Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Thể dục Skkn long châu 2015 2016...

Tài liệu Skkn long châu 2015 2016

.DOC
14
532
128

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long châu, ngày 28 tháng 12 năm 2015 BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn đá cầu I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: HUỲNH CÔNG LẬP Nam - Ngày tháng năm sinh: 12/ 07/ 1986 - Nơi thường trú: Xã Nhơn Hội, Huyện An Phú, Tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường tiểu học Long Châu - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm TDTT - Lĩnh vực công tác: Dạy chuyên Thể dục II. Tên sáng kiến: Đề xuất một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn đá cầu.. III. Lĩnh vực: Chuyên môn IV. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Trong quá trình giảng dạy cho học sinh học kỹ thuật đá cầu. Ban đầu tôi đã xác định được những sai lầm cơ bản mà học sinh thường mắc phải đó là: NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC KHI HỌC SINH HỌC KỸ THUẬT ĐÁ CẦU QUA KHẢO SÁT 29 HỌC SINH: Stt 1 Nội dung sai lầm Cách tung cầu ban đầu quá cao hoặc quá thấp trước khi tâng cầu, chuyền cầu và phát cầu. Khi tâng cầu bằng đùi, điểm tiếp xúc cầu chưa đúng (2/3 của đùi tính từ trong thân người ra). Số HS Tỉ lệ Số HS sai % đúng Tỉ lệ % 20 69 9 31 18 62 11 38 3 Khi chuyền cầu, cầu đi chưa đúng hướng do phán đoán sai điểm cầu rơi và động tác đá cầu chưa duỗi hết mũi bàn chân. 22 76 7 24 4 Khi phát cầu chân phía sau lăng về trước chưa duỗi thẳng cẳng chân và mũi bàn chân. 21 72 8 28 2 SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 1 5 Chưa biết điều chỉnh lực cho hợp lí khi tâng cầu, chuyền cầu và phát cầu. 24 83 5 17 6 Dùng tay đỡ cầu. 6 21 23 79 Qua kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh mắc phải những sai lầm 1, 2, 3, 4, 5, 6, chiếm tỉ lệ khá cao. Như vậy, chứng tỏ các sai lầm 1, 2, 3, 4, 5, 6, là những sai lầm học sinh trong quá trình học kỹ thuật đá cầu thường hay mắc phải. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: - Sức khỏe là vốn quý của con người để có thể lao động, học tập tốt và đạt kết quả cao thì phải dựa trên cơ sở của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố sức khỏe là nền tảng của sự thành công. Có sức khỏe chúng ta có thể xây dựng đất nước, tổ quốc, kiến thiết quốc gia. Thể dục thể thao là một phương thức để rèn luyện sức khỏe cũng như nhằm phát triển con người toàn diện, đặc biệt là trong xã hội ngày nay Thể dục thể thao ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn về nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể, tập luyện Thể dục thể thao không chỉ phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo khéo léo, mà thông qua tập luyện Thể dục thể thao đã rèn luyện cho người tập những phẩm chất như: lòng dũng cảm, đạo đức, tinh thần đồng đội, sự kiên trì nhẫn nại, sự can đảm vượt khó… hay nói cách khác Thể dục thể thao là phương tiện hữu hiệu nhằm bồi dưỡng và phát triển nhân tố con người để xây dựng cuộc sống ấm no giàu đẹp. Thể dục thể thao còn là một trong những biện pháp để thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước, không ngừng phát huy nguồn lực tạo con người mối phát triển một cách đầy đủ về trí đức, thể mỹ. - Trong giáo dục thể chất có nhiều môn thể dục, thể thao khác nhau. Đá cầu là một trong những môn thể thao được các em học sinh yêu thích nhất. Những năm gần đây môn Đá cầu được phát triển rộng rãi trong cả nước nói chung và trong các trường học nói riêng. - Đá cầu là môn thể thao dễ tập luyện, nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu như hoạt động đi - chạy - nhảy... nên được nhiều người ưa chuộng hằng ngày tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ. Trong nhà trường môn Đá cầu là môn thể thao tự chọn trong chương trình học môn thể dục lớp 4, 5. - Là giáo viên trực tiếp làm công tác Giáo dục thể chất ở trường tiểu học. Trong quá trình giảng dạy môn thể dục cho các em học sinh. Tôi nhận thấy môn đá cầu khi học đòi hỏi chúng ta phải nắm vững và biết vận dụng tốt các kỹ thuật đá cầu thì quá trình tập luyện mới có hiệu quả và chất lượng học môn đá cầu được nâng cao. Từ đó có thể phát hiện những em có triển vọng năng khiếu thể thao đưa vào huấn luyện và thi đấu thông qua các kỳ hội thao các cấp. Từ đó Đề xuất một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn đá cầu. 3. Nội dung sáng kiến: 3.1. Tiến trình thực hiện: SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 2 Để kiểm tra trình độ tập luyện của các em khi học kỹ thuật đá cầu. Tôi tiến hành khảo sát 29 em học sinh một số kỹ thuật cơ bản khi học đá cầu: - Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi. - Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. - Kỹ thuật phát cầu. Kết quả khảo sát cho thấy đa số học sinh thực hiện sai kỹ thuật là do khả năng tiếp thu kỹ thuật của các em còn chậm, một số em có thể lực yếu. Do đó là giáo viên chúng ta phải làm thế nào để đưa ra một số biện giúp học sinh nắm vững kỹ thuật đá cầu và học tập mang lại hiệu quả cao. 3.2. Thời gian thực hiện: Thực hiện từ năm học 2013 - 2014 3.3. Biện pháp tổ chức: Trong môn đá cầu, điểm tiếp xúc mà người ta thường dùng là mu bàn chân, đùi, ngực,… cách sử dụng thì mỗi người một vẻ. Nhưng cho dù đá theo kiểu nào thì mọi người cũng bắt đầu từ những kỹ thuật cơ bản. Có kỹ thuật cơ bản rồi, có khả năng cầm cầu rồi mới phát huy được kiểu của mình. Đối với bậc tiểu học bao gồm các kĩ thuật: 3.3.1. Các kĩ thuật cơ bản: a. Cách cầm cầu: - Tay cầm cầu (cùng với chân đá cầu) cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0.3m, tay không cầm cầu co tự nhiên. - Có 2 cách cầm cầu: + Cầm cầu bằng cánh cầu: dùng 2 ngón tay, ngón trỏ và ngón cái cầm cánh cầu rồi buông tự nhiên. + Cầm cầu bằng đế cầu: dùng 3 ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa kẹp đế cầu rồi tung lên hoặc đế cầu đặt trong lòng bàn tay rồi tung lên. b. Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi: - Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng nửa bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.3 - 0.5m, cách ngực 0.2 - 0.4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối sao cho đùi vuông góc với thân người. Khi tiếp xúc với cầu đùi đánh lên sao cho cầu nẩy lên hơi hướng ra ngoài và khi cầu rơi xuống chuẩn bị tiếp tục thực hiện động tác tâng cầu tiếp theo. - Lưu ý, điểm tiếp xúc cầu là 2/3 của đùi tính từ trong thân người ra. SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 3 c. Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân: - Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng nửa bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên, khi cầu rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu. - Lưu ý, khi tiếp xúc cầu bàn chân gần như song song với mặt đất. SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 4 d. Kĩ thuật phát cầu bằng mu bàn chân: - Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế chân trước chân sau (chân phát cầu để phía sau). Bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang, mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20cm và mép ngoài của bàn chân cách đường giới hạn khu vực phát cầu khoảng 20cm. Mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra phía ngoài, sao cho trục của 2 bàn chân hợp thành một góc khoảng 45 độ và 2 gót chân cách nhau khoảng 40cm. Trọng tâm cơ thể lúc này dồn vào chân trước, thân người hơi khom. Tay cùng bên với chân phía sau gập khuỷu tay để bàn tay ngửa trước bụng, ngón trỏ và ngón giữa để ở phía dưới đế cầu. Tay còn lại để thả lỏng tự nhiên, mắt quan sát đối phương. - Thực hiện kỹ thuật: Tay cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao ngang tầm mắt, hơi chếch về phía trước, sao cho điểm rơi của cầu cách mũi bàn chân sau khoảng 50cm. Khi cầu rơi xuống đất, chân phía sau lăng về trước duỗi cẳng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp xúc với cầu, khi cách mặt sân khảng 20 – 30cm. - Kết thúc: Khi chạm cầu, chân đá dừng lại đột ngột, mu bàn chân vẩy nhẹ. Sau khi chân đá tiếp đất thì nhanh chóng di chuyển vào giữa sân để chuẩn bị đỡ cầu của đối phương đá sang. SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 5 e. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân (chuyền cầu theo nhóm): - Tư thế chuẩn bị: 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau nửa bàn chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên phải, chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu. kết thúc chân thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kĩ thuật khác (bên trái thì ngược lại). - Lưu ý, khi tiếp xúc cẳng chân và mũi bàn chân phải duỗi thẳng giống như phát cầu nhưng điều chỉnh lực nhẹ hơn. SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 6 f. Đỡ cầu bằng đùi, ngực và chuyền cầu bằng mu bàn chân: Khi chuyền cầu và đỡ cầu thì phải phán đoán chính xác điểm cầu rơi để có thể dùng đùi, ngực đỡ cầu sau đó chuyền cầu lại. 3.3.2. Biện pháp tổ chức tập luyện: a. Học sinh tập luyện mô phỏng khi chưa có cầu: * Học kỹ thuật tâng cầu bằng đùi: - Tập mô phỏng động tác không cầu (trọng tâm là tập nâng đùi) Yêu cầu: Học sinh tập chậm từng giai đoạn theo sự hướng dẫn của giáo viên, khi tập chậm phải thực hiện thật chính xác, trung thành với bài tập. - Giáo viên cho học sinh tập mô phỏng động tác bằng cách tập chậm từng giai đoạn như: chuẩn bị, tung cầu, nâng đùi, về tư thế chuẩn bị… - Sau đó cho học sinh tập nhanh dần kỹ thuật với không cầu. - Giáo viên quan sát chung, phát hiện những học sinh thực hiện sai kỹ thuật hoặc chưa nắm động tác để kịp thời sữa sai và nhắc nhở chung cho cả lớp… * Học kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân: - Tập mô phỏng động tác không cầu (trọng tâm là tập bàn chân song song mặt đất) Yêu cầu: Học sinh tập chậm từng giai đoạn theo sự hướng dẫn của giáo viên, khi tập chậm phải thực hiện thật chính xác, trung thành với bài tập. - Giáo viên cho học sinh tập mô phỏng động tác bằng cách tập chậm từng giai đoạn như: chuẩn bị, tung cầu, nâng bàn chân, về tư thế chuẩn bị… - Sau đó cho học sinh tập nhanh dần kỹ thuật với không cầu. - Giáo viên quan sát chung, phát hiện những học sinh thực hiện sai kỹ thuật hoặc chưa nắm động tác để kịp thời sữa sai và nhắc nhở chung cho cả lớp… SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 7 * Học kỹ thuật chuyền cầu: - Tập mô phỏng động tác không cầu (trọng tâm là tập lăng chân đá và chọn điểm rơi) Yêu cầu: Học sinh tập chậm từng giai đoạn theo sự hướng dẫn của giáo viên, khi tập chậm phải thực hiện thật chính xác. - Giáo viên cho học sinh tập mô phỏng động tác bằng cách tập chậm từng giai đoạn như: chuẩn bị, tung cầu, lăng chân, về tư thế chuẩn bị đón đỡ cầu và chuyền cầu lại. - Giáo viên quan sát chung, phát hiện những học sinh thực hiện sai kỹ thuật hoặc chưa nắm động tác để kịp thời sữa sai và nhắc nhở chung cho cả lớp… * Học kỹ thuật phát cầu: - Tập mô phỏng động tác không cầu (trọng tâm là tập lăng chân đá) SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 8 Yêu cầu: Học sinh tập chậm từng giai đoạn theo sự hướng dẫn của giáo viên, khi tập chậm phải thực hiện thật chính xác, trung thành với bài tập. - Giáo viên cho học sinh tập mô phỏng động tác bằng cách tập chậm từng giai đoạn như: chuẩn bị, tung cầu, lăng chân, về tư thế chuẩn bị… - Giáo viên quan sát chung, phát hiện những học sinh thực hiện sai kỹ thuật hoặc chưa nắm động tác để kịp thời sữa sai và nhắc nhở chung cho cả lớp… b. Học sinh tập luyện khi tiếp xúc cầu: * Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi: - Tập tung cầu: Yêu cầu: tập tung cầu lên cao ngang tầm mặt, sao cho khi cầu rơi xuống ngang thắt lưng, cầu cách thân người khoảng 30-40cm. - Tập hoàn thiện kỹ thuật: + Tập tâng cầu bằng đùi 1 lần: Yêu cầu: chú ý khoảng tiếp xúc cầu, dùng lực vừa phải, chủ yếu là phải chính xác. Sau đó mới nâng dần số lần… * Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân: SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 9 - Tập tung cầu: Yêu cầu: tập tung cầu lên cao ngang tầm mặt, sao cho khi cầu rơi xuống nằm trong khu vực tạo bởi 2 trục bàn chân và cách mũi chân sau 5060cm. - Tập hoàn thiện kỹ thuật: + Tập phát cầu qua lại ở cự ly gần: Yêu cầu: chú ý khoảng tiếp xúc cầu, dùng lực vừa phải, chủ yếu là phải chính xác. Sau đó nới dần khoảng cách… * Kỹ thuật chuyền cầu: - Tập tung cầu và đỡ chuyền cầu: Yêu cầu: Tung cầu vòng cung lên cao về phía bạn, sao cho khi cầu rơi xuống phía trước bàn chân của bạn và người tiếp xúc cầu di chuyển đến vị trí cầu rơi, chuyền cầu lại cho bạn. - Tập hoàn thiện kỹ thuật: Chuyền cầu qua lại ở cự ly gần: Yêu cầu: chú ý khoảng tiếp xúc cầu, dùng lực vừa phải, chủ yếu là phải chính xác, đỡ và chuyền cầu. Sau đó nới dần khoảng cách… * Kỹ thuật phát cầu: SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 10 - Tập tung cầu: Yêu cầu: tập tung cầu lên cao ngang tầm mặt, sao cho khi cầu rơi xuống nằm trong khu vực tạo bởi 2 trục bàn chân và cách mũi chân sau 5060cm. - Tập hoàn thiện kỹ thuật: + Tập phát cầu qua lại ở cự ly gần: Yêu cầu: chú ý khoảng tiếp xúc cầu, dùng lực vừa phải, chủ yếu là phải chính xác. Sau đó nới dần khoảng cách… + Tập phát cầu qua lưới: Yêu cầu: tập hoàn chỉnh kỹ thuật động tác, phối hợp toàn thân và cách dùng lực sao cho hợp lý… Học sinh đứng ở cuối sân để tập phát cầu qua phần sân đối phương. V. Hiệu quả đạt được: Qua những lần áp dụng những kỹ thuật đá cầu trên một cách linh hoạt, sáng tạo trong những giờ tập luyện. Học sinh tập đúng kỹ thuật chất lượng mỗi buổi tập được nâng lên rõ rệt, các em tập luyện một cách hưng phấn, không mệt mỏi. Đã thay đổi được ý nghĩ trong các em từ tham gia chơi đá cầu chỉ là trò chơi giải trí đến nay môn Đá cầu được tập luyện một cách bài bản, đúng kỹ thuật giúp các em ngoài việc giải trí mà còn rèn luyện sức khoẻ, phát huy được năng khiếu làm cơ sở nền tảng cho môn Đá cầu sau này của đội tuyển các cấp…. Các em không còn nhút nhát, e dè, sợ sệt mỗi lần tham gia giao lưu hoặc thi đấu thể dục thể thao... mà thay vào đó là sự tự tin, mạnh dạn, hiểu biết rõ luật thi đấu ít phạm vào các lỗi đáng tiếc trong thi đấu. Qua đó còn rèn luyện cho các em về phẩm chất đạo đức, tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau học tập cũng như trong tập luyện thể dục thể thao để cùng tiến bộ. Qua nghiên cứu và áp dụng kết quả môn Đá cầu của học sinh năm học vừa qua đạt được như sau: SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 11 KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 29 HỌC SINH NHƯ SAU: Số HS Tỉ lệ Số HS Stt Nội dung sai lầm sai % đúng Cách tung cầu ban đầu quá cao hoặc quá 1 thấp trước khi tâng cầu, chuyền cầu và phát 5 17 24 cầu. Khi tâng cầu bằng đùi, điểm tiếp xúc cầu 2 chưa đúng (2/3 của đùi tính từ trong thân 7 24 22 người ra). 3 4 5 6 Khi chuyền cầu, cầu đi chưa đúng hướng do phán đoán sai điểm cầu rơi và động tác đá cầu chưa duỗi hết mũi bàn chân. Khi phát cầu chân phía sau lăng về trước chưa duỗi thẳng cẳng chân và mũi bàn chân. Chưa biết điều chỉnh lực cho hợp lí khi tâng cầu, chuyền cầu và phát cầu. Dùng tay đỡ cầu. Tỉ lệ % 83 76 6 21 23 79 4 14 25 86 8 28 21 72 1 3 28 97 Từ những kết quả đạt được ở trên, tôi nhận thấy rằng: - Muốn khắc phục những sai lầm trong học kĩ thuật đá cầu thì nhất thiết giáo viên phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó mới có biện pháp thích hợp để giúp học sinh sửa sai đồng thời nâng cao được thành tích tập luyện. - Giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung tập luyện trong một tiết dạy, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học để tập luyện, biết tuân thu nguyên tắc: Từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ trực quan đến tư duy và từ cơ bản đến nâng cao và chú trọng đến an toàn tránh chấn thương trong tập luyện. VI. Mức độ ảnh hưởng: - Qua quá trình tập luyện giúp học sinh hiểu và nắm bắt được những kỹ thuật đá cầu và yêu thích môn Đá cầu, qua đó học sinh có ý thức tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe, vừa được giao lưu giải trí và học hỏi kinh nghiệm với bạn bè xung quanh. - Đối với đề tài này sau một năm nghiên cứu tôi thấy học sinh học kỹ thuật đá cầu ít mắc phải những sai lầm thường mắc. Do đó đề tài này có thể áp dụng đối với tổ bộ môn thể dục trong nhà trường và giảng dạy mang lại hiệu quả tốt. - Điều kiện cần thiết để áp dụng đề tài này, trước hết giáo viên phải nhiệt tình trong giảng dạy và học sinh phải tích cực trong tập luyện và đảm bảo mỗi học sinh đều phải có cầu. VII. Kết luận: - Việc nghiên cứu và vận dụng các biện pháp khắc phục những sai lầm trong học kĩ thuật đá cầu nêu trong đề tài là nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 12 giáo dục thể chất trong nhà trường. Đề tài đã góp phần nâng cao được thể lực, phát triển được trí tuệ, tạo hứng thú cho học tập tốt hơn, mai sau trở thành những con người phát triển toàn diện: Có đủ đức, trí, thể, mĩ để phục vụ cho đất nước. Tuy nhiên khi thực hiện đề tài, giáo viên phải biết khéo léo lựa chọn những phương pháp thích hợp đúng khoa học mới có thể sửa chữa được những sai lầm thường mắc trong học sinh. - Việc giảng dạy môn đá cầu cho học sinh tiểu học là một vấn đề không thể thiếu. Thông qua việc học đá cầu học sinh được rèn luyện các phẩm chất: sự can đảm vượt khó, sự kiên trì nhẫn nại, tinh thần đồng đội . . . góp phần rèn luyện sức khỏe, phát triển con người toàn diện. Quan trọng nhất là phát hiện được và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu làm nguồn lực cho đất nước. - Điều không kém phần quan trọng là sự nhiệt tình, hòa đồng của giáo viên chơi cùng học sinh sẽ làm cho học sinh rất hứng thú học tập. Học sinh sẽ tự giác tập luyện để đạt được kết quả tốt. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chắc chắn còn những thiếu sót mà tôi chưa thấy được khi thực hiên, tôi mong muốn được đón nhận những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để cho đề tài này càng hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Huỳnh Công Lập MỤC LỤC **** SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 13 Trang I. Sơ lược lý lịch tác giả.........................................................................................1 II. Tên sáng kiến....................................................................................................1 III. Lĩnh vực...........................................................................................................1 IV. Mục đích yêu cầu của sáng kiến .....................................................................1 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến..............................................1-2 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến..................................................................2 3. Nội dung sáng kiến............................................................................................3 3.1. Tiến trình thực hiện........................................................................................3 3.2. Thời gian thực hiện.........................................................................................3 3.3. Biện pháp tổ chức...........................................................................................3 3.3.1. Các kỹ thuật cơ bản.....................................................................................3-7 3.3.2. Biện pháp tổ chức tập luyện.......................................................................7-11 V. Hiệu quả đạt được..........................................................................................11-12 VI. Mức độ ảnh hưởng........................................................................................12 VII. Kết luận........................................................................................................13 Mục lục................................................................................................................14 SÁNG KIẾN 2015 - 2016 TRANG 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan