Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn lí thuyết graph trong dậy học ngữ văn, thực nghiệm vào đọc hiểu “cảnh ngày ...

Tài liệu Skkn lí thuyết graph trong dậy học ngữ văn, thực nghiệm vào đọc hiểu “cảnh ngày hè” của nguyễn trãi

.DOC
38
2418
95

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG C BÁO CÁO SÁNG KIẾN LÍ THUYẾT GRAPH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN, THỰC NGHIỆM VÀO ĐỌC HIỂU “CẢNH NGÀY HÈ” CỦA NGUYỄN TRÃI Người thực hiện: ĐOÀN VĂN HIỆU Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức vụ: Giáo viên THPT Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Trường C. Năm học 2014 - 2015 1 1.Tên sáng kiến: LÍ THUYẾT GRAPH TRONG DẬY HỌC NGỮ VĂN, THỰC NGHIỆM VÀO ĐỌC HIỂU “CẢNH NGÀY HÈ” CỦA NGUYỄN TRÃI. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khoa học Sư phạm (Phương pháp dạy học Ngữ văn) 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 8 năm 2012 đến ngày 25 tháng 5 năm 2014. 4. Tác giả: Họ và tên: Đoàn Văn Hiệu. Năm sinh: 25 – 02 – 1984. Nơi thường trú: Bình Minh – Nam Trực – Nam Định. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ. Chức vụ công tác: Giáo viên Trường THPT Xuân Trường C, Xuân Đài, Xuân Trường, Nam Định. Điện thoại: 0936412405. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Xuân Trường C Địa chỉ: Xã Xuân Đài, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định. Điện thoại: 0350.3888209. BÁO CÁO SÁNG KIẾN 2 I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến. 1. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện nay dẫn đến kết quả là sự xuất hiện nhanh, nhiều những tri thức, những kĩ năng và những lĩnh vực nghiên cứu mới. Đồng thời những tri thức cũ nhanh chóng trở nên lỗi thời, lạc hậu, diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Không những vậy, những phát minh vĩ đại của yếu tố của lực lượng sản xuất và của phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại, công nghệ cao đã đưa thế giới bước sang thời kì toàn cầu hóa giai đoạn 3. Hội nhập quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ đã biến các quốc gia, khu vực thành những láng giềng sát vách trong sân chơi của một “thế giới phẳng”. Nắm vững quy luật này, Việt nam cũng đã chủ động hội nhập, tham gia trường quốc tế toàn diện, tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống. Một trong các nhân tố quan trọng đưa nước ta hội nhập thành công, chủ động nắm bắt thời cơ và vượt qua thử thách mà Việt Nam xác định, đó là giáo dục và đào tạo. Xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, ngay trong Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê họctập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục 2005). Hơn thế nữa trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hànhTrung ương Đảng cộngsản Việt Nam khoá VIII, khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duysáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vàphương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hànhTrung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá XI, với Nghị quyết 29-NQ/TW, về việc “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời kì kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, cũng tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; 3 khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Tất cả các yếu tố trên đã đặt một nhiệm vụ không hề nhỏ, mang tính chất quyết định bước ngoặt cho giáo dục đào tạo Việt Nam tại thời điểm ngày nay. Đổi mới phương pháp dạy học sẽ là xu hướng mang tính toàn cầu then chốt trong giáo dục, trong đó không thể bỏ qua vai trò của giáo dục Ngữ văn trong trường THPT. 2. Đổi mới phương pháp dạy học văn Thời đại chúng ta đang sống là thời đại hội nhập, toàn cầu hóa với yếu tố then chốt khoa học công nghệ. Chính yếu tố khách quan này mà đại đa số học sinh (HS) chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế… mà không hứng thú học văn. Không chỉ dừng ở đó, một quán tính của tư duy dạy học theo kiểu giáo điều đã lâu năm, không biết đối thoại, không cho đối thoại, thậm chí theo hà khắc của lễ giáo phong kiến xưa, coi đối thoại tranh luận của trò với thày là hỗn, là láo. Thầy dạy gì, bảo gì chỉ biết cắm đầu nghe, cắm đầu chép. Và nếu trong giờ học giáo viên có tổ chức đối thoại, thảo luận thì cũng là thảo luận lấy lệ hình thức cho có chứ chưa đi vào thực chất vốn có của nó. Nhưng có lẽ theo ý kiến chủ quan của chúng tôi nguyên nhân chính nằm ở thực tại vấn đề phương pháp giảng dạy. Với phương pháp dạy học cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, diễn giảng, dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt (chưa coi người học là trung tâm, học sinh phải học thuộc kiến giải của thày), chưa xem dạy học tác phẩm văn học là dạy học đọc văn, một hoạt động có quy luật riêng, đã dẫn đến sự bế tắc trì trệ của bộ môn Ngữ văn trong hệ thống giáo dục. Hậu quả của nó không chỉ làm giảm sút hiệu quả giáo dục, mà hơn thế, còn có phản tác dụng là nó làm cho trí óc học sinh trơ lì, chán học, làm mòn mỏi trí tuệ, phá hoại tư duy. Phải thấy rõ điều đó thì chúng ta mới thấy nhu cầu đổi mới. Do đó muốn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thì phải đề cao và tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học thật sự. Vấn đề 4 không chỉ là đặt ra một vài phương pháp, một vài biện pháp kĩ thuật, mà phải xây dựng lại một cách cơ bản quan niệm dạy học mới, các khái niệm mới mới mong có sự đổi mới đích thực về phương pháp dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng. Đổi mới dạy học Ngữ văn là một vấn đề lớn, phức tạp, còn là xu hướng mang tính toàn cầu. Nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS không chỉ là định hướng mà còn đòi hỏi bằng những hoạt động cụ thể để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy cần nghiên cứu xác định các nguyên tắc, quy trình vận dụng của những phương pháp dạy học tích cực, giúp cho giáo viên sử dụng một cách thuận lợi và có hiệu quả. Việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại trong dạy học Ngữ văn ở THPT là một hướng đi đúng đắn nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng và trong dạy học nói chung. 3. Lí thuyết Graph và dạy học Ngữ văn 3.1. Từ lí thuyết Graph đến phương pháp Graph trong dạy học. Graph là một lý thuyết có nguồn gốc từ toán học. Theo tiếng Anh, “graph” là đồ thị, mạng, mạch. Trong tiếng Pháp, “graphe” cũng có ý nghĩa tương tự. Như vậy, hiểu một cách chung nhất, Graph là một sơ đồ, một đồ thị hay một mạng, mạch. Hiện nay, do yêu cầu sử dụng thuật ngữ khoa học với xu hướng dùng chung một tên gọi để thống nhất về quan niệm khi nghiên cứu khoa học, nên người ta vẫn dùng nguyên tên gọi của nó là Graph chứ không dịch ra tiếng Việt. Phương pháp nghiên cứu bộ môn và phương pháp dạy học bộ môn luôn có một sự tương ứng nhất định. Chúng ta luôn có thể chuyển hóa phương pháp nghiên cứu bộ môn và phương pháp dạy học bộ môn đó thông qua việc xử lí sư phạm của giáo viên. Lí thuyết đồ thị (Graph) là một phương pháp nghiên cứu chuyên ngành toán học hiện đại đã được ứng dụng vào nhiều ngành khoa học, kĩ thuật khác nhau vì lý thuyết đồ thị toán học là phương pháp khoa học có tính khái quát cao, có tính ổn định vững chắc để mã hóa các mối quan hệ của các đối tượng được nghiên cứu. Có thể nói Graph là một phép toán hữu hiệu kích thích sự hoạt động, óc tư duy, suy luận của trí não thậm chí 5 còn là một câu trả lời thông minh, logic cho các câu hỏi khó nâng cao của tri thức nhân loại. Vì thế chúng ta có thể dễ dàng chuyển hóa lí thuyết Graph trong nghiên cứu toán học trở thành phương pháp Graph trong dạy học, trong thực tế sư phạm. Việc vận dụng phương pháp Graph trong dạy học các bộ môn khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn học này ở trường THPT, được xem như là một trong những bước tiến vượt bậc cho đổi mới và ứng dụng toán học vào hành trang mới vừa tiếp cận vừa bổ sung vào hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống và đó còn là việc làm tạo ra sự phong phú cho các phương pháp dạy học. Theo hướng này, có nhiều tác giả đã thành công trong việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết Graph vào dạy học một số môn học ở trường phổ thông và đã có những kết quả bước đầu. Năm 1974, Hà Thúc Quảng đưa ra vấn đề: “Dùng sơ đồ trong việc dạy toán để phát huy tác dụng của sách giáo khoa”. Năm 1980, tác giả Trần Trọng Dương đã nghiên cứu đề tài: “Áp dụng phương pháp Graph và algorit hoá để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải, xây dựng hệ thống về lập công thức hoá học ở trường phổ thông”. Năm 1983 giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã đặt vấn đề: “Sự chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học”. Năm 1984, Phạm Tư với sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã nghiên cứu đề tài: “Dùng Graph nội dung của bài lên lớp để dạy và học chương Nitơ- Phôtpho ở lớp 11 trường trung học phổ thông”. Năm 1987, Nguyễn Chính Trung đã nghiên cứu: “Vận dụng phương pháp Graph trong việc lập chương trình môn học tối ưu và cải tiến phương pháp dạy học”. Trong dạy học sinh học ở trường phổ thông, Nguyễn Phúc Chỉnh là người đầu tiên đi sâu nghiên cứu về lý thuyết Graph và ứng dụng lý thuyết Graph trong dạy học môn Sinh học: “Sử dụng Graph nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinhtrong dạy học sinh thái” (4/1999). Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, PGS.TS Nguyễn Quang Ninh đã đưa ra vấn đề dạy học tiếng Việt bằng Graph: “Sử dụng phương pháp Graph trong dạy học tiếng Việt”.Như vậy với vài nét khái quát ở trên ta thấy lí thuyết đồ thị Graph đã trở thành phương pháp Graph trong dạy học tạo ra những bước tiến mới cho khoa học bộ môn - phương pháp dạy học. 6 Sơ đồ Graph trong dạy học mà chúng tôi nhấn mạnh chủ yếu là sơ đồ tư duy, đồ thị quan hệ và bảng biểu. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý đến điều kiện để lập một Graph nội dung, nên có sự lựa chọn chứ không phải tất cả các bài học trong chương trình đều áp dụng được phương pháp này. Chỉ nên sử dụng sử dụng phương pháp Graph để dạy những bài học có nhiều kiến thức, phức tạp, gây khó khăn cho sự lĩnh hội tri thức của người học hoặc hệ thống, tổng kết, đơn giản hóa cô đọng kiến thức giúp HS dễ học, dễ nhớ. 3.2. Từ phương pháp Graph trong dạy học Ngữ văn đến thực nghiệm trong đọc hiểu “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Lê nin từng cho rằng: Chỉ khi nào toán học thâm nhập được vào một ngành khoa học nào đấy thì ngành khoa học ấy mới có những tiến bộ vượt bậc. Điều này đã được chứng minh trong lịch sử phát triển của nhiều ngành khoa học trong đó có khoa học xã hội. Phương pháp thống kê của toán học đi vào thống kê ngôn ngữ, thống kê xã hội học… đã giúp cho những ngành khoa học xã hội này phát triển một cách vượt bậc. Phương pháp dạy học trong đó có phương pháp dạy học Ngữ văn cũng là một ngành khoa học, vậy thì có thể đưa phương pháp của toán học vào ứng dụng cho phương pháp dạy học Ngữ văn được hay không? Graph là một phương pháp nghiên cứu của toán học, vậy có thể áp dụng phương pháp Graph vào dạy học Ngữ văn hiệu quả hay không? Những câu hỏi đó đang là sự quan tâm lớn của khoa học sư phạm trong đó có sư phạm Ngữ văn và đặc biệt là các thày cô giáo đang trực tiếp giảng dạy bộ môn này. Chúng tôi xin được đưa ra ba cơ sở lí luận và một cơ sở thực tiễn sau đây như là tiền đề áp dụng Graph vào dạy học Ngữ văn. Thứ nhất là mọi phương pháp nghiên cứu bộ môn và phương pháp dạy học bộ môn luôn có một sự tương ứng nhất định. Chúng ta có thể chuyển hóa từ phương pháp nghiên cứu bộ môn thành phương pháp dạy học bộ môn đó thông qua việc sử lí sư phạm của giáo viên. Ví dụ như phương pháp dạy học bằng thí nghiệm trong dạy học vật lí có nguồn gốc từ phương pháp thí nghiệm của nghiên cứu vật lí, phương pháp đàm thoại trong dạy học có nguồn gốc từ phương pháp trao đổi seminar trong nghiên 7 cứu khoa học, hay phương pháp dạy học thuyết trình, diễn giảng cũng có nguồn gốc từ phương pháp báo cáo trong nghiên cứu khoa học… Phương pháp Graph là một phương pháp chuyển hóa từ một phương pháp riêng của toán học, trở thành một phương pháp chung của nhiều ngành khoa học khác nhau trong đó có phương pháp dạy học cả tự nhiên và xã hội. Vì vậy chúng ta có thể ứng dụng phương pháp Graph trong dạy học nói chung và trong dạy học (đọc hiểu văn bản) Ngữ văn nói riêng. Thứ hai là trong nội dung dạy học Ngữ văn, một sự thật là việc nhận thức nội dung của văn bản, mối quan hệ nghĩa các câu với nhau và với chỉnh thể, giữa nội dung và hình thức… đối với HS không phải là điều dễ dàng. Vì thế chúng ta phải biến nội dung trừu tượng của văn bản thành các tín hiệu trực quan giúp HS dễ hình dung nội dung văn bản. So với dùng lời, việc dùng các giáo cụ trực quan, mang tính cụ thể như vậy, được coi là phương tiện “thị phạm hóa”, “tường minh hóa”, biến nội dung văn bản vốn rất trừu tượng khó hiểu khó học trong đơn vị bài học trở nên dễ học đơn giản, HS dễ dàng quan sát hơn tri nhận sâu sắc hơn. Nội dung của một bài học không chỉ được tiếp thu bằng cách nghe qua lời giảng của GV mà các em còn được tận mắt chứng kiến, nhìn, được tham dự vào quá trình nhận thức chủ động, một cách tường minh mối quan hệ nội dung, hình thức, lí thuyết và thực tế, qua dấu hiệu trực quan của Graph. Điều này đã được các nhà nghiên cứu tâm lí khẳng định. Trong dạy học, các giác quan có thể tri giác thông tin hoàn toàn khác nhau. Trong cùng một đơn vị thời gian, tiếp nhận thông tin của thị giác là 3 triệu bis/s, của thính giác là 30000 – 50000 bis/s. Như vậy tri nhận thông tin của thị giác gấp 100 lần thính giác. Điều này nói nên ưu thế rõ rệt của dạy học bằng thị giác so với thính giác. Vì thế dạy học bằng các phương tiện trực quan, trong đó phương pháp Graph là một ưu thế lớn không chỉ cho các khoa học tự nhiên mà còn có khoa học xã hội trong đó có dạy học Ngữ văn. Thứ ba là xét trên hoạt động dạy học nói chung và Ngữ văn nói riêng, Graph có một ưu thế vượt trội so với phương pháp truyền thống. Nhìn từ góc độ lí thuyết Graph, thực chất việc chuẩn bị bài dạy của GV là việc cấu trúc hóa toàn bộ những kiến thức của một bài học, tiết học nào đó bằng ngôn ngữ trực quan, súc tích và khái quát cao. 8 Cấu trúc hóa nội dung kiến thức bằng Graph (có hoặc vô hướng, mở hay khép) là một minh chứng khẳng định GV nắm vững kiến thức, chủ động tổ chức dạy học. Chọn Graph là chọn một phương pháp tối ưu nhưng lại hết sức sinh động, phong phú để tạo hệ thống hóa, khái quát hóa bài học trên lớp, mà dùng lời đôi khi khó diễn đạt hết. Đối với HS, Graph giúp HS có điểm tựa thuận lợi trong việc chủ động lĩnh hội kiến thức. Do tính trực quan, cô đọng của những lưu ý ghi chú, khái quát của kí hiệu mã hóa nội dung, các sơ đồ giúp HS nắm vững hơn, tái hiện nội dung bài học thuận lợi hơn. Thêm vào đó các em vừa nắm vững kiến thức từng bài vừa có cái nhìn tổng thể trong mối quan hệ của các đơn vị kiến thức cấu thành bài học và các kiến thức bài học khác. Thứ tư là do tiến trình văn học và nghiên cứu giảng dạy, một đặc điểm nổi bật của phần văn học viết được biên soạn trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn cơ bản lớp 10 là văn học cổ, được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Các tác phẩm đó đã được các nhà Nho (trí thức phong kiến) sáng tác cách đây nhiều thế kỉ. Điều này là một khó khăn cho việc tiếp cận văn bản văn học trung đại cho học sinh lớp 10 khi mà các em có một gián cách khá xa về lịch sử và văn hóa cũng như bề dầy tư tưởng, nhận thức của các em còn hạn chế. Khó nhưng chúng ta vẫn phải làm vì văn học cổ là quốc hồn là bản sắc dân tộc. Khó nhưng nếu chúng ta có cách tiếp cận, có sự đổi mới phương pháp, cái khó đó sẽ trở thành điều hấp dẫn, lôi cuốn các em học sinh trung học phổ thông (THPT) vì các em đang trong độ tuổi đam mê những điều mới lạ bí ẩn. Văn học trung đại chứa đựng những mã văn hóa cổ xưa của cha ông, những dấu ấn văn hóa, lịch sử cũng như hành trình vận động đi từ cơ sở hình thành đến sự phát triển biến động của tư tưởng, quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ của con người Việt Nam theo chiều dài lịch sử. Đó sẽ là điểm nhấn quan trọng kích thích sự hứng thú say mê văn học cổ cho các em. Một vấn đề quan trọng khác là lối mòn của phương pháp tiếp cận văn học cổ. Hầu hết là tiếp cận văn bản qua phân tích từ ngữ, chia nhỏ văn bản thành đoạn, câu, làm mất đi tính vận động khái quát của tư tưởng người nghệ sĩ. Giáo viên hỏi học sinh trả lời. Giáo viên đọc học sinh chép. Điều này dẫn đến tình trạng phân tán nội dung, khó nhớ, khó hệ thống,“cụt” về tư duy và dẫn đến chán học văn của các em học sinh. Với 9 bài Bảo kính cảnh giới số 43 - Cảnh ngày hè, xưa nay khi tiếp cận bài thơ này, thông thường chúng ta sẽ chia bố cục bài thơ thành hai phần. Sáu câu đầu được xem là phần tả cảnh thiên nhiên mùa hè. Hai câu thơ sau là tâm sự sâu kín của tác giả về khát vọng đem lại cuộc sống no ấm, thái bình thịnh trị cho nhân dân. Theo chúng tôi, lối hiểu này cần xét lại. Bởi nếu như vậy sẽ đánh mất đi tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, mối quan hệ của chúng và đặc trưng của văn học trung đại trong văn bản này. Hơn nữa “Thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo” là đặc điểm quan trọng của văn học xưa, dưới những hình thức đặc thù của thể loại nhất định. Vì thế chúng ta cần có cách tiếp cận, phương pháp dạy học mới đúng hướng cho văn học cổ nói chung và văn bản này nói riêng. Văn học cổ ra đời trong thời kì mà “Văn sử triết bất phân” và mỗi một nhà sáng tác của văn học trung đại đều là một môn đồ của một hệ tư tưởng triết học, của một tôn giáo nào đó hay chí ít cũng bị ảnh hưởng phương diện tư tưởng nào đó trong cuộc đời. Chúng tôi sẽ đưa ra cách tiếp cận văn bản văn học giai đoạn này trên đặc trưng văn hóa nảy sinh. Tức là chúng tôi sẽ đặt văn bản đó trong không gian văn hóa chúng được ra đời cũng như văn hóa, tư tưởng chủ đạo và phong cách của người cầm bút sáng tạo ra chúng. Nhưng làm thế nào vừa đọc hiểu theo thể loại, theo văn hóa vừa chỉ ra cách đọc, mối quan hệ giữa nội dung, tư tưởng và hình thức biểu đạt, để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, tự học và vận dụng vào thực tế - đó mới là vấn đề đặt ra cho phương pháp đọc hiểu văn bản này. Quả là không dễ dàng nhưng từ những điều đã nhận thức và chia sẻ ở trên, chúng tôi sẽ đọc hiểu văn bản Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi trên thể loại, mã văn hóa trung đại bằng phương pháp Graph. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn nói trên, với tư cách là một GV THPT đang giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10, chúng tôi sẽ chia sẻ vớ các em HS, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc đề tài:“Lí thuyết Graph trong dạy học Ngữ văn, thực nghiệm vào đọc hiểu “Cảnh ngày hè” của nguyễn Trãi”. II. Mô tả giải pháp: 10 1. Bảng so sánh đọc hiểu “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi theo truyền thống và theo vận dụng lí thuyết Graph. Nội dung Tìm hiểu tiểu dẫn Tổ chức dạy học truyền thống Nội dung: Vị trí, giá trị tập thơ, bài thơ. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn. Tổ chức dạy học theo phương pháp Graph Nội dung: Vị trí tập thơ, giá trị nội dung và nghệ thuật. Tìm hiểu vị trí, thể loại bố cục bài thơ. Phương pháp: Ngoài thuyết trình, phát vấn, chúng tôi sử dụng tích hợp với kiến thức lịch sử cho HS thảo luận, học theo sơ đồ tư duy (Graph), hướng dẫn tự học qua sơ đồ, bảng biểu. Phát huy năng lực tìm thông tin, tự học, năng lực giao tiếp, tự tin trình bày trước đám đông. Đọc Đọc nhanh và tìm Học sinh chuẩn bị bài qua phiếu học tập. Nghiên cứu hiểu bố cục. về thể loại và ngôn ngữ, đọc hiểu từ thể loại. khái Phương pháp: Phương pháp: Ngoài thuyết trình, phát vấn, chúng tôi quát Thuyết trình, phát tích hợp với kiến thức thống kê toán học, biểu đồ địa vấn. lí, ngôn ngữ học, cho HS thảo luận, sơ đồ tư duy (Graph), hướng dẫn tự học qua sơ đồ, bảng biểu. Phát huy năng lực tìm thông tin, tự học, năng lực giao tiếp, tự tin trình bày trước đám đông. Đọc Phân tích văn bản Phân tích văn bản theo bố cục ba phần. hiểu theo 2 phần: 6 câu Phần 1 - câu 1: Hoàn cảnh nảy sinh cảm hứng. chi đầu là bức tranh Phần 2 - từ câu 2 đến câu 6: Vẻ đẹp Nguyễn Trãi tiết ngày hè, 2 cuối là qua bức tranh cảnh ngày hè. tấm lòng yêu nước Phần 3 - câu 7 và 8: Khát vọng dân giàu đủ của của tác giả. Nguyễn Trãi Phương pháp: Phương pháp: Ngoài thuyết trình, phát vấn đọc hiểu Thuyết trình, phát văn bản đi từ nghệ thuật đến nội dung, chúng tôi tích vấn. Đi từ nghệ hợp với kiến thức thống kê toán học, ngôn ngữ học, thuật đến nội dung cho HS thảo luận, sơ đồ tư duy (Graph), hướng dẫn tự của văn bản. học qua sơ đồ, bảng biểu. Phát huy năng lực tìm thông tin, tự học, năng lực giao tiếp, tự tin trình bày trước đám đông. Luyện Câu hỏi tự luận tái Đọc hiểu văn bản khác của Nguyễn Trãi, câu hỏi nêu tập hiện kiến thức, thiên vấn đề ứng dụng thực tế, câu hỏi tích hợp kiến thức, về ghi nhớ nội dung. câu hỏi kiến thức theo thể loại. Từ bảng so sánh hai cách học theo truyền thống và theo Graph ở trên, chúng tôi thấy rằng ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là đã chuyển từ hoạt động dạy sang học, học sinh chủ động tích cực từ chuẩn bị đến học và kiểm tra đánh giá. Không 11 những vậy đơn vị kiến thức đã được sơ đồ hóa của qúa trình tư duy sâu nên hàm súc HS dễ nhớ, dễ vận dụng vào đọc hiểu văn bản khác cũng như giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống làm thay đổi thực trạng dạy học thụ động văn hiện nay. Với phương pháp này đã phát huy được các năng lực phẩm chất người học, tích hợp các kiến thức phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp và tích hợp liên môn trong dạy học hiện nay. 2. Vận dụng lí thuyết Graph vào đọc hiểu “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. Bài Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới số 43) trong sách giáo khoa Ngữ văn cơ bản lớp 10 được chia làm bốn phần với các phần tương ứng là tiểu dẫn, văn bản, hướng dẫn học bài và luyện tập. Chúng tôi sẽ hướng dẫn học sinh tiếp cận bài học trên đi từ tiểu dẫn đến đọc hiểu văn bản và cuối cùng là luyện tập. 2.1. Tìm hiểu phần tiểu dẫn Ở phần tiểu dẫn chúng tôi đặt ra các đề mục định hướng sau: 2.1.1. Tập thơ Quốc âm thi tập: - Vị trí của tập thơ: là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn, Nguyễn Trãi đã đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt. - Kết cấu Quốc âm thi tập: gồm bốn phần là Vô đề, Môn thời lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú. - Nội dung của tập thơ: phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi hòa quyện người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân và tâm hồn một nhà thơ với tình yêu lớn với thiên nhiên, con người và cuộc sống. - Nghệ thuật của tập thơ: thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc đã được Nguyễn Trãi sử dụng như thể thơ dân tộc khi sáng tác bằng chữ Nôm và đôi khi xen câu thơ lục ngôn (sáu chữ). 12 Học sinh dễ dàng phát hiện được kiến thức cơ bản trên qua việc tìm hiểu tiểu dẫn trong SGK Ngữ văn cơ bản lớp 10. Từ đó chúng tôi sẽ mở rộng liên kết với thực tiễn qua hai câu hỏi nêu vấn đề và sơ đồ hóa cho HS. Đây là tình huống buộc học sinh phải huy động kiến thức liên môn mà cụ thể là bộ môn lịch sử để sơ đồ hóa kiến thức bài học. Câu hỏi 1: Nêu năm sinh - mất của Nguyễn Trãi? Những con số đó có mối quan hệ như thế nào với nội dung tập thơ Quốc âm thi tập? Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm lớn số 3 về nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam? Đặc điểm này biểu hiện như thế nào về thể loại trong tập thơ Quốc âm thi tập? Để trả lời câu hỏi 1học sinh phải vận dụng kiến thức liên môn lịch sử. Chúng tôimở rộng cho học sinh từ con số năm sinh mất 1380 - 1442 (kiến thức THCS các em đã học). Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam với những sự kiện nhà Trần suy thoái, nhà Hồ thay thế nhưng không được hợp lòng dân, giặc Minh sang xâm lược và đô hộ Việt Nam, khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi toàn thắng, nhà Lê thành lập. Năm 1429 Nguyễn Trãi và nhiều công thần khai quốc bị thất sủng và tập thơ Quốc âm thi tập ra đời. Dù thăng trầm chính trị nhưng Nguyễn Trãi là người với tấm lòng yêu nước, luôn hướng mọi tâm trí và hành động với cuộc đời con người và đất nước vì vậy hình tượng người anh hùng Nguyễn Trãi đã tỏa sáng trong thơ ca qua giá trị nội dung của tập thơ Quốc âm thi tập. Sơ đồ 1: Thời gian ra đời tập thơ. 1380 1400 1420 1427 Quốc âm (1438) ra đời 1442 Sinh Làm quan (nhà Hồ) K/N Lam Sơn Nhà Lê sơ Thất sủng lui về Côn Sơn Mất Ngoài ra câu hỏi 2 học sinh tái hiện kiến thức cũ lịch sử văn học ở bài khái quát văn học trung đại với đặc điểm nghệ thuật: tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài. Ở đây Nguyễn Trãi đã tiếp thu và dân tộc hóa ngôn ngữ và thể loại của 13 văn học Trung Quốc. Tập thơ Quốc âm thi tập được sáng tác bằng chữ Nôm (kiểu chữ do người Việt sáng tạo từ chữ Hán ghi âm tiếng Việt) đặc biệt là có hệ thống âm thuần Việt trong đó có nhiều từ Việt cổ và biến đổi thể loại thơ thất ngôn Đường luật bằng xen câu thơ sáu chữ trong văn bản tạo nên thể loại văn học biến thể giữa ngoại sinh và nội sinh. Điều này sẽ liên kết và được chúng tôi làm sáng rõ ở phần sau. 2.1.2. Văn bản Cảnh ngày hè. - Vị trí: Cảnh ngày hè là bài số 43/61 bài thơ thuộc mục Bảo kính cảnh giới Gương báu răn mình, của phần Vô đề (Vô đề, Môn thời lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú) trong Quốc âm thi tập. Sơ đồ 2: Vị trí bài thơ trong sự nghiệp - Thể loại: Thơ Nôm Đường luật biến thể, biến đổi thể loại thơ thất ngôn Đường luật bằng việc xen câu thơ sáu chữ vào, ngắt nhịp 3/4 trong câu thơ 7 chữ, tạo nên thể loại văn học tiếp biến yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Sơ đồ 3: Thể loại văn bản. 14 - Bố cục: ba phần. + Phần 1 - câu1: Hoàn cảnh nảy sinh cảm hứng. + Phần 2 - từ câu 2 đến câu 6: Vẻ đẹp Nguyễn Trãi qua bức tranh cảnh ngày hè. + Phần 3 - câu 7 và 8: Khát vọng dân giàu đủ của Nguyễn Trãi Từ kiến thức cơ bản mà học sinh phát hiện trong SGK và bố cục, chúng tôi cho HS sơ đò hóa xuất xứ bố cục văn bản. Từ sơ đồ, chúng tôi định hướng mở rộng hơn từ tên phần mục Bảo kính cảnh giới. Cảnh giới chính là Tu thân (sửa mình cho đúng theo điều lẽ nào đó) để hành động mà đạt tới niềm vui an lạc trong một cảnh giới của cuộc sống. Nhưng đâu là cái gốc, là chủ nhân làm “Gương báu” cho Nguyễn Trãi răn mình, soi mình? Mục đích của “răn mình” là gì? Từ câu hỏi này, chúng tôi sẽ dẫn dắt, định hướng học sinh vào phần đọc hiểu văn bản để giải đáp câu hỏi đó. 15 2.2. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn học sinh đọc hiểu khái quát và đọc hiểu chi tiết chủ yếu qua những bảng hệ thống bảng biểu, biểu đồ của môn Địa lí, qua việc thống kê các chỉ số, số liệu của môn Toán học. Qua câu hỏi hướng dẫn của SGK và câu hỏi nêu vấn đề định hướng của chúng tôi, văn bản tác phẩm và trên kiến thức các em đã tự tìm hiểu được từ những nguồn tri thức khác mà các em học sinh thu thập, các em tự mình hoàn thành bảng. 2.2.1. Hướng dẫn đọc hiểu khái quát. GV hướng dẫn HS đọc văn bản bài thơ. Từ đó chúng tôi cho HS hoàn thiện bảng hướng dẫn sau đây. Sơ đồ 3: Đọc hiểu theo thể loại văn bản. Thể loại Chữ viết Thơ thất Chữ Nôm ngôn bát cú Đường luật Vay mượn tiếp thu thể loại của văn học Trung Quốc. Phổ biến của văn học trung đại. Chữ viết do người Việt sáng tạo, đặt nền móng mở đường cho sự phát triển thơ ca tiếng Việt khi ghi lại âm và tiếng của người Việt. Vị trí câu thơ 6 Từ Việt cổ chữ Câu 1 và câu 8 Rồi: rỗi rãi; Thức: dáng vẻ, màu vẻ; Dắng dỏi: inh ỏi; Dẽ có: lẽ ra nên có; Đòi: nhiều. Đổi mới sáng Ngôn ngữ tạo trên thể loại dân tộc, dân vay mượn. Việt dã bình dị. Ý thức dân tộc hóa thể loại. Ở của Nguyễn câu mở đầu và Trãi trong câu cuối bài thơ. việc giữ gìn Có tác dụng tạo tiếng Việt. điểm nhấn mở kết, dồn nén cảm xúc chủ đạo của bài thơ. 16 Ngắt nhịp câu thơ Câu 1: 1/2/3 Câu 2, 5, 6, 7: 4/3 Câu 3, 4: 3/4 Câu 8: 3/3 Ngắt nhịp 4/3 là phổ biến của thơ thất ngôn Đường luật. Ngắt nhịp 3/4 lạ hóa nhấn mạnh sự chú ý. Câu 1 là 1/2/3, nhịp nhàng đều đặn như tiếng thở nhẹ nhàng nhưng chứa đựng suy tư chiều sâu. Câu 8 là 3/3, hài hòa cân đối mãn nguyện của nhà thơ. Học sinh dễ dàng phát hiện ở phần đầu bảng với các dấu hiệu cần tiếp cận văn bản. Phần ý nghĩa phía sau chúng tôi sẽ gợi ý và mở rộng cho học sinh (liên kết với phần kết luận bài tác giả Nguyễn Trãi ở tập 2). Văn bản này là minh chứng cho đặc điểm nghệ thuật văn học trung đại Việt Nam là tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài chủ yếu là văn học Trung Quốc trên bình diện ngôn ngữ là thể loại. Vậy ngoài việc Việt hóa thể loại qua thơ Nôm Đường luật xen lục ngôn , chúng tôi dẫn dắt HS tìm hiểu đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Trãi qua bảng, phiếu học tập sau. Sơ đồ 5: Ngôn ngữ của văn bản. Từ Hán Việt Trường, lục, thạch lựu, hồng liên trì, hương, ngư phủ, cầm, lầu tịch dương, Ngu cầm, dân, phương. 18 chiếm 33,3% Từ thuần Việt Từ Việt cổ Hóng mát, thuở, Rồi, thức, dắng ngày, hòe, đùn đùn, dỏi, dẽ có, đòi. còn, phun đỏ, tán rợp giương, đã tiễn mùi, lao xao, chợ cá, làng, ve, đàn, một tiếng, giầu đủ, khắp. 29 chiếm 53,7%. 7 chiếm 13% 17 Tống số Câu1 và 8: 6 chữ. 2 X 6 = 12 Câu 2, 3, 4, 5, 6, 7: 7 chữ. 6 X 7 = 42 Tổng bài thơ có 54 chữ tương ứng 54 tiếng. Qua biểu đồ chúng ta thấy âm Việt chiếm 67.7%, số lượng âm Hán Việt chiếm 33.3%. Âm thuần Việt = 2 lần âm Hán Việt. Đặc biệt có một hệ thống âm Việt cổ mà Nguyễn Trãi ý thức sử dụng chiếm 13%. Điều này đã chứng minh cho kết luận đã được khẳng định ở tiểu dẫn: Nguyễn Trãi đã đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho thơ ca tiếng Việt của dân tộc. Đây cũng là minh chứng niềm tự hào ý thức dân tộc qua ngôn ngữ của tác giả cũng như sự chủ động trong vấn đề độc lập tự do văn hóa tư tưởng mà Nguyễn trãi đặt ra cho trí thức người Việt lúc bấy giờ và có ý nghĩa đến ngày nay. Nguyễn Trãi đã gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. Đó cũng là trách nhiệm và sứ mệnh của mỗi người Việt nam ở mọi tầng lớp và thời đại. 2.2.2. Đọc hiểu chi tiết. Ở phần này trên cơ sở của tiếp cận các phần trước chúng tôi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trên bố cục ba phần. 2.2.2.1. Phần 1: Câu 1. Học sinh dễ dàng phát hiện câu mở đầu 6 chữ (lạ hóa) mở ra hoàn cảnh nảy sinh bài thơ và cũng thấy hoàn cảnh nhàn hạ, rảnh rỗi của Nguyễn Trãi qua từ “rồi, hóng mát, ngày trường”. Từ đó chúng tôi đặt câu hỏi nêu vấn đề cho các em. Tại sao lại là ngày dài (trường)? Câu thơ gợi dẫn điều gì về tâm trạng của tác giả? Để giải quyết tình huống và trả lời câu hỏi này học sinh phải huy động kiến thức lịch sử vấn đề văn hóa tư tưởng về tác giả Nguyễn Trãi. Ở câu thơ này còn chứa đựng cái bất thường giữa nội dung bên trong và biểu hiện ngôn từ. Rồi hóng mát (những phút hiếm hoi của một vị quan Nguyễn Trãi, rất có thể tác giả viết bài thơ này lúc lui về Côn Sơn ở ẩn khi cuộc đời làm quan của Nguyễn Trãi phải có rất nhiều thăng trầm), Nguyễn Trãi có một ngày dài, thân nhàn không lo âu, để đến và tận hưởng cảnh vật thiên nhiên. Thế nhưng thời gian được đong, đếm một cách đầy tâm trạng: “ngày trường” - ngày dài, thời gian tâm lí, mang tâm trạng. Với một con người có triết lí hành động gắn với dân nước thì hành động Nguyễn 18 Trãi chịu lui về miền thôn dã để ngắm cảnh quả là một điều khác thường. Thế nên thời gian trôi đi rất nặng nề, dài dằng dặc gợi cho thấy ẩn sau sự nhàn hạ đó của cái vẻ bên ngoài Nguyễn Trãi, sẽ chứa đựng sự vận động tư tưởng suy nghĩ bên trong. Vậy điều gì đã khiến cho một con người đã kinh qua nhiều thăng trầm của cả bản thân và thời cuộc phải suy ngẫm? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi đẫn dắt làm định hướng cho học sinh đi tìm hiểu các câu phía sau. 2.2.2.2. Phần 2: 5 câu thơ tiếp. Để tìm hiểu bức tranh cảnh ngày hè, chúng tôi định hướng sự tiếp cận của học sinh qua bảng chỉ dẫn. Qua hệ thống bảng chúng tôi đã định hướng cho học sinh cách tiếp cận, nâng cao sự tích cực chủ động của các em ttrong quá trình tiếp cận văn bản. Học sinh cả lớp có thể hoàn thành bảng ở nhà (chúng tôi hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà ở tiết học trước) hoặc giáo viên cho học sinh thực hành nhóm trên lớp qua phiếu trả lời và bảng phụ (bóng kính và đèn chiếu). Đây là nội dung chính quan trọng của văn bản thể hiện rõ sự vận động của tư tưởng của Nguyễn Trãi và cũng là một căn cứ để lí giải việc tác giả biên soạn SGK lại đặt nhan đề bài thơ là Cảnh ngày hè. Chúng tôi cho HS đọc hiểu bức tranh cảnh ngày hè (phương diện nội dung chính của bài học) qua các phương diện sau: + Không gian nghệ thuật. + Thời gian nghệ thuật. + Hình ảnh (sự vật). + Động từ, tính từ (trạng thái của hình ảnh sự vật). + Màu sắc. + Âm thanh. + Nhận xét đánh giá các phương diện đó 19 Sơ đồ 6: Các phương diện của bức tranh ngày hè. Thời gian Hình ảnh Cuối ngày: lầu tịch dương. Màu sắc -Thiên nhiên ngày hè: hòe lục, thạch lựu, sen ao - Cuối hè: trong sen đã hết (liên trì)… mùi. -Cuộc sống con người: chợ cá, làng ngư phủ. Đỏ của lựu, vàng của hoàng hôn, xanh lục của hòe, màu hồng hoa sen. Thời gian cuối hè cuối ngày là giây phút vạn vật chuyển dần từ vận động sang nghỉ ngơi. Đầy sống trưng hè. - Dân dã chân thực của cuộc sống nông thôn làng quê trong mùa hè. Âm thanh Động, tính từ -Thiên nhiên Phun, rợp qua tiếng ve. giương, tiễn -Cuộc sống đùn đùn, lao con người xao, dắng dỏi. qua lao xao chợ cá. Không gian -Hẹp gần là nơi Nguyễn Trãi nghỉ ngơi. (Thân nghỉ ngơi nơi yên tĩnh.) -Rộng xa là không gian ven sông làng chài (làng ngư phủ). (Tâm hướng ngoại ra cuộc sống bên ngoài.) sức - Sôi động Động từ mạnh đặc tràn đầy sức không chỉ tả mùa sống. sức sống cảnh - Hài hòa vật con người Đều là ga giữa âm mà còn thấy màu nóng, thanh thiên được dáng vẻ hài hòa với nhiên và con phô ra, căng Thiên nhau ở sự người tạo tràn, ứa ra của nhiên và con biểu hiện vận nên âm sự sống từ người hòa động hướng thanh của bên trong. hợp,tạo nên tới sự sống cuộc sống một khung cho cảnh vật. thanh bình cảnh bình yên ả. yên đầy sức sức sống. Nguyễn Trãi luôn vượt ra không gian hẹp của cá nhân, mở lòng, hướng mình ra bên ngoài đón nhận không gian rộng lớn của thiên nhiên con người cuộc sống. Để giải quyết tình huống và rào cản tri thức này học sinh phải sử dụng một trong những thao tác toán học là thống kê phân loại, kiến thức về môn sinh học qua các giác quan. Học sinh dễ dàng tìm được thống kê phân loại dựa trên bảng hướng dẫn nhờ vào văn bản đã dẫn. Phần ý nghĩa của mỗiphương diện đó chúng tôi đặt các câu hỏi: Như thế nào? Có ý nghĩa biểu đạt ra sao? Mối quan hệ của chúng như thế nào? để học sinh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất