Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn làm thế nào cho trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình...

Tài liệu Skkn làm thế nào cho trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình

.DOC
11
494
116

Mô tả:

0 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “LÀM THẾ NÀO CHO TRẺ ĂN HẾT KHẨU PHẦN ĂN CỦA MÌNH” 1 Các cấp Điểm Xếp Chữ ký của giám Chữ ký của loại khảo CTHĐ 1 Trường 2 2 Huyện Tỉnh I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trẻ em là hạnh phúc gia đình, là tương lai của đất nước, là người thừa kế sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó việc dạy dỗ và chăm sóc trẻ không phải là nhiệm vụ của mỗi gia đình mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Muốn trẻ có một trí tuệ tinh thông thì trước tiên phải có một sức sống khoẻ tốt. Vì vậy vấn đề nuôi và dạy đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Để thực hiện đầy đủ được nhiệm vụ đòi hỏi giáo viên mầm non phải là người vững tay nghề, có lòng thương yêu trẻ, coi các cháu như con em mình. Ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt quan tâm đến sự phát triển về thể chất của trẻ. Cụ thể là cho trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình không làm rơi vãi cơm ra bàn theo quy định của lớp. Có như vậy mới giúp trẻ khoẻ mạnh và phát triển một cách toàn diện về 5 mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ và LĐ. Chính vì vậy những lý do trên mà tôi chọn đề tài SKKN. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 3 Theo việc nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu các vấn đề. Muốn cho trẻ phát triển một cách toàn diện thì phải đòi hỏi về khâu nuôi phải đảm bảo đủ chất, đủ lượng và đủ dinh dưỡng, mọi sự đổi mới trong cấu tạo cơ thể con người. Cơ thể hoạt động sinh trưởng và phát triển đều lấy từ các chất dinh dưỡng khác nhau do thức ăn cung cấp hằng ngày qua khẩu phần ăn. Do đó trong đời sống con người dinh dưỡng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cơ thể, đến trạng thái tinh thần, đến sức khoẻ, đến sự học tập của trẻ. Tuy vậy, vấn đề cần chú ý ở đây là làm thế nào để tất cả những chất dinh dưỡng đó được đưa vào cơ thể trẻ. Trên thực tế về việc tinh định lượng ở khẩu phần ăn của trẻ thì đảm bảo, son một số cháu ăn không hết khẩu phần ăn của mình do chán ăn hoặc làm rơi vãi cơm và thức ăn. III. THỰC TRẠNG CỦA LỚP: Năm học 2010-2011 tôi được nhà trường phân công đứng lớp thôn 4. - Tổng số học sinh là: 18 cháu Trong đó: Mẫu giáo lớn: 14 cháu Mẫu giáo nhỡ: 03 cháu Mẫu giáo bé : 01 cháu Số học sinh nữ : 06 cháu Số học sinh nam: 12 cháu Vào đầu năm các cháu chưa quen các hoạt động ở lớp như ăn, ngủ, học các hoạt động vui chơi. Do vậy việc quản lý trẻ ở năm học này tôi gặp rất nhiều khó khăn. 4 Trước tình hình như vậy tôi rất lo âu nhiều đêm trằn trọc không biết làm thế nào vào giờ ăn, giờ ngủ cho đảm bảo. Phần lớn ở lứa tuổi mẫu giáo Bé - Nhỡ các cháu được bố mẹ thương yêu và nuông chiều nên có thói quen nũng nịu không tự xúc cơm ăn trong khi ăn còn đùa nghịch. Đa số là học sinh nam nhiều hơn nên vào giờ ăn nói chuyện, chưa có ý thức trong khi ăn. Trước tình hình đó là giáo viên tôi đã suy nghĩ rất nhiều để tìm ra biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo nhu cầu ăn uống của trẻ góp phần giúp trẻ mau lớn khoẻ mạnh đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Như vậy đầu năm có khoảng 60% cháu ăn không hết xuất, còn lại 40% cháu ăn hết xuất hầu như các cháu chưa có thói quen trong ăn uống nên các cháu làm cơm rơi vãi ra bàn rất nhiều. Trước tình hình đó tôi cố gắng hết sức để đem lại niềm tin giữa gia đình và nhà trường gắn bó chặt chẽ với nhau, để các bậc phụ huynh an tâm đưa con đến trường, đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào nhà trường phát triển tốt. IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Từ thực trạng của lớp đã được nêu trên tôi đã đề ra một biện pháp giải quyết và bước đầu có hiệu quả. Tôi xin được trình bày như sau: - Công tác chăm sóc giáo dục sức khoẻ đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ thông qua việc giáo dục trẻ. 1. Giáo dục trẻ vệ sinh trước khi ăn: Vệ sinh trước khi ăn tạo cho con người sự sản khoái mát mẻ, cảm giác dễ chịu giúp bữa ăn ngon hơn. Do vậy để chuẩn bị vài giờ ăn cô giáo hướng dẫn cháu rửa tay sạch sẽ. Trước khi trẻ ngồi vào bàn, cô giới thiệu cho trẻ hát để tạo cho trẻ có trạng thái thèm ăn và cảm thấy ăn ngon miệng. 5 Đối với trẻ mới ốm dậy cô không nên ép cháu ăn khi trẻ bị mệt hoặc buồn nôn. Nếu bữa ăn nào trẻ kém ăn, do thức ăn không hợp khẩu vị, tôi báo ngay cho chị cấp dưỡng rút kinh nghiệm chế biến thức ăn hợp khẩu vị. Biện pháp này đạt 50% cháu ăn hết xuất. 3. Công tác tuyên truyền với phụ huynh: Giáo dục dinh dưỡng vào giờ đón trẻ hoặc giờ trả trẻ ngoài những giờ học ra tôi thường xuyên giáo dục trẻ ở mọi nơi mọi lúc như giờ chơi tự do, giờ ôn bài buổi chiều hoặc giờ ăn tôi giới thiệu cho cháu biết về các loại rau, quả và công dụng của chúng. Dạy trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm như gạo, khoai, cá, trứng, thịt, tôm, sữa đậu, rau, củ, quả, tôi đã đọc cho cháu nghe bài thơ “Hạt gạo làng ta”. Bác nông dân rất vất vả làm ra những hạt gạo đó nấu thành cơm, cháo cho các con ăn hằng ngày để biết ơn các cô bác nông dân ngày ngày vất vả, các con phải ăn hết khẩu phần ăn của mình không làm rơi vãi ra bàn. * Dạy trẻ biết tác dụng của một số loại thực phẩm thông thường đến sức khoẻ của trẻ như: - Hằng ngày các con phải uống sữa để được khoẻ mạnh thông minh. - Cần ăn nhiều loại trái cây, rau xanh da dẻ đẹp và hồng hào hơn. - Tôi thường hay dạy trẻ biết cần phải ăn đủ các chất các loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày để mau lớn thông minh khoẻ mạnh không cén chọn thức ăn. - Qua việc áp dụng trên trẻ tôi đã đạt 65% ăn hết khẩu phần ăn. Trong tình hình đó tôi phải suy nghĩ và vạch ra phương hướng khác. 6 * Trao đổi với phụ huynh về việc mang quà vặt đến lớp. - Khi đưa con đến trường các bậc phụ huynh hay thương con nên mua cho con rất nhiều quà vặt thường mua các món, về các món ăn trong ngày như: các con hôm nay ăn thức ăn mặn thịt heo xênh với cà chua cũng rất là ngon và bổ, cô giáo có thể trò chuyện với trẻ. Trước khi ăn các con phải làm gì? Khi ăn các con có nói chuyện không? Khi ăn có làm rơi vãi cơm ra bàn không? Khi ăn có ngậm thức ăn không? Có dùng tay bốc thức ăn không? Nếu có một số cháu chưa biết tôi sẽ giải thích cho các cháu biết trước khi ăn các con phải rửa tay sạch sẽ, khi ăn các con không làm cơm đổ ra bàn, không ngậm cơm trong miệng, không nói chuyện làm ảnh hưởng đến cháu khác, phải ăn hết xuất để cơ thể chóng lớn khoẻ mạnh, sau khi ăn xong bỏ chén vào nơi quy định, xếp ghế gọn gàng, rồi vệ sinh sau khi ăn, rồi uống nước. 2. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn kích thích sự thèm ăn của trẻ. Trước khi ngồi vào bàn ăn cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhẹ hoặc trò chuyện với trẻ. Hôm nay ai đưa con đi học, khi đến lớp các con có đòi bố mẹ mua quà không? À đúng rồi khi đến lớp các con không mang quà bánh, các con ăn nhiều kẹo bánh đến giờ ăn là ăn không ngon miệng. Muốn cho trẻ ăn hết xuất thì bản thân cô giáo phải hết sức tận tuỵ, luôn gần gũi với trẻ, tạo cho trẻ có một trạng thái tinh thần thoả mái tự tin như chuẩn bị 7 phòng ăn sạch sẽ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, trình bày các món ăn cho hấp dẫn. Sau khi trẻ ngồi vào bàn ăn, cô giới thiệu cho trẻ biết về từng món ăn và làm miệng mình có vẻ thật là ngon ngọt như kẹo bánh, trẻ ăn ngọt nhiều đến bữa ăn sẽ chán ăn và ăn không ngon miệng. Do vậy là cô giáo tôi cố gắng thuyết phục với các bậc phụ huynh hiểu được khẩu phần ăn hằng ngày của cháu. Biện pháp này đạt 75%. 4. Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý: Cô sắp xếp những cháu có khả năng ăn tốt ngồi vào một dãy, những cháu ăn chậm còn ngậm cơm, ăn còn rơi vãi ra bàn ngồi vào một dãy cô phụ trách tiện việc chăm sóc. Đối với những cháu ăn chậm ít ăn cô phải ân cần dỗ dành và nhẹ nhàng động viên để trẻ ăn hết khẩu phần ăn, cuối tuần cô phát phiếu bé ngoan, khi trẻ chán ăn cô không nên áp trẻ khiến trẻ sợ an mà cô có thể tạo tình huống khi ăn để giúp trẻ ăn nhanh hơn. Nếu trẻ vẫn chưa có thói quen tốt, trong khi ăn uống thì phải báo ngay với phụ huynh để chăm sóc kỹ hơn khi trẻ ốm mới đến lớp thì cô giáo phải trao đổi với cấp dưỡng chế biến khẩu phần ăn của trẻ được kỹ hơn, còn những cháu ăn tốt, ăn hết khẩu phần ăn cô thường xuyên đưa ra trước lớp để làm gương và tuyên truyền các bạn còn lại. Qua việc áp dụng biện pháp trên lớp tôi đạt đến 85% con số chưa hoàn toàn tuyệt đối. Tôi tiếp tục tìm ra biện pháp khác. 5. Rèn luyện thói quen tốt trong ăn uống: Đặc biệt lớp tôi có 2 cháu Khánh, Trung giờ ăn nào cháu cũng dùng tay bốc thức ăn trong chén của mình rồi đến chén bạn, giờ ăn nào cô giáo cũng chú ý đến 8 hai cháu dùng nhiều biện pháp nhưng cháu vẫn không hết được thói quen của mình. Cô nói dịu dàng với cháu con không được dùng tay bốc thức ăn, con không được bốc thức ăn của bạn. Chiều cô sẽ cho con cắm cờ cuối tuần con được nhận phiếu bé ngoan, khuyến khích cháu như vậy sau một thời gian ngắn cháu không còn như vậy nữa. Không chỉ giúp trẻ ăn hết khẩu phần ăn mà dạy trẻ biết chào hỏi lễ phép, biết cử xử với người lớn, của thiên nhiên như công cha ta thường nói: “Uốn cây từ lúc còn non Dạy con từ thưở con còn ngày thơ” Do đó dạy trẻ cách ăn, cách nói, là điều tôi rất quan tâm tôi thường xuyên trước khi ăn phải rửa tay sạch sẽ. Trước khi ăn mời cô và các bạn cùng ăn. Trong khi ăn từ tốn nhai kỹ không làm đổ cơm, nếu đổ cơm thì nhặt bỏ vào địa lau tay bằng khăn ấm. Khi ho luôn dùng tay che miệng trấnh ven vào mặt bạn. Khi ăn không ngậm thức ăn lâu, giờ ăn tập trung ăn hết xuất, không có tình trạng vừa ăn vừa nghịch, không dùng tay bốc thức ăn. Qua biện pháp trên tôi đã đạt 95% trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình. Tuy con số chưa đạt đến mức tuyệt đối nhưng bản thân tôi cũng rất đáng mừng và tiếp tục tìm biện pháp để đạt đến con số cuối cùng. 6. Động viên khuyến khích cháu ăn thi đua: 9 Mỗi lần xúc cơm vào chén tôi chỉ xúc 2/3 chén để cháu ăn mau hết, ham thích khuyến khích cháu nào ăn nhanh hết chén, ăn nhai kỹ, ăn không đổ ra bàn chiều được cô cho cắm cờ, được cô và mẹ thương yêu. Qua biện pháp này tôi đã đạt đến đỉnh cao, lớp tôi đã ăn hết khẩu phần ăn của mình đạt đến 100%. IV. KẾT QUẢ: Qua việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Đến giờ ăn vào bàn mời cô và các bạn cùng ăn, khi ăn không đổ ra bàn nếu đổ biết nhặt cơm bỏ vào đĩa và lau tay bằng khăn ẩm không còn nghịch ngợm trong khi ăn đạt 100% cháu ăn khẩu phần ăn đó cũng chính là nhờ sự nhiệt tình chăm sóc tìm ra mọi biện pháp để giúp trẻ ăn hết xuất là điều rất mừng cho bản thân tôi. Do vậy đảm bảo tốt giờ dạy trên lớp “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, là người giáo viên mầm non tôi cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để trở thành vườn ươm những mầm non khoẻ khoắn cho các thế hệ tương lai. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Việc ăn uống hằng ngày của trẻ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ mầm non phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể trẻ phát triển tốt. Vì vậy muốn cho trẻ ăn hết khẩu phần ăn thì đòi hỏi giáo viên phải hết sức nhiệt tình yêu nghề mến trẻ coi các cháu như con em của mình. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để nuôi dạy con tốt hơn. VI. KẾT LUẬN: 10 Trên đây là những phương pháp mà bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi và áp dụng “Làm thế nào cho trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình. Nó đã giúp tôi đạt những thành công nhất định từ thực tế ở lớp. Nhưng chắc hẳn trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được đón nhận sự góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, của Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo để bản thân tôi thực hiện tốt và đạt kết quả cao hơn. Bình Giang, ngày 14 tháng 02 năm 2011 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Thuý Nguyệt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất