Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn lồng ghép phương pháp tích hợp trong dạy học tích cực sinh học 9...

Tài liệu Skkn lồng ghép phương pháp tích hợp trong dạy học tích cực sinh học 9

.DOC
24
218
56

Mô tả:

1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để thích ứng với thời bùng nổ công nghệ số, những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, đòi hỏi con người hiện đại phải có tư duy năng động, giải quyết mọi vấn đề theo hướng tổng thể, không giới hạn khuôn khổ của một lĩnh vực khoa học nào. Trước yêu cầu này đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi toàn diện để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng mục tiêu phát triển của đất nước. Như vậy, đối với người làm công tác giáo dục phải thay đổi quan điểm, cách thức, phương pháp giáo dục theo hướng tích hợp trong giáo dục và dạy học để phù hợp với xu thế phát triển tất yếu trên, nhằm giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh (HS) so với việc học các môn, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp trong phương pháp dạy học tích cực giúp nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, mục tiêu môn Sinh học THCS nhằm trang bị những kiến thức cơ bản tương đối hoàn chỉnh về cấu tạo, hoạt động của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và con người; bước đầu hiểu được các quy luật cơ bản của quá trình sống, của hiện tượng di truyền và biến dị, của mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống, về sự phát triển của giới sinh vật; làm cơ sở cho việc hiểu biết những nguyên tắc kỹ thuật trong sản xuất có liên quan đến Sinh học, các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ tăng cường sức khỏe để tiếp tục học tập lên trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề hoặc đi vào cuộc sống. Với mục tiêu đó, Sinh học là một bộ môn có nhiều khả năng tích hợp các nội dung như giáo dục bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, giáo dục dân số, sức khỏe 1 sinh sản, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục an toàn giao thông, … đồng thời vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống Là một giáo viên (GV) giảng dạy bộ môn Sinh học, trước yêu cầu của thực tế giảng dạy ngày càng hiện đại đòi hỏi phải đào tạo con người phát triển toàn diện, bản thân tôi băn khoăn trăn trở, làm thế nào để phương pháp dạy học bộ môn Sinh học được thực sự là dạy học theo chủ đề tích hợp, góp phần đào tạo các em HS trở thành những con người có khả năng thích ứng với thời đại mới? Điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài: “Lồng ghép phương pháp tích hợp trong dạy học tích cực Sinh học 9”. Điểm mới của đề tài: Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp GV áp dụng, lồng ghép phương pháp tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn để giảng dạy bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học 9 nói riêng; giúp HS nắm kiến thức bài học một cách tổng quát và vận dụng kiến thức đó giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống. Cho đến hiện nay, tôi được biết đề tài này chưa có ai nghiên cứu. 1.2. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Được áp dụng cho chương trình Sinh học 9 THCS. 2 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. THỰC TRẠNG Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong khoa học giáo dục, tích hợp xuất hiện từ thời kỳ khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, mất cân đối. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Ngày nay, do những yêu cầu đổi mới giáo dục, đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn CNH - HĐH, phương pháp tích hợp trong dạy học tích cực cần được quan tâm thực hiện và trở thành phổ biến trong nhà trường THCS nhằm đào tạo các thế hệ HS trở thành con người phát triển toàn diện, giải quyết mọi vấn đề một cách tổng quát. Trong những năm qua, từ việc thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp, nhất là những GV chưa có kinh nghiệm, chưa tiếp thu được các phương pháp tích hợp trong dạy học tích cực bộ môn nên rất lúng túng, do đó thường mắc phải một số hạn chế sau: - Việc GV giúp HS tích hợp các kiến thức liên môn và kỹ năng đã lĩnh hội còn hạn chế, việc xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kỹ năng thuộc các môn học còn chưa rõ ràng, nên cách tổ chức, thiết kế các nội dung, tình huống tích hợp để HS vận dụng phối hợp các kiến thức và và kỹ năng riêng rẽ của các môn học khác vào giải quyết vấn đề của bài học đặt ra còn rời rạc, chưa thống nhất, do đó HS chưa lĩnh hội được các kiến thức và phát triển năng lực cũng như kỹ năng tích hợp. - Việc tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để HS học cách sử dụng phối hợp những kiến thức và kỹ năng của các môn học khác còn lúng túng, chưa hiệu quả. 3 - GV đã đặt HS vào trung tâm của quá trình dạy học, đã để HS tham gia vào giải quyết các vấn đề, các tình huống tích hợp song chưa nhiều, chưa áp dụng cho tất cả các bài dạy có phần tích hợp. - Kỹ năng tích hợp ứng dụng công nghệ tông tin còn mang nặng hình thức trình chiếu, chưa linh hoạt. - Việc HS vận dụng kỹ năng diễn đạt thuộc môn Ngữ văn để trình bày các vấn đề có tình huống còn rất hạn chế. 2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN ĐẦU NĂM HỌC 2011 - 2012 Líp Sè HS Giái % 91 92 29 32 21.9 28 28 117 93 94 K9 Kh¸ SL % T.B×nh SL % YÕu SL % KÐm SL % Trªn TB SL % 0 11 7 34.4 24.1 11 38 3 6 9.3 20.7 0 5 0 17.2 29 18 90.7 62.1 0 0 6 5 5 28 17.9 17.9 23.9 11 34. 4 12 14 38 41 50 41.1 5 4 18 17.9 14.2 15.6 6 5 16 21.4 17.9 13.4 17 19 83 60.7 67.9 71 ĐẦU NĂM HỌC 2012 - 2013 Líp 91 92 93 K9 Sè HS 35 33 30 98 Giái Kh¸ % SL % 8,8 6 30 14,4 9 8 12 29 25,8 24,3 40 29,6 T.B×nh SL % 13 11 9 33 SL 37,2 33,4 30 33,6 YÕu % SL KÐm % SL Trªn TB % 10 12 0 22 0 0 0 0 25 21 30 76 28,5 36,3 0 22,4 71,5 63,3 100 77,6 ĐẦU NĂM HỌC 2013 - 2014 Líp Sè HS Giái Kh¸ % SL % T.B×nh SL % 91 92 93 34 36 34 41.2 11.1 11.8 7 19 12 13 3 11 38.2 8.3 32.4 YÕu SL % 20.6 52.8 35.3 4 0 6 5 16.7 14.6 KÐm SL % 0 4 2 11.1 5.9 Trªn TB SL % 34 26 27 100 72.2 79.4 K9 104 21.2 27 26.0 38 36.4 11 10.6 6 5.8 87 83.7 2.3. CÁC GIẢI PHÁP Từ những cơ sở trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về việc lồng ghép phương pháp tích hợp trong dạy học tích cực đối với bộ môn Sinh học 9 ở trường THCS như sau: Việc lồng ghép phương pháp tích hợp trong dạy học tích cực thể hiện ở 3 mức độ: + Mức độ lồng ghép toàn phần: Mục tiêu của bài học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của phần cần tích hợp. + Mức độ lồng ghép bộ phận: Chỉ có một phần nội dung bài học có nội dung cần lồng ghép tích hợp. + Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic. 2.3.a. THIẾT KẾ GIÁO ÁN Thiết kế giáo án bài dạy Sinh học theo phương pháp tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng của GV và HS nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước lĩnh hội đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kỹ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách duy nhất. Giờ học Sinh học áp dụng lồng ghép phương pháp tích hợp là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kỹ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kỹ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc một đơn vị kiến thức nào đó. Trong thiết kế giáo án cần chú ý những vấn đề sau: - Xác định mục tiêu của bài học: Mục tiêu của bài học phải xác định cho người học, cần cụ thể mức độ cần đạt được đối với chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy của HS ở ba mức độ cụ thể là: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng. 5 - Xác định được những hoạt động trong quá trình dạy học, trong từng hoạt động cần làm rõ hoạt động nào của GV và hoạt động nào của HS. Tương ứng với mỗi hoạt động thì GV cần áp dụng phương pháp nào và dự kiến thời gian cho hoạt động. - Lựa chọn các kiến thức cơ bản, nâng cao và cập nhật theo một cấu trúc hợp lý - không nhất thiết phải thực hiện tuần tự theo SGK, trong đó chú ý nội dung nào cần tích hợp, tích hợp những kiến thức môn học nào HS đã được học và có thể vận dụng được; tránh chọn các nội dung tích hợp xa chủ đề bài học, làm phân tán việc học tập của HS. - Lựa chọn các phương pháp và phương tiện dạy học gắn với từng nội dung cụ thể giúp HS chủ động khai thác tự chiếm lĩnh từng đơn vị kiến thức đặt ra. - Chuẩn bị nội dung bài giảng theo hệ thống câu hỏi dưới dạng các vấn đề mà GV nêu ra mang tính tích hợp cao, gắn bó với thực tiễn và tăng tính thực hành. Để thiết kế câu hỏi, GV phải nắm bắt được mục tiêu của bài học, ý đồ của người viết SGK. Trong mỗi giáo án phải thể hiện được phương pháp rõ ràng phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng HS và làm nổi bật được hoạt động giữa thầy và trò. - GV cần thiết kế tiến trình dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS, cần tạo điều kiện cho HS dự đoán tình huống và cách giải quyết tình huống trong nội dung bài học bằng những kiến thức thu nhận được sau khi đã được cung cấp kiến thức có liên quan. - Hướng dẫn HS học cũ ở nhà, chuẩn bị nội dung và đồ dùng học tập cần thiết cho bài học mới ở nhà một cách cụ thể, chu đáo. 2.3.b. TỔ CHỨC DẠY HỌC Các khâu tổ chức một tiết dạy Sinh học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hoạt động hữu cơ hoạt động của HS và của GV theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó GV giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. HS được đặt vào vị trí trung tâm, của quá trình tiếp nhận tri thức, đóng vai trò là chủ thể. Do đó, trong quá trong tổ chức dạy học cần chú ý một số vấn đề sau: 6 * Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS: Trong phương pháp tích hợp, HS phải được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. HS phải được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, HS trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, thảo luận, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kỹ năng đó, không rập khuôn theo khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Như vậy, GV không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động, giúp HS biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng. * Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Đặc biệt trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh hiện nay, GV cần chú ý rèn luyện cho HS có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho HS lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của HS, kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội. * Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác: - Trong một lớp học, trình độ kiến thức và tư duy của HS không đồng đều thì việc tích hợp ứng dụng của công nghệ thông tin bằng các phương tiện hỗ trợ (xem phim, quan sát tranh ảnh, giải trò chơi ô chữ…) sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng học tập của HS sẽ rất hiệu quả. - Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó HS được nâng lên một trình độ mới. * Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò: GV hướng dẫn HS phát triển năng lực tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học, GV cần tạo điều kiện để HS được tham gia đánh giá lẫn nhau, giúp các em trở thành những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội ngày phát triển 7 không ngừng, chính vì vậy ngay từ cấp THCS GV phải trang bị cách giải quyết vấn đề một cách tổng quát cho các em. 2.4. NỘI DUNG – ĐẠI CHỈ TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 9 Tên bài Địa chỉ Bài 12: Cơ chế Cơ chế xác định giới tính Nội dung tích hợp - Cơ sở khoa học của việc sinh con trai, con gái NST xác -> Giáo dục tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”; định giới việc cấm chẩn đoán giới tính thai nhi;…ảnh tính Mức độ Lồng ghép một phần hưởng tới sức khỏe sinh sản. Bài 16: AND - HS nắm được sự tự nhân đôi của AND, bản và bản chất của chất và chức năng của gen -> giáo dục niềm tin gen vào khoa học: Con cái sinh ra giống bố mẹ. Bài 21-24: Tác nhân Cơ sở khoa học và nguyên nhân một số bệnh ung Đột biến gây đột Liên hệ Liên hệ thư ở người. biến Bài 25: Thường Mối Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và biến quan hệ môi trường. Muốn có năng suất cao trong sản Bài 27: Thực giữa kiểu xuất nông nghiệp cần chú ý bón phân hợp lí. hành: Quan sát gen, môi thường biến trường Liên hệ và kiểu hinh Bài 29: Bệnh và Các biện Các bệnh và tật di truyền ở người do ảnh hưởng tật di truyền ở pháp hạn của các tác nhân vật lí, hóa học trong tự nhiên, do người chế phát ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trong TĐC sinh nội bào -> Biện pháp: Đấu tranh chống SX, thử bệnh, tật vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi di truyền gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng đúng qui cách Lồng ghép một phần các thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc chữa bệnh. Bài 30: Di - Di - Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thanh niên; Luật Lồng ghép truyền học với truyền hôn nhân và gia đình… một phần con người học với 8 hôn nhân và KHHGĐ - Các chất phóng xạ và các hóa chất có trong tự - Hậu nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng ô quả di nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật truyền di truyền -> Giáo dục HS cần phải đấu tranh do ô chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và phòng nhiễm chống ô nhiễm môi trường. môi trường Bài 32: Công Khái Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn nghệ gen niệm gen quý hiếm và lai tạo ra các giống SV có năng công suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu là nghệ việc làm hết sức hiệu quả để bảo vệ thiên nhiên. Liên hệ sinh học Phần II: Sinh Bao gồm - Hình thành nguyên lí SV – Đất –Môi trường Lồng ghép vật và môi 4 chương (Đây là phần lớn kiến thức về môi trường và bảo toàn phần; trường I - IV: vệ môi trường). SV và - Vận dụng kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lí, môi Hóa học, Vật lí, GDCD, Mĩ thuật, Âm nhạc,...) trường; để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung Hệ sinh bài học. Liên hệ thái; Con người, dân số và môi trường; Bảo vệ môi trường 9 Bài 41-46 - Môi trường và các nhân tố sinh thái. Lồng ghép - Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên SV và toàn phần, sự thích nghi của SV với môi trường. Môi trường liên hệ tác động lên SV, đồng thời Sv cũng tác động trở lại làm thay đổi môi trường. Bài 47: Quần - Vai trò của quần thể SV trong thiên nhiên và thể sinh vật đời sống con người. Lồng ghép - Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động số lượng toàn phần, cá thể của quần thể và cân bằng quần thể. liên hệ Bài 48: Quần Tăng dân Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần Lồng ghép thể người số và phải phát triển dân số hợp lí. Ảnh hưởng của dân một phần, phát số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức liên hệ triển XH ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các nguồn tài nguyên khác. Bài 49: Quần Quan hệ Các loài trong quần xã luôn có mối quan hệ mật Lồng ghép xã sinh vật giữa thiết với nhau. Số lượng cá thể của quần thể một phần ngoại trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức cảnh với độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên quần xã cân bằng sinh học trong quần xã. Bài 50: Hệ sinh Các SV trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều Lồng ghép thái mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai toàn phần trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn -> Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. Bài 51-52: Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ Lồng ghép Thực hành: Hệ đa dạng sinh thái. toàn phần sinh thái Bài 53: Tác Lồng ghép toàn phần động của con - Nhiều người hoạt động của 10 con người gây hậu quả xấu đối với môi trường: làm mất một số loài SV, làm suy giảm các HST hoang dã, làm mất cân bằng sinh thái. Tác động lớn nhất của con người tới môt trường tự nhiên là phá hủy thảm TV, từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiemx 11 môi trường, hạn hán, lũ lụt, lũ quét,... - Mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình. Bài 54: Ô - Thực trạng ô nhiễm môi trường. Lồng ghép nhiễm môi - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. toàn phần Bài 56-57: - Hậu quả ô nhiễm môi trường. Lồng ghép Thực hành: Tìm - Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường. toàn phần Bài 58: Sử Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, Lồng ghép dụng hợp lí tài chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và toàn phần nguyên thiên hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên nhiên của XH hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các trường hiều tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương nguồn tài nguyên cho các thế hệ mao sau -> Bảo vệ rừng và cây xanh trên Trái đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên SV khác. 12 Bài 59: Khôi Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng Lồng ghép phục môi cây gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm toàn phần trường và gìn bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái giữ thiaan nhiên -> Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm trong việc hoang dã gìn giữ và cải tạo thiên nhiên. Bài 60: Bảo vệ - Các HST quan trọng cần bảo vệ là: HST rừng, Lồng ghép đa dạng các hệ HST biển, HST nông nghiệp,... toàn phần sinh thái - Mỗi quốc gia và mội người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ các HST, góp phần bảo vệ môi trường trên Trái đất. Bài 61: Luật Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm Lồng ghép bảo vệ môi ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do hoạt toàn phần trường động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. Bài 62: Thực Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi Lồng ghép hành: Vận dụng trường ở địa phương. toàn phần Tổng hợp các kiến thức về bảo vệ môi trường. Lồng ghép luật bảo vệ môi trường ở địa phương Bài 63: Ôn tập toàn phần phần sinh vật và môi trường Bài 66: Tổng Mối quan hệ giữa SV và môi trường toàn phần kết chương trình toàn cấp 2.5. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA Ví dụ 1 (liên hệ): Lồng ghép Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản qua bài “Cơ chế xác định giới tính” 13 Mục II: Cơ chế NST xác định giới tính GV treo H.12.2 SGK, hướng dẫn HS quan sát, nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi: ? Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân? ? Sự thụ tinh giữa các trứng và tinh trùng nào để tạo ra hợp tử phát triển thành con trai hay con gái? ? Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1 : 1? HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến. GV cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận. Như vậy: Sau khi phân tích cơ chế xác định giới tính ở người, GV hướng dẫn HS rút ra được kết luận cơ sở khoa học của việc sinh con trai hay con gái, từ đó giáo dục tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” và đồng thời giúp các em biết giữ gìn cơ thể tránh các yếu tố xấu ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Ví dụ 2 (lồng ghép bộ phận): Tích hợp ứng dụng CNTT, giáo dục môi trường - giáo dục sức khỏe - an toàn giao thông - giáo dục hôn nhân trong bài “Đột biến gen” Phần kiểm tra bài cũ: Để tạo hứng thú cho HS và vừa giúp HS ôn lại kiến thức cũ, GV tổ chức giải trò chơi ô chữ Sinh học: - Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội đã có sự chuẩn bị còi để dành quyền trả lời nhanh. - Phổ biến luật chơi. - Phát động thi đua giữa 2 đội: đội nào dành được quyền trả lời nhanh và đúng ô chữ hàng dọc sẽ dành chiến thắng. - Cho điểm thi đua giữa 2 đội -> nhận xét ý thức học bài cũ và tinh thần tham gia trò chơi của cả lớp. 14 Như vậy: Ngay sau khi tổ chức trò chơi với sự cố gắng thi đua của HS, tôi nhận thấy HS vô cùng sôi nổi, phần trả lời bài cũ không còn áp lực nặng nề đối với các em, mặt khác trò chơi này còn tạo đà hưng phấn để các em chuẩn bị đón nhận kiến thức bài mới một cách thoải mái, hào hứng. Mục II: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen Để gây hứng thú, kích thích niềm đam mê, ham học hỏi cho HS, tạo niềm tin vào khoa học thực tiễn, GV yêu cầu HS xem đoạn phim về một số nguyên nhân phát sinh đột biến gen. Sau đó, yêu cầu HS liên hệ thực tế để rút ra các nguyên nhân phát sinh đột biến gen. Mục III: Vai trò của đột biến gen Ở bài học trước GV đã hướng dẫn HS sưu tầm tranh ảnh về đột biến gen và dán vào tờ bìa theo nhóm (2 nhóm). - Đầu tiên, GV yêu cầu 2 nhóm treo tranh lên bảng (2 tranh đặt cạnh nhau). -> GV mời đại diện của các nhóm nhận xét (về: số lượng, phân loại, hình thức) của nhóm bạn một cách cởi mở, thoải mái để tạo sự thi đua của cả lớp. Sau đó GV mới hướng dẫn HS tiếp tục nghiên cứu về vai trò của đột biến gen thông qua 2 tranh của 2 nhóm cho đến khi kết thúc phần 3 (việc sử dụng kết quả hoạt động của HS làm thông tin để khai thác và hình thành kiến thức mới giúp HS tự hào về kết quả của mình, từ đó các em sẽ nhiệt tình tham gia vào các hoạt động do GV tổ chức). Trên cơ sở GV đã yêu cầu HS chuẩn bị thu thập thông tin trước, tạo không khí thi đua sôi nổi, GV đặt câu hỏi: Nêu vai trò của đột biến gen? GV yêu cầu HS liên hệ: Chúng ta quan sát hình ảnh thấy đa số đột biến gen là có hại đối với bản thân sinh vật và con người. Vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế hạn chế tác hại của đột biến gen? GV khuyến khích HS liên hệ và thoải mái nêu biện pháp về bảo vệ môi trường. GV đưa ra vấn đề: Người bị bệnh câm điếc bẩm sinh kết hôn với nhau có được không? Khi kết hôn rồi có nên sinh con không? 15 GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức di truyền đã học để liên hệ vấn đề giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình: Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên . Như vậy: GV vừa giúp HS định hướng kiến thức để giải quyết tình huống vừa tích hợp được việc giáo dục dân số. GV yêu cầu HS liên hệ: Bản thân tất cả chúng ta có thấy mình thật hạnh phúc khi cơ thể chúng ta hoàn chỉnh, trọn vẹn…Các em hãy bảo vệ chính cơ thể mình! ? Các em cần làm gì để bảo vệ chính cơ thể mình? GV nhấn mạnh việc giáo dục sức khỏe, sự an toàn khi tham gia lao động, học tập, vui chơi, đặc biệt là giáo dục an toàn giao thông. Ví dụ 3 (lồng ghép toàn phần): Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục kỹ năng sống…và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề qua bài “Tác động của con người đối với môi trường”. Phần kiểm tra bài cũ: Em hãy nhắc lại các nhân tố sinh thái hữu sinh tác động lên hệ sinh thái? Trong đó, nhân tố nào tác động vào hệ sinh thái nhiều nhất và làm biến đổi hệ sinh thái? ĐVĐ vào bài mới: Vậy con người đã có những tác động và hệ sinh thái, vào môi trường tự nhiên và làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu. Phần bài mới: Mục I: Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của XH GV đặt câu hỏi để HS vừa vận dụng kiến thức liên môn và thông tin SGK để trả lời: ? Bằng kiến thức Lịch sử, Địa lí - em hãy cho biết từ khi mới xuất hiện đến nay, loài người đã trải qua các thời kì nào của phát triển XH? 16 ? Vậy ở mỗi thời kì, con người đã tác động vào môi trường như thế nào và gây ra hậu quả gì cho môi trường? Mục II: Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên - Cho HS xem đoạn phim về một số hoạt động của con người và hậu quả của nó. - Cho HS thảo luận nhóm (chia lớp thành 4 nhóm), hoàn thành bài tập bảng 53. GV gợi mở để HS vận dụng kiếm thức liên môn để giải thích một số hậu quả do hoạt động đốt rừng làm cháy rừng gây ra: ? Em hãy giải thích tại sao cháy rừng lại gây xói mòn, thoái hóa đất? ? Vận dụng kiến thức Hóa học, Địa lí - em hãy chứng minh cháy rừng gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) ? ? Liên hệ ở Việt Nam, ở Quảng Bình – những vùng nào thường chịu những hậu quả trên? ? Em hãy kể một vài hiện tượng thực tế cho thấy khí hậu đang biến đổi theo chiều hướng xấu? Mục III: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường GV khẳng định: Mỗi quốc gia muốn phát triển bền vững cần phải bảo vệ và cải tạo môi trường. - Yêu cầu HS nêu một số biện pháp chính. - Liên hệ ở địa phương và bản thân đã làm gì để góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường. ? Giải thích vì sao dùng biện pháp đó? (Hạn chế phát triển dân số quá nhanh -> giáo dục bảo vệ môi trường, kế hoạch hóa gia đình, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng,...). Phần củng cố: 17 Yêu cầu HS gửi thông điệp chung tay bảo vệ qua ngôn ngữ Ngữ văn, Mĩ thuật, Âm nhạc (HS có thể hát, trình bày tranh vẽ, đọc thơ – đoạn văn…về bảo vệ môi trường). Như vậy: Với phương pháp tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết một số tình huống trong nội dung bài học, tôi thấy HS hứng thú hơn, thi đua sôi nổi hơn và các em thấy tự hào về kiến thức thu nhận được của bản thân vì được thể hiện trước tập thể một cách tự tin. Ngoài ra, tôi đã sử dụng phương pháp tích hợp cho hầu hết các bài học trong chương trình Sinh học 9 có phần lồng ghép, liên hệ tích hợp. 2.6. KẾT QUẢ KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI VẢO GIẢNG DẠY Để kiểm tra tính thực tiễn của đề tài qua 3 năm thực hiện, tôi đã thu được kết quả so với khi chưa áp dụng đề tài như sau: NĂM HỌC 2011 - 2012 Líp Sè Giái Kh¸ T.B×nh YÕu HS SL % SL % SL % SL % 91 29 7 24.1 9 31.0 8 27.6 5 17.2 92 33 21 63.6 11 33.3 1 3.0 93 30 5 16.7 14 46.7 9 30.0 18.5 7 41 25.9 13 31 48.1 94 27 5 K9 119 38 31.9 34.5 26.1 KÐm Trªn TB SL % SL % 0 5 17.2 24 82.8 0.0 0 0 0.0 33 100.0 2 6.7 0 2 6.7 28 93.3 2 9 7.4 0 0 2 9 7.4 25 110 92.6 7.6 SL % Díi TB 0.0 7.6 92.4 NĂM HỌC 2012 - 2013 Líp Sè Giái Kh¸ T.B×nh YÕu HS SL % SL % SL % SL 91 35 10 28.6 13 37.1 11 31.4 1 92 33 10 30.3 17 51.5 6 18.2 93 K9 30 98 22 42 73.3 8 38 26.7 0 17 0.0 42.9 38.8 17.3 KÐm Díi TB Trªn TB % SL % SL % SL % 2.9 0 1 2.9 34 97.1 0 0.0 0 0 0.0 33 100.0 0 1 0.0 0 0 0 1 0.0 30 97 100.0 1.0 0.0 1.0 99.0 HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2013 - 2014 Líp 91 Sè Giái Kh¸ T.B×nh YÕu HS SL % SL % SL % SL 34 21 61.76 11 32.35 2 5.88 0 18 KÐm Díi TB % SL % SL % 0 0 Trªn TB SL % 34 100 92 36 5 93 34 14 K9 104 40 13.89 18 50.0 10 27.78 3 8.33 0 3 8.33 33 97.06 41.18 13 42 38.24 6 18 17.65 1 4 2.94 0 0 1 4 2.94 33 100 97.06 38.46 40.38 17.31 3.85 3.85 96.15 3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN Việc áp dụng lồng ghép phương pháp tích hợp trong dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao và có ý nghĩa đáng kể trong quá trình dạy học Sinh học. Đó là: * Đối với HS - Đạt được mục tiêu nội dung bài học: Lĩnh hội được các kiến thức một cách tổng quát khi tham gia vào các hoạt động dưới sự chỉ đạo của GV, vận dụng được kiến thức liên môn để giải thích được các hiện tượng trong sản xuất và đời sống; có tình yêu và lòng tin vào khoa học, vào bản thân, có quan điểm duy vật biện chứng; được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, tham gia giao thông, an toàn trong lao động, giáo dục dân số, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống… - Rèn luyện được những kỹ năng cơ bản của một con người trong thời đại mới: Khai thác được thông tin qua các dụng cụ dạy học để xây dựng kiến thức; kỹ năng hoạt động cá thể phối hợp với hoạt động hợp tác; vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề một cách tổng thể. * Đối với GV - Nắm chương trình dạy học một cách tổng quát, thể hiện được vai trò chủ đạo, linh hoạt trong quá trình dạy học. 19 - Nâng cao trình độ chuyên môn sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm để tổ chức và hướng dẫn các hoạt động độc lập của HS mà đôi khi diễn biến ngoài tầm dự kiến. - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. * Đối với thực tiễn đời sống xã hội - Giáo dục con người trong cuộc sống hiện đại ý thức bảo vệ môi trường, biết cách ứng phó biến đổi khí hậu, an toàn giao thông, ý thức chấp hành pháp luật, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… - Rèn luyện HS có cách nhìn nhận khoa học đối với các hiện tượng trong thực tiễn đời sống, tin tưởng vào sự phát triển của khoa học, của thế giới. - Giúp HS - sau này là chủ nhân của thế giới - có một số hiểu biết tổng thể về thế giới xung quanh. Như vậy với suy nghĩ, cố gắng ban đầu, tôi thấy rằng khi tập trung đầu tư công sức, nghiên cứu sâu kiến thức và áp dụng lồng ghép phương pháp tích hợp vào bài dạy, sẽ giúp HS tiếp thu bài một cách tích cực chủ động và hứng thú hơn. Chính sự ham học của HS lại là động lực thúc đẩy giáo viên cần phải đổi mới tư duy, phương pháp dạy học phù hợp với thời đại phát triển có nhiều thông tin mới. Mỗi giờ học mà các em vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề một cách tổng quát, hoàn chỉnh đã thể hiện được phần nào tâm huyết của người dạy. Bản thân tôi thấy rằng, mỗi một GV chúng ta cần lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phải đúng thời điểm, đúng đối tượng, phù hợp với ý đồ sư phạm của người dạy. Vì vậy, chúng ta cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các phương pháp dạy học đã quen thuộc; đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện dạy học ở từng địa phương, từng dạng bài, từng đối tượng HS...góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học nhằm đào tạo những con người có cách giải quyết tình huống một cách tổng thể, phù hợp với sự phát triển của thời đại mới. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan