Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kinh nghiệm về công tác duy trì sĩ số...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm về công tác duy trì sĩ số

.PDF
32
130
89

Mô tả:

I/-LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đã biết giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay sự phát triển của tất cả các ngành khoa học, cơ bản cũng áp dụng vào tất cả các ngành công nghệ then chốt như khoa học công nghệ điện tử, viễn thông…Điều đó không thể thiếu những người hiểu biết về kiến thức khoa học, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ các ứng dụng của khoa học đem lại hiệu quả to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tế đã nhận định lý luận gắn với thực tiễn tức là học đi đôi với hành, học mà không hành là vô nghĩa đối với cuộc sống, còn hành mà không học là hành một cách mù oán. Chính vì vậy ngày nay, người ta thừa nhận rằng sự phát triển kinh tế của một đất nước không phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên mà phụ thuộc vào trình độ dân trí đặc biệt là công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp và công tác 1 duy trì sĩ số các lớp chính qui. Nó cũng có vị trí trong nâng cao dân trí góp phần tạo nên nguồn tài nguyên chất xám, nguồn tài nguyên rất quí giá cho đất nước. Công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp và công tác duy trì sĩ số ở trường THCS là nhiệm vụ quan trọng của đất nước được phát triển trên qui mô khá rộng đặc ở các nước đang phát triển phù hợp với sự tiến bộ của xã hội nhằm từng bước tiến đến công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Mà đặc biệt hiện nay đất nước ta thật sự hòa nhập với sự phát triển của thế giới là gia nhập WTO. Đây là một thách thức lớn về ngành giáo dục, nếu như chúng ta không nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của xã hội nói chung ngành giáo dục nói riêng thì đất nước chúng ta ngày càng sẽ bị mai một. Qua quá trình thực hiện nhiệm cái khó nhất và quan trọng nhất để đạt mục tiêu là công tác nâng cao trình độ dân trí và công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp – duy trì sĩ số ở các lớp chính qui. Muốn làm được công tác này ở các lớp chính qui thì phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, tạo sự thích thú, ham học và đẩy mạnh các phong trào vui chơi giải trí các hoạt động có tác động đến động cơ 2 học tập mặc dù công tác này đã hoàn thành nhưng bản thân đã rút ra một số giải pháp để thực hiện công tác vận động học sinh bỏ học ra trở lại lớp hiệu quả ở những năm tiếp theo. Những giải pháp đó bản thân nghĩ rằng chưa phải là tối ưu, rất mong được cấp lãnh đạo, quý đồng nghiệp góp ý chân thành để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đất nước chúng ta ngày càng phồn vinh và ngẩng cao đầu với các nước trên thế giới. II/-NỘI DUNG: 1/-CƠ SỞ XUẤT PHÁT. a/-cơ sở lý luận. Mục tiêu giáo dục và đào tạo của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay là nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành cho mọi công dân phải có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành tự chủ, năng lực sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Tạo cho thế hệ trẻ theo hướng toàn diện, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần như thời đại hiện nay. 3 b/-Cơ sở thực tiển. Xuất phát từ nhu cầu thực tiển của đất nước trong giai đoạn hiện nay thì công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp và duy trì sĩ số là vấn đề cần thiết phải tiến hành thường xuyên liên tục. Đó là tiền đề khơi dậy sự phát triển khả năng tự học vốn có của người việt nam hình thành cho các em những kiến thức khoa học độc lập, sáng tạo nâng cao năng lực phát triển và tự giải quyết vấn đề đem lại niềm tin hứng thú cho các em trong mọi công việc. Giúp cho học sinh chuyển từ thói quen ỷ lại, thụ động chán học sang một trạng thái chủ động biết cách tìm lại những điều đã quên và nắm lại kiến thức khoa học trong nhà trường thấy được nhu cầu cần thiết của việc học và phát huy tìm năng sáng tạo của bản thân. **Thực trạng. Giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng được Đảng và nhà nước quan tâm xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hàng năm gần đến mùa tựu trường là cả hệ 4 thống chính trị xuống đường làm công tác điều tra, huy động các em đến lớp kể cả những em có hoặc không có điều kiện. Như chúng ta biết, trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của một số ít học sinh giảm, tính tự giác học tập của các em có chiều hướng giảm và dẫn đến bỏ học. Trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Với những thực tế đó bên cạnh còn có nhiều nguyên nhân khác như sau: + Chƣơng trình thay sách giáo khoa, Đổi mới phƣơng pháp học tập và giảng dạy ( thông tin và thời lượng quá nhiều, phương pháp giảng dạy mới làm cho các em không tiếp thu được thông tin dẫn đến học yếu học kém dần dần chán học rồi bỏ học, đi tìm nơi khác làm ăn hay tham gia các băng nhóm xã hội làm những việc vi phạm pháp luật ). + Sự nhận thức của cha mẹ các em về động cơ học chƣa quyết đoán. (VD đoàn đến vận động thì cha mẹ nói để hỏi ý nó coi chịu học không hả). Một số gia 5 đình còn đặt thẳng vấn đề với giáo viên hoặc đoàn vận động về dụng cụ học tập, quần áo, phương tiện đi lại, sau khi đáp ứng những yêu cầu đó xong thì con họ lại tiếp tục nghỉ nữa. + Hoàn cảnh kinh tế, điều kiện đi lại, nơi ở (gia đình nghèo phải đi nơi khác kiếm sống hay nhà quá xa trường, không phương tiện, đường xá cầu cống đặc biệt ở ấp 1 và ấp 4…) + Sự bùng nổ về thông tin báo chí, điện tử ( phim ảnh đồi trị, trò chơi thiếu lành mạnh gần đây nhất là game. Từ đó cuốn hút các em tham gia vào con đường tệ nạn xã hội dẫn đến lười học chán học rồi bỏ học…) ** Yêu cầu đòi hỏi. + Tập cho học sinh làm quen dần với phương pháp mới và có tinh thần và ý thức học tập cao hơn. + Tuyên truyền giáo dục cho người dân bằng nhiều loại hình như loa phóng thanh, lòng ghép vào các cuộc họp... 6 + Phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương, lãnh đạo trường, cán bộ chuyên trách, giáo viên chủ nhiệm... 2/-MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. Là nâng cao sự nhận thức về cuộc sống, làm cho mọi người công dân hiểu và biết được tầm quan trọng của việc học góp phần vào việc nâng cao mặt bằng dân trí nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Nâng cao năng lực hiệu quả đào tạo, nhằm đãm bảo mỗi học sinh được phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ đồng thời hình thành cho học sinh kỷ năng cơ bản, có những hiểu biết ban đầu về khoa học kỹ thuật và hướng nghiệp từ đó tiếp thu những tiến bộ khoa 3/-ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: a/-Khái quát: 7 Xã Tân Nghĩa là 1 xã được tách từ ấp 8 xã Phong Mỹ, tổng diện tích 2.235.600 m2, phía Đông giáp Phương Trà, phía Tây giáp Phong Mỹ, phía Nam giáp Mỹ Ngãi, Mỹ Tân, phía Bắc giáp Phương Thịnh, Gáo Giồng, tổng số hộ 1.838 với 10.174 nhân khẩu. Đa số sống bằng nghề nông, được chia làm 4 ấp, địa bàn khá rộng có nơi là đường đất bị lầy lội về mùa mưa, ngập vào mùa nước và chưa thông được xe hai bánh đến tận tất cả các xóm ấp. b/-Thuận lợi: Được sự quan tâm của huyện uỷ, BCĐ CMC PCGD THCS huyện Cao Lãnh, Đảng uỷ xã Tân Nghĩa, HĐGD xã BCĐ PCGD cùng với lãnh đạo trường TH – THCS - cán bộ chuyên trách có tâm quyết và tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Cấp uỷ Đảng, BCĐ đã xác định được nhiệm vụ học tập là 1 công tác trọng tâm của xã . Vì đây là công tác cực kỳ khó, đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài mới hoàn thành được .Từ đó, Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ Đảng viên, chỉ 8 đạo các ban ngành đoàn thể tham gia tích cực trong công tác huy động,vận động học sinh bỏ học trở lại lớp. Sự phối hợp đồng bộ giữa BCĐ - HĐGD, các ban ngành đoàn thể, ban lãnh đạo, cán bộ giáo viên các trường. cán bộ chuyên trách có kế hoạch sát với từng công việc gắn cho từng đối tượng, mỗi kỳ họp lệ có báo cáo rút kinh nghiệm những ưu - khuyết điểm trong quá trình thực hiện, để phong trào được giữ vững và phát huy có hiệu quả . c/-Khó khăn: Địa bàn đi lại khó khăn, các tuyến đường bộ lưu thông chưa được mở rộng đến tận các ấp cụ thể như ấp 1 và ấp 4 một số đoạn đường còn đất và thấp. Từ năm 2004 về trước, xã Tân Nghĩa chưa có trường mầm non,THCS nên chất lượng giáo dục chưa cao. Việc đi lại của học sinh THCS tương đối xa dẫn đến học sinh bỏ học nhiều . Tỉ lệ hộ nghèo còn cao, đa số sống bằng nghề nông, kinh tế gặp khó khăn, một số hộ - cá nhân bỏ địa phương đi nơi khác làm ăn. 9 Về học sinh : Một số em bỏ học thuộc hộ nghèo, nhà xa trường, chưa có ý thức cao trong học tập. Về phụ huynh : Chưa nhận thức đúng về việc học, chưa kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cũng như học tập của con em mình. 4/-Giải pháp: a/-Về phía nhà trƣờng. Lãnh đạo thường xuyên quan tâm đến công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Lập kế hoạch phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học. Đầu năm phải nắm chắc số HS, địa chỉ, cha mẹ. Sau đó, xây dựng và triển khai kế hoạch huy động. 10 Thành lập tổ dân phòng khuyến học cho giáo viên và học sinh khi phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học kịp thời uốn nắn hoặc vận động. Thành lập chi hội phụ huynh trường để cùng với nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Nhà trường thường xuyên liên lạc với gia đình phụ huynh để trao đổi về quá trình học tập cũng như đạo đức của từng em. Phân công các tổ chuyên môn chịu trách nhiệm luôn công tác phổ cập ở các ấp. Tạo sân chơi cho học sinh sau những ngày học tập mệt mỏi…. *Trường lớp. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh, phòng học sạch đẹp thoáng mát. *Đội ngũ giáo viên. Đãm bảo 100% giáo viên từ chuẩn trên chuẩn. 100% giáo viên phải có tâm quyết yêu nghề mến trẻ, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 11 Thường xuyên trao dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi học hỏi kinh nghiệm bạn bè đồng nghiệp. Đổi mới phương pháp giảng dạy….. b/- Về phía cán bộ chuyên trách. Cán bộ chuyên trách có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với lãnh đạo cấp trên. Lập kế hoạch thật cụ thể thật sát nắm chắc sĩ số học sinh theo sát sĩ số HS hàng ngày nếu có HS nào nghỉ học 2 ngày mà không lý do báo ngay cho chủ nhiệm để đến nhà tìm hiểu và vận động. Đặc biệt năm nay tôi đang làm thí điểm về công tác duy trì sĩ số tại lớp 8a4 cụ thể phân chia lớp thành nhiều nhóm. Trong đó cử nhóm trưởng chịu trách nhiệm theo dõi và có trách nhiệm điều động nhóm mình hoạt động theo yêu cầu của GVCN-CTPC. Hình thức phân chia cụ thể như sau: các em biết và gần nhà với nhau thành một nhóm và có trách nhiệm với nhau về việc nghỉ học, hoặc những biểu hiện khác… nếu bạn nào nghỉ học 2 ngày không lý do thì nhóm đó tự tổ chức tự tiến hành đến nhà tìm hiểu vận động-báo cáo cho gia đình nắm (nếu có vấn đề khác khi báo gia đình cần phải bảo mật tránh trƣờng hợp trả thù cá nhân cho HS nhóm 12 đó), nếu không được báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm, sau đó GVCN làm tiếp theo các bước đã được qui định, hàng tuần vào tiết sinh hoạt lớp các nhóm phải báo cáo cụ thể trong tuần qua có mấy trường hợp hình thức, kết quả, tên, tuổi nhà ở đâu…cho GVCN-cán bộ chuyên trách ghi nhận. Cuối năm hoặc cuối học kỳ có sự chiếu cố khen thưởng những nhóm những cá nhân làm việc tích cực có chất lượng cao. c/- Về phía GVBM. Là một GVBM không những lên lớp có trách nhiệm truyền thụ kiến thức về chuyên môn của môn mình mà còn phải giáo dục đạo đức, bồi dưỡng HS yếu kém, chậm tiến và tham gia công tác phổ cập. d/- Về phía GVCN lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp phải có trách nhiệm và một nghệ thuật giáo dục , GVCN có vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số học sinh. Một giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để giúp các học sinh siêng năng học tập đi học đều đặn hơn, duy trì sĩ số tốt hơn. Thông thường giáo viên 13 chủ nhiệm chỉ có một vài buổi trong tuần có tiết dạy ở lớp của mình chủ nhiệm cho nên với số ít buổi đó thì giáo viên sẽ khó khăn để nắm bắt được tình hình của học sinh lớp mình vì vậy giáo viên cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian hơn nữa gặp gỡ, trao đổi với lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học sinh của lớp từ đó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm biện pháp kịp thời ngăn chặn việc bỏ học của các em. Đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ, tết, nghỉ giữa học kì,…..Nhiều em sẽ có cơ hội nghỉ nhiều ngày và có cơ hội bỏ học đặc biệt là các em lười học, học yếu mà động cơ học tập của các em này không có, cha mẹ các em này ít quan tâm vào việc học của các em cho nên vào những thời điểm này công tác của người giáo viên chủ nhiệm trở nên hết sức quan trọng. Tóm lại sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm chính là một biện pháp tinh thần hết sức quan trọng để từ đó hạn chế tình trạng bỏ học của các em học sinh một cách tốt hơn. Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh của lớp sẽ giúp cho chủ nhiệm nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu của các học sinh cũng như các thói quen, sở thích và 14 tính cách của từng học sinh. Một khi hiểu rõ học sinh của mình hơn thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học sinh của mình chuyên cần hơn trong việc học tập cũng như duy trì tính chuyên cần của các em. Khi có học sinh bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm cần phải thông báo ngay cho cán bộ chuyên trách - Ban giám hiệu nhà trường đồng thời sắp xếp thời gian gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi các thông tin cùng nhau tìm các giải pháp phối hợp tốt hơn đưa học sinh trở lại trường. Học sinh sẽ trở nên chuyên cần, tích cực học tập hơn nếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu quả đáng kể. Đối với những phụ huynh học sinh tích cực quan tâm đến tình hình học tập của con em học sinh sẽ tích cực ủng hộ nhà trường nhằm tìm giải pháp tốt nhất duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong các kỳ họp phụ huynh bản thân GVCN luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, thông báo những khoản đóng góp; Luôn chú ý đến gia đình nghèo, kiến nghị lên cấp trên các khoản đóng góp, vận động các em trong lớp, các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ tập vở, sách giáo khoa; tổ chức thăm hỏi, động viên 15 các gia đình gặp hoàn cảnh không may những việc làm nhỏ bé đó tuy giá trị vật chất không đáng là bao nhưng đã tạo được tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Hiện nay, trong môi trường giáo dục đã có không ít những trường hợp học sinh thường xuyên vì các đam mê và nghiện ngập đã bỏ học nhất là trò chơi trên Internet dẫn tới thường xuyên nghỉ học tình hình học tập sa sút và bỏ học. Trong quá trình chủ nhiệm những năm học vừa qua đã có trường hợp vì sự lôi cuốn của các trò chơi game đã thu hút dẫn đến cúp tiết, bỏ học. Để hạn chế những trường hợp trên GVCN luôn theo dõi nắm bắt kịp thời các ảnh hưởng của các tác động xã hội này từ đó có thể tìm hiểu để đề ra các biện pháp ngăn chặn tác động này đặc biệt là phải tìm hiểu cụ thể nguyên nhân để từ đó phối hợp cùng với các lực lượng xã hội gia đình nhanh chóng kìm chế sự tác động tiêu cực đến học sinh để các em đi học thường xuyên hơn góp phần duy trì sĩ số học sinh. 16 Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, GVCN chuẩn bị nội dung và phân tích kỹ những mặt ưu và cũng rất nghiêm khắc với những vi phạm nội quy của nhà trường, luôn luôn biểu dương các em học yếu có tiến bộ. đ/-Về phía gia đình. Phải quyết đoán, chớ không thể cho con em tự ý muốn học thì học không thì thôi. Phải có nhận thức đúng về động cơ học tập, học để làm gì? Thường xuyên quan tâm, nhắc nhở đến việc học con em mình. Gia đình nhà trường phải là cầu nối thường xuyên liên tục. e/-Về phía học sinh. Phải có ý thức tự giác học tập, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô. f/-Về phía xã hội. Cần tạo xã hội lành mạnh, trong sáng, triệt phá những băng nhóm lưu manh có những hành vi không tốt trong xã hội. g/-Về phía chính quyền địa phƣơng. 17 Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là các chương trình hành động, phân công cụ thể từng ban, ngành, đoàn thể là yếu tố quyết định sự thành công của công tác này. Vai trò tham mưu tích cực của ngành giáo dục từ sở đến phòng, trường THCS trong từng giai đoạn, từng năm học với những giải pháp cụ thể. Mấu chốt là việc giữ vững, nâng cao hiệu quả đào tạo ở cấp tiểu học và THCS, nâng cao chất lượng dạy – học, hạn chế lưu ban, bỏ học. Tăng cường công tác kiểm tra, trong kiểm tra chú trọng thực chất, cụ thể để có cách củng cố, chỉ đạo tại chỗ. Công tác xã hội hóa phổ cập giáo dục được xem là tổng lực, huy động đông đảo các tầng lớp xã hội vào cuộc một cách có tổ chức, căn cơ. Cuối cùng, nguyên lý giáo dục ba môi trường (nhà trường, gia đình và xã hội) kết hợp rất cần để tạo sự chan hòa, để học sinh thật sự có điều kiện, đảm bảo việc học, khắc phục dần, đi đến chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học. Phải xác định rõ mục tiêu muốn có một xã hội phát triển chúng ta phải làm gì? Không có con đường nào khác là nâng cao trình độ dân trí. Muốn thực hiện được mục tiêu này thì cần phải có một số giải pháp sau. 18 Nắm rõ mục tiêu có kế hoạch lãnh chỉ đạo sâu sát đến mục tiêu muốn thực hiện. Gia đình phối kết hợp với nhà trường thường xuyên liên tục để kịp thời giáo dục. Tạo điều kiện cho những đối tượng nghèo không có khả năng đến lớp. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục động viên nhắc nhở cho nhân dân thông suốt mục tiêu giáo dục bằng nhiều loại hình…. Trên đây, là những kinh nghiệm trong công tác huy động, duy trì sỉ số và phổ cập giáo dục THCS năm 2011-2012 của bản thân. Kính trình đến hội nghị tham khảo và đóng góp xây dựng cho hoàn hảo hơn hiệu quả hơn chất lượng cao hơn đưa nền giáo dục xã nhà nói riêng cả nước nói chung ngày càng đi lên. 5/- Kết quả đạt đƣợc. Những nguyên nhân, thực tế trên, các cấp Ủy Đảng đã thấy được và tìm ra được các biện pháp để phá giải được những nguyên nhân trên một cách có hiệu quả. Cụ thể tỉ lệ học sinh bỏ học đạt theo chỉ tiêu ngành giao và giãm dần theo từng năm. ** kết quả những năm qua. 19 + Năm học: 2008-2009 9/564 tỉ lệ 1.6% + Năm học: 2009-2010 8/557 tỉ lệ 1.4% + Năm học: 2010-2011 4/564 tỉ lệ 0.7% ** kết quả thực tế học kì I năm 2011-2012 + Đối tƣợng Lớp thí điểm thực hiện đề tài. Tổng số đầu năm lớp 8a4 có 32 học sinh đến cuối HKI giãm 3 học sinh điều thuộc diện bỏ địa phương. ( không có học sinh bỏ học ). + Đối tƣợng trƣờng. Tổng số học sinh toàn trường đầu năm 528 học sinh đến cuối HKI giãm 10 học sinh trong đó có 9 HS bỏ địa phương, chuyển trường; 01 HS bỏ học tỉ lệ 0.2% 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan