Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh ...

Tài liệu Skkn luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh thcs

.DOC
33
946
143

Mô tả:

SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS Đề tài: LUYỆN TẬP MÔN BÓNG CHUYỀN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN THỂ CHẤT HỌC SINH THCS I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Nhiệm vụ một giáo viên giảng dạy giáo dục thể chất, phải có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu phát triển tâm sinh lý học về thể chất và giới tính của học sinh THCS và giáo dục-định hướng con người mới - con người có nhận thức về bảo vệ sức khoẻ và phát triển - duy trì nòi giống dân tộc. Cũng như qui luật phát triển và sự vận động của con người không ngừng nâng cao kiến thức và tầm hiểu biết của mình trong việc tham gia hoạt động thể dục thể thao. Thể dục thể thao ra đời và phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao, hay nói cách khác nó là cơ sở sinh tồn cho mọi hoạt động. Mặt khác, thể dục thể thao chỉ sự ra đời khi con người ý thức về tác dụng và sự chuẩn bị của họ cho cuộc sống tương lai, đặc biệt là cho thế hệ măng non-thiếu nhi. Phong trào thể dục thể thao và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên muốn có sức khỏe để lao động và bảo vệ tổ quốc, thì đòi hỏi mọi người phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao theo lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ năm 1946: Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định “ Dân cường nước thịnh” làm nền tảng định hướng cho công tác giáo dục thể chất. Nhận thức được tầm quan trọng của sức khoẻ ”Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” Bác Hồ đã gắn vận mệnh đất nước với sức khoẻ của từng người dân vì ” Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ”. Từ đó Bác đã xác định “Vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 1 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS Bác kêu gọi “ Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục” và “Tự tôi ngày nào cũng tập”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Thể dục đem lại những kết quả kỳ diệu lắm, thần kỳ lắm. . . thể dục là biện pháp rất mầu nhiệm và không có gì hơn nó đâu”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa thì con người là yếu tố quyết định, mà sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Để có con người hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục cần phải đáp ứng hai yêu cầu: trí lực và thể lực. Vì thế trong công tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho con người về mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong trường học đã đóng góp một vai trò quan trọng. Chính vì lẽ đó mà Đảng và Nhà nước luôn nhất quán về mục tiêu công tác GDTC và thể thao trường học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và văn hóa xã hội, phát triển hài hòa, có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chăm lo cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, nhằm đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tương lai cho đất nước, trong đó có mặt tất yếu về sức khỏe và thể lực, bởi vì sự cường tráng về thể chất, không những là nhu cầu của bản thân con người, mà còn là vốn quý để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Cải tạo nòi giống thật tốt phải thực hiện một chương trình thể dục phù hợp, khóa học theo điều kiện kinh tế xã hội. Ý thức được điều này, từ lâu nước ta đã đưa vấn đề GDTC giữ vị trí quan trọng và duy trì GDTC là hình thức bắt buộc đối với học sinh trong các trường học. Bên cạnh đó, phần lớn các bậc cha mẹ học sinh hôm nay đã quan tâm đến môn thể dục trong trường học. Từ những tư tưởng trên làm lan tỏa đến con em của mình và các bậc cha mẹ đã động viên con em tập luyện một số môn TDTT. Thực tế, trong quá trình học tập các môn thể dục, với thời lượng 45phút/tiết; một tuần 2 tiết sẽ không đáp ứng lượng vận động và nhu cầu phát GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 2 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS triển thể chất của độ tuổi THCS. Đặt biệt, học sinh THCS học thể dục dàn trải rất nhiều môn luyện tập mà thời lượng ít nên sự tác dụng cho thể chất chỉ mang lại “khái niệm” nhiều hơn ứng dụng. Trên cơ sở đó, môn học bóng chuyền là một môn kích thích lượng vận động tự giác, linh hoạt dù thời gian hạn chế vẫn có thể đem lại hiệu quả rèn luyện thể chất tích cực cho học sinh THCS nên tôi đã chọn đề tài “ Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS” để làm đề tài sáng kiến. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đây là đề tài có tính thực dụng cao, các em học sinh sau khi được học ở trường có thể áp dụng những kỹ năng đã học vào thực tế rèn luyện mọi lúc mọi nơi. II- THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI : 1. Thuận lợi: Thực hiện đường lối của Đảng ta về phát triển công tác thể dục thể thao trong thời kỳ đổi mới, “xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế” (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam), việc xây dựng Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp phần tạo dựng đội ngũ nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. - Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, và các Ban ngành đoàn thể. GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 3 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS - Phần lớn học sinh yêu thích và chịu khó tập luyện. - Ở trường có nhiều giáo viên yêu thích và chơi tốt môn bóng chuyền từ đó lôi cuốn học sinh chơi và tập luyện. - Về giáo dục thể chất : Ở cấp mầm non, tiểu học các em đã học môn thể dục, tham gia trò chơi dân gian, trò chơi vận động đã giúp các em phát triển về thể chất. Ở bậc THCS chương trình giáo dục thể chất được nâng cao quan từng bài học riêng biệt phục vụ cho phát triển thể chất toàn diện với những kỹ thuật,kỹ năng động tác. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế của nước ta những năm gần đây trên đà phát triển, phụ huynh có đời sống ổn định, sự quan tâm cho con cái ngày một chu đáo nên chế độ dinh dưỡng dành cho các em tương đối đầy đủ và tạo điều kiện cho con em mình tham gia các họat động TDTT rèn luyện thể chất tốt. - Cơ sở vật chất : Được ngành chuyên môn trang bị dụng cụ và xây dựng một số cơ sở vật chất phục vụ bộ môn thể dục-giáo dục thể chất phù hợp với nội dung bài học. Trường có 2 sân bóng chuyền và bóng được học sinh trang bị. 2. Khó khăn: Ở đội tuổi THCS ( từ 11đến 15 tuổi) là giai đoạn biến đổi tâm sinh lý, các em dễ bị kích động bất đồng ảnh hưởng không nhỏ cho một số họat động có tính chất về thể hình, hình dáng và thể hiện tính cách cá nhân. Quá trình thay đổi tâm lý lứa tuổi ở bậc THCS là một bước ngoặc lớn, nên phụ huynh phải theo dõi… sự theo dõi, quan tâm thái quá đã làm một số em bị gò bó. Bên cạnh đó, đa số phụ huynh sợ con em mình bị chấn thương làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Phần lớn học sinh nam THCS chủ quan thích thể hiện mình trước đám đông và học sinh nữ thì thích làm dáng, thụ động, e ngại, mắc cỡ khi thực hiện những bài tập, những động tác dùng nhiều lực. Học sinh lứa tuổi THCS ít phát huy tính tự giác và chấp hành kỷ luật, do thay đổi tâm sinh lý, nên thích làm ngược lại những qui định để thể hiện mình đã là người lớn ; là người nổi trội trong nhóm bạn. Ý thức học sinh xem nhẹ môn thể dục nên khi học chưa thực sự tích cực. Ngại nắng gió ảnh hưởng thẩm mỹ. GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 4 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS - Cơ sở vật chất: Sân tập gần nơi lớp học, nhiều giờ học rất nắng không gây được hứng thú tập cho học sinh. - Các tiết học, các nội dung thường bị ngắt quãng bởi điều kiện thời tiết. - Nhiều lớp học thể dục cùng buổi nên sân tập rất hạn chế, và khó tập. - Mặt khác việc dạy các tiết học do thời gian hạn chế nên giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tập, rồi học sinh tự tập là chính, không có điều kiện sửa sai nhiều, thời gian để các em thi đấu, vui chơi cũng hạn chế. 3. Số liệu thống kê : Thống kê sơ bộ những bộ các môn học cần sức mạnh, sức bền, sự khéo léo… trong thời gian giảng dạy theo điều kiện về cơ sở vật chất sẵn có và điều kiện không được thuận lợi về thời tiết cũng như đặc thù sân bãi phục vụ tập luyện. Tuy từng bước có tiến bộ nhưng chưa đạt mục đích rèn luyện để phát triển thể lực chất. Kết quả các môn cần thể lực ( chạy, nhảy, bóng chuyền…) như sau: Năm học Lớp 2009-2010 81; 82; 83 Điểm Điểm Điểm 810 57 dưới 5 62,6% 15,3% 91; 92; Điểm Điểm Điểm 8 10 57 dưới 5 27,4% 57,1% 15,5% Lớp 93; 94 22,1% 2010-2011 81; 82; 83 31,5% 58,7% 9,8% 91; 92; 93; 94 32,8% 58,5% 8,7% 2011-2012 81; 82; 83 75,4% 24,6% 0% 91; 92; 93; 94 65,6% 34,4% 0% Qua kết quả kiểm tra thực trạng ở trên cho thấy kết quả của học sinh đạt điểm trung bình yếu năm học 2012-2013 của nội dung chạy ngắn, nhảy xa, nhảy cao… còn một số ít. Để đạt kết quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy và tập luyện nâng cao môn bóng chuyền nhằm thúc đẩy phát triển chất lượng của bộ môn, thông qua đó góp phần phát triển toàn diện hơn nữa thể chất của học sinh. III- NỘI DUNG ĐỀ TÀI : 1- Cơ sở lý luận : GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 5 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS 1.1- Ý nghĩa-mục đích của việc luyện tập môn bóng chuyền: a) Ý nghĩa : Bóng chuyền là môn thể thao họat động chủ yếu là dùng bàn tay và cẳng tay trực tiếp tác động vào bóng. Thi đấu thể hiện tính tập thể cao và theo luật riêng. Thi đấu bóng chuyền mang tính đối kháng cao. Lượng vận động liên tục đòi hỏi người tham gia phải có thể lực toàn diện và tính đoàn kết quyết tâm cao. Trang thiết bị, sân bãi đơn giản. b) Mục đích môn bóng chuyền: Bóng chuyền cũng như các môn thể thao khác khi tập luyện củng cố và nâng cao sức khỏe, giáo dục cho con người những phẩm chất quí giá như: Tính tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức, tính kỷ luật, lòng dũng cảm, hòa nhã và cao thượng và những phẩm chất ý chí vững vàng tạo cho họ có đủ năng lực trong cuộc sống và sự nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Rèn luyện thể lực; sự khéo léo; dẻo dai; phản xạ nhanh nhẹn; óc sáng tạo, phát huy tư duy chiến thuật, tâm lý, lòng quyết tâm. Bóng chuyền hiện đại phát triển cao đòi hỏi phải có trình độ kỹ, chiến thuật cao, có trình độ thể lực tốt, tâm lý vững vàng. 1.2- Lịch sử của môn bóng chuyền : a- Lịch sử môn bóng chuyên thế giới Vào ngày 9 tháng 2 năm 1895 ở Holyoke, Massachusetts, Hoa kỳ, William G.Morgan, (Uylyam Moócgân ngưòi Mỹ) một hướng dẫn viên môn giáo dục thể chất, đã tạo nên một môn thể thao mới gọi là "Mintonette". Môn này được xem là một trò giải trí chơi trong nhà với số lượng người chơi không bị hạn chế. Mintonette đã lấy một số đặc trưng của nó từ môn tennis và bóng ném. Sau gần 100 năm ra đời và phát triển, bóng chuyền đã trở thành một môn thể thao hoàn chỉnh về hình thức và nội dung. Năm 1913 giải bóng chuyền đầu tiên được tổ chức tại Praguer và Mỹ là nước đầu tiên dành được ngôi vô địch. Từ đó môn Thể thao này đã có sự tranh đấu gay gắt giữa các quốc gia: rất nhiều quốc gia đã hình thành Hiệp hội bóng chuyền. GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 6 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS Năm 1948 Liên đoàn bóng chuyền thế giới được thành lập tại Paris Pháp với tên gọi Federation Internationnal Volleyball (gọi tắt là FIVB) do ông Pôn-li-bô người Pháp làm chủ tịch. Và trong năm này Liên đoàn bóng chuyền quốc tế đã tổ chức giải vô địch bóng chuyền nam châu Âu tại Ý có 6 đội tham gia và đội Tiệp Khắc đoạt chức vô địch đầu tiên. Năm 1947 Liên đoàn bóng chuyền Thế giới được thành lập với tên gọi Federation Internationnal Volleyball (gọi tắt là FIVB). Sự kiện này là động lực lớn thúc đẩy môn bóng chuyền phát triển. Năm 1957 sau một giải thi đấu trình diễn tại Sofia bóng chuyền được công nhận là môn thể thao Olimpic. Năm 1964 giải bóng chuyền Olimpic đầu tiên được tổ chức tại Tokyo. Và giải vô địch thế giới bóng chuyền nam và nữ được tổ chức thường xuyên. Trải qua quá trình dài phát triển từng bước được sửa đổi, điều chỉnh các điều luật, hình thành khả năng kỹ- chiến thuật thi đấu như ngày nay. b) Lịch sử bóng chuyền Việt Nam Ở nước ta bóng chuyền xuất hiện vào năm 1922, du nhập bằng con đường quân đội. Trong thời kỳ trước cách mạng tháng 8-1945 bóng chuyền chưa được phát triển. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, các môn thể thao được Đảng và Nhà nước chú trọng trong đó có bóng chuyền bắt đầu phát triển nhằm tăng cường sức khỏe phục vụ sản xuất và chiến đấu. Bóng chuyền thực sự đi sâu vào quần chúng và phát triển có kế hoạch sau năm 1954 ở miền Bắc. Năm 1956 Ủy ban Thể dục Thể thao Trung ương ra đời, đồng thời Hội Bóng chuyền Việt nam cũng được thành lập và đã ban hành điều lệ bóng chuyền Việt Nam. Tháng 10-1957 lần đầu tiên bóng chuyền nước ta tham gia giải 4 nước tổ chức tại Hà Nội. Năm 1958, một sự kiện khích lệ sự phát triển của nền bóng chuyền nước ta là Hội Bóng chuyền Việt Nam. Giai đoạn từ 1954-1956, phong trào quần chúng về môn bóng chuyền được phát triển khá nhanh chóng và rộng khắp từ thành thị đén nông thôn (trong giai đoạn này hội nông thôn toàn miền Bắc cũng đã được tổ chức). Phong trào còn GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 7 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS được phát triển cao trong đội ngũ cán bộ công nhân viên chức và học sinh đại học. Năm 1976-1977 sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp chủ trương tổ chức Đại hội Bóng chuyền toàn ngành lần thứ 2 chào mừng Tổ quốc thống nhất. Đại hội đã thu hút 32 khu vực từ Bắc chí Nam, chia làm 8 bảng với 250 đội và gần 3.000 VĐV nam, nữ tham gia. Vòng chung kết tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Gần 40 năm qua, môn bóng chuyền nước ta đã đạt được một số kết quả cả hai phương diện: Bóng chuyền quần chúng và bóng chuyền thành tích cao. Những năm gần đây, môn bóng chuyền không ngừng phát triển và được coi là môn thể thao mũi nhọn. Được đầu tư và phát triển nâng cao thành tích thi đấu. Trong mấy năm qua, đội bóng chuyền nước ta đã tham gia giải bóng chuyền Đông Nam Á cùng giải bóng chuyền Châu Á và đã đạt được thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt là chiếc huy chương đồng đầu tiên của đội bóng chuyền nữ nước ta tại Đại hội TDTT Đông Nam Á (Segames) 19 tổ chức tại Inđônêxia. Đã góp phần vào tiếng nói chung bóng chuyền Việt Nam trên đấu trường Đông Nam Á. Hàng năm ở nước ta tổ chức nhiều giải bóng chuyền nam nữ, do Bộ VHTT-TT và các nhà tài trợ tổ chức. Bóng chuyền Việt Nam đã tham gia nhiều giải đấu trong khu vực và châu lục. c) Tác dụng của môn bóng chuyền: Ở nước ta và các nước trên thế giới sử dụng môn bóng chuyền như một phương tiện tăng cường sức khỏe và chữa bệnh trong các nhà an dưỡng và các bệnh viện đặc thù. Tập bóng chuyền sẽ có tác dụng, củng cố các hệ thống cơ xương, tăng cường sự trao đổi chất và phát triển toàn diện các chức năng của cơ thể con người. Bóng chuyền là môn thể thao có tính hấp dẫn cao, dễ tập, thích hợp với mọi lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra bóng chuyền còn được coi như một phương tiện GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 8 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS hồi phục sức khỏe sau ngày làm việc mệt nhọc. Trong bóng chuyền, sự hoàn hảo của vận động viên phải hội đủ các tố chất: Nhanh, mạnh, bền, khéo léo, kết hợp với kỹ thuật điêu luyện. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 2.1- Nội dung: a) Nhận thức của học sinh: Học sinh của chúng ta thường lẫn lộn giữa 2 khái niệm tập thể thao và chơi thể thao. - Tập thể thao là tập thường xuyên có kế hoạch nghĩa là bảo đảm tính khoa học của nó thì chắc chắn đem lại sức khỏe và nhiều lợi ích khác. - Còn chơi thể thao là sự ngẫu hứng trong chốc lát như tự nhiên thích hoặc bị khích lệ trong trò cá cược… thì chơi và chơi đến mức quá sức rồi nghỉ đi một thời gian dài không tập (chơi) nữa. Chơi như vậy không những ít tác dụng đến sức khỏe mà đôi khi còn có hại. Thực ra tốt nhất là tập thể thao nhưng lại kết hợp được với yếu tố ham thích, tự giác của chơi thể thao là hay nhất, có hiệu quả nhất. Lứa tuổi thiếu niên thường thiếu sự kiên trì, muốn đốt cháy giai đoạn do đó người giáo viên luôn luôn phải giáo dục và giải thích cho các em rõ. Đã có nhiều nhà sư phạm cho rằng điều khó nhất của thể dục thể thao trong nhà trường là sự kiên trì của học sinh, sự tâm huyết của thầy cô giáo. Vì vậy, mọi người phải xác định đúng đắn : đây không phải là thể dục thể thao thành tích cao mà vì sức khỏe; muốn có sức khỏe thì phải kiên trì tập luyện theo một kế hoạch nhất định. b) Nhận thức của giáo viên. - Là giáo viên giảng dạy môn bóng chuyền làm thế nào để thu hút được nhiều học sinh tham gia: - Sự nhiệt tình, lòng đam mê, tâm huyết với nghề nghiệp. - Thường xuyên tham gia tập luyện cùng học sinh. - Thành lập một lớp năng khiếu, duy trì tập luyện ít nhất 2 buổi/tuần. GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 9 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS - Xây dựng một số HS trợ giúp mình trong việc tập luyện, bản thân các em là học sinh của lớp. - Khuyến khích về điểm số hoặc tuyên dương động viên. - Có kế hoạch giảng dạy và tập luyện thích hợp. - Các hình thức tổ chức phong phú đa dạng c) Nội dung giảng dạy môn bóng chuyền cho học sinh THCS theo phân phối chương trình (đã giảm tải): - Tư thế chuẩn bị: Tư thế cao; tư thế trung bình; tư thế thấp. - Bước di chuyển: Bước chạy, bước nhảy, bước thường, bước chéo, bước xoạc, bước lướt … biến tốc. - Chuyền bóng cao tay bằng hai tay. - Chuyền bóng thấp tay (đệm bóng). - Phát bóng thấp tay chính diện. - Phát bóng thấp tay nghiêng mình. - Phát bóng cao tay chính diện. - Chiến thuật thi đấu. - Luật thi đấu d) Kỹ thuật cơ bản giảng dạy môn bóng chuyền trong trường THCS: d.1- Tư thế: * Tư thế chuẩn bị cơ bản: Tư thế chân trước chân sau, hai chân dang rộng bằng tầm vai mũi bàn chân sau gần ngang hàng gót bàn chân trước, bàn chân sau kiễng gót, trọng tâm dồn hai chân, hai gối hơi khuỵu, chân người hơi nhô về trước, bụng hóp, hai tay trong tư thế chuẩn bị đón đỡ bóng, mắt quan sát bóng. Ở tư thế này trọng tâm luôn luân chuyển từ chân này sang chân kia để sẵn sàng di chuyển các hướng nhanh nhất. Tư thế chuẩn bị là thế đứng hợp lý và thuận lợi để có thể quan sát phán đoán tốt, di chuyển nhanh tới vị trí cần thiết, tạo điều kiện hoàn thành động tác kỹ thuật. GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 10 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS * Tư thế cao: Góc độ khuỵu gối ít hơn, thân người nhô về trước. Thường dùng khi đứng gần, sát lưới để chuẩn bị làm động tác chuyền bước hai. * Tư thế trung bình: Góc độ khuỵu gối vừa phải, hai chân rộng bằng vai, thân người đổ về trước. Đây là tư thế cơ bản nhất trong tập luyện kỹ thuật, nhất là kỹ thuật chuyền bóng. Từ tư thế này, có thể di chuyển nhanh vị trí, chuyển nhanh sang tư thế cao khi chuyền 2, chắn bóng hoặc sang tư thế thấp khi phòng thủ, yểm hộ, ngã lăn cứu, đỡ bóng. * Tư thế thấp: Hai chân rộng hơn tầm vai, hai gối hơi khuỵu sâu, gối chân sau hơi ép vào trong, thân người nhô nhiều về trước, trọng tâm cơ thể thấp. Đây là tư thế thường được sử dụng trong phòng thủ ở hàng sau hoặc yểm hộ cho người đập, chắn bóng. d.2- Các bước di chuyển: Kỹ thuật các bước di chuyển trên sân : Muốn thực hiện bất kỳ một động tác kỹ thuật nào, đều phải từ tư thế chuẩn bị, di chuyển tới vị trí thích hợp phía trước, sau, hoặc bên phải trái. Căn cứ vào khoảng cách di chuyển, gần khoảng 1-2 bước, hoặc xa khoảng 4-5 bước, mà thực hiện các bước di chuyển khác nhau. * Bước chạy: Khi bóng quá xa, phải dùng bước chạy với tốc độ nhanh,chạy theo kiểu bước cong chân giữ trọng tâm không được dao động lên xuống nhiều, đến vị trí cần thiết. Ở bước cuối cùng phải dài thực hiện bước hãm để ổn định tư thế trước khi thực hiện động tác đánh bóng. * Bước nhảy: Khi tấn công hoặc phòng thủ. Nhảy đập bóng tấn công: Chạy lấy đà, tùy tình huống bóng đang ở đâu, VĐV đang đứng ở nơi nào để có bước chạy đà, giậm nhảy hay bật nhảy tại chỗ để nhảy đập bóng. Nhảy chắn bóng–phòng thủ: VĐV đứng gần lưới và bật nhảy tại chỗ để vươn hai tay lên chắn bóng-cản đường tấn công của đối phương. Động tác nhảy chắn bóng thường là bật nhảy rất hiếm khi giậm nhảy để chắn bóng. GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 11 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS * Bước thường: Di chuyển về phía nào thì chân phía đó đi trước, chân còn lại bước theo. Thân người giữ thăng bằng, mắt nhìn theo bóng, tay co tự nhiên sẵn sàng thực hiện động tác đỡ hoặc chuyền bóng. * Bước chéo: Khi di chuyển phải bám chân. Muốn sang trái, chân phải bước chéo sang, chân kia bước tiếp, hai gót chân xoay đều và phải định hướng lưới mà đỡ chuyền bóng.Nếu bước chéo sang phải thì ngượi lại. * Bước xoạc: Khi bóng đến nhanh, thấp, cách khoảng 1-2 mét, phải kịp thời hạ thấp trọng tâm, xoạc rộng chân về phía trước hoặc bên phải, trái theo hướng bóng đến, chân sau duỗi dài kéo theo, dùng 1 hoặc 2 tay đánh bóng. Sau khi hoàn thành động tác, rướn thẳng người, rút chân sau khép lại, kéo chân trước trở về tư thế chuẩn bị. Trường hợp phải xoạc dài và trọng tâm hạ quá thấp để đỡ bóng có thể theo đà chuyển thành động tác ngã nghiêng (bên phải hay trái) hoặc lộn xấp (qua vai phía trước trước). * Bước lướt: Di chuyển về hướng nào, chân phía đó lướt nhanh đi trước, chân kia theo đà lướt theo. Có thể thực hiện nhiều bước, chân nọ kế tiếp chân kia, duy trì thân người ở tư thế ổn định. Quá trình thực hiện động tác không thay đổi độ cao trọng tâm. Người ở tư thế tự nhiên, hai chân khuỵu, hai tay co tự nhiên, mắt theo dõi bóng, không căng cơ, sẵn sàng đánh, đỡ bóng. *Biến tốc: Có thể kết hợp nhiều bước trong một lần di chuyển của hàng trên và tuyến dưới để thực hiện chắn bóng, đỡ đập bóng, đỡ phát bóng, cứu bóng. d.3- Chuyền bóng cao tay bằng hai tay Ý nghĩa : Chuyền bóng là kỹ thuật cơ bản trong môn bóng chuyền, vừa tác dụng phòng thủ, vừa là cơ sở để tổ chức tấn công. Do đó phải nắm vững và đảm đảm bảo độ chuẩn xác cao. Kỹ thuật then chốt của chuyền bóng cao tay trước mặt: GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 12 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS Tư thế chuẩn bị : Trước khi chuyền bóng, phải quan sát, phán đoán đúng điểm bóng rơi để nhanh chóng di chuyển và ổn định tư thế. Khi chuyền bóng người tập đứng ở tư thế chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước. Nếu hướng bóng đến từ bên trái thì bước chân phải lên và ngược lại. Người tập khi di chuyển tới vị trí đón bóng có thể bằng bước thường hoặc bước chạy. Ở đây điều quan trọng là động tác xuất phát phải nhanh, tăng nhanh tốc độ ở 1/3 quãng đường đầu tiên rồi sau đó từ từ dừng lại để chọn đúng vị trí đón bóng. Bước cuối cùng là bước ghìm, hai chân ngang nhau và song song với nhau. Điều đó giúp cho việc chọn vị trí đón bóng để chuyền bóng tới địa chỉ cần thiết. Ở tư thế chuẩn bị, hai chân hơi khuỵu ở khớp gối (góc gấp khớp gối không nhỏ hơn 90o) khum theo hình quả bóng, tiếp xúc bóng ở tầm trước trán, cách khoảng 15 đến 20cm. Cấu hình tay chuyền bóng cao tay trước mặt: 10 ngón tay xòe đều và theo hình quả bóng; hai ngón tay cái tạo thành một đường gần như thẳng, hai ngón trỏ gần như vuông góc nhau (hình tam giác ) ; các ngón tay khác mở tự nhiên. Tiếp xúc 1/3 bóng phía sau bằng 10 ngón tay và 8 chai tay. Kỹ thuật cơ bản chuyền bóng cao tay: Hai bàn tay cao hơn trán một gang tay; khoảng cách hai bàn tay xa hay gần tùy theo khổ bàn tay của mỗi người. Cẳng tay gần như tạo thành một đường thẳng, hai khuỷu tay cao hơn vai và mở tự nhiên. Khi chuyền phải kết hợp lực từ chân, hông,vai, cánh tay. Đặc biệt là cổ tay phải linh hoạt. Khi đỡ bóng và chuyền bóng đi, phải dùng sức cả 10 đầu ngón tay từ 1 đến 2 đốt tay ngoài. Chủ yếu là các ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón giữa. Tiếp xúc bóng: Khi bóng tới gần thì hai chân bắt đầu động tác bằng cách duỗi mạnh khớp gối đẩy người lên hơi chếch ra phía trước. Sau đó là động tác của hai tay vươn duỗi mạnh khớp khuỷu để tạo hướng bay cơ bản của bóng khi chuyền đi. Hoạt động vươn duỗi tay đẩy bóng được thực hiện nhờ chuyển động thẳng của trục GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 13 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS khớp cổ tay so với trục khớp vai. Khi thực hiện động tác chuyền đi hai chân đạp duỗi mạnh và nhanh kết hợp với hai tay vươn duỗi khớp khuỷu nhưng chậm hơn. Chuyền bóng đi: Để điều chỉnh hướng bóng đi thì hai lòng bàn tay phải vuông góc với hướng bóng chuyền đi, khi đẩy bóng đi lòng bàn tay hơi ưỡn ra sau. Các ngón cái ưỡn ra sau chịu lực hoãn xung chính của bàn tay còn các ngón tay khác giữ phía trên quả bóng và điều chỉnh hướng bóng đi. Kết thúc động tác: Sau khi bóng rời tay, cả chân và tay tiếp tục vươn duỗi hết rồi dừng lại, động tác này gọi là chuyển động tay vươn theo bóng.Khi bóng đến trên cao ở phía sau đầu thì có thể dùng động tác nhảy chuyền bóng. Trong thi đấu, kỹ thuật chuyền bóng cơ bản (cao tay) được áp dụng chủ yếu trong việc chuyền bước 2. d.4- Chuyền bóng thấp tay (đệm bóng): Ý nghĩa : Đệm bóng là kỹ thuật phòng thủ quan trọng, được sử dụng khá nhiều trong thi đấu, dùng để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng. Kỹ thuật then chốt của chuyền bóng thấp tay(đệm bóng): Tư thế chuẩn bị đệm bóng thấp tay : Tư thế thấp, chân trước chân sau, hai chân dang rộng bằng tầm vai mũi bàn chân sau gần ngang hàng gót bàn chân trước, bàn chân sau kiễng gót, trọng tâm dồn hai chân, hai gối hơi khuỵu, thân người hơi nhô về trước, bụng hóp, hai tay trong tư thế chuẩn bị đón đỡ bóng, mắt quan sát bóng. ở tư thế này trọng tâm luôn luôn chuyển từ chân này sang chân kia để sẵn sàng di chuyển các hướng nhanh nhất. Hai gối hơi khuỵu sâu, gối chân sau hơi ép vào trong, thân người nhô nhiều về trước, trọng tâm cơ thể thấp. Đây là tư thế thường được sử dụng trong phòng thủ. Cấu hình tay chuyền bóng thấp tay (đệm bóng): Kỹ thuật tay (bao tay): Hai bàn tay đặt chéo bên nhau, tay nọ nắm tay kia, hai ngón tay cái song song kề sát với nhau. GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 14 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS Kỹ thuật cơ bản chuyền bóng thấp tay- đệm bóng: Giữ nguyên tay thẳng và lăng tay theo biên độ từ dưới ra trước, trọng tâm cơ thể chuyển dần từ chân lên hông. Bóng tiếp xúc từ phần trong cổ tay cho đến nửa cẳng tay. Thời điểm chạm bóng cũng như tốc độ lăng tay khi đệm bóng lệ thuộc vào tốc độ và góc độ đường bóng bay đến. Tiếp xúc bóng : Khi bóng bay tới gần hai chân phối hợp duỗi mạnh, khớp gối nâng cơ thể lên chếch về trước (góc chếch khoảng 20 o). Hai chân duỗi mạnh tích cực nhằm tạo tốc độ ban đầu cho tay. Tay kết hợp đánh bóng muộn hơn : tốc độ chuyển động của tay tăng không đáng kể. Khi đánh bóng lưng hơi thẳng, hông hơi đẩy về phía trước. Khi bóng đến chuẩn bị đệm bóng nhanh chóng đưa 2 tay xuống dưới và bao lấy nhau sao cho 2 ngón tay cái sát vào và song song nhau; hai tay đặt cao hơn gối, hai tay dũi thẳng, bụng hóp. Góc độ đệm bóng thích hợp nhất là ngang hóp bụng. Tùy theo điểm bóng rơi xa hay gần mà hạ thấp trọng tâm tại chỗ (gập khuỷu gối chân sau) hoặc lướt chân trước một bước dài về phía trước, hai tay duỗi thẳng đưa ra trước, khép vào nhau. Khi bóng đến đúng tầm, đưa hai tay ra đón bóng, điểm tiếp xúc bóng từ khuỷu tay trở ra. Hai chân đạp duỗi dần, nâng trọng tâm thân thể và tay lên, đồng thờ gập cổ tay xuống dưới dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay và duy trì độ ổn định mặt phẳng của 2 cánh tay. Bả vai thả lỏng, giữ chắc khuỷu tay. Đệm bóng đi: Người tập dùng phần cẳng tay để đánh bóng. Thời gian chạm bóng rất ngắn, cho nên chuyển động đệm theo của tay có ý nghĩa rất quan trọng để điều chỉnh hướng bay của bóng. Kết thúc động tác: Khi thực hiện đỡ bóng thấp tay bằng hai tay, hai chân hầu như duỗi còn hai tay vươn thẳng ra trước. d.5- Phát bóng thấp tay chính diện Khái niệm : Phát bóng là động tác mở đầu cho trận đấu và là kỹ thuật tấn công để giành thắng lợi. Phát bóng chính xác, có uy lực có thể thắng điểm trực tiếp, gây khó khăn hoặc phá vỡ tổ chức chiến thuật của đối phương. GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 15 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS Có hai phương pháp phát bóng : Phát bóng thấp tay và phát bóng cao tay. Những nguyên lý cơ bản khi phát bóng: Đứng đúng tư thế chuẩn bị phát bóng. Tay tung bóng ổn định tùy loại phát bóng. Tay đánh bóng, phối hợp lực toàn thân. Chú ý tâm tiếp xúc bóng, độ duỗi tay, gập tay và phối hợp toàn thân. Kỹ thuật cơ bản trong phát bóng thấp tay chính diện: Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, thân người hướng về phía trước, trọng tâm dồn đều về hai chân. Chân trái (phải) đứng trước, chân còn lại đứng sau ngược với tay tung bóng mũi chân hơi xoay ra ngoài; tay cầm bóng trước ngực, mắt quan sát sân đối phương. Tung bóng: Tay cầm bóng phía trước hạ nhẹ xuống rồi tung bóng vừa phải lên, khi bóng ngang thắt lưng thì tay dừng để bóng được tung cao từ 20-30 cm và lệch về phía chân sau. Vung tay đánh bóng: Tay đánh bóng phải nhanh và thẳng tay, từ sau đánh tới và duỗi đạp các khớp rồi chuyển trọng tâm sang chân trước. Bóng được tiếp xúc với tay ở phía sau phần dưới tâm bóng. Tay chạm vào bóng ngang thắt lưng là tốt nhất. Tay tung bóng chuyển sang ngang. Kết thúc: Tay đánh bóng tiếp tục vươn theo đường bóng vừa bay đi, chân sau bước lên trước theo quán tính và chạy ra sân vị trí thi đấu. d.6- Phát bóng thấp tay nghiêng mình. Tư thế chuẩn bị: Người phát bóng đứng sau biên ngang, hai chân rộng bằng vai, vai hướng lưới, hai gối hơi khuỵu, trọng tâm hơi thấp và dồn đều vào 2 chân. Tay trái (phải) co ở khuỷu tay, lòng bàn tay ngửa đỡ bóng ở phía trước, cao ngang hoặc trên thắt lưng. Tay phải duỗi tự nhiên ở phía sau, lòng bàn tay hướng bóng. Mặt hơi quay hướng lưới để quan sát. Tung bóng: Tay cầm bóng hạ xuống, đồng thời tay kia cũng hạ thấp hơn tư thế chuẩn bị rồi tung bóng lên, khi bóng ngang thắt lưng thì tay dừng để bóng GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 16 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS được tung cao theo phương thẳng đứng, tay kia (tay đánh bóng) đưa ra sau chuẩn bị đánh bóng. Đánh bóng: Khi bóng ở tầm thích hợp trọng tâm dồn vào chân trước, tay đánh bóng phải nhanh và thẳng tay, từ sau đánh tới vào phía sau quả bóng -chếch dưới và ngang tầm bóng, đồng thời người xoay dần về phía trước tạo lực cho tay đánh bóng mạnh hơn. Kết thúc: Khi phát bóng xong người xoay đối diện với lưới, tay đánh bóng vươn theo bóng, chân sau bước lên để giữ thăng bằng và chạy vào sân vị trí thi đấu. d.7-Phát bóng cao tay chính diện: Chuẩn bị: Đứng sau vạch ngang cuối sân, mặt hướng lưới. Chân trái– thuận tay phải (hoặc ngược lại – thuận tay trái) đứng trước, mũi bàn chân vuông góc với vạch biên ngang. Chân sau mũi chân hơi xoang ngang sang phải (trái). Hai chân rộng bằng vai. Lòng bàn tay trái (phải) ngửa để đỡ bóng cách bụng một quả bóng hoặc ngang thắt lưng trọng tâm dồn vào chân sau. Khuỷu tay đánh bóng co, lòng bàn tay ngang vai hướng xuống dưới hoặc úp tay lên bóng. Tung bóng: Trước khi tung bóng hơi hạ trọng tâm cơ thể. Phối hợp sức từ hai chân lên cao dồn vào tay nâng bóng ngang mặt rồi tung bóng lên cao khoảng 11,2m. Tay phát bóng cũng chuyển động lên cao – ra sau chuẩn bị đánh bóng. Lòng bàn tay hướng lưới cao hơn đầu, thân ngửa ra sau. Đánh bóng : Khi bóng rơi đến tầm thích hợp tay phát bóng chuyển nhanh từ sau ra trước để đánh bóng – chuyển trọng tâm cơ thể từ chân sau ra chân trước. Khi đánh bóng tay duỗi mânh ở khớp khuỷu kết hợp nâng vai và vung tay ra trước đánh bóng. Kết thúc : Khi phát bóng xong người theo đà, tay đánh bóng vươn theo bóng, chân sau bước lên để giữ thăng bằng và chạy vào sân vị trí thi đấu. d.8- Chiến thuật thi đấu: GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 17 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS Mục tiêu: Trang bị cho người học về mục đích sử dụng các miếng chiến thuật để áp dụng hợp lý trong quá trình thi đấu. Trong đó có chiến thuật tấn công và phòng thủ, cá nhân và nhóm (tập thể). Chiến thuật bóng chuyền là sự tổ chức các hoạt động thi đấu của mỗi cá nhân, nhóm và toàn đội. Nó là sự lựa chọn một cách sáng tạo, cách thức thi đấu của một đội để thi đấu với một đội nào đó nhằm giành thắng lợi cho đội mình. Hoạt động chiến thuật của một đội bóng và sự thể hiện quá trình chuẩn bị thể lực, kỹ thuật, tâm lý và trình độ lý luận chuyên môn của từng đấu thủ và toàn đội. Mặt khác, việc thực hiện chiến thuật còn phụ thuộc và trình độ của đối phương. Chiến thuật tập thể Chiến thuật tập thể trong tấn công là sự phối hợp hoạt động của hai hay nhiều đấu thủ để giải quyết một nhiệm vụ chiến thuật cụ thể nào đó. Nó đòi hỏi quan hệ chặt chẽ giữa các khâu chuyền 1 với chuyền 2, giữa chuyền 2 với tấn công. Chiến thuật tập thể bao gồm: Nhóm và toàn đội. Chiến thuật tập thể trong phòng thủ bao gồm chiến thuật nhóm và toàn đội: nhóm của các đấu thủ hàng trên, nhóm của các đấu thủ hàng sau và sự Phối hợp của các đấu thủ giữa hàng trên và hàng sau Chiến thuật cá nhân : Chiến thuật cá nhân của môn bóng chuyền gồm có tấn công và phòng thủ: -Chiến thuật tấn công gồm: Phát bóng, đập bóng, chuyền bóng tấn công. -Chiến thuật phòng thủ gồm: Đỡ phát bóng, đỡ đập bóng, vị trí bọc lót cho đồng đội… d.9- Luật thi đấu: Thực hiện theo luật thi đấu của Liên đoàn bóng chuyền quốc tế và Ủy ban thể dục thể thao Việt Nam. Liên đoàn bóng chuyền quốc tế (tên viết tắt tiếng Anh: FIVB) được thành lập tại Paris, Pháp năm 1947. Trụ sở của liên đoàn được đặt tại Lausanne, Thụy GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 18 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS Sĩ. Liên đoàn bóng chuyền quốc tế lãnh đạo, quản lí các liên đoàn quốc gia và các liên đoàn châu lục để phát triển môn bóng chuyền trên toàn thế giới. Đại hội Liên đoàn bóng chuyền quốc tế họp 2 năm một lần vào dịp đại hội Ôlympic hoặc giải vô địch thế giới. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 25 thành viên với nhiệm kỳ 4 năm. Bóng chuyền có trong chương trình Đại hội Ôlympic từ năm 1964. Năm 1969, giải bóng chuyền World Cup được giới thiệu. Sự kiện này chính thức giúp bóng chuyền trở thành môn thể thao chính thức của Olympic. Tính tới năm 2006, FIVB đã có 219 thành viên liên đoàn các quốc gia gia nhập. Việt Nam là thành viên chính thức của LĐBCQT từ 1961. d.10- Đấu tập và thi đấu: Đấu tập và thi đấu bóng chuyền có tác động tích cực tới sự phát triển, hoàn thiện khả năng thích ứng và định hướng nhanh cho người tập, xử lý nhanh những tình huống thường xuyên thay đổi, biết lựa chọn kỹ thuật hợp lý nhất trong vốn dự trữ phong phú về kỹ thuật của mình, biết nhanh chóng chuyển từ hành động này sang hành động khác giúp họ đạt được tính linh hoạt cao của các quá trình thần kinh. Sự đa dạng các kỹ năng- kỹ xảo vận động, hành động thi đấu khác nhau sẽ tạo điều kiện phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo. Đấu tập và thi đấu bóng chuyền ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cho người tập lòng dũng cảm, tính kiên định, tính quyết đoán, tính sáng tạo và kỷ luật. Người tập biết hành động tập thể, thường xuyên hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, điều đó sẽ góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm tập thể, tình cảm bạn bè, tính tập thể ... cho người tập. * Tiếp tục thực hiện đề tài: Các bước di chuyển liên hoàn nâng cao thể lực: Sang phải, sang trái, tiến, lùi. Các bước di chuyển này tư thế cơ bản (TTCB) cũng như ở di chuyển đơn bước hoặc đa bước người tập dùng sức đạp của chân đẩy người đi. Hướng di GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 19 SKKN: Luyện tập môn bóng chuyền góp phần phát triển toàn diện thể chất học sinh THCS chuyển hai chân bước luân phiên đến điểm rơi của bóng với tần số nhanh, chậm, bước dài, ngắn, tùy thuộc vào tình huống bóng bay tới sao cho ở bước cuối cùng chiếm được tư thế đánh bóng. Di chuyển nhiều bước như: Sang phải, sang trái, tiến, lùi... gọi chung là các bước di chuyển liên hoàn. 1-Di chuyển sang phải; sang trái hay di chuyển ngang- bước đệm. - TTCB: Đứng trong TTCB cơ bản (tư thế trung bình). - Kĩ thuật các bước di chuyển sang phải; sang trái hay di chuyển ngang- bước đệm: Khi di chuyển ngang sang bên phải hoặc bên trái thực hiện bằng cách chân trái bước sang ngang một bước nhỏ tới gần vị trí của chân phải hoặc chân phải bước sang ngang một bước nhỏ tới gần vị trí của chân trái. Tiếp theo là chân phải (trái) bước tiếp một bước rộng sang ngang bên phải (trái), đồng thời thực hiện kĩ thuật đón đỡ, đánh bóng. Khi di chuyển trọng tâm dồn vào nửa bàn chân trước của chân phải khi ta di chuyển sang phải và ngược lại. 2- Các bước di chuyển tiến, lùi - TTCB: Đứng trong TTCB cơ bản (tư thế trung bình). Di chuyển tiến, lùi là thực hiện các bước di chuyển đưa cơ thể di chuyển về phía trước hay lùi về phía sau để đánh bóng. - Kĩ thuật di chuyển bước tiến: Từ TTCB cơ bản ở cuối sân, đấu thủ đổ người về phía trước đồng thời đạp mạnh chân thuận bước về trước, sau đó sau đó bước tiếp chân kia, trọng tâm hạ thấp gối khuỵu bước dài. Bước cuối cùng ở gần lưới sao cho chân thuận ở trên để thực hiện động tác đánh bóng phía trước, trọng tâm lúc này dồn vào chân trước. - Kĩ thuật di chuyển bước lùi: Từ tư thế ở sát lưới sau đó đạp nhanh chân trước theo hướng ngược lại để bước lùi về sau, thân trên ngửa ra và trọng tâm lại đổ về sau ở tư thế cao. Cứ di chuyển lùi bằng hai chân luân phiên như vậy cho đến cuối sân sao cho chân thuận trong bước cuối cùng lại ở phía sau chạm vào đường biên ngang để tạo thành tư thế đánh bóng đúng. Quá trình di chuyển lùi, thực hiện ở tư thế cao, mắt theo dõi theo bóng, bước dài với tần số nhanh. GV Bùi Văn Dzụ THCS Lê Quý Đôn Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất