Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kinh nghiệm tổ chức tiết học ngoại khoá môn công nghệ lớp 10 ở trường thpt ...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm tổ chức tiết học ngoại khoá môn công nghệ lớp 10 ở trường thpt cao lãnh 1

.DOC
27
154
69

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1 VÕ THỊ ĐIỆP KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TIẾT HỌC NGOẠI KHÓA MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1 NĂM HỌC 2012-2013 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tháng 04 năm 2013 1 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU TRANG I - Lý do chọn đề tài …………………………………………………. 5 II - Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………….. 5 III - Phương pháp nghiên cứu …………………………………………. 6 1- Phương pháp điều tra: ……………………………………………….. 6 2- Phương pháp thực hành: ……………………………………………… 7 3- Phương pháp thống kê, tổng hợp: ……………………………….. …… 8 IV- Cấu trúc …………………………………………………………… 8 B. PHẦN NỘI DUNG I - Cơ sở lý luận ………………………………………………………… 8 1- Khái niệm về học Ngoại khóa. ……………………………………….. 8 2- Quan điểm chung của Đảng, Nhà nước, ngành GD về việc tổ chức hoạt động Ngoại khoá trong chương trình giáo dục THPT ………………………… 9 3- Các văn bản pháp quy về đề tài SKKN ………………………….. …... 9 II - Cơ sở thực tiễn …………………………………………………….10 1- Khái quát đặc điểm tình hình địa phương, nhà trường, học sinh, môn học có ảnh hưởng đến đề tài: ………………………………………………………..10 - Tình hình địa phương …………………………………………… ….. ..10 - Tình hình chung của nhà trường: - Tình hình học sinh ……………………………………. . . 11 ……………………………………………………...13 2- Thực trạng dạy và học bộ môn Công nghệ lớp 10 ở Trường THPT Cao Lãnh 1: …………………………………………………………………………. … 14 3- Thực trạng của vấn đề SKKN đề cập: …………………………… . … 16 2 4- Đánh giá ưu khuyết điểm và nguyên nhân của thực trạng: …………….. 16 III - Biện pháp, giải pháp ……………………………………………… 17 1- Phương hướng chung: …………………………………………….17 2- Các biện pháp, giải pháp 3- Kết quả đạt được: IV. Bài học kinh nghiệm: …………………………………………. 18 ……………………………………………… . 21 ……………………………………………… 22 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1- Kết luận …………………………………..... 23 …………………………………………………………… . 23 2- Kiến nghị …………………………………………………………… . . 24 LỜI CÁM ƠN ……………………………………………………… . .. 25 Phụ lục 1: Mẫu Phiếu Thu hoạch tham quan Cơ sở sản xuất…………….. . 26 Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SKKN …………………… . . 27 3 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT - Trung học phổ thông: THPT - Trách nhiệm hữu hạn: TNHH - Giáo dục – Đào tạo: GD- ĐT - Trung học cơ sở: THCS - Cơ sở sản xuất: CSSX - Cán bộ quản lý: CBQL 4 KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TIẾT HỌC NGOẠI KHÓA MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1 NĂM HỌC 2012-2013 --------A. PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài Xuất phát từ chủ trương của Sở Giáo dục – Đào tạo cho phép mỗi đơn vị trường Trung Học Phổ Thông được tùy ý lựa chọn hình thức thay thế đối với những tiết dạy thực hành khó thực hiện, ít mang tính thực tiễn và không khả thi trong quy định phân phối chương trình Công nghệ lớp 10, bản thân tôi đã mạnh dạn đề xuất với Tổ chuyên môn ( Tổ Tin – Công nghệ – Hướng nghiệp – Nghề ) và lãnh đạo nhà trường thực hiện những tiết học Ngoại khóa trên lớp và Tham quan thực tế bên ngoài nhà trường đối với môn Công nghệ lớp 10. Qua quá trình thực hiện, bản thân tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Kinh nghiệm tổ chức tiết học Ngoại khóa môn Công nghệ lớp 10 ở Trường THPT Cao Lãnh 1 năm học 2012-2013” Thực tế, trong chương trình giáo dục trung học phổ thông, bộ môn Công nghệ lớp 10 là môn học thuộc lĩnh vực khoa học thực nghiệm. Để đáp ứng được nhu cầu của người học, môn Công nghệ lớp 10 cần được giảng dạy thỏa mãn cả ba yếu tố: lý thuyết, thực hành và thực nghiệm. II- Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được thực hiện trên địa bàn Huyện Cao Lãnh và tại Trường THPT Cao Lãnh 1. Ngoài các hoạt động Ngoại khóa được tổ chức tại lớp học trong các tiết trên lớp ở trường, tôi đã chọn các địa điểm Cơ sở sản xuất ở địa phương để đưa học sinh đến tham quan thực tế, đó là: 1- Cơ sở Mây Tre Lá Út Nương – Khóm Mỹ Thới – Thị trấn Mỹ Thọ 5 2- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến Nông sản xuất khẩu Hoành Thừa – Khóm Mỹ Tây - Thị trấn Mỹ Thọ 3- Lò gạch Bình Nguyên – Khóm Mỹ Thuận – TT Mỹ Thọ - Huyện Cao Lãnh - Phạm vi kiến thức nghiên cứu của đề tài: thuộc chương trình giảng dạy môn Công nghệ lớp 10, gồm: + Phần 1: Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Chương I: Đất trồng và phân bón, Bài 7: Thành phần và tính chất của đất; Chương III: Bảo quản và chế biến lương thực thực phẩm, Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm, Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm + Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp, Chương IV: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, Bài 50: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh. - Thời gian thực hiện đề tài: trong năm học 2012-2013 ( Tháng 9/2012 – 04/2013) - Đối tượng nghiên cứu thực hiện: tổng số 208 học sinh thuộc khối lớp 10 Trường THPT Cao Lãnh 1 năm học 2012-2013 ( gồm 5 lớp: 10A1, 10A2, 10CBO5, 10CBO7, 10CBO8). III- Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp thực hành , phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp. 1- Phương pháp điều tra: a- Điều tra nắm bắt nhu cầu của học sinh: gián tiếp thông qua Phiếu thăm dò và trực tiếp thông qua trao đổi , tiếp xúc với học sinh trong quá trình giảng dạy. Có 208/208 học sinh ( 100 %) được hỏi cho rằng các em rất thích hình thức Ngoại khoá trên lớp và được tổ chức đi tham quan thực tế các Cơ sở sản xuất, được tổ chức thực hiện tiết học thực tế ngay tại nơi sản xuất ở phạm vi gia đình hoặc doanh nghiệp, Công ty. 6 Lý do: thông qua Hoạt động Ngoại khóa giúp các em đào sâu hơn kiến thức môn học, được thoải mái trao đổi, phát biểu quan điểm của mình, vấn đề và nội dung học tập được giải quyêt thỏa đáng nhưng nhẹ nhàng, thích thú. Còn đối với hoạt động Ngoại khóa tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh ở Cơ sở sản xuất, qua mỗi lần đến tham quan, các em thu thập được kinh nghiệm thực tiễn, được tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, việc tự mình thu thập tìm hiểu thông tin đã giúp các em biết tự khám phá và trưởng thành. b- Điều tra tìm hiểu tình hình hoạt động của các Cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu đến tham quan của học sinh và thuận lợi về vị trí, địa hình, phương tiện giao thông… để tổ chức cho học sinh đến tham quan. Vấn đề này tôi đã chủ động lựa chọn những Cơ sở sản xuất ở địa phương đáp ứng được yêu cầu tham quan thực tế của học sinh. Đảm bảo các tiêu chí: - Vị trí địa điểm tham quan tương đối gần, cách trường khoảng 01 km trở lại, thuận tiện cho học sinh di chuyển bằng xe đạp. - Ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp với nội dung chương trình học của học sinh và đang phổ biến ở địa phương như: sản xuất, chế biến , nghề thủ công…. - Chủ Cơ sở sản xuất sẵn sàng tạo điều kiện tốt cho học sinh đến tham quan. 2- Phương pháp thực hành: a- Trực tiếp tổ chức các giờ Thực hành ngoại khoá trên lớp cho học sinh theo đơn vị lớp. Mỗi giờ Thực hành Ngoại khóa có chủ đề riêng. Các tiết thực hành Ngoại khóa trên lớp chủ yếu đảm bảo phương châm phát huy cao nhất tính độc lập của học sinh trong việc tìm hiểu kiến thức, trình bày quan điểm và thảo luận, trao đổi ý kiến cá nhân cũng như phương pháp làm việc hợp tác. b- Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh đến tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất: Giáo viên tổ chức cho học sinh tiếp cận trực tiếp với các loại hình, quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm quen với các mô hình cơ cấu doanh 7 nghiệp. Thực hiện Phiếu Thu hoạch đối với từng học sinh qua mỗi lượt đi tham quan thực tế để kiểm tra, đánh giá kết quả thu nhận được của các em qua tham quan thực tế. 3- Phương pháp thống kê, tổng hợp: a- Thống kê, tổng hợp số liệu về nhu cầu tham quan thực tế của học sinh. Qua phát phiếu thăm dò nhu cầu của học sinh, giáo viên tổng hợp làm cơ sở đề xuất với lãnh đạo trường về việc tổ chức tham quan thực tế bên ngoài nhà trường. b- Thống kê số lượt, số lần tổ chức Ngoại khóa và tham quan thực tế trong năm học. Sau mỗi lượt tổ chức tham quan thực tế, giáo viên tập hợp thông tin thu thập được báo cáo với lãnh đạo đơn vị về kết quả tham quan. c- Thống kê những kiến nghị, đề xuất của học sinh sau khi tham quan thực tế. Giáo viên thống kê những ý kiến đề xuất hay của học sinh để nghiên cứu vận dụng cho thời gian tới. IV- Cấu trúc Đề tài được cấu trúc gồm: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. B. PHẦN NỘI DUNG I- Cơ sở lý luận 1- Khái niệm về học Ngoại khóa. Học ngoại khoá là những giờ học được thực hiện ngoài giờ học chính khoá theo thời khoá biểu định sẵn của một trung tâm, một tổ chức đào tạo hay một trường học bầt kỳ nào đó nhằm mang lại hiệu quả học tập cao nhất cho học sinh, sinh viên. Chính vì học ngoại khoá không phải là những giờ học bắt buộc nên thường tạo tâm lý thoải mái cho cả người dạy lẫn người học. Tuy nhiên không phải do thoải mái không bắt buộc mà người dạy và người học tỏ ra lơ là mà ngược lại những giờ học ngoại khá thường mang lại hiệu quả rất 8 cao bởi khi học mà tâm lý thoải mái, thích thú thì kiến thức bao giờ cũng dễ vào hơn là khi bị nhồi nhét, gượng ép. Giáo viên khi được giảng dạy trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái không có áp lực thì kiến thức được truyền thụ cũng mạch lạc và “có hồn” hơn nên học sinh rất dễ tiếp nhận. Học sinh khi học ngoại khóa cũng mạnh dạn bày tỏ, phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận với bạn bè, đặt ngược vấn đề với giáo viên. Cả thầy và trò đều đóng vai trò chủ động, nhờ đó mà hiệu quả dạy và học đều tăng lên . Hoạt động ngoại khóa còn đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành những con người toàn diện. Một cách khác, học ngoại khóa cũng giống như hình thức sinh hoạt tập thể theo chủ đề, trong đó mọi người cùng nhau đi tìm đáp án cho vấn đề từ nhiều phương cách. Giải quyết được câu đố chính là thu thập được nội dung học tập cần thiết. 2- Quan điểm chung của Đảng, Nhà nước, ngành Gíao dục về việc tổ chức hoạt động Ngoại khoá trong chương trình giáo dục Trung Học Phổ Thông. Xác định hoạt động Ngoại khóa là một hình thức bổ trợ cho hoạt động dạy và học chính khóa, Đảng , Nhà nước và Ngành Giáo dục – Đào tạo khuyến khích việc tổ chức hoạt động ngoại khoá trong nhà trường trung học phổ thông, thậm chí quy định số tiết tổ chức ngoại khóa hàng năm cho từng môn học. Với nội dung và thời lượng phù hợp, hoạt động Ngoại khóa còn được các cơ sở giáo dục hỗ trợ thực hiện về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện hoạt động. 3- Các văn bản pháp quy về đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: - Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. 9 - Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD – ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. - Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành. - Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT và Hướng dẫn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 9 tháng 2 năm 2012 của Bộ Giáo dục – Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30. II- Cơ sở thực tiễn 1- Khái quát đặc điểm tình hình địa phương có ảnh hưởng đến đề tài: Địa phương Huyện Cao Lãnh là địa bàn nông thôn, có diện tích 491.1 km2, dân số 200.689 người, có 17 xã và 01 Thị trấn. Kinh tế tập trung chủ yếu là nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Ngoài ra còn có các hoạt động công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Huyện Cao Lãnh là một huyện phía bắc Sông Tiền thuộc vùng Đồng Tháp Mười, cánh trung tâm tỉnh Đồng Tháp khoảng 8 km về hướng Đông Nam, có vị trí địa lý như sau: Phía bắc và tây bắc giáp huyện Tam Nông và huyện Thanh Bình. Phía nam giáp huyện Châu Thành. Phía đông: giáp huyện Tháp Mười và tỉnh Tiền Giang. Phía tây và tây nam giáp Thành phố Cao Lãnh và Thị xã Sa Đéc. Những tiềm năng và thế mạnh của huyện: - Sản xuất nông nghiệp là chính gồm lúa chất lượng cao, mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản, đất đai màu mỡ thích hợp trồng cây ăn trái đặc sản như xoài, nhãn; một số ngành nghề truyền thống như dệt chiếu, xay xát, gia công đồ gỗ, đan lát lục bình, chế biến hạt sen… Những ngành, lĩnh vực kêu gọi đầu tư: - Chế biến hàng nông sản: lúa gạo, trái cây, thuỷ sản 10 - Du lịch (cơ sở hạ tầng, dịch vụ); - Chợ trái cây Mỹ Hiệp (bảo quản, chế biến tiêu thụ trái cây); - Phát triển các chợ nông thôn; - Các cụm công nghiệp (chế biến lương thực, thuỷ sản, trái cây, thực ăn gia súc, cơ khí...). Bản đồ hành chính Huyện Cao Lãnh 2- Tình hình chung của nhà trường: Trường THPT Cao Lãnh 1 nằm cặp Quốc lộ 30, thuộc địa bàn Khóm Mỹ Tây, Thị trấn Mỹ Thọ, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. Về cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên : tổng số 101, trong đó: CBQL: 3 người. Nhân viên: 9 người, gồm: 1 kế toán, 1 văn thư- thủ quỹ, 1 Cán bộ Thư viện, 1 Y tế học đường, 1 Tạp vụ, 2 Bảo vệ, 1 Phổ cập giáo dục, 1 Trợ lý thanh niên. Giáo viên trực tiếp giảng dạy: tổng số 89 . 11 Về Cơ sở vật chất : Phòng thí nghiệm thực hành Phòng học Activeboarb Vật lý Hoá 32 1 1 1 Sinh Tin học Thư viện 1 2 1 TB dùng chung 1 Phòng học: Mỗi lớp có 1 phòng học riêng học sáng và chiều. Trường tổ chức dạy buổi sáng chính khóa, buổi chiều dạy tăng tiết bồi dưỡng học sinh yếu kém. Phòng chức năng trang thiết bị đủ phục vụ cho việc dạy và học thực hành. - Tình hình chung. a) Thuận lợi : - Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng Bộ Huyện Cao Lãnh và Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Tháp, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chuyên môn và giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Đội ngũ giáo viên luôn được bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước qui định của ngành, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết với nghề dạy học, tận tụy với học sinh, có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Được sự hổ trợ nhiệt tình của Ban đại diện Cha Mẹ học sinh, Hội khuyến học và các mạnh thường quân . 12 - Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư phục vụ cho việc dạy và học. b) Khó khăn : - Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiệu quả chưa cao, hiện tượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường còn xảy ra. - Việc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường chưa triệt để. - Trường chưa có khu riêng biệt, chưa có hàng rào kiên cố, nhà vệ sinh chưa đáp ứng so với số lượng học sinh, phòng thực hành cách xa các phòng học. - Yêu cầu đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên phải có thái độ nhận thức mới, mạnh dạn đổi mới phương pháp cũng như đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng phương pháp mới. 3- Tình hình học sinh: - Tổng số: 32 lớp. Trong đó: khối 10: 12 lớp, số học sinh : 440 em. Khối 11: 10 lớp, số học sinh : 355 em. Khối 12: 10 lớp , số học sinh : 376 em. - Tổng số học sinh toàn trường: 1.202 em . * Kết quả xếp loại hạnh kiểm Học Kỳ 1: Khối 10 Số HS 440 Tốt SL 313 % 71.1 Khá SL 111 % 25.2 TB SL 6 *Kết quả xếp loại học lực Học Kỳ 1 : Khối Số HS Giỏi Khá TB SL % SL % SL % 10 440 27 6.1 120 27. 174 39. 3 5 % 1.4 Yếu SL % 108 24. 5 Yếu SL % 10 2.3 Kém SL % 11 2.5 Học sinh đang theo học lớp 10 tại Trường THPT Cao Lãnh 1 năm học 2012-2013 đa số là con em gia đình nông dân, số ít thuộc gia đình công nhân viên chức và tiểu thương buôn bán nhỏ tại địa phương. Tỉ lệ học sinh con gia đình 13 nghèo chiếm gần 4%. Đa số học sinh ở vùng nông thôn gia đình sinh sống bằng nông nghiệp. Số ít học sinh sống ở khu dân cư, phố chợ thì gia đình sinh sống bằng nghề buôn bán hoặc làm dịch vụ. Vì vậy, môn Công nghệ là môn học khá gần gũi đối với các em trong đời sống thực tế với nội dung kiến thức về Nông lâm ngư nghiệp và Tạo lập doanh nghiệp, được các em tiếp nhận và học tập với thái độ nghiêm túc. 4- Thực trạng dạy và học bộ môn Công nghệ lớp 10 ở Trường THPT Cao Lãnh 1: Sau khi thay đổi cơ cấu phân phối chương trình, phần Lý thuyết và Thực hành đã được quy định giảng dạy hợp lý hơn. Trong tổng số 55 tiết học của 37 tuần trong cả năm học, có tổng số 34 tiết học lý thuyết trên lớp, 09 tiết thực hành ở Phòng bộ môn , 05 tiết Ngoại khóa trên lớp và 08 tiết Tham quan thực tế cơ sở sản xuất bên ngoài nhà trường. Như vậy, số tiết thực hành và tham quan thực tế cơ bản phù hợp so với thời lượng tổng thể của chương trình, và phần nào thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu thực tế của học sinh. Nhìn chung, việc triển khai giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 ở Trường Trung Học Phổ Thông Cao Lãnh 1 cơ bản thuận lợi, đảm bảo về thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy và thiết bị dạy học. - Theo phân công của lãnh đạo trường, môn Công nghệ lớp 10 năm học 20122013 có 04 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy. Cụ thể: cô Võ Thị Điệp ( KT), cô Đặng Lê Uyên Phương, cô Nguyễn Mai Thảo Nguyên và thầy Phan Quốc Nam. - Về phân phối chương trình: thực hiện phân phối chương trình theo đúng quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Đống Tháp theo hướng phù hợp với tình hình đơn vị; giản lược bớt các nội dung, các bài, chương khó thực hiện hoặc không sát với thực tế địa phương. Theo đó, Tổ chuyên môn đã thống nhất đề nghị Lãnh đạo Trường và Lãnh đạo Sở phê duyệt các nội dung giản lược bớt là: + Chương 2. Chăn nuôi, thủy sản đại cương 14 + Tuần 9, Tiết 9, Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá + Tuần 11, Tiết 11, Bài 11: Thực hành quan sát phẫu diện của đất + Tuần 15, Tiết 15, Bài 14: Thực hành trồng cây trong dung dịch Thay vào đó, các nội dung bài học được thay thế là: + Tuần 9, Tiết 9, Bài 9: Ngoại khóa: Vai trò của đất trong trồng trọt + Tuần 11, Tiết 11, Bài 11: Ngoại khóa: Tìm hiểu các loại đất trồng ở Việt Nam + Tuần 15, Tiết 15, Bài 14: Tham quan cơ sở sản xuất ở địa phương + Tuần 23, Tiết 26, Ngoại khóa: Thực phẩm và sức khỏe học sinh + Tuần 24, Tiết 29: Ngoại khóa: Tham quan Cơ sở sản xuất ở địa phương + Tuần 33, Tiết 46: Ngoại khóa: Tham quan Cơ sở sản xuất ở địa phương Số tiết PPCT trong Học kỳ 1: 1tiết/lớp/tuần x 19 tuần = 19 tiết Số tiết PPCT trong Học kỳ 2: 2tiết/lớp/tuần x 18 tuần = 36 tiết Tổng số tuần/ tiết giảng dạy trong năm học: 37 tuần/ 55 tiết - Về trình độ chuyên môn của giáo viên: cả 04 giáo viên đều đạt chuẩn, có kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục, đều có tham gia công tác chủ nhiệm trong năm học 2012-2013, số năm công tác nhiều nhất là 13 năm, ít nhất là 07 năm. - Về kết quả học tập của học sinh: đối với bộ môn này, điểm số của học sinh trong đối tượng thực hiện đề tài qua các kỳ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ đều đạt yêu cầu 100%, trong đó tỉ lệ học sinh đạt khá - giỏi là 120/208 học sinh ( chiếm 58%) , tỉ lệ học sinh đạt trung bình là 88 học sinh ( chiếm 52%), không có học sinh yếu kém. - Về sách giáo khoa, đồ dùng dạy học: cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu cho những tiết dạy trên lớp. Có một số bài dạy giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học để sử dụng trên lớp dạy ( “Mô hình Liếp rõ phèn” – Bài 10: Biện pháp cải tạo và 15 sử dụng đất mặn, đất phèn – Tiết 10 - Tuần 10 ; “Mô hình các loại hình doanh nghiệp” – Bài 55: Quản lý doanh nghiệp – Tiết 48, 49 – Tuần 34 ). 5- Thực trạng của vấn đề sáng kiến kinh nghiệm đề cập: - Những việc làm được: Trong những năm qua, môn Công nghệ lớp 10 được giáo viên giảng dạy theo phân phối chương trình do trường điều chỉnh, được sự thống nhất của Sở Gíao dục và Đào tạo Đồng Tháp, trong chương trình có tổ chức tiết học ngoại khóa nhưng số lượng còn ít và nội dung chưa sinh động, chưa mang tính thực tiễn cao. - Những việc chưa làm được: chưa tổ chức nhiều tiết học ngoại khóa thực tiễn đáp ứng theo yêu cầu của học sinh. Các tiết ngoại khoá trên lớp nội dung còn hạn chế, xơ cứng, ít thu hút học sinh. - Kết quả giáo dục chưa đạt yêu cầu so với lý luận: Học sinh tuy nắm được kiến thức lý luận nhưng còn thiếu kiến thức thực tế. Ví dụ: Học phần Tạo lập doanh nghiệp, khi được hỏi bài, các em định nghĩa đúng các khái niệm về kinh doanh, doanh nghiệp, công ty, các mô hình cấu trúc của các loại hình doanh nghiệp…. Nhưng khi được yêu cầu phân loại mô hình cấu trúc của một số doanh nghiệp đang hoạt động ở địa phương thì các em rất lúng túng; hoặc khi được yêu cầu liệt kê tên gọi một số Cơ sở sản xuất ở địa phương hay phân tích điều kiện kinh doanh của vài Cơ sở sản xuất…. thì các em không thực hiện được. Mặc dù điều này không ảnh hưởng lớn đến điểm số của các em trong các bài kiểm tra nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu dạy học toàn diện của bộ môn về mặt trang bị kiến thức thực tế từ hoạt động thực tiễn. 6- Đánh giá ưu khuyết điểm và nguyên nhân của thực trạng: - Ưu điểm: Nhìn chung, thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trường THPT Cao Lãnh 1 trong thời gian qua về cơ bản đạt yêu cầu. Giáo viên có quan tâm đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực soạn giảng, thực hiện hồ sơ sổ sách đúng quy định. Tổ 16 chuyên môn và nhà trường quan tâm xây dựng chương trình theo hướng phù hợp, khả thi, thực tế. Học sinh có thái độ học tập tốt, tích cực hợp tác với giáo viên và đạt được kết quả học tập cao. Có thể nói, đối với những học sinh siêng năng, chịu khó, học đồng đều các môn thì điểm số đạt được của môn Công nghệ đã giúp các em được nâng lên kết quả trung bình các môn, tạo điều kiện cho các em đạt được học lực loại khá giỏi rất nhiều. Như vậy, môn học này đã trang bị được về kiến thức lý thuyết cho học sinh, giúp các em nắm bắt , hiểu biết và phần nào vận dụng được những vấn đề cơ bản mà bộ môn yêu cầu. - Khuyết điểm: do thực hiện theo phân phối chương trình chung của Sở, chưa phù hợp với tình hình địa phương, đơn vị, có một số tiết thực hành khó thực hiện hoặc không thực hiện được. Về phía học sinh, tuy các em thuộc bài, nắm vững kiến thức lý thuyết nhưng còn hạn chế về kiến thức thực tiễn. - Nguyên nhân: do giáo viên bộ môn và Tổ chuyên môn chưa mạnh dạn đề xuất cách làm mới. Nhà trường cũng chưa đặt vấn đề nâng cao chất lượng, cải tiến hình thức giảng dạy phù hợp cho bộ môn. III- Biện pháp, giải pháp 1- Phương hướng chung: - Thay thế những tiết thực hành không phù hợp bằng các tiết ngoại khóa thực hiện trong và ngoài lớp học. - Kích thích sự tìm tòi học hỏi, khơi dậy niềm say mê khám phá cho học sinh. - Tạo ý thức tự học, chủ động tìm hiểu, rèn óc quan sát, ghi chép, phân tích, tổng hợp, đánh giá… - Từ thực tiễn trong đời sống là nguồn minh chứng cho cơ sở lý luận; lấy thực tiễn khách quan đối chiếu so sánh với lý thuyết để rút ra bài học kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. - Tạo tác động kép: trau dồi thêm cho học sinh kỹ năng phát biểu vấn đề, phương pháp điều tra, phỏng vấn, kỹ năng tìm hiểu đối tượng, kỹ năng chụp ảnh… 17 2- Các biện pháp, giải pháp *Thực hiện tiết học Ngoại khóa tại lớp trong chương trình: - “Vai trò của đất trong trồng trọt” – Bài 9 - Tiết 9 , Tuần 9. Tổ chức tại lớp. Giáo viên đưa ra đề tài. Các nhóm học sinh thảo luận, trình bày và tranh luận để đi đến kết luận chung về vai trò của Đất trồng. Các vai trò chính của Đất gồm: là môi trường sống chủ yếu của cây; cung cấp chất dinh dưỡng cho cây; là giá thể của cây; là nơi xảy ra các quá trình khoáng hóa, mùn hóa có lợi cho cây. Từ đó, học sinh rút ra ý nghĩa của việc không ngừng cải tạo đất. - “ Các loại đất trồng ở Việt nam”– Bài 11- Tiết 11, Tuần 11 Giáo viên đưa ra đề tài. Các nhóm học sinh bàn bạc thảo luận và trình bày về các nhóm đất trồng chủ yêu ở Việt Nam. Học sinh tự sưu tầm tư liệu về các nhóm đất này. Kết luận chung: Các nhóm đất trồng chính ở Việt Nam gồm: đất đỏ badan, đất phù sa, đất mặn, đất phèn, đất xám bạc màu, đất cát ven biển. Từ đó học sinh rút ra kết luận về đặc điểm vai trò của từng loại đất trong việc tạo nên tính đa dạng các loại thực vật ở Việt Nam. - “Thực phẩm và sức khỏe học sinh”– Tiết 26, Tuần 23 Thuộc Chương 3. Bảo quản và chế biến nông lâm thủy sản, tiết ngoại khoá này giúp học sinh có sự quan tâm đúng về việc chọn thực phẩm trong ăn uống hàng ngày để đảm bảo sức khỏe. Biết rõ các phương pháp bảo quản, các phương pháp chế biến, nhận dạng được thực phẩm bị ôi thiu, quá hạn dùng, có sử dụng phẩm màu, hóa chất bảo quản…. giúp học sinh tránh xa sử dụng các loại thực phẩm có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe như bị ngộ độc, gây tổn hại về lâu dài… Nhất là việc ăn hàng rong, ăn quà vặt đối với các em học sinh hiện nay. *Thực hiện tiết học Ngoại khóa Tham quan thực tế Cơ sở sản xuất trong chương trình: - “Tham quan cơ sở sản xuất Mây Tre Lá ở địa phương” - Tiết 29, Tuần 24 18 Thuộc nội dung của Phần Tạo lập doanh nghiệp, tiết học này giúp trang bị kiến thức thực tế cho học sinh thông qua việc đến tham quan trực tiếp Cơ sở sản xuất Mây Tre Lá Út Nương – Khóm Mỹ Thới – Thị Trấn Mỹ Thọ – Huyện Cao Lãnh – Đồng Tháp. Để thực hiện cho tiết học này, giáo viên có bước chuẩn bị trước 2 tuần để thực hiện các công việc như sau: + Lập Kế hoạch cụ thể đi tham quan thực tế Cơ sở sản xuất để được duyệt của Lãnh đạo trường về chủ trương và kinh phí thực hiện. + Liên hệ với Cơ sở sản xuất để thống nhất thời gian, mục đích, nội dung, thành phần , số lượng … đến tham quan. + Xây dựng biểu mẫu Phiếu Thu hoạch giúp định hướng cho học sinh thu thập dữ liệu khi đến tham quan cơ sở sản xuất. + Sinh hoạt kỹ với học sinh về các nội dung cần thực hiện khi tham gia hoạt động: chấp hành kỷ luật, an toàn giao thông, yêu cầu về ghi chép Phiếu thu hoạch, ghi ảnh làm tư liệu… + Phối hợp với các giáo viên trong nhóm tổ chức hướng dẫn học sinh đến địa điểm tham quan theo kế hoạch thời gian đã ấn định. + Trong quá trình tham quan, giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát, tìm hiểu ở tại Cơ sở sản xuất về: nguồn nguyên liệu, quy trình thực hiện sản phẩm, giá thành, chi phí, lợi nhuận, đầu ra tiêu thụ sản phẩm, nguồn lao động … Đặc biệt, học sinh cần quan tâm về nghề đan lục bình của Cơ sở sản xuất bởi nghề này còn được xem là nghê thủ công mang lại nguồn thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều hộ gia đình ở địa phương hiện nay. - “Tham quan Cơ sở chế biến Nông sản xuất khẩu ở địa phương” - Tiết 31, Tuần 25 Thuộc nội dung của Phần Tạo lập doanh nghiệp, tiết học này giúp trang bị kiến thức thực tế cho học sinh thông qua việc đến tham quan trực tiếp Công ty Trách 19 nhiệm hữu hạn Chế biến Nông sản xuất khẩu Hoành Thừa – Khóm Mỹ Tây – Thị Trấn Mỹ Thọ – Huyện Cao Lãnh – Tỉnh Đồng Tháp. Các nội dung chuẩn bị của giáo viên tương tự như phần tham quan Cơ sở sản xuất Mây Tre Lá Út Nương. Ngoài ra, giáo viên cấn lưu ý thêm đối với học sinh khi tham quan tại đây: + Có thái độ nghiêm túc khi vào tiếp cận trực tiếp ở các phân xưởng sản xuất ( thụt nhụy sen, lột vỏ ấu) + Bảo đảm vệ sinh lao động khi vào tham quan các kho lạnh và kho lạnh đông ( không lưu lại quá lâu trong kho, không sờ mó sản phẩm trong kho, không tự tiện điều chỉnh nhiệt độ của kho…) + Chú ý trong giao tiếp khi trò chuyện, tiếp xúc với công nhân, cán bộ quản lý để thu thập thông tin + Tìm hiểu kỹ về thị trường tiêu thụ của mặt hàng xuất khẩu sen, ấu ( Đài Loan, Trung Quốc…) - “Tham quan Cơ sở sản xuất gạch ở địa phương” – Tiết 36, Tuần 27 Thuộc nội dung của Phần Tạo lập doanh nghiệp, tiết học này giúp trang bị kiến thức thực tế cho học sinh thông qua việc đến tham quan trực tiếp Lò gạch Bình Nguyên – Khóm Mỹ Thuận – Thị Trấn Mỹ Thọ – Huyện Cao Lãnh – Tỉnh Đồng Tháp. Các nội dung chuẩn bị của giáo viên tương tự như phần tham quan Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến Nông sản xuất khẩu Hoành Thừa. Ngoài ra, giáo viên lưu ý thêm đối với học sinh khi tham quan Cơ sở sản xuất này: + Tìm hiểu nguồn nguyên liệu ( đất sét ) của cơ sở thu mua từ đâu, giá thành… + Các loại máy móc được sử dụng trong quy trình sản xuất gạch từ đất sét + Việc đào tạo kỹ năng nghề cho công nhân 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan