Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp giảm tỷ lệ học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp năm1 ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giảm tỷ lệ học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp năm1 trường tiểu học an long a

.PDF
7
139
149

Mô tả:

PHÒNG GDĐT TAM NÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH AN LONG A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017- 2018 Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM TỶ LỆ HỌC SINH CÒN KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP Ở LỚP NĂM/1 TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LONG A Tác giả: Châu Thị Thu Chức vụ: Giáo viên dạy lớp Nội dung sáng kiến kinh nghiệm I. Thực trạng và nguyên: 1.Thực trạng: a. Mặt mạnh: - Công tác phụ đạo học sinh còn khó khăn trong học tập được nhà trường đặc biệt quan tâm và đề ra kế hoạch, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, khảo sát để nắm chắc mức tiến bộ của từng đối tượng học sinh nhằm trao đổi hướng phụ đạo có kết quả hơn. - Phía học sinh : Hăng hái tích cực tham gia đầy đủ các buổi học mà giáo viên quy định. - Về cơ sở vật chất thì đầy đủ cũng như bàn ghế cho học sinh ngồi, lớp học thoáng mát, ánh sáng đầy đủ…. b.Hạn chế : Bên cạnh thuận củng có một số khó khăn như: - Về phía PHHS: Đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập thường là con gia đình khó khăn về kinh tế là nhiều .Cha mẹ không biết chữ, về nhà không nhắc nhở xắp xếp thời gian cho con học, không quản lý được thời gian con đi chơi game. Không có tạo góc học tập cho con hoặc bắt học sinh học nhiều môn cùng một lúc. - Phía học sinh: Đọc bài chậm, đọc sai,viết sai, viết chậm không thuộc bảng cửu chương tính toán sai học là chỉ biết học chứ không biết áp dụng, nói chung 1 kỹ năng nghe đọc nói viết của các em còn rất hạn chế. 2. Nguyên nhân Việc xác định nguyên nhân học sinh còn khó khăn trong học tập là một công việc hết sức khó khăn vì có rất nhiều đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập môn toán, nhưng không khó khăn trong học tập về môn tiếng việt và ngược lại có em còn khó khăn trong môn tiếng việt nhưng lại không khó khăn trong học tập về môn toán. Từ những xác định đó chúng ta cần phải điều tra, khảo sát , đi thực tế…phải xác định rõ từng em đây là bước quan trọng nhất để có những giải pháp đề ra kế hoạch phụ đạo giúp các em học tiến bộ hơn.Theo kinh nghiệm của tôi nguyên nhân dẫn đến của các em hạn chế về học tập là: 1. Do ham chơi, lười học coi việc học là gánh nặng. 2. Do không thích thầy cô bởi vì thầy cô khó hoặc dạy không hiểu 3. Do bị hỏng kiến thức cho nên không theo kịp các bạn 4. Do gia đình không quan tâm vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh phải phụ gia đình làm công việc nhà. 5. Do trí tuệ kém phát triển 6. Còn một số học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. 7. Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. 8. Còn một số học sinh còn lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế. 9. Do ảnh hưởng tâm lý, bạn bè chê cười 10. Có thể do ảnh hưởng đến sở thích của các em. * Từ những nguyên nhân trên, tôi đúc kết được là để áp dụng vào thực tế để lựa chọn giải pháp phù hợp cho từng đối tượng mà chúng ta đã tìm ra những nguyên nhân. * Đầu năm học 2017- 2018, sau khi rà soát, phân loại thì số học sinh còn khó khăn trong học tập của lớp . Cụ thể: - Môn: Tiếng Việt 9/34 - tỷ lệ 26/47% - Môn : Toán 7/34 - tỷ lệ 20,58 % 2 II. Biện pháp, giải pháp thực hiện: 1.Thực hiện chương trình: Phải quán triệt nghiêm túc và thực hiện có hiệu quả việc dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của BGD ĐT. 2. Phân loại học sinh: - Ngay từ đầu năm học, lập danh sách học sinh cần phụ đạo theo từng yêu cầu nội dung kiến thức và kỹ năng ( Đọc - viết - tính toán) , lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành trên lớp … để GV thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác và đầy trách nhiệm. - Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể địa phương và BĐD CMHS của trường vận động kịp thời các em học sinh chưa hoàn thành ra lớp kịp thời; tranh thủ với Chi hội khuyến học của ấp Phú Thọ hỗ trợ kịp thời: tập, viết, học bổng… để các em có đủ điều kiện đến lớp. 3. Kết hợp gia đình: Gia đình là một trong những cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục cho con người tốt nhất. Chính vì vậy là người giáo viên chúng ta phải thường xuyên liên hệ gia đình, gặp riêng phụ huynh để trao đổi giúp các em học tập tốt hơn. Cụ thể cha mẹ học sinh cách dạy và nội dung cho phù hợp, phụ huynh phải biết xắp xếp thời gian học bằng cách lập thời gian biểu sao cho khoa học không cho học sinh chơi game nhiều. Tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực trong học tập. Không bắt các em làm việc quá nhiều và cũng không nhồi nhét kiến thức mà phải tạo cho các em vừa học vừa chơi,gia đình phải kịp thời động viên khi học sinh gặp khó khăn. Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình, giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho HS, đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần, có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất để giáo dục học sinh. 3 4. Thực hiện ngay trên giờ dạy phụ đạo: - GVCN nắm chắc đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập của lớp mình, phụ đạo cho các em ngay trên lớp ( học sinh khó khăn cái gì? thì giáo viên sẽ phụ đạo ngay chỗ đó ). - GV phải mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt chú trọng đến phương pháp dạy học Cá thể hóa học sinh, quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa đến đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…để từ đó giúp các em vươn lên trong học tập - Tăng cường công tác phụ đạo học sinh còn khó khăn trong học tập, rút ra những bài học kinh nghiệm, các giải pháp tối ưu để từ đó giáo viên điều chỉnh nội dung, kế hoạch, phương pháp dạy học cho từng loại đối tượng học sinh. - Đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng có ảnh hưởng trục tiếp đến học sinh. Như đã nói muốn phụ đạo học sinh còn khó khăn trong học tập thì phải tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp cho phù hợp. Quá trình dạy học là quá trình đi từ cái học sinh đã có đến cái chúng ta muốn có. Nên công việc đầu tiên chúng ta phải xác định HS đạt ở mức độ như thế nào , cung cấp mức độ như thế nào cho phù hợp với sự tư duy và phát triển của trẻ.Vì vậy mà đôi khi chúng ta chỉ cung cấp cho học sinh hết sức cơ bản. Khi dạy học để đạt kết quả tốt thì GVCN phải tạo cho các em có tâm lý thoải mái nhẹ nhàng, các em không cảm thấy nặng nề khó hiểu mà tự tin trong việc học tập, từ đó có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới. - Trong giờ lên lớp hằng ngày giáo viên phải áp dụng các phương pháp dạy học tích cực cho học sinh , câu hỏi phải rõ ràng dễ hiểu, các câu hỏi phải được chia nhỏ đến mức mà học sinh còn khó khăn trong học tập vẫn trả lời được. Ngay trên giờ học giáo viên phải sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh còn khó khăn trong học tập ngồi ở đầu bàn nơi mà giáo viên dễ đến và đặc biệt là sắp xếp các em còn khó khăn trong học tập ngồi gần các có năng lực, mục đích là để phân công những học sinh có năng lực kèm học sinh còn khó khăn trong học tập. Hằng ngày các em được phân công kèm kẹp báo lại cho GVCN biết về tiến độ học tập. Cuối tuần GVCN phải tổng hợp đánh giá nhận xét về sự tiến bộ của học 4 sinh xem còn còn khó khăn trong học tập ở chỗ nào để có biện pháp dạy học thích hợp. Thường xuyên tích hợp kĩ năng sống giúp các em học tập tốt hơn. Khi giao bài tập cho học sinh làm thì giáo viên phải trực tiếp ngồi cạnh học sinh làm để giải quyết những vần đề khó khăn tránh tình trạng giao bài xong rồi đi nơi khác. - Phụ đạo cho các em về những kiến thức bị mất căn bản như đọc viết và bảng nhân chia, thực hiện các phép tính từ thấp đến cao...Học sinh còn hạn chế phần nào thì bồi dưỡng lại phần đó.Cụ thể: - Với đối tượng học sinh khó khăn về đọc: + Giáo viên cần phải hướng dẫn các em học lại các vần khó, tiếng khó. + Sau khi học các tiếng khó, luyện cho các em đọc câu, đọc đoạn chứa tiếng khó, từ khó vừa mới học để các em luyện tập. + Hết mỗi buổi học, giáo viên phải giao bài tập để các em luyện đọc sao cho quen mặt chữ và đọc trôi chảy hơn lên( lúc đầu là những đoạn ngắn vì các em còn phải đánh vần để đọc, nhưng về sau sẽ tăng dần số lượng lên). Đến buổi phụ đạo tiếp theo giáo viên phải kiểm tra lại bài tập giao về nhà, nếu không kiểm tra thì hiệu quả sẽ giảm hẳn vì đối tượng học sinh này thường rất lười học. - Với đối tượng học sinh khó khăn về viết: + Thông thường học sinh khó khăn về đọc cũng dẫn đến viết sai lỗi chính tả nhiều. Do vậy nếu hướng dẫn được học sinh đọc tốt thì chắc chắn các em viết cũng tốt lên. Tuy nhiên với đối tượng này chúng ta cần hướng dẫn viết vừa đúng chính tả, vừa viết đẹp và đúng theo mẫu chữ quy định. + Học sinh sử dụng bảng con để luyện viết tiếng khó, từ khó: Giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng con những từ khó, nếu học sinh viết sai thì giáo viên hướng dẫn lại các từ đó trên bảng lớp và yêu cầu học sinh viết lại cho đúng( chú ý là vừa viết đúng chính tả, vừa viết đúng mẫu chữ quy định). + Sau khi học sinh viết vào bảng con đã tương đối tốt các từ khó đó thì giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả đoạn văn chứa các từ khó vừa viết. Sau đó giáo viên kiểm tra chữa bài trực tiếp với các em, cần phải chỉ rõ chỗ sai cho các em. Trả bài cho các em và yêu cầu các em chữa những lỗi đã mắc phải vào phía 5 dưới bài chính tả đã viết. Làm được như vậy thì chữ viết các em sẽ được cải thiện rõ rệt. - Với đối tượng học sinh khó khăn về tính toán: + Giáo viên phải hướng dẫn lại rất rõ ràng, cụ thể các phép tính cộng, trừ, nhân chia thông thường. + Cho học sinh luyện tập vào bảng con ( với những phép tính đơn giản) + Giáo viên chữa bài cho các em, kịp thời khen ngợi những em làm đúng. + Giáo viên ra những bài tương tự nhưng mức độ cao hơn, phức tạp hơn để các em luyện tập vào vở. + Giáo viên kiểm tra chữa bài trực tiếp với các em( cần chỉ rõ các chổ sai cho các em) + Sau mỗi buổi học giáo viên ra bài tập về nhà cho các em làm, buổi học phụ đạo sau giáo viên phải kiểm tra lại để giúp các em chăm chỉ học tập hơn. Nếu làm được như vậy thì phần tính toán các em cũng sẽ tốt hẳn lên, thành tích học tập của các em ngày sẽ được tiến bộ hơn. + Đặc biệt trong các buổi phụ đạo này giáo viên càng phải khuyến khích, động viên các em bằng cách khen ngợi kịp thời sự cố gắng và tiến bộ của các em. - Theo dõi, kiểm tra. GVCN phải theo dõi sát đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập và kết quả học tập qua từng tiết, từng bài để có hướng bồi dưỡng kịp thời để báo cáo cho nhà trường kết quả của các em qua mỗi tháng. Nếu em nào làm tốt thì khen thưởng kịp thời; ngược lại nếu em nào còn chưa tốt thì phải kịp thời nhắc nhở. III. Hiệu quả và khả năng áp dụng: 1. Hiệu quả: * Sáng kiến kinh nghiệm có đem lại hiệu quả thiết thực, cụ thể: Tỷ lệ học sinh còn khó khăn trong học tập năm học 2017-2018 giảm dần theo bảng thống kê sau: 6 Số HS còn khó khăn trong học tập đầu năm học Tỷ lệ HS còn KQ KT ĐK Tỷ lệ cuối kỳ I HS còn KK Tỷ lệ KQ KT ĐKGKII HS còn KK KK TV 9/34 26,47% TV 32/34 5,88% TV 34/34 0,00% T 7/34 20,58% T 33/34 2,94% T 0,00% 34/34 2. Khả năng áp dụng: Qua thời gian thực hiện và áp dụng biện pháp “Một số biện pháp giảm tỷ lệ học sinh còn khó khăn trong học tập”, đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Đề tài này có khả năng áp dụng cho tất cả giáo viên các trường Tiểu học trong tỉnh Đồng Tháp. Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giảm tỷ lệ học sinh còn khó khăn trong học tập” của bản thân tôi, rất mong được sự đóng góp ý kiến của cấp trên và các đồng nghiệp./. An Long, ngày 24 tháng 3 năm 2018 Người viết SKKN Châu Thị Thu 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng