, tôi đặt vấn đề: Đối với việc mua sản phẩm của Hội người mù hay ở ngoài thi trường thì chất lượng sản phẩm đều giống nhau nhưng ý nghia khác nhau. Từ vấn đề đó, giáo viên động viên học sinh biết chung tay giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, để họ vơi đi những khó khăn... đó là việc tốt nên làm! Từ những việc làm nhỏ nhưng đã dạy cho học sinh tình cảm yêu thương, quan tâm đến người khác đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra tôi còn giảng giải cho học sinh hiểu ý nghia các hoạt động nhân đạo khác như: Cặp lá yêu thương, Trái tim cho em, Ngày vì người nghèo...để các em có cái nhìn bao dung, sẻ chia với những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường. 2.5. Xây dựng mối quan hệ giáo tiếp thân thiện giưa giá́o viên - họ sinh * Sử dụng lời nói, cử chỉ, ánh mắt và cách ứng xử thân thiện: Lời nói là phương tiện quan trọng nhất của người thầy, bởi vậy chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ lời nói sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Ngày trước người thầy dùng lời nói để cung cấp kiến thức ngày nay việc đổi mới PPDH theo Mô hình trường học mới lời nói của giáo viên giúp đinh hướng, tổ chức hoạt động chiếm lính tri thức cho học sinh. Nhưng dù PPDH có thay đổi thế nào thì lời nói của giáo viên cũng cần hết sức trau chuốt. Vì suy nghi như vậy nên trong giờ học, hay giao tiếp ngoài giờ tôi luôn để ý cách nói năng sao cho các em dễ hiểu nhất, giàu hình ảnh, dí dỏm và thân thiện với một âm điệu phù hợp. Chẳng hạn thay kiểm tra, giáo huấn học sinh về yêu lao động, giúp gia đình việc nhà vào cuối tuần, tôi vui vẻ nói với học sinh: Cuối tuần qua, các em đã làm những gì? Mọi việc có tốt không? Chi có chút thay đổi về cách thức nhưng hiệu quả rất mỹ mãn các em rất vui vẻ kể lại những công việc đã làm, những em chưa làm thì lắng nghe bạn kể và cố gắng làm tốt như bạn. Với những người bạn nhỏ của mình tôi không ngại nhận sai hay xin lỗi khi cần. Tôi nghi điều này là bình thường và nó còn làm tăng tính giáo dục vì học sinh của tôi sẽ thấy ai cũng có thể làm sai nhưng điều quan trọng là biết được mình sai ở đâu và chữa lỗi. Cho nên khi học sinh mắc lỗi, chúng ta đừng nóng nảy quá hãy rèn luyện để kiềm chế cảm xúc nhất thời. Dành thời gian tìm hiểu sự việc thấu đáo rồi hãy nhắc nhở điều chinh hành vi của các em một cách nhẹ nhàng, thấu tình đạt lý. Cô trò ̣ùng nhau ̣hia sẻ tŕong giờ giải láo Ví dụ: Khi trong lớp nghi ngờ và trình báo việc một số bạn đi mua quà ăn vặt trở về xả lốp xe bạn... Tôi phân tích cho các em thấy hành động đó là không đúng vì ăn quà trong buổi học là vi phạm quy đinh của Liên Đội; xả lốp xe bạn thì cuối buổi bạn phải đi bơm mất thời gian vất vả mà bố mẹ bạn lo lắng, ta hãy đặt trường hợp mình vào bạn để suy nghi trước khi thực hiện những trò nghich ngợm. Lứa tuổi các em chưa thể ý thức được những hành vi hay hậu quả hành động của mình một cách chính xác vì vậy cần ở người giáo viên là sự thấu hiểu, nhẹ nhàng và tôn trọng cái tôi đang lớn lên của các em. Bản thân tôi luôn đối xử với học sinh như người bạn thấu hiểu và đáng tin cậy trước khi là người giáo viên, người mẹ của các em. Chính sự tin tưởng giữa cô và trò là chìa khóa giúp tôi thực hiện tốt vai trò đinh hướng giáo dục của mình. Cô trò ̣ùng nhau ̣hia sẻ như nhưng người ban * Sử dụng lời khen ngợi, động viên, phê bình đúng nơi, đúng lúc: Với lứa tuổi của học sinh tiểu học thì khen ngợi là “phương pháp dạy học” đặc biệt không thể thiếu! Những lời khen ngợi chân tình sẽ tạo cho các em sự tự tin, khích lệ quá trình phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Một lời khen đạt hiệu quả giáo dục cao không phải dành cho hành động to lớn mà nhiều khi chi một hành vi rất nhỏ được cô giáo khen ngợi cũng là động lực cho các em trong cả một quảng đường dài. Nhưng dùng lời khen ngợi cũng phải đúng nơi, đúng lúc, đúng sự việc. Cô giá́o đô ̣ng viên họ sinh tŕong giờ họ Ví dụ: Hôm nay, bạn Đạt đã giúp em Linh lớp 1 mặc áo mưa, Đạt giỏi lắm! Riêng với học sinh “đặc biệt” thì lời khen: “Hôm nay, bạn Kỳ đã làm bài tập đầy đủ, thật đáng khen!”, “Cô rất hài lòng vì sản phẩm của em hôm nay, em khéo tay lắm”... Việc tôi kip thời động viên khen ngợi sự tiến bộ của từng em đã làm các em phấn khởi hơn, chăm chi hơn, có ý thức phấn đấu, mang đến cho các em niềm tin về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tuy nhiên, tôi cũng không quá lạm dụng lời khen của mình với học sinh. Dù lời khen ngợi luôn có hiệu quả giáo dục gấp nhiều lần lời chi trích chê bai nhưng nếu sử dụng không đúng mức, không đúng lúc, không phù hợp sẽ có tác dụng ngược lại và lời khen sẽ trở nên vô nghia, nhạt nhẽo. Khi học sinh mắc sai lầm, tôi tuyệt đối không dùng hình thức xử phạt, không xúc phạm đến nhân cách, đến thân thể của các em mà tôi nhẹ nhàng nhưng khôn khéo, cứng rắn đúng lúc để các em nhận ra lỗi của mình và sửa chữa kip thời đồng thời khơi dậy trong các em lòng tự trọng, tính tự giác. Ví dụ: Khi giáo viên biết còn một số em chưa chủ động tham gia trực nhật tôi có thể giáo dục bằng cách. Hỏi: + Hôm nay tổ nào trực nhật? Bạn nào trực bảng, những bạn nào quét nhà? Giáo viên khen các em có ý thức tốt rồi nói. Như vậy, ngoài các bạn đã tham gia trực tốt ra còn có mô ̣t số bạn chưa tham gia trực chúng ta có biết không ? Cô và lớp sẽ chờ để lần trực sau xem các bạn này có tham gia tốt không nhé! Như vậy với hình thức nhắc nhỡ nhẹ nhàng nhưng khơi dậy lòng tự trọng của các em, các em sẽ tham gia trực tốt. 2.6. Giá́o dụ thông qua ̣ạ́ môn họ và h́oat động giá́o dụ. * Dạy tốt Hoạt động giáo dục Đạo đức: Hoạt động giáo dục đạo đức lớp 5 cung cấp kiến thức về các chuẩn mực đạọ đức cơ bản của người học sinh: Nhớ ơn tổ tiên; có trách nhiệm về việc làm của mình; kính già, yêu trẻ; tôn trọng tình bạn; tôn trọng phụ nữ; yêu quê hương; yêu hòa bình; biết ơn những người có công với đất nước; …Từ đó rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản: tự tin trong giao tiếp; trung thực trước mọi việc; thân thiện với mọi người xung quanh; biết cách tự quản, tự phục vụ; tự học; đủ tự trọng, tự tin chiu trách nhiện với những lời nói và hành động của mình. Hình thành cho các em kỹ năng phân biệt điều đúng, điều sai để biết thể hiện quan điểm cá nhân trong mọi sự việc. Giáo dục cho các em những tình cảm đạo đức cần thiết: Yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình, kính trên nhường dưới, đoàn kết với mọi người, … Có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộng đồng và môi trường sống. Mọi phẩm chất đạo đức của học sinh được hình thành, hoàn thiện thông qua cách các em trải nghiệm ứng xử thực tế. Chương trình phân môn HĐGD đạo đức lớp 5 giúp các em rèn luyện kỹ năng giải quyết các mối quan hệ, tình cảm đạo đức trong cuộc sống sau này. Tôi linh hoạt kết hợp giữa việc giảng dạy hình thành kiến thức, kỹ năng với quá trình bồi dưỡng cho các em những tình cảm đạo đức, chuẩn mực đạo đức tốt phù hợp tránh hiện tượng quan niệm lệch lạc, lệch chuẩn mà các em chưa biết phân biệt. + Các quan hệ với gia đình (cha mẹ, ông bà, anh chi em); + Quan hệ với nhà trường (thầy cô giáo, bạn bè); + Quan hệ với mọi người trong cộng đồng (làng xóm, xã hội); + Thái độ với người lao động, và công việc hàng ngày; + Thái độ với của công, với môi trường, các di sản văn hóa, thiên nhiên, … + Ý thức về nghia vụ đối với đất nước, dân tộc Việt Nam. + Ý thức, trách nhiệm, bổn phận và lợi ích của bản thân được hưởng … Ví dụ: Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên (T1) (trang 85), tôi cho nhóm trưởng điều hành nhóm để thảo luận các câu hỏi sau: + Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên? + Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên? + Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ? + Qua câu chuyện trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà? vì sao? Qua ví dụ trên, nhằm giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm của bản thân với tổ tiên, đồng thời giúp học sinh hiểu được ai cũng có tổ tiên, và mỗi người đều phải nhớ đến tổ tiên của mình. Từ đó, học sinh biết làm làm những việc phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Họ sinh tŕong giờ họ Đáo đự * Với các môn học khác: Ngoài ra, các môn học khác chứa đựng nhiều giá tri đạo đức cần truyền đạt cho học sinh như: Tập đọc, Lich sử, Kể chuyện, Khoa học, Đia lí ... Khi dạy các môn học này giáo viên nên có phần liên hệ để tự bản thân học sinh nói lên được nhận thức, tình cảm của mình qua đó mà giáo viên điều chinh, đinh hướng giáo dục những linh vực đạo đức có liên quan. Để làm tốt điều này tôi sự kết hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn để giáo dục các chuẩn mực đạo đức có liên quan đến môn học, song cũng cần lưu ý khi giáo dục các chuẩn mực đạo đức cần phải sát với thực tế với nội dung bài dạy chứ không chung chung hay rập khuôn, máy móc. Ví dụ: - Môn Tiếng Việt + Bài 22A Giữ biển trời Tổ quốc tôi liên hệ, giáo dục về tình yêu Tổ quốc, yêu biển đảo và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước... + Bài 13A Chàng gác rừng dũng cảm, Bài 13B Cho rừng luôn xanh... Giáo viên liên hệ, giáo dục về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và trồng rừng. + Bài 14B Hạt vàng làng ta thì liên hệ, giáo dục lòng biết ơn người lao động, yêu quí, nâng niu hạt gạo sản phẩm đặc trưng của người nông dân Việt + Kể chuyện “Vì muôn dân” tôi để cho học sinh liên hệ trực tiếp: Trong chuyện em yêu mến nhân vật nào? Vì sao? Qua đó mà giáo dục học sinh tính khẳng khái, lòng yêu nước, ý thức căm thù giặc của Hưng Đạo Vương- Trần Quốc Tuấn. - Môn Lịch sử: Bài 6 “Chiến thắng Việt Bắc (1947) và Biên giới (1950)" giáo viên liên hệ: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta? Về tấm gương của anh La Văn Cầu?... Từ đó giáo dục lòng yêu nước, truyền thống quân đội nhân dân Viê ̣t Nam. - Môn Khoa học: Bài “ Môi trường” tôi đã liên hệ đến môi trường đia phương, môi trường lớp học. Để giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường. Trong quá trình vâ ̣n dụng các bài học để tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh tôi luôn tâm niê ̣m: Sự chủ đô ̣ng và tích cực trong học hỏi của học sinh sẽ mang lại hiê ̣u quả cao nhất. Những lời răn dạy, lý thuyết và áp đă ̣t dù chuẩn mực, đúng đắn nhưng khó lòng được vui vẻ học sinh đón nhâ ̣n! Do vâ ̣y trong các bài học của mình tôi luôn tìm những cách thức khơi gợi ở các em đô ̣ng nảo và chủ đô ̣ng khi tiếp nhâ ̣n bài học. Ví dụ: Khi dạy Tiếng Việt Bài 14A (T1) "Chuỗi ngọc lam": Tôi cho học sinh thảo luận câu hỏi: Qua bài học, em thấy tác giả muốn nói điều gì với chúng ta? Tôi đã rất bất ngờ khi các em đưa ra nhiều ý kiến khác nhau nhưng rất đúng đắn, đó là: + Tác giả muốn nói với chúng ta ở đâu cũng có người tốt. Không phải mọi người lạ đều là người xấu. + Nếu chúng ta thâ ̣t thà thì sẽ gă ̣p điều may mắn như chi em cô bé Gioan. + Trong cuô ̣c sống chúng ta nên yêu thương và chia sẻ cho nhau để mang đến cho mọi người niềm vui... - Sử dụng hình thức đóng vai cũng giúp ích rất nhiều trong dạy học của tôi. Khi học bài Những con sếu băng giấy -Tiếng Viê ̣t 1A- các em được tôi gợi ý đóng vai khách du lich đến trước tượng đài tưởng niê ̣m Xa-xa-cô để nói lên suy nghi của mình: + Tớ rất thương bạn, chiến tranh thâ ̣t xấu xa. Mình sẽ luôn chống lại nó để không có ai phải mất đi cuô ̣c sống như bạn. + Tôi không thích Phát-xít Nhâ ̣t vì đã xâm lược chúng tôi nhưng tôi yêu quý bạn. Bạn đừng buồn nhé! - Để những bài học đạo đức về yêu thương đến với học sinh lớp 5 đang hình thành và hoàn thiê ̣n tâm sinh lý tuổi dâ ̣y thì mô ̣t cách tự nhiên tôi vâ ̣n dụng những giờ học có hoạt đô ̣ng khởi đô ̣ng, HĐ ứng dụng... phù hợp để bằng câu văn hay, lời thơ giàu cảm xúc hay những bài hát lắng đô ̣ng làm khơi dâ ̣y tâm hồn thánh thiê ̣n trong các em. Cụ thể: + Khởi đô ̣ng bài 1A: Cho học sinh hát: Ai yêu Bác Hô Chí Minh hơn thiếu niên nhi đông âm điê ̣u của bài hát sẽ mang các em đến gần hơn hiểu hơn về Bác kính yêu không xa xôi mà gần gũi, hiê ̣n hữu trong cả cuô ̣c đời. + Phần Hoạt động ứng dụng bài kể chuyê ̣n Tiếng vĩ cầm ở Mĩ lai tôi cho học sinh tìm hiểu về những đoạn phim về sự kiê ̣n lich sử này để các em hiểu mô ̣t cách chân thực về mô ̣t thời kỳ lich sử đau thương nhưng hào hùng của dân tô ̣c để yêu quý, trân trọng nền đô ̣c lâ ̣p đang sống. 2.7. Phối kết hợp vơi Nhà trường, Liên đội, phu huynh và ̣ạ́ đ́oàn thể. Ngay từ đầu năm học, tôi trực tiếp báo cáo với Nhà trường về đặc điểm lớp, diễn biến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Phối hợp chặt chẽ để tìm biện pháp giải quyết tình huống đột xuất ... tuyê ̣t đối không vì thành tích của lớp mà che dấu khuyết điểm của học sinh mình. Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tôi báo cáo với nhà trường, hội cha mẹ học sinh để tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em về sách vở, quần áo và hỗ trợ các em trong cuộc sống. Cụ thể: Vào đầu năm, tôi đề xuất với Nhà trường tặng cho các em hộ nghèo trong lớp là em Lê Trần Yến Nhi, Lê Nguyễn Huyền Trang Tuyến 02 suất quà là sách vở và ĐDHT; mượn bổ sung những cuốn sách mà em Hồng Ngọc, Thành Đạt còn thiếu; đề xuất với Liên đội, các bạn trong lớp trích quyên góp ủng hộ em Kỳ 3 cuốn vở...). Vì vậy lớp tôi có đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết cho năm học mới. Đối với phụ huynh, tôi thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và cùng hợp tác với phụ huynh để theo sát mọi chuyển biến của học sinh trong cả năm học thông qua nhiều hình thức: gọi điện thoại, gặp trực tiếp, gửi phiếu liên lạc...Những em có biểu hiện vi phạm đạo đức, tôi kip thời trao đổi với phụ huynh để nắm bắt thông tin về thái đô ̣, biểu hiện đạo đức của các em. Từ đó mà giáo viên và phụ huynh kết hợp với nhau uốn nắn giáo dục các em tiến bộ. Riêng với trường hợp của em Võ Văn Kỳ là một học sinh cá biệt thường xuyên bỏ học để chơi game, nhiều lần tôi đến gặp gia đình trao đổi nhưng vẫn chưa thuyết phục được em. Vì thế tôi đã nhờ Tiểu khu trưởng TK2 và Hội phụ nữ, đoàn thanh niên của tiểu khu 2 cùng chung tay giúp đỡ em về cả tinh thần lẫn vật chất. Nhờ vậy, mà em Kỳ đã có tiến bộ rất nhiều so với đầu năm: em học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp, em hăng hái tham gia mọi hoạt động tập thể... 2.8. Giá́o dụ đáo đự ̣h́o họ sinh thông qua việ̣ nêu gương tốt. Quá trình hình thành những thói quen hành vi đạo đức tốt cho học sinh thì việc nêu gương tốt là không thể thiếu. Tôi sử dụng phương pháp này thường xuyên vì đây là phương pháp trực quan sinh động, có ý nghi thực tiễn, thuyết phục với các em nhất. Là giáo viên chủ nhiệm và là người trực tiếp dạy các em nhiều môn nên tôi luôn luôn gần gũi các em hằng ngày, vì thế thái độ, hành vi ứng xử của giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành đạo đức của các em. Do vậy, tôi xác đinh để thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo thì mình phải không ngừng nổ lực rèn luyê ̣n mỗi ngày. Thường xuyên học tâ ̣p, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như tu dưỡng nhân cách, tôi luôn chấp hành giờ giấc lên lớp, tác phong mẫu mực trước học sinh để trong mắt học sinh tôi là tấm gương sáng, tấm gương mẫu mực để học sinh noi theo.... Ngoài ra, tôi còn sử dụng các gương tốt trên sách báo hay chính bạn bè trong lớp, trong trường mà các em đều biết. Ví dụ: + Khi nói đến “Có chí thì nên” tôi lấy ví dụ về tấm gương luyện chữ Cao Bá Quát, Kình ngư Nguyễn Thi Ánh Viên ... hay như bạn Nguyễn Thi Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thi Bảo Trâm của lớp chúng ta dù sức khỏe yếu nhưng bạn vẫn phấn đấu trở thành học sinh xuất sắc đạt giải Nhất OTE, Trạng nguyên rồi Bảng nhãn trong Ngày Hô ̣i HSTH Phòng Giáo dục tổ chức. Bạn Lam Chi Ngọc đạt giải Nhì chữ viê ̣t đẹp Cấp Tinh... + Khi giáo dục các em về tình yêu quê hương, đất nước tôi hướng dẫn các em sưu tầm những câu chuyện kể về những người con của dân tộc Việt Nam đã dành trọn cuộc đời cho quê hương như Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Võ Thi Sáu (chi đội chúng ta mang tên người anh hùng này), Lý Tự Trọng, ... NSND Đặng Thái Sơn, GS Ngô Bảo Châu ... những người con thành danh trên toàn thế giới vẫn mãi mãi hướng về đất nước với trách nhiệm và tình yêu to lớn. 2.9. Giá́o dụ thông qua ph́ong trà́o" Xây dựng lơp họ thân thiện, họ sinh tị́h ̣ự̣” Trường học thân thiện là nhân tố quyết đinh cho việc giáo dục nền tảng đạo đức cho các em. Xây dựng một “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” là một công cụ để giáo viên bồi dưỡng nhiều linh vực đạo đức cho các em như: tình cảm bạn bè thân ái, tình cảm thầy trò, vệ sinh môi trường, truyền thống quê hương… Để làm tốt điều này theo tôi chúng ta cần: - Giúp học sinh hiểu thế nào là một lớp học thân thiện? Là lớp học sạch đẹp, bàn ghế ngay ngắn, học sinh thân ái, đoàn kết coi nhau như anh em, chia sẻ niềm vui nỗi buồn... Tạo điều kiện để học sinh được tâm sự, thể hiện tình cảm mà nhiều khi khó nói thành lời với nhau tôi đã cùng phụ huynh thiết kế “Hộp thư bè bạn”. Ở đó các em viết những lời yêu thương gửi đến bạn, chia sẻ với bạn những tình huống cuộc sống, hay những lời khó nói giải quyết những vướng mắc trong lòng mà em muốn bạn hiểu nhưng khó nói thành lời. Kết quả là chúng tôi đã mang đến cho các em rất nhiều niềm vui! Hôm nào đến lớp các em cũng rất háo hức nào nhận thư rồi viết lời nhắn, mời nhau dự sinh nhật, chia sẻ về bài học, lời chúc mừng năm mới… nhiều em còn bí mật chia sẻ với cô giáo, tôi cũng phấn khởi theo những niềm vui nhỏ bé ấy của các em. Để các em có điều gì muốn được giải bày hoặc có ý kiến gì thì viết thư bỏ vào trong hộp “Điều em muốn nói” nhờ cô và các bạn giúp đỡ. Qua các hành động như vậy các em cảm thấy yêu trường, yêu lớp hơn. Trường học trở nên thân thiện vì ở đó các em có niềm vui và sự sẻ chia thân ái, tạo ra một môi trường giáo dục đạo đức an toàn, bình đẵng, tạo hứng thú cho các em trong các hoạt động. Tiết họ thân thiện, tị́h ̣ự̣ * Kết quả đạt được: Qua quá trình thực tiễn vận dụng các biện pháp trên khi giáo dục đạo đức cho học sinh, chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng giáo dục lớp tôi phụ trách có nhiều chuyển biến. Các em đã nắm vững các chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống và biết liên hệ, thực hành rèn luyện các chuẩn mực hành vi. Các em có ý thức cao trong việc xây dựng lớp học thân thiện, học sinh trong lớp tích cực trong học tập và tham gia các hoạt động. Nhiều học sinh cá biệt về đạo đức cũng có nhiều tiến bộ, các em đã biết vâng lời thầy cô, bố mẹ, nhận biết được khuyết điểm của mình, hoà nhập với tập thể lớp cùng giúp nhau trong các hoạt động. Kết quả điều tra khảo sát vào tháng 4 như sau: Kết quả Tổng số HS Nội dung khảo sát SL % Học sinh chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực; đoàn kết yêu quý 31 91,2 mọi người. 34 em Học sinh biết vâng lời nhưng thiếu tự tin 3 8,8 trong hoạt động học tập và trong các HĐ. Học sinh lười học, không trung thực, chưa 0 0 tích cực tham gia các HĐ trong trường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan