Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4...

Tài liệu Skkn một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4

.DOCX
25
59
85

Mô tả:

Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Một số biện pháp dạy tốt phân môn Tập làm văn lớp 4 Họ và tên: Hoàng Thị Chung Trường : Tiểu học Kim An Môn :Tiếng việt Cấp học :Tiểu học NĂM HỌC: 2015 - 2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên đề tài: “Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4” 1/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 2. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang thời kỳ phát triển công nghiệp hóa,hiện đại hóa để sánh kịp với các nước phát triển mạnh thì đòi hỏi chúng ta phải có vốn tri thức. Bởi vậy ngay từ cấp tiểu học các em phải xây dựng vốn tri thức cơ bản nó là nền móng phát triển. Môn tiếng việt nói chung, phân môn tập làm văn nói riêng có nhiệm vụ cung cấp vốn từ, kỹ năng cơ bản về: nghe, nói, viết’ quan sát mà trong môn học này lại có các phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu trong đó phân môn tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp của phân môn khác. Dậy môn tập làm văn lớp 4 nhằm trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm văn, góp phần vào cùng các môn học khác, mở rộng vốn sống, vốn từ và rèn kỹ năng tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ và hình thành nhân cách cho học sinh. Phân môn tập làm văn là phân có tính tổng hợp cao trong tất cả các phân môn. Mục tiêu của phân môn này đòi hỏi cả người dạy lân người học phải “có cảm xúc” trong mỗi tiết văn. Người dạy giúp cho học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài văn, bài thơ và cuộc sống xung quanh mình qua đó các em biết thể hiện “cái đẹp” bằng ngôn ngữ giầu hình ảnh. Song trong thực tế chúng ta đều biết các em ở bậc tiểu học còn nhỏ tư duy đơn giản nên việc viết văn còn khô khan, hạn chế. Qua thực tế học tập, giảng dậy tôi thấy phân môn tập làm văn lớp 4 là một phân môn khó so với phân môn khác của tiếng việt. Bởi vậy nên bài viết của các em chỉ diễn đạt cân văn, nội dung mang tính chất liệt kê, thông báo, chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc...đây cũng là điều dễ hiểu vì ở lứa tuổi này vốn sống, vốn kiến thức còn đơn giản. Đứng trước thực trạng đó tôi rất băn khoăn và trăn trở “làm thế nào để giúp các em yêu thích môn văn? Giúp các em tiếp cận được ‘cái đẹp’ của con người, thiên nhiên đất nước? Giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân mình và thêm cơ hội mở rộng tâm hồn, phát triển nhân cách.” Trước những băn khoăn trăn trở này tôi cố gắng đem hết khả năng và kinh nghiệm của mình để khơi dậy, thúc đẩy những tiềm năng văn học đang ẩn dấu trong các em. Xuất phát từ thực tế trong giảng dạy như vậy tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Dạy tập làm văn lớp 4 như thế nào để có hiểu quả” để các em phát triển được tư duy nói – viết trong cuộc sống. 3. Mục đích nghiên cứu: * Bản chất: 2/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 Dạy môn Tiếng việt nói chung phôn môn tập làm văn lớp 4 nói riêng nhằm giúp học sinh trau rồi những kỹ năng cơ bản và đơn giản nhưng nó vô cùng thiết thực như kỹ năng nghe –quan sát- đọc – viết. Học sinh có khả năng nghe được, hiểu được vấn đề sau đó các em nói được theo hành văn của mình một cách trôi chảy, mạch lạc có hình ảnh, có cảm xúc khiến người nghe hiểu được vấn đề. Kỹ năng đọc: nó là kỹ năng quan trọng trong phân môn tập làm văn, nếu không có kỹ năng đọc thì các em không hiểu được, tâm tư, nguyện vọng, tinh cảm...của người viết đối với cuộc sống con người. Kỹ năng viết: là kỹ năng quan trọng không kém so với các kỹ năng trên, nó đòi hỏi người học sinh phải song song phát triển với kỹ năng trên bởi vậy bản chất của phân môn tập làm văn lớp 4 là phải hình thành và phát triển cả bốn kỹ năng: nghe - đọc – quan sát - viết. Rèn kỹ năng chăm học, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và luôn luôn có hứng thú về phân môn tập làm văn. Là một người giáo viên dạy phân môn tập làm văn lớp 4, tôi luôn trăn trở và băn khoăn làm thế nào để cho học sinh lớp 4B trường tôi có kỹ năng, kỹ sảo nghe, đọc, quan sát, viết thành thạo, biết diễn đạt trong văn bản nói (giao tiếp), văn bản viết một cách trôi chảy có hiệu quả bởi vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4” * Phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện đề tài: - Thời gian:Tôi thực hiện đề tài này từ tháng 9- 2015 đến tháng 52016. - Đối tượng: Học sinh lớp 4B - Nội dung: “Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4”. * Khảo sát thực tế khi chưa thực hiện đề tài: Bắt đầu bước vào năm học 2015-2016 tôi khảo sát chất lượng lớp 4B tôi thấy hầu hết bố mẹ các em làm nghề nông, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, trình độ dân chí thấp, cuộc sống còn quá thiếu thốn chiếm khoảng 90%, một số khác bố mẹ đi làm xa nên việc giúp đỡ và bảo ban các em còn hạn chế rất nhiều. Bởi vậy việc học phân môn tập làm văn nói riêng, việc dạy ngôn ngữ nói chưa được gia đình các em quan tâm. Hơn nữa với đặc điểm tâm lý lứa tuổi tiểu học các em còn bé nói trước quên sau, suy nghĩ non nớt, hiếu động thích tò mò cái mới lạ, cái có hình ảnh. Nhiều gia đình lại không biết hướng dẫn khi các em trao đổi,hay hỏi về một vấn đề nào. 3/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 Gia đình có hướng dẫn cũng chỉ qua loa thôi. Bởi vậy kết quả khảo sát thực tế cho thấy: Hoàn thành Lớp Sĩ số SL Chưa hoàn thành % SL % Thái độ Thích Không thích 4B 26 16 64 10 36 18 8 Từ cơ sở khoa học và thực tế trên tôi thấy rằng, để nâng cao hiệu quả tiết Tập làm văn trong nhà trường cần phải tiến hành nhiều biện pháp. Tôi đã mạnh dạn tiến hành một số biện pháp cụ thể với học sinh lớp 3B trường tôi. II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Biện pháp 1: Tìm hiểu mục tiêu chương trình phân môn tập làm văn lớp 4: Chương trình gồm 35 tuần (2 tiết / 1 tuần x 35 =70 tiết) Trong đó: Kỳ 1: 32 tiết + 4 tiết ôn tập Kỳ 2: 30 tiết + 4 tiết ôn tập Phân môn tập làm văn trang bị cho học sinh một số kiến thức – kỹ năng phục vụ cho các em học tập và đời sống hàng ngày như: Điền vào giấy tời in sẵn, Viết thư, Làm đơn, Tổ chức cuộc họp, Phát biểu trong cuộc họp,Hay đứng trước đám đông...... Các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh đặc biệt là ngôn từ trôi chảy dễ hiểu. Biện pháp 2: Tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4. Ngày nay, đa số các bậc cha mẹ quan tâm đến việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để con đi học. Việc chuẩn bị này có hiệu quả hơn nếu các bậc phụ huynh biết rõ một số đặc điểm tâm lý chi phối hoạt động học tập. Khả năng kiểm soát, sự tập trung chú ý của trẻ đã bắt đầu khiểm soát được song trẻ dễ bị phân tán bởi những âm thanh, sự kiện khác ngoài nội dung học tập. Trẻ thường quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi,…… Thời gian chú ý học của trẻ thường không dài quá chỉ 30 – 35 phút. Tưởng tượng của học sinh lớp 4 đã phát triển phong phú và đa dạng hơn so với lớp 1, 2, 3. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn còn đơn giản, chưa bềnvững. Như vậy cần phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức “khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc và 4/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 đặt ra câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để đẩy quá trình nhận thức phát triển. Trong giai đoạn lớp 4, các em đã biết ghi nhớ có ý nghĩa và rút ra công thức chiếm ưu thế, song khi gặp khó khăn thì mục đích đề ra lại không được thực hiện. Đối với học sinh lớp 4B trường tôi là học sinh yếu kém nên tôi đã tiếp cận và làm quen ngay từ hè. Với phương pháp dạy học tích cực, thành lập được tổ, nhóm tự quản, phân công nhiệm vụ tới từng tổ, cá nhân......Các tổ, cá nhân đều nắm bắt được khá tốt việc hướng dẫn, điều hành, xử lý tình huống trong nhóm. Trong hoạt động này các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn hướng dẫn bạn với nhiều hình thức khác nhau như: đọc câu, đọc đoạn, đọc diễn cảm, tìm câu, tìm từ, tìm các hình ảnh, nghệ thuật......Mặt khác hoạt động nhóm còn kiểm tra đôn đốc các em chậm tiến, lười học hay ỷ lại. Nên giờ học sôi nổi hẳn, chính vì vậy mà tôi thấy cần pháp huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Biện pháp 3: Tăng cường đánh giá, nhận xét theo Thông tư 30/2014/BGD ĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học. *Một số biện phápg đánh giá thường xuyên của học sinh tiểu học Quan sát: Mục đích quan sát: để thu thập thông tin một cách có hệ thống nhằm giúp giáo viên và học sinh cải thiện kết quả giáo dục, dạy học; có những thông tin đánh giá về học sinh đã thực sự hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ hay chưa và biết được những ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần giúp đỡ khắc phục; các hoạt động của học sinh/nhóm học sinh trong tương tác với bạn/nhóm bạn để tăng cường và cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên. Nội dung quan sát : Hành vi của học sinh: Quan sát về sắc thái, nét mặt, lời nói, hành động, cử chỉ, tương tác… để đưa ra những những nhận định về việc học sinh như: đã hiểu nhiệm vụ chưa? Có chú tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ không? Hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập? Có chăm chú lắng nghe khi thảo luận không? Phản ứng khi nghe ý kiến nhận xét đánh giá của cô giáo, của các bạn, sự hợp tác với các bạn trong nhóm… Sản phẩm của học sinh: Mức độ hoàn thành theo yêu cầu của bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Thời điểm quan sát: Quan sát nhóm học sinh hoặc cá nhân học sinh có thể thực hiện trong mọi thời điểm ở những địa điểm khác nhau, trong mọi hoạt động của học sinh. 5/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 Vị trí quan sát: Vị trí quan sát thích hợp, kiểm soát được toàn bộ hoạt động , không ảnh hưởng đến học tập của học sinh. Ví dụ: Quan sát thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác hoặc tư thế không bình thường, người lắc lư bất ổn, có thể là dấu hiệu học sinh chưa thực sự hiểu bài, hoặc không làm được bài. Khi học sinh nhìn thẳng, dõi theo giáo viên, có cử chỉ muốn nói điều gì đó thì tùy từng tình huống có thể suy đoán là học sinh đã thực hiện xong nhiệm vụ và muốn được chuyển hoạt động tiếp theo hoặc muốn hỏi giáo viên. Học sinh nào chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, chưa hợp tác với nhóm. Học sinh đã thực hiện xong, thực hiện đúng nhiệm vụ hoặc những điều học sinh còn cảm thấy chưa rõ, chưa yên tâm… Ví dụ: Để theo dõi một/nhóm học sinh thường bị chậm tiến độ khi thực hiện một hoạt động. Tôi quan sát như sau: - Khi giao bài tập làm văn cho cả lớp, tôi quan sát xem học sinh đã sẵn sàng chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập (tài liệu, dụng cụ học tập,...) chưa? - Đứng gần quan sát xem học sinh này đang tập trung vào việc học hay chưa? Có thể em đang làm việc riêng, hoặc còn chưa hiểu nhiệm vụ được giao. - Đến tận nhóm học sinh đang học để quan sát chung cả nhóm, xem học sinh nào đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ gì? -Thông qua việc quan sát là cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định tác động, động viên, giúp đỡ kịp thời học sinh trong học tập. Sự can thiệp có thể tiến hành ngay sau khi thu được thông tin quan sát, hoặc đưa ra quyết giúp đỡ, can thiệp sau. -Sau khi đã khẳng định được nhận xét đánh giá ban đầu qua quan sát về mức độ đạt được tiến độ bài học của học sinh. Nếu học sinh chậm tiến độ hơn thì cần có ngay biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ trực tiếp nhờ nhóm bạn hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ bài học. -Tham khảo kết quả tự đánh giá và đánh giá của nhóm học sinh. - Dựa vào những nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của chính học sinh hoặc nhóm bạn học để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh. Tùy từng trường hợp mà tôi có thể đánh giá để đưa ra giải pháp thích hợp. 6/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 Ví dụ: Khi dậy dạng bài: Thế nào là văn miêu tả. Đây là dạng bài khá khó trong phân môn tập làm văn lớp 4, dậy dạng bài này tôi sử dụng các phương án sau. Phương án 1:Phân tích theo mẫu. Phân tích theo mẫu để giúp học sinh hiểu thấu đáo mẫu đã nêu ra và làm theo mẫu. Để làm được điều này tôi phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp với nhiều hình thức dạy học. Trong biệp pháp này tôi sử dụng phương pháp quan sát để học sinh quan sát mẫu, đọc thầm mẫu sau đó sử dụng phương pháp vấn đáp, gợi mở để học sinh hiểu mẫu hơn giúp cho việc định hướng bài học tốt hơn. Với bài này yêu cầu học sinh đọc thầm mẫu – quan sát mẫu. - Hướng dẫn học sinh quan sát và trả lời. STT Câu hỏi Câu trả lời 1 Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là Cây sòi gì? 2 Cây sòi có đặc điểm gì nổi bật? 3 “Cao lớn” tả đặc điểm gì của cây Hình dáng. sòi? 4 “Lá đỏ chói lọi” miêu tả đặc điểm gì Mầu sắc. của cây? 5 Theo em tác giả miêu tả cây sòi đang Chuyển động. ở trạng thái nào? 6 Từ nào cho biết lá sòi đang chuyển Rập rình. động? Cao lớn, lá đỏ chói lọi, lá rập rình lay động như đốm lửa. Tôi tóm lại ý phần mẫu được đưa ra một số đặc điểm của sự vật đầu tiên được miêu tả: hình dáng, mầu sắc, chuyển động. Sau khi thực hiện biện pháp phân tích mẫu tôi thấy các em vận dụng mẫu và làm tốt hơn Phương án 2: Hình thành lý thuyết – tìm đặc điểm nổi bật. Trong quá trình hình thành lý thuyết miêu tả cho học sinh lớp 4. Tôi sử dụng phương pháp đặc trưng như: phương pháp quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, phân tích ngôn ngữ...kết hợp với hình thức dạy phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học. Ở dạng bài hình thành lý thuyết văn miêu tả. Tôi tiến hành hướng dẫn học sinh nhận dạng đặc điểm loại văn miêu tả thông qua gợi ý, nhận xét trong sách giáo khoa và thao tác làm theo trình tự sau: 7/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 - Yêu cầu học sinh đọc mục nhận xét sách giáo khoa. - Tham khảo văn bản để trả lời gợi ý. - Hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận nhằm rút ra nhận xét về đặc điểm văn miêu tả. Ví dụ: Dạy bài: “Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối” tiếng việt lớp 4 tập 2, trang 31. Dùng phương pháp trực quan tôi đưa ra tranh “bãi ngô” sau đó mỗi cá nhân sẽ xác định, đoạn văn, nội dung từng đoạn. - Tôi cho học sinh đọc yêu cầu 2,3 phần nhận xét thảo luận nhóm đôi 2 yêu cầu đó. - Học sinh trình bày kết quả thảo luận chính là các em đã thực hành giao tiếp. - Học sinh sẽ được so sánh, đối chiếu, phân tích được trình tự miêu tả trong bài “bãi ngô” là theo thời kỳ phát triển của cây sau đó tôi dùng phương pháp vân đáp gợi mở, phân tích ngôn từ. + Bài văn miêu tả những thời kỳ phát triển nào của cây ngô?  Học sinh dễ dàng nhận thấy được bài văn miêu tả cây ngô từ lúc còn lấm tấm như mạ non cây ngô trưởng thành lá dài rộng hoa ngô bắp ngô nom hoa ngô sơ xác, bắp ngô chắc mập. - Còn trình tự miêu tả trong bài: “cây mai tứ quý” theo từng bộ phận của cây. STT Câu hỏi Câu trả lời 1 Bài văn miêu tả bộ phận nào của cây? Tán, gốc, cành, cánh hoa. 2 Bài văn sử dụng từ loại nào để miểu tả? Tính từ 3 Biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả bộ So sánh phận đó 4 Bài văn sử dụng những tính từ nào để Xòe, Vàng thắm... miêu tả? Tôi dùng phương pháp phân tích ngôn từ chốt lại nội dung yêu cầu 2. Bài văn miêu tả cây cối có thể miêu tả theo thứ tự từng bộ phận của cây “gốc, thân, cành, lá, hoa, quả” hoặc theo từng thời kỳ phát triển của cây. Từ đó học sinh dễ dàng tổng hợp cấu tạo bài văn miêu tả cây cối gồm ba phần.  Mở bài: giới thiệu bao quát về cây.  Thân bài: 8/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 -Tả từng bộ phận của cây. -Hoặc tả từng thời kỳ phát triển của cây  Kết bài: có thể nêu lợi ích của cây, hoặc ấn tượng đặc biệt, tình cảm của người tả với cây. Phương án 3: So sánh với nhận diện. Để giúp học sinh nhận ra một văn bản thuộc văn miêu tả. Tôi đặt bên nó một văn tả khác chẳng hạn như kể chuyện. Tôi yêu cầu học sinh đưa ra được văn bản này thuộc văn miêu tả và học sinh lý giải được vì sao? Để làm được điều này tôi sử dụng phương pháp trực quan, đối chiếu, phân tích tổng hợp...và rút ra kết luận cần thiết cho văn miêu tả. Sau khi học sinh nắm được cấu tạo bài văn miêu tả lúc này tôi mới đưa các kiến thức để phục vụ cho học sinh viết đúng, hay, lo gich trôi chảy như cung cấp kiến thức văn học, chọn từ, viết câu, các biện pháp nghệ thuật để phục vụ cho các em.  Cung cấp kiến thức văn học. Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn nó có vị trí, ý nghĩa quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Vậy mà vốn từ của các em lại có ít, kiến thức lơ mơ, thiếu vốn từ làm thế nào để viết được văn hay. Bằng mọi cách phải bổ sung vào vốn từ ít ỏi của các em. Bằng sự phong phú của tiếng việt cách làn đó phải thông qua giờ tập đọc. Tôi cho các em tập giải nghĩa các từ chưa hiểu rồi chốt lại từ yêu cầu ghi vào “sổ từ”, tập đặt câu để hiểu chắc chắn biến từ đó thành từ của mình. Ví dụ: Ở bài “Đường đi Sa Pa” tiếng việt lớp 4 tập 2 trang 102. Yêu cầu các em bổ sung vào vốn từ của mình các từ ngữ và hình ảnh. - Trắng xóa tựa mây trời. - Lướt thướt liễu rủ. - Bồng bềnh huyền ảo. Ở bài “Con chuồn chuồn nước” tiếng việt lớp 4 tập 2 trang 127. Từ: long lanh, nhỏ xíu, mênh mông, cao vút. Đặt câu: - Cây lim cao vút, đỉnh chót vót giữa trời xanh. 9/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 - Trời xuân trải sắc xanh trên biển lúa mênh mông. Vậy qua mỗi giờ tập đọc học sinh tích lũy được “vốn liếng” từ không hề nhỏ, ngoài ra cuối mỗi tiết tập đọc tôi thường cho học sinh tìm câu văn hay trong bài. Những câu văn mang tính nghệ thuật cao để các em đưa vào bài văn của mình. Ví dụ: Cá thu biển đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng “Đoàn thuyền đánh cá” Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng chum đuôi cong lướt thướt liễu rủ. “Đường đi Sa Pa”  Luyện điền từ, chọn từ. Song song với tích lũy vốn từ qua tập đọc. Trong tiết luyện viết đoạn văn tôi thường xuyên cho các em củng cố về từ ngữ qua dạng bài luyện từ: từ dễ, từ khó. - Điền từ để có câu văn giàu hình ảnh Ví dụ: +Nắng ban mai “hồng tươi” nhuộm chan hòa trên sắc lá. +Bầu trời xanh “thăm thẳm” mây tráng “bồng bềnh” trôi. +Hoa hồng đẹp “lộng lẫy” cách hoa đỏ “thắm” mịn như “nhung”. +Những quả cam “vàng óng” da “căng mọng” như mời gọi người đến thưởng thức. +Đoi mắt “long lanh như thủy tinh” lúc nào cũng “liến láu” nhìn quanh. Việc chọn từ vào câu văn tôi luôn để học sinh thoải mái không ép hay áp đặt. Sau mỗi lần chọn điền tôi cũng cho học sinh khác nhận xét, bình luận xem câu văn nào hay hơn. Vậy các em học chưa tốt môn văn có thể học hỏi được nhiều từ, câu văn của bạn giỏi. Ở bài tập này đa dạng dễ cho ví dụ. Giáo viên nên khuyến khích, động viên việc làm tốt. Nếu câu quá khó tôi có thể gợi ý. Ở dạng bài này các em luyện tập ở tiết “luyện tập xây dựng đoạn văn” giúp các em lựa chọn câu văn hay để viết đoạn văn, khiến các em thoải mái trong giờ học và nhớ lâu. 10/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4  Dạy viết câu văn có kết cấu đơn giản. Lâu đài nào cũng phải xây từ mặt đất. Để viết được câu văn mang tính nghệ thuật trong kết cấu câu. Trước tiên học sinh phải nắm được câu trong dạng đơn giản nhất, đó là những dạng câu đã được học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?, câu khiến, câu cảm... Dạy những loại câu này đối với học sinh không quá khó ta chỉ cần hướng dẫn ở tiết học luyện từ và câu. Xác định yêu cầu cơ bản học sinh cần nắm được và thường xuyên củng cố thật nhiểu. Câu có 2 bộ phận chính: Chủ ngữ - vị ngữ. Đi đôi với việc dạy lý thuyết học sinh phải được luyện viết câu nhiều, phân tích thật nhiều lấy ngay vốn từ tích tũy được trong tiết tập đọc để đặt câu. Ví dụ: Sau khi học xong bài tập đọc: “ Sầu riêng” tiếng việt 4 tập 2. Học sinh cần tích lũy từ: ngọt ngào, quyến rũ, quyện. Đặt câu: - Hương cau/ngọt ngào lan tỏa khắp khu vườn. - Vườn hoa/quyến rũ lũ ong bướm rập rờn bay đến. - Mít chín/thơm nồng ngọt sắc như vị của trứng gà quyện với mật ong. Cứ như vậy, luyện tập nhiều sẽ giúp học sinh có một kiến thức vững chắc về câu.  Dạy câu văn có dạng kết cấu phức tạp. Nếu bài văn chỉ có một dạng câu thì sẽ đơn điệu, không hấp dẫn người đọc. Bởi vậy cần trang bị kiến thức nâng cao về câu cho các “mầm non văn học” tuy nhiên không ép học sinh tiếp thu những gì quá phức tạp, không phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Một số dạng câu có thể là: Câu có trạng ngữ, câu có nhiều chủ,nhiều vị. Đầu tiên cho học sinh tiếp xúc với các loại câu này, tập tìm chủ - vị. Ví dụ: - Trên vòm cây, chim hót líu lo. Câu trên học sinh rất dễ nhầm “ trên vòm cây” là chủ ngữ, nếu chưa tiếp xúc với loại câu này. Bởi vậy tôi cho học sinh đặt câu hỏi: - Con gì hót líu lo? (con chim). Vậy (chim) là chủ ngữ. - Con chim làm gì ? ( hót líu lo). Vậy (hót líu lo) là vị ngữ. 11/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 Vậy « Trên vòm cây là bộ phận gì ? » từ đó học sinh rút ra là thành phần phụ nói rõ chim hót ở đâu. Tương tự như vậy tôi hướng dẫn học sinh hiểu về trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân, mục đích… Để học sinh có thể đặt câu. Ví dụ : - Trước cửa nhà, khóm hồng tỏa hương thơm ngào ngạt. - Để chăm sóc con, chị gà cần mẫn bới đất tìm thức ăn.  Dạy biện pháp nghệ thuật. Muốn bài văn hay thì trong bài không thể thiếu tính nghệ thuật. Học sinh lớp 4 về lĩnh vực này còn lơ mơ, hời hợt. Nếu giáo viên không dạy kỹ học sinh khó mà nắm bắt được. Để đưa vào trong bài có rất nhiều biện pháp nhưng theo tôi ở lứa tuổi này hai biệp pháp nghệ thuật phù hợp nhất là so sánh và nhân hóa. a. Biện pháp so sánh Tôi hướng dẫn học sinh tìm câu có biện pháp so sánh trong các bài tập đọc Ví dụ :- Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung tóe những tia nắng vàng rực rỡ. - Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. - Cáng hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con. Với những câu văn này tôi giới thiệu để các em nắm chắc biện pháp so sánh bằng cách sau : Tôi phân tích cách sử dụng biện pháp so sánh. Tác giả lấy hình ảnh mặt trời để tả hoa hướng dương, để thấy được tính ưu việt của biệp pháp nghệ thuật này. Tôi lấy một ví dụ khác để tả hoa hướng dương : « Bông hướng dương rất to, màu vàng, có nhiều cánh nhỏ. » và yêu cầu học sinh nhận xét so sánh câu nào hay hơn ,Vì sao ? Dĩ nhiên là câu thứ nhất 100% học sinh đồng tình như vậy vì có sử dụng biệp pháp nghệ thuật so sánh. Muốn để các em vững vàng hơn cách so sánh tôi đưa ra một câu văn khác: « Bông hướng dương như chiếc đĩa màu vàng » yêu cầu học sinh nhận xét so sánh với câu thứ nhất. Khi các em khẳng định câu thử ba không hay bằng câu thứ nhất. Tôi đặt câu hỏi « tại sao cả hai câu đều dùng biệp pháp so sánh mà câu đầu lại hay hơn thì nhận được câu trả lời : Tác giả dùng 12/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 hình ảnh mặt trời đang tỏa nắng, một hình ảnh đẹp, sinh động và độc đáo để so sánh, vì vậy làm cho bông hướng dương đẹp hẳn lên.Còn câu văn thứ ba so sánh với cái đĩa có đặc điểm giống bông hoa xong nó đơn điệu, giản dị giá trị vẻ đẹp. Từ đó giúp học sinh hình thành sự hiểu biết, khi so sánh muốn làm cho sự vật đẹp hơn phải so sánh với sự vật khác giống nhưng đẹp hơn, có nét độc đáo, nổi bật hơn. Việc này học sinh phải rèn luyện thường xuyên còn nếu không thì kiến thức cũng sẽ mai mốt dần. - Nhận xét hình ảnh so sánh trong đoạn văn câu văn giúp các em cảm nhận được một điều gì mới mẻ của sự vật. Ví dụ :+ Thân dừa bạc phếch tháng 5. Qủa dừa – đàn lợn con nằm trên cao. + Đêm hè, hoa nở cùng sao. Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. Dạng bài này không khó đối với học sinh xong không phải học sinh nào cũng cảm nhận được cái đẹp, cái mới trong mỗi đoạn văn. Đa phần các em chỉ nhận ra hình ảnh so sánh. - Điền từ thích hợp vào chỗ trống tạo câu văn có hình ảnh so sánh, gợi tả. Ở dạng bài bày hướng dẫn các em chọn từ, điền từ : như, giống như, tựa, tựa như, tựa hồ… Ví dụ : Nhìn từ xa, cây bàng…….một chiếc ô khổng lồ lợp bằng lá xanh tươi. Những trái chuối cong cong……..vầng trăng khuyết. - Thêm vế câu để được hình ảnh so sánh thích hợp vào mỗi chỗ trống để trở thành câu văn có ý nghĩa, mới mẻ, sinh động. Ví dụ: -Lá cọ tròn xòe ra nhiều phía nhọn dài, trông xa như (bàn tay vẫy). -Hoa bỏng treo lủng lẳng từng chùm trên cây như (những chiếc đèn lồng nhỏ xíu) Với dạng bài này tôi giúp học sinh thường xuyên luyện tập chọn từ điền thoải mái không áp đặt. Sau đó nhận xét tìm ra những từ ngữ hay nhất, khen học sinh chọn từ hay để các em có hứng thú học. 13/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 b. Biện pháp nhân hóa. Đây là biện pháp khá quen thuộc với học sinh. Các em được tiếp xúc từ khi còn trong vòng tay bế bồng của bà, của mẹ qua lời ru, câu chuyên cổ tích, các em đã được tiếp xúc với cả thế giới phong phú của nghệ thuật nhân hóa. Không phải dạy nhiều chỉ cần giới thiệu học sinh nhanh chóng nắm bắt. Để học sinh thấy được ưu việt của biện pháp này tôi cho học sinh so sánh các cặp như sau: Ví dụ 1- Thân chuối màu đen khô ráp vì nắng gió. 2- Thân chuối thật giản dị trong bộ áo đen khô ráp vì nắng gió. 1- Gà mái mơ nuôi con rất khéo. 2- Chị gà mái mơ dịu hiền chăm sóc con thật khéo léo. 1- Những con gà chạy tung tăng khắp nơi. 2- Những bé gà hiếu động tung tăng chạy khắp nơi. Không khó khăn trong việc lựa chọn tất cả đều có chung một câu trả lời câu văn thứ hai hay hơn câu một, hay hơn vì sao? Nhiều học sinh lung túng trước câu hỏi. Tôi thiết nghĩ cần lý giải câu hai hay vì đã dùng biện pháp nhân hóa: như chị gà mái mơ, cô bé gà...trở nên sinh động, đáng yêu vì có những suy nghĩ, tính cách của con người.  Gọi tên sự vật Chúng ta gọi tên sự vật như khi gọi tên người: cô trăng, chị gió, anh gà trống. Gắn sũy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật. - Hoa quỳnh trầm tư. - Phong lan yểu điệu. - Nắng nhảy nhót. Song song với việc giới thiệu tôi thường dành thời gian đọc cho các em nghe những câu chuyện có sử dụng nhiều biện pháp nhân hóa như: “Dế mèn phiêu lưu ký, Võ sỹ bọ ngựa...” (tiến hành ở tiết kể chuyện)  Dạy viết bài văn Mục tiêu lớn nhất của việc dậy văn là chất lượng của bài viết. Một bài viết hay là một bài văn biết kết hợp hài hòa nhiều yếu tố: như nội dung, nghệ thuật, cảm xúc. Nhiệm vụ của giáo viên là làm sao bài văn của học sinh có 14/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 tất cả các yếu tố đó. Muốn vậy một tiết văn ta tập trung vào giải quyết cả ba yếu tố. 1- Xây dựng nội dung. Nội dung phong phú là yêu cầu đầu tiên của bài viết tốt giải quyết nhiệm vụ này tương đối khó nên tôi hướng dẫn kỹ. Khi dạy tôi lưu ý hệ thống câu hỏi. Đối với lớp khá thì bổ sung nâng cao. Đích đầu tiên mà học sinh cần đạt là hoàn thiện về bố cục “Mở bài – thân bài – kết bài” ý phong phú, có trọng tâm khi hoàn thành bố cục học sinh chú ý đến nội dung, và biết cách trả lời mỗi câu trả lời phải bằng một đoạn chứ không phải bằng một câu cộc lốc. Ví dụ: Câu hỏi: “Thân cây thế nào?” Học sinh phải trả lời như sau: Thân cây thấp, màu xanh tươi. Cành cây khẳng khiu đan chéo vào nhau, vươn ra mọi phía. Đôi ba mần non mới trồi ra mập mạp đầy sức sống. Rải rác trên các cành những chú gai nhọn hoắt đứng nghiêm trang như những chú lính gác cho nàng công chúa hoa hồng. Rèn thói quen quan sát nhiều góc cạnh của sự vật giúp học sinh có được bài văn hay “giàu ý” song không thể giàn trải mênh mông mà phải có trọng tâm, học sinh biết lựa chọn chi tiết nổi bật, lướt qua chi tiết phụ để viết đúng, viết hay 2- Đưa nghệ thuật vào bài. Nói đến nghệ thuật ta có cảm giác nó cao siêu và xa vời với học sinh tiểu học. Nhưng cái “nghệ thuật” đối với các em chỉ đơn giản là chọn lọc từ ngữ, hình ảnh, sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Bởi vậy nó cũng gần gũi quen thuộc với các em vì các em có cả một quá trình học tập và rèn luyện. Ví dụ: Để tả màu sắc hoa hồng nhung ta dùng từ “đỏ thẫm, đỏ thắm” tuy màu sắc và hình dáng không được đẹp song có thể dùng biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật vẻ đẹp như “gốc cây như người mẹ giải dị trong bộ áo nâu xám, nhường sắc xanh cho lá, cho hoa” Bằng gợi mở dẫn dắt học sinh sẽ nêu được ý kiến của mình. Sau khi nghe phần trình bày kết quả tôi rút ra một số từ ngữ, hình ảnh, câu văn hay để cả lớp học tập và đưa vào bài. 3- Đưa cảm xúc vào bài. Một bài văn hấp dẫn gây ấn tượng với người đọc không thể thiếu được “cảm xúc” của người viết. Cảm xúc không chỉ ở phần kết mà phải thấm 15/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 đẫm trong từng câu từng lời của bài, đối với học sinh nhỏ thì điều này hơi trìu tượng. Song tôi gợi ý cụ thể như sau: Ví dụ: Khi ngắm nhìn hoa em có cảm giác như thế nào?(Hoa đẹp lộng lẫy làm say đắm long người...) Hương chuối chín thơm lừng gợi cho em cảm giác như thế nào? Được ăn trái ngon em có suy nghĩ gì? Tương tự như vậy ta “bắt” học sinh đưa suy nghĩ, nhận xét, cảm xúc của mình trước một vật, một sự việc. Lúc đó bài văn không đơn giản là sự liệt kê mà nó thấm đẫm suy nghĩ, cảm xúc của người viết. Tóm lại học sinh biết kết hợp cả ba yếu tố trên: nội dung, nghệ thuật, cảm xúc thì bài văn của học sinh đạt tới thành công lớn. Nó là mảnh đất màu mỡ cho người giáo viên vun trồng trong những năm học tiếp theo. * Tham khảo ý kiến đánh giá của phụ huynh Ý kiến của phụ huynh luôn là nguồn thông tin để tôi tham khảo trong đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục của học sinh. Một số đặc điểm riêng của học sinh được phụ huynh cung cấp sẽ giúp cho tôi đánh giá đầy đủ, chính xác và phối hợp tốt hơn với gia đình trong giáo dục học sinh. Ví dụ: Dựa vào thông tin phụ huynh cung cấp về thể lực của học sinh không được tốt dẫn đế trí não phát triển chậm, tôi sẽ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ viết ,nói chưa rõ ràng của học sinh (dù chưa được chuẩn xác) và không đề nghị học sinh sửa lại vẫn cho chuyển hoạt động tiếp theo. Biện pháp 4: Sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồ dùng dạy học, đặc biệt là đồ dùng trực quan. Tôi thường sử dụng các dụng cụ học tập trực quan, nhiều màu sắc hấp dẫn, sinh động để thu hút sự chú ý của học sinh bởi thời gian chú ý có chủ định chỉ kéo dài 30-35 phút. Như vậy, cách sử dụng trực quan như trên rất có lợi cho việc HS tập trung chú ý kéo dài và cao độ. Học sinh được học tập qua ứng dụng công nghệ thông tin bằng hình ảnh được trình chiếu một cách sinh động tạo sự hứng thú cho các em tập trung hơn. Tuy nhiên tôi không lạm dụng quá. Tôi thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt, khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức. 16/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 Đặc biệt là đồ dùng trực quan đã đem lại hứng thú cho học sinh. Đòi hỏi các em phải tư duy, sử lý nhanh các tình huống, tự tìm tòi khám phá kiến thức qua trực quan. Kết quả học sinh ghi nhớ được kiến thức sâu, các em chóng thuộc bài. Lớp học thoải mái, vui vẻ, giờ học đạt hiệu quả cao. Học sinh ham thích học tập làm văn hơn. Biện pháp 5: Tích cực, kiên trì và chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học. - Chuẩn bị bài trước khi lên lớp rất quan trọng nên việc xây dựng mục tiêu bài học cũng như sắp xếp, tổ chức các hoạt động dạy - học cần được coi trọng. - Trong giảng dạy có nhiều học sinh nhận thức chậm. Tôi kiên trì, không nên khắt khe,nên tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các hoạt động học tập, được chia sẻ để tự tin hơn … Tôi tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh thường xuyên trao đổi với giáo viên trong tổ, tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn mới, chia sẻ, giải quyết kịp thời các khó khăn. Tăng cường khảo sát chất lượng học sinh ngay tại các giờ học, buổi học, tuần học... Chấm bài thường xuyên, động viên học sinh bằng nhiều hình thức như tuyên dương. Tôi cho học sinh thực hành luyện tập 15 - 20 phút bằng cách đọc cá nhân,tậpthể,đọc thuộc bằng mọi hình thức * Lưu ý : Trong tiết học tôi thực hiện linh hoạt các phương pháp sau: + Phương pháp trực quan + Phương pháp hỏi đáp + Phương pháp giảng giải ( giải nghĩa từ ) + Phương pháp luyện tập thực hành + Phương pháp kỉ luật tích cực. + Phương pháp trò chơi Trong phương pháp dạy học tập làm văn lớp4, tôi đã sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Việc sử dụng các phương pháp, các hình thức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, tăng cường tập luyện thực hành để phát triển các kĩ năng nói, viết nhằm nhanh chóng đạt được yêu cầu khả năng nói, viết, Bám sát 5 yêu cầu của giáo viên: 1. Giáo viên giao nhiệm vụ phải rõ ràng, ngắn ngọn 2. Làm mẫu phải rõ ràng, chính xác, dứt khoát. 17/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 3. Chú ý đến tính đồng loạt, tính cá thể của học sinh 4. Nói ít 5. Không chê, khuyến khích học sinh tích cực làm việc Việc tổ chức lớp học, tổ chức luyện tập thực hành luyện tập cũng có thể linh hoạt dưới nhiều hình thức: Cá nhân – nhóm – lớp... Vì hình thức dạy học này có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân mà trong đó học sinh trong nhóm được sự chỉ đạo của nhóm trưởng, trao đổi những hiểu biết về kiến thức với nhau, giúp học sinh hợp tác với nhau, cùng tìm tòi phát hiện, trình bầy chiếm lĩnh chi thức. Các thành viên trong nhóm không chỉ quan tâm đến việc học tập của mình mà còn quan tâm đến việc học tập của các bạn khác trong nhóm ( Nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6...). Biện pháp 6: Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng. Phối hợp với gia đình và người đỡ đầu của học sinh, có những thông tin trao đổi kịp thời để giáo dục học sinh về những kiến thức môn tập làm văn mà các em chưa đạt được, tư vấn phương pháp dạy và kiểm soát học sinh. Tôi đã mời cha mẹ học sinh đến cùng dự giờ xem con học bài, cùng giáo viên giúp đỡ học sinh trong thời gian đầu. Muốn học sinh thực hiện tốt các yêu cầu trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ. Tham mưu với Ban Giám hiệu tổ chức vận động, quyên góp ủng hộ học sinh khó khăn, học sinh mồ côi, hộ nghèo như sách, vở, bút mực, đồ dùng học tập, quần áo, miễn các khoản đóng góp tạo điều kiện cho gia đình cũng như HS học tốt. - Tôi cùng với đồng chí tổng phụ trách, Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, Thôn xóm đến thăm hỏi, động viên học sinh kịp thời, đặc biệt những dịp khai giảng năm học mới, trung thu, Tết nguyên đán, chuẩn bị bài kiểm tra cuối kì, cả năm học,...tạo mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng thân thiện, gần gũi đưa gia đình và cộng đồng “ vào cuộc” trong việc giáo dục học sinh. Nói tóm lại, học tập làm văn lớp4 là bước ngoặt lớn. Môi trường học tập thay đổi một cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp, chấp hành nội quy 18/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 học tập. Tinh nhạy và sức bền vững, tinh khéo léo của các thao tác để nói viết được và phát triển nhanh trong các văn bản dạng nói, viết. Tất cả những điều đó đều là thử thách đối với trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những thử thách đó thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội đặc biệt là giáo viên dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong phân môn Tập làm văn lớp4. III. Kết quả thực hiện Qua một thời gian thực hiện “Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4”. - Khi vận dụng các giải pháp trên vào phân môn tập làm văn lớp 4, tôi cảm thấy giờ học không trầm mà học sinh chú ý hơn, sôi nổi hơn, qua thực hành giao tiếp học sinh có khả năng hoạt động học tập tích cực hơn, hiểu quả hơn - Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua kiểm tra chất lượng của học sinh nâng lên rõ rệt. - Sang học kỳ 2 học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp đặc biệt đối với học sinh chưa hoàn thành. -Sau đây là bảng tổng hợp kết quả tiết tập làm văn lớp 4B. Khảo sát tháng 4/ 2016 Hoàn thành Lớp Sĩ số SL % Chưa hoàn thành SL % Thái độ Thích 4B Không thích 26 26 100 0 0 26 0 So với đầu năm học, tỉ lệ học sinh hoàn thành bài học tăng 36 %. Số học sinh thích học Tập làm văn đạt 100% , so với đầu năm là 10 em, tăng 36 % Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Số học sinh hoàn thành tốt tăng lên nhiều. Không còn tình trạng học sinh chưa hoàn thành. Các đồng nghiệp trong trường tán thành với nội dung đề tài đưa ra, bản thân tôi tránh được những thắc mắc, lúng túng, khi giảng dạy và nhận xét cho học sinh về môn Tập làm văn. Kết quả tiết dạy đã được nâng lên một cách rõ rệt. Học sinh chăm chỉ, hứng thú, yêu thích học môn Tập làm văn. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Đối với giáo viên : 19/24 Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp 4 Để nâng cao hiệu quả giờ tập làm văn lớp 4 theo tôi giáo viên phải có trách nhiệm nâng cao trong công tác giảng dạy. Người giáo viên tìm ra những biện pháp thích hợp tác động đến từng đối tượng học sinh để các em phát huy năng lực của mình. Qua đó các em hình thành cách học tập khoa học và có thái độ đúng đắn. Giáo viên cần lưu ý sau. - Nắm vững nội dung chương trình phân môn tập làm văn lớp 4 để có một sâu chuỗi kiến thức cần cung cấp cho các em qua giờ học. - Chuẩn bị kĩ bài dạy, xác định trọng tâm của bài. - Trong tiết học cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy khác nhau,khắc sâu kiến thức giúp học sinh hiểu bài, làm được bài tập. - Đối với mỗi dạng bài giáo viên cần xác định đối tượng học sinh để tìm được nguyên nhân đẫn đến các em không theo kịp và có biện pháp giúp đỡ kịp thời tạo niềm tin học tiếp bài sau cho các em. - Động viên khen thưởng kịp thời gây hứng thú học cho học sinh. 2. Đối với học sinh : Các em chuẩn bị đủ sách vở, bộ đồ dùng học Tập làm văn ở lớp cho tốt. Tích cực tham gia hoạt động nhóm. Hăng hái nêu ý kiến trong giờ học giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn. Các em cần chăm chỉ, ham hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo khi học Tập làm văn lớp 4. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trên đây là một số kinh nghiệm tôi trong “Một số biện pháp dạy tốt phân môn tập làm văn lớp4”. Từ kinh nghiệm thực tế, tôi đã tránh được tình trạng dạy chay ở các tiết học Tập làm văn, thu hút các em tham gia hoạt động học tích cực, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có kĩ năng học Tập làm văn tốt hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp. Giáo viên cần tích cực dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong dạy Tập làm văn lớp4. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới cách đánh giá, nhận xét với học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/BGD ĐT. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cách nhìn chủ quan của tôi trên một đối tượng học sinh nhất định, chắc chắn vẫn còn thiếu sót cần được bổ sung, khắc phục. Rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giờ học Tập làm văn ở trường Tiểu học. 20/24
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan