Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp chỉ đạo hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh có...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh có hiệu quả trong trường tiểu học

.PDF
36
165
87

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN quËn thanh xu©n -------***------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH CÓ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Lĩnh vực : Quản lí Cấp học : Tiểu học Tên tác giả: Đỗ Thị Bích Ngọc Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Khương Đình Chức vụ: Phó Hiệu trưởng N¨m häc 2018 - 2019 MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu : ............................................................................. 5 5. Thời gian nghiên cứu: ..................................................................................... 5 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................... 6 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................. 6 1. Cơ sở lí luận: .................................................................................................... 6 2. Cơ sở khoa học: ................................................................................................ 7 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH. ................... 8 1. Thuận lợi: ......................................................................................................... 8 2. Khó khăn .......................................................................................................... 8 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH CÓ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. ..... 9 1. Biện pháp thứ nhất: Thường xuyên chú ý quan tâm bồi dưỡng tổng phụ trách Đội về chức năng nhiệm vụ và các phương pháp công tác chủ yếu của tổng phụ trách Đội trong nhà trường Tiểu học. ................................................. 9 2. Biện pháp thứ hai: Tập huấn nghi thức Đội cho giáo viên chủ nhiệm và cho đội danh dự của trường thường xuyên vào đầu năm học. .......................... 9 3. Biện pháp thứ ba: Bồi dưỡng đội ngũ ban chỉ huy liên Đội, chi Đội. ........ 9 4. Biện pháp thứ tư: Kết nạp Đội trong nhà trường....................................... 10 5. Biện pháp thứ năm: Theo dõi thi đua, đánh giá nhận xét dưới cờ. ........... 10 7. Biện pháp thứ bảy: Tổ chức một số các hoạt động Đội dưới hình thức chuyên đề: ........................................................................................................................ 11 7.1. Chuyên đề 1: Đội trong công tác rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống. ........ 11 7.2. Chuyên đề 2: Chỉ đạo Đội trong hoạt động học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật..................................................................................................................... 13 7.3. Chuyên đề 3: Đội trong công tác thực hiện nền nếp kỷ cương, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, trường học thân thiện học sinh tích cực........ 14 7.4. Chuyên đề 4: Đội trong hoạt động sức khoẻ, thẩm mĩ và văn hoá nghệ thuật..................................................................................................................... 16 7.5. Chuyên đề 5: Chỉ đạo Đội trong hoạt động xã hội. ................................... 21 7.6. Chuyên đề 6: Chỉ đạo Phong trào xây dựng tổ chức Đội.......................... 24 Sáng kiến kinh nghiệm Trang 1/35 IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ............................................................................... 26 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................. 32 1. Kết luận .......................................................................................................... 32 2. Bài học kinh nghiệm...................................................................................... 32 3. Khuyến nghị ................................................................................................... 33 3.1. Với Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân. ............... 33 3.2. Với nhà trường. .......................................................................................... 33 3.3. Với cán bộ giáo viên và Tổng phụ trách Đội. .......................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................35 Sáng kiến kinh nghiệm Trang 2/35 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. Tuổi Thiếu niên Nhi đồng (6 đến 15 tuổi) là quá trình hình thành và phát triển liên tục của sinh lí và nhân cách. Thiếu nhi rất cần tập thể, các em thích hoạt động và sống hoà mình trong tập thể. Trong hoạt động tập thể các em có những bạn cùng học, cùng độ tuổi, thấy mình được bình đẳng, tìm cho mình được chỗ đứng và được thoả mãn nhu cầu trong học tập và vui chơi giải trí, tạo cho học sinh hứng thú học tập. Từ đó tạo cho các em có cảm giác ở trường là một sân chơi bổ ích, có nhiều điều mà các em sẽ được khám phá, có nhiều trò chơi lí thú để mình được tham gia, tạo không khí “Học mà chơi - Chơi mà học” cho các em. Nhà trường là cơ sở giáo dục, hoạt động dạy, học và lao động là có tính chất bắt buộc. Mọi học sinh đến trường đều phải tiếp thu một khối lượng kiến thức theo chương trình nhất định, các em bắt buộc phải thực hiện mọi nội quy, quy định của lớp, của nhà trường. Mặt khác, thời gian đối với nhà trường chủ yếu là những giờ lên lớp. Vì vậy thời gian còn lại không ai tổ chức hướng dẫn cho các em hoạt động. Do vậy Tổng phụ trách Đội là người tổ chức các hoạt động Đội cho đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, là người chủ yếu hướng dẫn, giúp đỡ các em vào những hoạt động tập thể, tạo môi trường lành mạnh, đưa các em thâm nhập vào cuộc sống thực tiễn và rèn luyện năng lực và hành động, nhằm hình thành cho các em những hành vi đạo đức, nâng cao kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn cuộc sống và gắn những việc làm hàng ngày với việc giáo dục hành vi đạo đức cho các em. Đội là một lực lượng giáo dục thiếu nhi của Đảng, của Đoàn, thông qua hoạt động này mà Đội tạo điều kiện cho các em được giáo dục và tự giáo dục. Ngoài ra Đội còn là một tổ chức giáo dục, là một thành viên và một lực lượng giáo dục quan trọng. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là người hỗ trợ rất tích cực cho nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với xã hội, là chỗ dựa đáng tin cậy của giáo viên và nhà trường. Mục tiêu nhiệm vụ của giáo dục trong báo cáo về nhiệm vụ năm học 2018- 2019 đã chỉ rõ: Là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục tiểu học tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương Sáng kiến kinh nghiệm Trang 3/35 đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại phù hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học; Tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy - học 2 buổi/ngày. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ cụ thể của năm học, các nhà trường Tiểu học cần đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trường thông qua trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca… Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường và nâng cao kĩ năng sống cho các em học sinh nói chung và các em học sinh Tiểu học nói riêng. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi tìm tòi nghiên cứu, đúc rút một số kinh nghiệm về: “Một số biện pháp chỉ đạo Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có hiệu quả trong trường Tiểu học”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào công tác Đội và thanh thiếu nhi trong trường tiểu học. Nâng cao hơn chất lượng, hiệu quả của các hoạt động Đội. Các hình thức tổ chức hoạt động phong trào thiếu nhi ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn và hiệu quả cao hơn. Các Tổng phụ trách Đội, các anh (chị) phụ trách Chi, Sao nhi đồng nắm chắc hơn về phương pháp, cách thức tổ chức, sự chuẩn bị lập kế hoạch cho các hội thi, trò chơi, các buổi giao lưu, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống; giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, các hoạt động thăm hỏi gia đình chính sách, neo đơn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng,… 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội ở trường tiểu học. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 4/35 - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội ở trường Tiểu học. - Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có hiệu quả trong trường Tiểu học. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng: Tập trung nghiên cứu xây dựng một số biện pháp chỉ đạo hoạt động Đội có hiệu quả trong trường Tiểu học. 3.2. Phạm vi: Giới hạn trong Liên đội trường Tiểu học Khương Đình. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện thành công đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu như: - Tham khảo tài liệu. - Trực quan cụ thể. - Quan sát. - Đàm thoại. - Phỏng vấn (hay trò chuyện). - Thực nghiệm giáo dục. - Điều tra viết. - Trắc nghiệm khách quan. - Phân tích nội dung. - Phân tích, đánh giá sản phẩm hoạt động. 5. Thời gian nghiên cứu. Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019 Sáng kiến kinh nghiệm Trang 5/35 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1. Cơ sở lí luận. Đội TNTP Hồ Chí Minh, Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh đã chỉ ra “Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Công sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường, là dự bị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt của phong trào thiếu nhi”. Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức quần chúng của thiếu nhi do Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, lãnh đạo và do đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Hoạt động của Đội mang tính tự quản của thiếu nhi với nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu là giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho các em. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là dự bị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Vì vậy, Đội TNTP Hồ Chí Minh mang tính chất chính trị - xã hội rõ nét. Từ những vấn đề trên có thể quan niệm về Đội TNTP Hồ Chí Minh như sau: Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức quần chúng tự quản của thiếu nhi, là đội dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhằm giáo dục lí tưởng cộng sản cho thế hệ trẻ. Công tác Đội Thiếu niên Tiền phong, là khái niệm chỉ quá trình hai mặt của hoạt động Đội bao gồm hoạt động của thiếu niên, nhi đồng do tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện và hoạt động của người lớn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và bản thân các em thông qua tổ chức Đội. Phong trào thiếu nhi là khái niệm chỉ những hoạt động có quy mô lớn với đông đảo thiếu nhi tham gia, dưới sự chỉ đạo của Đội TNTP Hồ Chí Minh, nhằm góp phần vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, bảo vệ và xây dựng tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa. Tự quản Đội, là khái niệm thuộc phạm trù nguyên tắc hoạt động Đội, chỉ huy sự tự nguyện, tự giác, chủ động tham gia các hoạt động của Đội viên và tập thể Đội, có sự phụ trách của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn, chỉ rõ tính chất chính trị quần chúng của tổ chức Đội. Có thể hiểu tự quản qua các khía cạnh chủ yếu: mọi hoạt động đều do thiếu nhi đề xuất, bàn bạc và tổ chức thực hiện thông qua hệ thống tổ chức cơ sở của Đội; Sự phụ trách của Đoàn Thanh niên Cộng sản và sự hướng dẫn về mặt sư phạm của Sáng kiến kinh nghiệm Trang 6/35 người lớn phải qua tổ chức Đội hoặc đại diện do Đoàn chỉ đạo, hướng dẫn các em; Tổ chức Đội là tổ chức chính trị quần chúng của các em, thu hút ngày càng đông đảo thiếu nhi ra nhập tổ chức Đội. Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là khái niệm chỉ hai mặt của hoạt động Đội bao gồm hoạt động của chính các em được thống nhất trong một tổ chức đoàn thể của thiếu nhi. Tổ chức Đội và hoạt động của người lớn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tổ chức hoặc bản thân các em thiếu nhi. Hoạt động Đội là một tổ chức cách mạng, trong từng giai đoạn của đất nước. Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động không ngừng, luôn gắn với thực tiễn cách mạng. Đội đã sáng tạo ra những nội dung hình thức, những chủ để sinh hoạt, những hình thái tập hợp thích hợp, hấp dẫn, do đó lôi cuốn được đội viên có ý nghĩa cao cả. Thông qua các hoạt động này, Đội cũng động viên các em học tập, rèn luyện, nâng cao vai trò chủ nhân đất nước, trở thành một lực lượng cách mạng nhỏ tuổi. Vì vậy, hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh là một mặt sinh hoạt của Đội, dưới sự lãnh đạo của Đoàn và sự tổ chức điều khiển của BCH Đội, Chi đội, Liên đội, Đội tập hợp, hướng dẫn Đội viên và các em thiếu nhi tham gia những hoạt động tự nguyện của Đội nhằm đạt được hiệu quả tốt. Hội đồng của Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổng hợp những hoạt động giáo dục nhằm tạo môi trường cho Đội viên rèn luyện, phấn đấu hướng tới mục tiêu con ngoan trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, cháu ngoan Bác Hồ, Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. 2. Cơ sở khoa học. Nội dung hoạt động Đội là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên hoạt động Đội. Đó là mặt bên trong của hoạt động Đội nhằm thực hiện mục đích của Đội và mục tiêu của nhà trường. Nội dung hoạt động Đội được thể hiện thông qua các nội dung cụ thể sau: + Giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống. + Giáo dục ý thức trách nhiệm, thái độ trong học tập, văn hóa khoa học và công nghệ. + Giáo dục lao động, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. + Giáo dục thể chất, vệ sinh và bảo vệ môi trường. + Giáo dục thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật. + Giáo dục tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc. Các nội dung hoạt động Đội mang tính toàn diện, đa dạng và phong phú, có mối quan hệ với nhau, đan xen và bổ trợ cho nhau, cùng tác động đến Đội viên và tập thể Đội trong quá trình tham gia hoạt động Đội. Hình thức hoạt động Đội: là phương thức biểu hiện, là hệ thống các mối liên hệ giữa các yếu tố của hoạt động Đội, là sự thể hiện của nội dung hoạt động Sáng kiến kinh nghiệm Trang 7/35 Đội và được quy định bởi tính chất của tổ chức Đội và những nguyên tắc hoạt động Đội. Hình thức hoạt động Đội được biểu hiện cụ thể ở quy mô, số lượng, sắc thái của hoạt động, ở cơ cấu bên trong của hoạt động, sự gắn kết, sắp xếp các yếu tố của hoạt động nhằm diễn đạt nội dung của hoạt động. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH. 1. Thuận lợi. - Nhà trường được sự quan tâm giúp đỡ của Quận ủy - UBND quận Thanh Xuân, Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân, Hội Đồng Đội quận Thanh Xuân, Đảng ủy - UBND phường Khương Đình, Đoàn Phường Khương Đình và các ban ngành đoàn thể trong nhà trường; được sự quan tâm, giúp đỡ của nhân dân và đặc biệt là các bậc cha mẹ học sinh nên đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức đối với công tác Giáo dục. - Liên Đội nhà trường đã có nhiều năm liền đạt danh hiệu Liên Đội mạnh cấp Quận. Công tác Đội của trường nhiều năm liên tục được Hội đồng Đội quận Thanh Xuân tặng giấy khen cho Tổng phụ trách Đội, Giáo viên phụ trách Chi đội, Liên Đội trưởng, Chi Đội trưởng. Năm học 2017 - 2018, đạt Liên Đội mạnh cấp Thành phố. - Đồng chí Tổng phụ trách Đội còn trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh đó trường còn có đội ngũ các thầy cô chủ nhiệm lớp thực sự là những anh chị Tổng phụ trách tích cực trong mọi hoạt động của Đội, góp phần không nhỏ vào thành tích của Đội, của trường. 2. Khó khăn. - Học sinh học 2 buổi/ngày đạt 100% nên các thầy cô giáo và các bậc cha mẹ học sinh chủ yếu tập trung cho các em học môn Tiếng Việt, Toán và Tiếng Anh. Chính vì vậy hoạt động Đội khó khăn về thời gian và chủ yếu thực hiện trong các tiết hoạt động ngoài giờ chính khóa. - Một số học sinh nhà cách trường xa, khác địa bàn dân cư nên đi lại không thuận tiện vì vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến một số hoạt động cần học sinh tham gia trong công tác Đội. - Tổng phụ trách Đội chưa có thiếu kinh nghiệm với việc xây dựng kế hoạch hoạt động Đội trong trường mà mới chỉ thụ động lên kế hoạch hoạt động dựa trên kế hoạch của cấp trên hướng dẫn. Chính vì sự thụ động đó mà kế hoạch chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế của trường, các hoạt động Đội chưa có ý nghĩa giáo dục cao, nội dung chưa gọn nhẹ, hình thức chưa phong phú. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 8/35 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH CÓ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC. 1. Biện pháp thứ nhất: Thường xuyên chú ý quan tâm bồi dưỡng tổng phụ trách Đội về chức năng nhiệm vụ và các phương pháp công tác chủ yếu của tổng phụ trách Đội trong nhà trường Tiểu học. Xây dựng kế hoạch công tác Đội: Kế hoạch từng tháng, từng học kỳ, kế hoạch cả năm học và cả thời gian nghỉ hè cho phù hợp với tình hình thực tế của trường để phối kết hợp với Đoàn phường cùng chỉ đạo và thúc đẩy công tác Đội phát triển. Kế hoạch năm học được xây dựng dựa trên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường (kế hoạch thực hiện cụ thể của địa phương, của trường mình). 2. Biện pháp thứ hai: Tập huấn nghi thức Đội cho giáo viên chủ nhiệm và cho đội danh dự của trường thường xuyên vào đầu năm học. Nghi thức Đội được tiến hành thường xuyên trong hoạt động rèn luyện của Đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt; góp phần giáo dục ý thức kỷ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên trong tổ chức Đội. Do đó, ngay từ đầu năm học, việc tập huấn nghi thức Đội phải được ưu tiên hàng đầu, giúp giáo viên chủ nhiệm, đội danh dự của trường, học sinh toàn Liên Đội hiểu được ý nghĩa của: cờ Đội, huy hiệu Đội. Thuộc và hát đúng Đội ca, hô đáp đúng khẩu hiệu Đội. Nắm được các cấp hiệu chỉ huy Đội cũng như quy địch về đồng phục của Đội viên. Thực hiện tốt các yêu cầu đối với Đội viên: hát Quốc ca, Đội ca; thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ; chào kiểu đội viên; các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ; các động tác cá nhân tại chỗ và di động; biết 3 bài trống của Đội. Nắm vững các đội hình hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng tròn, đội ngũ tĩnh tại, vận động và các nghi lễ của Đội như: chào cờ, diễu hành, duyệt Đội, kết nạp Đội viên, công nhận liên Đội, chi Đội, lễ trưởng thành Đội viên, đại hội Đội, đại hội Cháu ngoan Bác Hồ. 3. Biện pháp thứ ba: Bồi dưỡng đội ngũ ban chỉ huy liên Đội, chi Đội. - Xây dựng tổ chức bộ máy Đội, đặc biệt việc chọn lựa để bầu ra được ban chỉ huy Liên Đội biết làm việc. Trong đó liên Đội trưởng phải chọn lựa nằm trong dự kiến và tạo điều kiện để Đội viên này được thể hiện năng lực của mình trước các bạn, phấn đấu để các em đó chắc chắn sẽ trúng cử trong Đại hội liên Đội. - Chỉ đạo tốt Đại hội chi Đội, liên Đội: Chỉ đạo tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch và hướng dẫn phụ trách chi Đội làm tốt Đại Hội chi Đội mẫu. Ban giám hiệu, ban chấp hành chi Đoàn, giáo viên chủ nhiệm bố trí cùng dự Đại Hội công nhận các chi Đội còn lại. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 9/35 - Tập huấn bồi dưỡng ban chỉ huy liên Đội nâng cao năng lực, phẩm chất cần có của ban chỉ huy. - Bồi dưỡng phương pháp, lề lối làm việc của ban chỉ huy liên, chi Đội. - Phân công hợp lý khoa học trong ban chỉ huy để giúp ban chỉ huy phát huy vai trò tự quản của Đội và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. - Duy trì lịch họp giao ban giữa tổng phụ trách và ban chỉ huy liên Đội hàng tuần. - Thành lập Đội sao đỏ hoạt động dưới sự chỉ đạo của tổng phụ trách và ban chỉ huy liên Đội giúp các tập thể Đội quản lý, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá sát sao kịp thời các Đội viên và tập thể nhỏ của đơn vị mình. 4. Biện pháp thứ tư: Kết nạp Đội trong nhà trường. Hàng năm theo kế hoạch Đoàn - Đội xây dựng và duyệt với Ban giám hiệu nhà trường, lễ kết nạp Đội viên cho các em học sinh có ý thức tốt, kết quả học tập tiến bộ là 3 đợt/ năm học. Đợt một là đối tượng các em học sinh còn lại của lớp 4, 5 trong năm học trước được tập thể lớp bình chọn và phê duyệt của giáo viên chủ nhiệm; đợt hai là các em học sinh lớp Ba có thành tích cao trong học tập và trong công tác sao nhi đồng được tập thể lớp bình chọn và phê duyệt của giáo viên chủ nhiệm; đợt ba đối với các học sinh còn lại của lớp 3,4,5 được tập thể lớp bình chọn và phê duyệt của giáo viên chủ nhiệm. 5. Biện pháp thứ năm: Theo dõi thi đua, đánh giá nhận xét dưới cờ. Công tác thi đua, động viên khen thưởng đối với lứa tuổi Thiếu niên Nhi Đồng có tác dụng thiết thực. Nhưng đánh giá thi đua khen thưởng đối với lứa tuổi này phải công bằng, khách quan trong kiểm tra đánh giá có tác dụng giáo dục rất tốt đối với tập thể và cá nhân đội viên. Để công tác kiểm tra đánh giá được công bằng khách quan, tổng phụ trách Đội phải xây dựng các tiêu chuẩn rõ ràng, thống nhất. Quy trình kiểm tra đánh giá cụ thể sát với tình hình thực tế của đơn vị, bám sát văn bản hướng dẫn chung tránh áp đặt chủ quan. *MẪU CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP LOẠI THI ĐUA HÀNG TUẦN ĐỐI VỚI TỪNG LỚP THEO DÕI LỚP:…………. Tuần…….tháng……. (Từ ngày…….đến ngày…..) Thứ Đi Xếp Tập VS, Nếp Đeo khăn Tổng học hàng thể BVMT sống đỏ, đồng điểm muộn (10đ) dục (10đ) VM phục (60đ) (10đ) (10đ) (10đ) (10đ) 2 3 4 5 6 Sáng kiến kinh nghiệm Chữ ký GV Trang 10/35 *Ghi chú: ………………………………………………………………… *Tổng số điểm: …………………………………………………………… *Xếp thứ: ………………………………………………………………… SAO ĐỎ (Ký, ghi rõ họ tên) - Tự đánh giá là hình thức được sử dụng thường xuyên trong các buổi sinh hoạt Đội. - Khen thưởng, phê bình kịp thời, thường xuyên trên bảng tin với các cá nhân tiêu biểu, công khai điểm thi đua của các chi Đội hàng tuần, hàng tháng dưới cờ, chi Đội xếp thứ Nhất được trao cờ, chi Đội xếp thứ hai trở xuống được nhắc nhở động viên kịp thời,... Đây cũng là một trong các tiêu chí của nhà trường đề ra để theo dõi, xếp loại thi đua của giáo viên chủ nhiệm, cũng như xếp loại thi đua của các lớp vào đợt thi đua cuối học kì I và cuối năm. * MẪU TỔNG KẾT THI ĐUA HỌC KÌ I (HOẶC CUỐI NĂM) TOÀN TRƯỜNG STT Lớp 1 2 3 …… 1A1 1A2 1A3 ….. Sĩ số Nề nếp Sao đỏ 40đ Nề nếp KHN Tăm Tổng Xếp Ghi đột xuất ủng hộ điểm loại chú 40đ 10 đ 10 đ Từ 96 điểm trở lên : XL Tốt Tốt: …… lớp Từ 90 đến dưới 96 điểm: XL Khá Khá: ….. lớp Dưới 90 điểm : XL Trung bình TB: …… lớp 6. Biện pháp thứ sáu: Phối kết hợp các lực lượng Giáo dục. Phối kết hợp giữa công tác Đội với các lực lượng Giáo dục khác để tạo nên sức mạnh của ban chỉ huy liên Đội là một lề lối và phương pháp công tác có hiệu quả rõ rệt. Các lực lượng để phối kết hợp bao gồm: Liên đội bạn, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, các đơn vị liên doanh liên kết và lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn,... 7. Biện pháp thứ bảy: Tổ chức một số các hoạt động Đội dưới hình thức chuyên đề. 7.1. Chuyên đề 1: Đội trong công tác rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống. - Công tác Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh là nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và xã hội. Tổ chức Đội thiếu niên trong nhà trường phải phối kết hợp chặt chẽ với các thầy cô giáo chủ nhiệm để tham gia Giáo dục. Nhà Sáng kiến kinh nghiệm Trang 11/35 trường và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cùng lấy 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng làm nội dung, mục đích giáo dục. - Phát động phong trào nói lời hay, làm việc tốt, áo lụa tặng bà (công tác Trần Quốc Toản, kế hoạch nhỏ), phong trào học tập và làm theo báo Đội, phong trào tình bạn bốn phương, phong trào xây dựng chi Đội mạnh, xây dựng quỹ từ thiện trong trường, trong lớp nhằm giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập... - Duy trì nền nếp nhận xét đánh giá dưới cờ (1 tuần/ lần), khen chê kịp thời, dưới nhiều hình thức khen thưởng khác nhau: Tuyên dương, biểu dương, khen thưởng bằng hiện vật, giấy khen, công nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, công nhận danh hiệu (chi Đội mạnh). Tổng phụ trách Đội tổ chức cho các em tìm hiểu về các nội dung liên quan tới việc hình thành kĩ năng sống cho các em thông qua giờ chào cờ đầu tuần như nội dung kiến thức về “ An toàn giao thông”, về tấm gương anh bộ đội Cụ Hồ, tìm hiểu về ngày thành lập Đội( 15/5), thành lập Đoàn ( 26/3), tuyên truyền giúp các em hiểu về ý nghĩa ngày thành lập đảng 3/02, ngày quốc tế phụ nữ 8/3,…. Từ đó giúp cho các em thấy được trách nhiệm của cá nhân với tập thể “ Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, trách nhiệm của mình đối với gia đình nhà trường và xã hội, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt của xã hội, góp phần trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả cao trong nhà trường. - Tổ chức Hội thi vẽ tranh theo các chủ điểm như: Bảo vệ môi trường; Tìm hiểu về “An toàn giao thông”; “ Khoa học sống động trong mắt em” với học sinh khối lớp 3, lớp 4, lớp 5;… theo các khối lớp để trưng bày trên các bản tin của trường nhằm giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông khi tham gia giao thông, ý thức biết trồng và chăm sóc cây xanh ở trường và ở nhà. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 12/35 Học sinh vẽ tranh theo chủ đê các ngày Lễ lớn 7.2. Chuyên đề 2: Chỉ đạo Đội trong hoạt động học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật. - Tổ chức Hội vui học tập, thi “Vở sạch chữ đẹp”. Tổ chức các nhóm bạn giúp nhau học tập, các câu lạc bộ học tập, tiết học hay - ngày học tốt, đôi bạn chuyên cần, đôi bạn cùng tiến. Tổ chức tham quan, du lịch khu di tích lịch sử trên địa bàn thành phố, của địa phương,... - Tổ chức Hội vui học tập trong các lớp vào các đợt thi đua; Thi biểu diễn văn nghệ, làm tập san giữa các khối đợt 20/11; tổ chức thi Olympic Tiếng Anh cấp trường lựa chọn học sinh tham gia thi cấp quận, cấp thành phố; Thi Tin học trẻ cấp trường, cấp quận;... - Đội tổ chức cho các lớp, các chi Đội xây dựng mô hình “Đôi bạn cùng tiến”, câu lạc bộ môn học, phong trào “Vượt khó”, hoa điểm tốt theo các chủ đề, chủ điểm của tháng... tạo không khí “Học mà chơi - chơi mà học” nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho các em với tinh thần vượt khó, ham học hỏi, năng động, chủ động, sáng tạo trong học tập và vui chơi, nhằm giáo dục các em phát triển một cách tự nhiên và toàn diện. - Giáo dục mục đích động cơ thái độ học tập, xây dựng nền nếp, hứng thú học tập và khả năng vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Giáo dục tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm giúp đỡ nhau trong học tập. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 13/35 7.3. Chuyên đề 3: Đội trong công tác thực hiện nền nếp kỷ cương, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, trường học thân thiện học sinh tích cực. - Thực hiện nền nếp kỷ cương, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp là việc làm thường xuyên trong nhà trường. Với đặc điểm của bậc học, những gì mà các em đã được học là những điều để lại dấu ấn đậm nét trong tình cảm, trí tuệ của các em suốt đời. - Vì vậy việc tạo cho các em thói quen có kĩ năng nền nếp: Nền nếp trong học tập, trong vui chơi... là việc làm hết sức cần thiết. Trong công tác này, vai trò Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã góp phần rất quan trọng trong quá trình các em lĩnh hội tri thức trong các môn học. - Đội đảm nhiệm việc kiểm tra nền nếp, vệ sinh (mỗi lớp 1 lần/ tháng dưới hình thức kiểm tra đột xuất, có trừ điểm, xếp loại hàng tháng để làm căn cứ đánh giá thi đua cuối học kì I và cuối năm học). - Kiểm tra vệ sinh cá nhân, đồng phục, vệ sinh trường lớp, xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ, múa hát tập thể vào đầu giờ sáng hoặc giờ ra chơi hàng ngày... - Tổ chức để học sinh tham gia chăm sóc vườn hoa và giữ gìn vệ sinh khu vực lớp mình được phân công. Học sinh đang chăm sóc công trình măng non - Phân công các chi Đội tự quản chăm sóc các bồn hoa cây cảnh và công trình măng non của lớp mình. Tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Nhà trường hàng Sáng kiến kinh nghiệm Trang 14/35 năm thường xuyên tổ chức cho các em học sinh tham gia giao lưu các hoạt động tập thể thông qua các ngày lễ lớn. Tạo sân chơi trí tuệ "Học mà chơi - Chơi mà học" và giúp các em hình thành kĩ năng sống thông qua các buổi giao lưu, thông qua các buổi chăm sóc vườn cây, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương,… Tổng vệ sinh tại đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ. Dâng hương tại đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ. - Chăm sóc công trình công cộng là việc làm mà các em yêu thích, các em thi đua nhau chăm sóc công trình của chi Đội mình được phân công chăm sóc được xanh - sạch - đẹp. Tổng vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường vào giờ ra chơi chiều thứ Sáu hàng tuần đã trở thành việc làm quen thuộc của tất cả học sinh và giáo viên toàn trường. - Phát động theo dõi phong trào “Toàn trường ý thức giữ gìn vệ sinh không ăn quà vặt, ăn ngủ vui chơi đúng giờ giấc”. Giáo dục cho các em ý thức Sáng kiến kinh nghiệm Trang 15/35 giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vứt rác đúng nơi quy định vào đúng từng thùng theo cách phân loại rác thải mà các em đã được học và được các thầy cô phụ trách Đội hướng dẫn. Tạo cho các em học sinh của trường đã có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. Biết bỏ rác vào đúng nơi qui định, ngoài ra các em còn biết phân loại rác tái chế và rác hữu cơ. Việc phân loại rác là một việc làm nhỏ nhưng rất hữu ích giúp cho môi trường trong sạch. Thùng phân loại rác. 7.4. Chuyên đề 4: Đội trong hoạt động sức khoẻ, thẩm mĩ và văn hoá nghệ thuật. - Tổ chức thường xuyên tập thể dục thể thao như bơi lội vào dịp hè và rèn luyện thông qua thực hành nghi thức Đội. - Tổ chức, hướng dẫn đọc sách truyện trong tiết thư viện hàng tuần, vào các giờ ra chơi hàng ngày tại góc thư viện của các lớp, bạn tuyên truyền măng non của trường đọc báo với các nội dung về những tấm gương dũng cảm, những bạn học tốt,… trên loa phát thanh của nhà trường, tổ chức Hội thi kể chuyện sách báo vào sáng thứ Hai của ngày đầu tháng. - Tổ chức Hội thi múa hát dân ca, thi giao lưu văn nghệ giữa các khối trong trường và giữa các trường trong quận và địa bàn phường. Xem phim hoạt hình, biểu diễn AEROBICH,... - Tổ chức cho các em ở các chi Đội có thành tích trong mọi hoạt động của trường đi tham quan các di tích lịch sử địa phương. Mục đích của việc giáo dục rèn luyện sức khoẻ là nhằm giáo dục cho các em có những hiểu biết sơ đẳng về cái đẹp trong cuộc sống văn học, văn hoá nghệ thuật. Giáo dục các em hiểu về truyền thống của địa phương và truyền thống cách mạng, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan đúng đắn. Sáng kiến kinh nghiệm Trang 16/35 * Một số hình ảnh minh họa trong hoạt động Đội vào các ngày lễ lớn của nhà trường góp phần nâng cao sức khoẻ, giáo dục thẩm mĩ và văn hoá nghệ thuật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (năm học 2017 - 2018; 2018 - 2019). Sáng kiến kinh nghiệm Trang 17/35 Sáng kiến kinh nghiệm Trang 18/35 Sáng kiến kinh nghiệm Trang 19/35
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng