Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn lồng ghép giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh qua tiết dạy tiếng anh...

Tài liệu Skkn lồng ghép giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh qua tiết dạy tiếng anh

.PDF
9
179
147

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do thường trực hội đồng ghi): ………………………………… 1. Tên sáng kiến: “ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH HỌC SINH QUA TIẾT DẠY TIẾNG ANH” (Bùi Thị Thúy, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hồ Thị Liên, @THPT Lê Quí Đôn) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiếng Anh 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong những năm qua, đất nước ta đã và đang chuyển mình đi lên trong công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Mặt khác cơ chế cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái đạo đức và những giá trị nhân văn là vấn đề toàn xã hội quan tâm. Tại các trường THPT không đứng ngoài thực trạng này, không khỏi băn khoăn và lo lắng cho những con người làm chủ vận mệnh đất nước sau này, hơn nữa không phải chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới có thể giáo dục đạo đức học sinh mà thiết nghĩ tất cả giáo viên làm công tác giáo dục như tôi đều có thể thực hiện. Giáo dục đạo đức là một mảng lớn với vai trò giáo viên bộ môn phải có biện pháp phù hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là nền tảng vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Căn cứ vào đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020: “ Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ”, những định hướng đổi mới phương pháp dạy học THPT Nghị quyết trung ương IV khóa 7 đã xác định phải “ khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp hiện đại bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề”. Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan 1 phân tích tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Lồng ghép giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh qua tiết dạy Tiếng Anh”. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Để tiến hành đề tài này, bản thân tôi mong muốn làm giảm sự suy thoái đạo đức ở học sinh vừa nâng cao ý thức học Tiếng Anh đặc biệt là ở những lớp mà tôi được phân công giảng dạy, góp phần cùng nhà trường nâng cao giáo dục toàn diện với phương châm rèn luyện tốt về đạo đức – hạnh kiểm sẽ kéo giảm tỉ lệ yếu kém về học lực. - Nội dung giải pháp: Chắc chắn thầy, cô sẽ đặt vấn đề trong mỗi bài học khi giảng dạy chúng ta đều liên hệ thực tế để giáo dục học sinh. Tuy nhiên điểm mới trong nội dung này là sự lồng ghép giáo dục đạo đức, nhân cách thường xuyên được phân tích làm một hoạt động hướng học sinh vào nội dung bài học. Vì đôi khi thực tế có thể phát sinh và đó chính là một “ nghệ thuật” làm sao giáo viên vừa giáo dục nhẹ nhàng vừa đi vào bài học mà không lạc nội dung, vừa mang giá trị nhân văn, không khô khan nhàm chán còn mang đến cho các em những kinh nghiệm sống quý báu, những bài học làm người cũng như trau dồi thêm kỹ năng học ngoại ngữ và theo tôi điều quan trọng là các em mạnh dạn bộc bạch tâm tư tình cảm của mình một cách tự nhiên bằng những vốn từ Tiếng Anh theo khả năng của các em, điều này giúp giáo viên hiểu và có những phương pháp giảng dạy thích hợp cho từng đối tượng học sinh. Mỗi người một suy nghĩ, mỗi giáo viên có phong cách lên lớp, mỗi phương pháp có hiệu quả riêng. Song tôi nghĩ dù phương pháp nào đi chăng nữa cũng đều có mục đích chung là truyền thụ cho các em học sinh đúng, đủ kiến thức giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức một cách nhanh và lâu nhất. Riêng bản thân tôi đã thực hiện như sau: - Các bước tiến hành: 2 + Giáo viên chuẩn bị kỹ, nghiên cứu những nội dung chuẩn bị dạy theo tiến trình, các bước lên lớp và tùy theo những kỹ năng của từng bài dạy. Nội dung có tính chất vui vẻ, có tính tập thể nhằm thu hút được nhiều đối tượng học sinh. + Tùy theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, giáo viên có thể chọn thiết kế lại phiếu học tập có các hoạt động sôi nổi, thoải mái, thủ thuật dạy phù hợp với học sinh từng lớp nhưng vẫn đảm bảo được chuẩn kiến thức kỹ năng. + Dự đoán trước những tình huống sẽ xuất hiện và biến các tình huống thành những đề tài thú vị nhằm kích thích tính tò mò muốn khám phá kiến thức vừa phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. + Tạo không khí nhẹ nhàng giữa thầy và trò, tạo thế chủ động, tự tin cho học sinh bằng các hoạt động như tự giới thiệu về mình, chào hỏi, kể chuyện vui, nghe một đoạn nhạc, quan sát tranh, hỏi và trả lời, giải câu đố, trò chơi ngôn ngữ, làm bài tập về từ vựng… + Các tình huống có thể sắp xếp xuất hiện trong phần warm up, before, while, or post tùy tình hình thực tế. + Khen thưởng, khích lệ những các em năng động và sáng tạo trong các hoạt động và ứng xử tình huống hay. Giúp đỡ kịp thời những vốn từ cho các em quên hay chưa biết. - Tạo dựng ngữ cảnh, tình huống: Xin đưa ra một số tham khảo qua các tiết reading của chương trình Tiếng Anh 11. Tùy đối tượng học sinh ta cũng có thể xây dựng các kỹ năng khác và áp dụng tương tự cho khối 10,12. Unit 1: Friendship - Giáo viên sẽ gợi mở tình huống ở phần warm up: Shows the picture from textbook and questions. 1. What do you see in the picture? 2. What are they doing? 3. Are they happy? 4. Do you have a lot of friends? 3 - Sau khi học sinh trả lời câu hỏi giáo viên sẽ giới thiệu có nhiều bạn sẽ mang đến cho chúng ta nhiều niềm vui, họ sẽ giúp chúng ta sẻ chia những niềm vui và nỗi buồn, giúp các em vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Vậy làm thế nào để có nhiều bạn? Và những phẩm chất nào cần phải có để giúp chúng ta có nhiều bạn? - Học sinh thảo luận và đưa ra những ý kiến và giáo viên sẽ lead in the lesson. - Trong task 2: có câu “A friend in need is a friend indeed”. Giáo viên sẽ phân tích cho học sinh hiểu và điều quan trọng cần khắc cho các em nhớ rằng hãy luôn giúp đỡ bạn bè khi họ gặp khó khăn. Nếu các em giúp đỡ bạn, bạn vui thì điều đó cũng mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chính các em. Unit 2: Personal experiences - Giáo viên gợi vấn đề: nếu các em đứng trước tình huống như cô bạn trong câu chuyện thì các em sẽ cư xử thế nào? giáo viên gợi nhắc câu điều kiện loại 2: What would you do if you were in her situation? - Các em sẽ lần lượt đưa ra vấn đề: If I were in her situation, I would say sorry and repay money to him... - Nếu học sinh đưa ra ý kiến hay, chân thật, giáo viên sẽ khen ngợi các em trước lớp và khuyến khích các học sinh khác cư xử giống bạn... - Nếu học sinh đưa ra tình huống trái chiều, giáo viên không nên chê ý kiến của các em mà mĩm cười và nói rằng em rất thích nói đùa, cảm ơn ý kiến của em. Như các em biết khi các em vô tình bị lạc mất đồ dùng, tư trang, hay tiền bạc có đôi khi là vật kỷ niệm rất quan trọng... thì các em tìm kiếm và cảm thấy tiếc, và rất buồn. Thế nên chúng ta hãy tìm cách gửi lại người bạn ấy do chúng ta nhầm lẫn, chắc chắn người bạn ấy và các em sẽ cảm thấy rất vui. Còn nếu chúng ta giữ luôn điều đó thật không nên tí nào đồng nghĩa là tham lam là tính xấu nha các em. Cô tin các em đều là người tốt, những ý kiến đó chỉ là tinh nghịch để làm cho không khí lớp vui. Hy vọng các em ngày càng có nhiều người bạn tốt và hiểu nhau hơn. Unit 3: A party - Giáo viên Shows pictures of the party và asks student some questions: 4 1. What is the relationship between the people in the pictures? 2. What are they celebrating? 3. Have you ever celebrated your birthday party? 4. Do you celebrate your birthday party at home or in the restaurant? - Introduces the lesson. - Giáo viên giải thích không cần phải cầu kì, không cần phải bỏ ra nhiều chi phí cho việc tổ chức tiệc, chỉ cần các em có thành ý tôn trọng những người thân, có dịp tự tay trổ tài nấu những bữa ăn thân mật để gia đình ngồi ôn lại những kỷ niệm đẹp, điều đó cũng rất quý và đáng trân trọng. Unit 4: Volunteer work - Giáo viên Shows Ss some pictures / or watch the video clip and asks them answer the questions : 1. What are the people in the pictures doing ? 2. Who are they ? 3. Where are they ? 4. Do they get paid for their work ? 5. Do you like participating in the volunteer work? - Sau khi học sinh trả lời giáo viên sẽ khen và giải thích thêm cho học sinh hiểu giá trị nhân văn: đất nước ta một số địa phương còn nghèo, một số bạn nhỏ vì hoàn cảnh gia đình nên không có điều kiện đến trường để học, hay các bạn sinh ra bị khuyết tật… nhưng vẫn có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta rất may mắn, hạnh phúc vì được khỏe mạnh và sống trong tình yêu thương, thế nên các em phải cố gắng toàn tâm cho việc học và không quên tham gia giúp đỡ những người bạn còn khó khăn xung quanh mình nhé. Sau đó hướng dẫn học sinh vào bài. Unit 6: Competitions - Sau khi feedback phần câu hỏi, giáo viên liên hệ câu nói trong bài: Nga encouraged her group by saying “ For me the most important thing was our participation in the competition and the enjoyment we had from it” 5 - Khuyến khích các em tham gia các cuộc thi, phong trào với tinh thần tham gia nhiệt tình. Ai cũng mong khi tham gia cuộc thi là sẽ giành chiến thắng, nhưng cuộc thi sẽ có thắng thua vì thế cố gắng hết sức mình và có được niềm vui khi được trao đổi học tập, giao lưu, đoàn kết với bạn đó là điều quan trọng nhất. Unit 7: World population - Giáo viên hướng dẫn trò chơi: ❖ Game : Hangman - Have students guess a word corresponding to 10 dashes - Gợi ý : It is a problem that India , China, Vietnam, etc have to solve __ __ __ __ __ __ __ __ __ __ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 - Divide the class into 2 teams ▪ One student from each team suggest a letter in turn ▪ If the letter appears in the word, the teacher writes it in . ▪ If the chosen letter is not in the word, the teacher stars to construct gallows for that team. One line is added for each wrong choice (as indicated by the numbers ) . - Each team can also make a guess at the word. But only when it is that team’s on the gallows. A correct guess finishes the game. - If a team win by completing on guessing a word correctly member of the team takes over as the “ hangman “ - Sau khi trò chơi kết thúc giáo viên hướng dẫn vào bài và yêu cầu học sinh liệt kê những vấn đề về tăng dân số và giải pháp. - Từ đó giúp học sinh thêm kiến thức tác hại của tăng dân số và các phương pháp về kế hoạch hóa gia đình. Unit 8: Celebrations - Sau phần warm up giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm: Tell your partner which of these activities you enjoy doing most at Tet. - Học sinh sẽ trả lời: I enjoy eating special Tet foods. I enjoy watching fireworks. I enjoy making banh chung. I enjoy receiving lucky money… - Giáo viên hướng học sinh những giá trị cao đẹp của nền văn hóa Việt Nam, phong tục làm bánh chưng để con cháu họp mặt cùng làm, sum họp bên mâm cỗ ngày tết, trẻ em được nhận tiền may mắn … không quan trọng bên trong 6 phong bì lì xì là giá trị bao nhiêu, nhưng nếu có nhận thì các em đã được may mắn và sự chúc phúc của họ rồi. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Để góp phần ngăn chặn tình trạng suy thoái đạo đức ở một bộ phận không nhỏ học sinh và hướng các em đến việc học tập tiếng anh tốt hơn, tôi đã tiến hành áp dụng cho những lớp mà tôi đảm nhận. Đề tài này là một trong những điều mà bản thân vạch ra cho mình trong quá trình giảng dạy, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhưng theo tôi nó rất có ý nghĩa về nhiều mặt, hi vọng sẽ được đồng nghiệp lưu tâm, góp ý để hoàn thiện và ứng dụng trong công tác giảng dạy cho phù hợp với chương trình Tiếng Anh lớp 11 hay có thể liên hệ đến từng bài, từng nội dung của Tiếng Anh lớp 10,12, nhằm góp phần chung tay vì sự nghiệp giáo dục toàn diện nhà trường. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua tiến hành dù thời gian chưa nhiều nhưng tôi nhận thấy giữa giáo viên và học sinh trong lớp hiểu nhau nhiều hơn. Bởi lẽ tính giáo dục nhẹ nhàng các em tiếp thu rất nhạy bén, khắc phục tính rụt rè nhút nhác, mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình ngay khi giáo viên yêu cầu cho ý kiến. Từ đó giúp tôi nhận biết được những suy nghĩ lệch của các em và có những điều chỉnh phù hợp. Điều quan trọng là các em quan tâm đến việc học Tiếng Anh nhiều hơn góp phần nâng cao chất lượng học tập của trường. a. Đối với giáo viên: Đã hiểu, nắm bắt được nguyện vọng các em tôi đã kết hợp với giáo viên chủ nhiệm động viên kịp thời những học sinh có biểu hiện sa sút trong học tập (không thuộc bài, nói chuyện riêng trong giờ học, nghiện game online…) và những học sinh sa sút trong tình cảm, gia đình, chán nản không muốn học. Giáo viên bày tỏ được quan điểm, mong muốn của mình để học sinh nắm bắt và thực hiện. Tạo niềm tin cho các em và các em tự do bày tỏ niềm mong 7 ước của mình. Giờ học giữa thầy và trò rất nhẹ nhàng, tích cực và không khí học tập vui vẻ, sôi nổi. Rèn luyện tốt về đạo đức – hạnh kiểm kéo giảm tỉ lệ yếu kém về học lực. Khi mạnh dạn áp dụng được tổ bộ môn dự giờ đồng tình và thực tế học sinh biết lễ phép khi gặp và nói chuyện với thầy cô, quan tâm đến các bạn trong lớp, giảm học sinh ra hội đồng kỷ luật, không có học sinh vi phạm pháp luật và điều đặc biệt là các em chăm chỉ, tự giác hơn trong học tập. b. Đối với học sinh: Khi tham gia học tập các em rất chăm chú và năng động thảo luận đề tài để tranh phần thưởng và điểm thưởng mà giáo viên đặt ra thử tài thông minh, ứng xử của các em về giá trị nhân văn, bài học kinh nghiệm hay, những giá trị sống quý báu. - Kết quả rèn luyện khi chưa áp dụng lồng ghép các lớp học kỳ 1 năm 2016-2017: Khối 11 * Hạnh kiểm: TỐT KHÁ TB YẾU Xếp loại SS SL % SL % SL % SL % HK1 126 80 63.5 40 31.7 6 4.8 0 HK2 126 81 64.3 41 32.5 4 3.2 0 * Học lực: Xếp loại HK1 HK2 SS 126 126 GIỎI SL 19 29 % 15.1 23 KHÁ SL 31 32 % 24.6 25.4 TB SL 41 43 % 32.5 34.1 YẾUKÉM SL % 35 27.8 22 17.5 - Sau khi áp dụng sáng kiến lồng ghép các lớp học kỳ 1 năm 2017-2018: Khối 11 * Hạnh kiểm: TỐT KHÁ TB YẾU Xếp loại SS SL % SL % SL % SL % HK1 131 108 82.4 22 16.8 1 0.8 0 * Học lực: Xếp loại HK1 SS 131 GIỎI SL 31 % 23.7 KHÁ SL 50 % 38.2 TB SL 38 % 29 YẾUKÉM SL % 12 9.1 3.5. Tài liệu tham khảo gồm: 8 - Sách giáo khoa Tiếng Anh 11 Hoàng Văn Vân , NXB Giáo Dục. - Sách giáo viên Tiếng Anh 11. - Dwaft Version- English Language Teacher Training Project. Bến Tre, ngày 17 tháng 03 năm 2018 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan