Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn kinh nghiệm dạy trẻ 3 tuổi định hướng trong không gian...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm dạy trẻ 3 tuổi định hướng trong không gian

.DOC
9
2277
136

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT BUÔN ĐÔN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM DẠY TRẺ 3 TUỔI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN G -1- D NĂM HỌC: 2012-2013 Tên Sáng Kiến Kinh Nghiệm: Đề tài: Kinh nghiệm dạy trẻ 3 tổi định hướng trong không gian Họ và tên GV:Đặng Thị Hương Nhận Xét : Ưu điểm : Khuyết điểm : CTHĐ chấm SKKN : KINH NGHIỆM DẠY TRẺ 3 TUỔI DỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN -2- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học 1. Lý do chọn đề tài. Ngành Giáo Dục Mầm Non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo con người mới. Là cơ sở và hình thành phát triển con người. Vì vậy giáo viên mầm non cần có phẩm chất đạo đức, lối sống tư tưởng, lập trường tư tưởng vững vàng. Luôn bồi dưỡng trau dồi kiến thức khám phá khoa học, nhận thức tư duy cho trẻ vì những kiến thức này đóng một vai trò rất quan trọng đối với trẻ, nó nhằm giúp cho trẻ có thêm nhiều cho kho tàng kiến thức của trẻ. Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu thức toán ngay từ tuổi mầm non là một việc làm hoàn toàn đúng đắn và cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất năng lực hoạt động cho mình như: tìm tòi, quan sát, so sánh,… Thông qua hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: số lượng, kích thước, hình dạng, thì định hướng không gian là một phần kiến thức không thể thiếu trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với toán. Với vai trò là một giáo viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ lớp 3 tuổi, là lứa tuổi mà ở địa phương tôi đa số trẻ lần đầu đến trường, ngoài việc tiếp xúc với các hoạt động khác, tôi thấy việc trẻ làm quen với hoạt động định hướng trong không gian còn gặp nhiều kho khăn, vì thế tôi đã lựa chọn đề tài: “Kinh nghiệm dạy trẻ 3 tuổi dịnh hướng trong không gian” để nghiên cứu. 2. Cơ sở thực tiễn Với đặc điểm định hướng không gian của trẻ 3-4 tuổi. Khả năng định hướng các vị trí phụ thuộc mức độ định hướng “trên mình” của trẻ. Trẻ liên hệ các hướng của không gian với các bộ phận trên mình trẻ. Với 3 cặp phương hướng chính( Trên - dưới, trước-sau, phải-trái) đầu tiên trẻ phân biệt được hướng phía trên sau đó phía dưới và muộn hơn là mặt phẳng ngang. Những biểu tượng về hướng mà trẻ thu được sau lại có tác dụng củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức về hướng mà trẻ nắm được từ trước, dựa vào kiến thức về một hướng mà trẻ nắm được hướng đối lập vì vậy ta thường dạy trẻ nhận biết đồng thời các hướng trong từng cặp Khả năng định hướng các vị trí phụ thuộc mức độ định hướng “trên mình” của trẻ. Trẻ liên hệ các hướng của không gian với các bộ phận trên mình trẻ. Với 3 cặp phương hướng chính( Trên - dưới, trước-sau, phải-trái) đầu tiên trẻ phân biệt được hướng phía trên sau đó phía dưới và muộn hơn là mặt phẳng ngang. Những biểu tượng về hướng mà trẻ thu được sau lại có tác dụng củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức về hướng mà trẻ nắm được từ trước, dựa vào kiến thức về một hướng mà trẻ nắm được hướng đối lập vì vậy ta thường dạy trẻ nhận biết đồng thời các hướng trong từng cặp Trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán để giúp trẻ nhận thức sâu sắc, rõ các biểu tượng trên, việc đầu tiên không thể thiếu được đó là truyền thụ kiến thức của -3- giáo viên đến trẻ. Giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm tòi để truyền tải những nội dung cần mang đến cho trẻ sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu như vậy giờ học mới hiệu quả. Đặc biệt “dạy trẻ định hướng trong không gian”. Nhất là đối với trẻ mẫu giáo bé là một vấn đề tôi luôn quan tâm, suy nghĩ nhiều để tìm ra được biện pháp tốt nhất để dạy trẻ. Nhưng trong giảng dạy tôi vẫn còn gặp phải những thuận lợi và khó khăn như sau: II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm Nhằm hình thành ở trẻ những biểu tượng toán ban đầu. Cụ thể: “ Dạy trẻ mẫu giáo 3 tuổi định hướng trong không gian”. Qua đó trẻ có một định hướng dần rõ nét về không gian quanh trẻ. Từ chỗ trẻ định hướng được quanh trẻ có gì, thấy gì? Trẻ sẽ thấy thích thú khi tham gia vào các hoạt đông. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Thực hiện trên 22 trẻ mẫu giáo 3 tuổi lớp mẫu giáo bé 2 trường mầm non Hoa Pơ Lang. B. NỘI DUNG I. Nội dung lý luận: Trong quá rình dậy học cho trẻ ở trường mầm non chúng ta phát triển ở trẻ khả năng định hướng trong không gian ở xung quanh trẻ, phát triển ở trẻ hứng thú quan sát, hình thành các thao tác trí tuệ, các biện pháp của hoạt động tư duy, qua đó tạo ra những điều kiện bên trong để dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, của tư duy và tưởng tượng. Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán cho trẻ, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động có mục đích học tập của trẻ. Việc tổ chức dậy trẻ đúng lúc và phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy trẻ sẽ nắm vững được những kiến thức sơ đẳng về định hướng trong không gian. II. Thực trạng 1. Thuận lợi Được sự quan tâm của ban giám hiệu về mọi mặt. Trường có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động của trẻ. Một số phụ huynh quan tâm, kết hợp cùng cô giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Các cháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thích hoạt động vui chơi. Đối với phụ huynh môn toán là một trong mối quan tâm hàng đầu, họ luôn mong muốn con em mình học tốt môn toán. 2. Khó khăn Làm quen với toán là một môn học khó, đòi hỏi sự chính xác, khoa học nên không phải giáo viên nào cũng nắm vững. Một số cháu chưa học qua lớp nhà trẻ lần đầu tiên đến lớp. Nên việc hình thành các thói quen, nề nếp rất vất vả. -4- Một số phụ huynh do bận nhiều công việc còn coi nhẹ việc học tập của con, thường cho con nghỉ học tuỳ tiện nên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp. Kết quả khảo sát đầu năm còn thấp. Trẻ học khá: 8% Trẻ học trung bình: 70% Trẻ học yếu: 22% Với kết quả về khảo sát định hướng không gian tôi cảm thấy rất băn khoăn lo lắng không biết làm thế nào để trẻ học tốt về định hướng không gian. Từ những thuận lợi và khó khăn, tôi đề ra một số biện pháp cụ thể sau: III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.Tìm hiểu tâm lý trẻ và ổn định nề nếp của lớp. Tôi rất quan tâm đến việc dạy toán cho các cháu, soạn bài đầy đủ trước khi lên lớp, các bài dạy được dạy đúng theo kế hoạch chuyên môn, có đô dùng trực quan. Qua khảo sát cho thấy kết quả như sau: Các cháu chưa tập trung học. Cháu nắm được bài 40% Bước đầu tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao trong lớp còn nhiều trẻ học yếu môn làm quen với toán và đặc biệt là định hướng không gian. Tận dụng giờ đón trả trẻ tôi trò chuyện với phụ huynh xem khi về nhà trẻ thích chơi gì? Trẻ thường chơi như thế nào? Trong giờ học tôi quan tâm xem trẻ học yếu ở chỗ nào về định hướng không gian. Sau khi tìm hiểu kỹ vấn đề tôi nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản sau: Trẻ chưa biết cách quan sát Trẻ chưa biết định hướng khi quan sát Tư duy phát triển chưa đồng đều Một số trẻ quá hiếu động bên cạnh đó một số trẻ vẫn còn nhút nhát. Có tới 30% phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến bộ môn này. 2. Tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với cách định hướng Để trẻ đạt kết quả cao khi tham gia vào hoạt động toán định hướng trong không gian tôi đã tiến hành tổ chức như sau; Nhằm giúp trẻ tăng vốn kinh nghiệm làm cơ sở để tiếp thu kiến thức, kỹ năng tôi dạy kết hợp với các hoạt động trong ngày, hoạt động mọi lúc, mọi nơi giáo viên bước đầu cho trẻ làm quen, nhận biết về các vị trí của các đồ vật, các từ ngữ, khái niệm định hướng. Ví Dụ: đi dạo chơi cho trẻ quan sát cành cây: thay vì c/c nhìn cành cây kìa” thì chúng ta nói “con nhìn lên phía trên cành cây kìa” hay dán một bức tranh hay hình ảnh, sản phẩm của trẻ lên tường cô có thể dùng các từ để điều chỉnh xích lên phía trên, xích qua phải, qua trái… quan sát vị trí của chúng so với trẻ… Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Bắt bướm” các cháu rất thích chơi trò chơi này vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là ưa hoạt động. Hơn thế nữa tôi muốn dùng trò chơi này để ôn lại cho trẻ kiến thức về định hướng không gian, cụ thể là trẻ cần phải nhìn xem bướm đang bay ở đâu? Bướm bay ở phía trên thì trẻ muốn bắt được nó phải ngẩng đầu lên và nhảy lên để bắt con bướm đó. Vậy là lại thêm một lần nữa những kiến thức toán đã học và ôn luyện củng cố lại, như vậy trẻ sẽ nhớ kiến thức đó lâu hơn. -5- Với những kinh nghiệm dạy trẻ định hướng trong không gian tôi còn tạo tình huống để trẻ phản ứng nhanh khi trẻ làm quen với biểu tượng này. Ví dụ: Trong giờ thể dục cô cho trẻ chuyền bóng theo phía phải và phía trái của bản thân, trẻ không chỉ được vận độngthể lực mà còn có thể ôn lại những kiến thức đã được học. Trong khi chơi chuyền bóng trẻ phải nhớ lại đâu là phía phải, phía trái của bản thân để nhận và chuyền bóng cho đúng. 3. Tổ chức hoạt động để trẻ lĩnh hội được kiến thức về định hướng. Để trẻ có một họat động học trẻ linh hội kiến thức về định hướng trong không gian tôi đã thiết kế, tổ chức hướng dẫn các họat động cho trẻ định hướng, xác định vị trí thông qua việc thực hiện với đồ vật để lĩnh hội và rèn luyện kỹ năng cần thiết tôi sử dụng các phương pháp giảng dạy hợp lý để phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ. Tôi thực hiện 3 bước sau: * Tổ chức cho trẻ định hướng lại những kiến thức kỹ năng nền tảng để chuẩn bị lĩnh hội kiến thức mới (ôn) bằng các tình huống có vấn đề bằng các biện pháp trò chơi (tạo thời điểm, yếu tố bất ngờ, khả năng tìm kiếm, thi đua…) Vi du minh học, thực tiễn Trong đề tài “ Ai định hướng giỏi” qua tình huống và qua các trò chơi tôi đã cho trẻ xác định lại phía tay phải, tay trái của mình, phía phải, - phía trái của chú công an. * Tổ chức hoạt động để trẻ lĩnh hội được kiến thức mới về định hướng Có 2 cách chúng ta có thể tạo tình huống để dẫn trẻ tới kiến thức mới hay tạo điều kiện cho trẻ là người đầu tiên rút ra điều khái quát hay nhận xét. cho trẻ thực hiện và phát hiện ra kiến thức mới sau đó cô sửa sai, chuẩn xác và hệ thống lại cho trẻ Vi dụ: Cô gợi ý cho trẻ phát hiện xe ô tô cùng hướng với trẻ -> xác định phía phải phía trái của xe -> xác định đồ vật ở phía phải, phía trái của xe-> Từ đó trẻ rút ra được vì ô tô cùng hứơng với con nên phía phải của con là phía phải của ô tô, phía trái của con... * Cho trẻ hoạt động với các đồ vật theo yêu cầu và hệ thống câu hỏi của cô nhằm giúp trẻ nắm vững kiến thức vừa lĩnh hội. Để việc dạy trẻ định hướng không gian cần phải chính xác, rõ ràng cho nên giáo viên càng nắm vững trình độ làm quen với toán của trẻ sẽ giúp cho việc dạy trẻ toán học đạt hiệu quả cao. Trong giờ học, tôi cho trẻ ngồi xen kẽ giữa trẻ học khá với trẻ học yếu để những trẻ học khá có thể giúp đỡ những bạn học yếu nắm vững kiến thức tốt hơn và chính xác hơn. Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ xác định phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới của bản thân. Trước tiên cô giáo hướng dẫn gọi tên và xác định đúng các bộ phận trên cơ thể trẻ. (đầu, mặt, lưng, chân, tay). Khi có điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày -6- Trên giờ học dạy trẻ xác định các hướng phía trước - phía sau, phía trên - phía dưới của bản thân trẻ bằng cách cô giáo cho trẻ liên hệ các hướng đó với bộ phận trên cơ thể trẻ, như: Phía trên liên hệ với cái đầu, phía dưới liên hệ với đôi chân, phiá trước liên hệ với mặt, phía sau liên hệ lưng. Nghĩa là ở đây cô giáo dạy trẻ xác định các hướng khác nhau, có gắn với các bộ phận cơ thể “phía trên đầu con có gì?”… “ phía dưới chân con có gì, cô hướng cho trẻ cúi xuống mới thấy được đôi dép ở phía dưới đó. Qua nhiều lần cô cho trẻ tập luyện xác định các hướng có gắn các bộ phận cơ thể trẻ, dần dần cô đưa về việc cho trẻ xác định các hướng phía trên- phía dưới; phiá trước- phía sau của trẻ. Chẳng hạn cô yêu câù “ con hãy xem: đứngphía sau con là bạn nào?” Ngoài ra cô cần chú ý hướng dẫn trẻ diễn đạt xác định các hướng có cả vật chuẩn vật chuẩn ở đây chính là bản thân trẻ Vd: Không nói “ vì đồ chơi ở phía sau” mà phải nói “vì đồ chơi ở phía sau con” Hay tôi tạo tình huống gợi mở dẫn dắt để trẻ có thể xem xét, quan sát và phát hiện những biểu tượng mới. Cụ thể để trẻ xác định được phía trên, phía dưới, tôi treo một đồ vật ở trên cao và để có thể nhìn thấy trẻ phải ngẩng đầu lên. Cô hỏi trẻ: “Đồ vật đó ở phía nào của con? Tại sao con biết nó ở phía trên”. Trẻ phải nói được rằng vì con phải ngẩng đầu lên nên con mới nhìn thấy nó. Tương tự như vậy muốn trẻ xác định được phía dưới tôi giấu đồ vật ở dưới gầm ghế và hỏi trẻ muốn nhìn thấy vật giấu đó thì con phải làm nhe thế nào? Trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm của mình và suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó của cô là cần phải cúi xuống mới nhìn thấy vật đó vì nó ở phía dưới. Ví dụ: Dạy trẻ xác định phía trước thì tôi phải tạo tình huống và tổ chức cho trẻ học qua các trò chơi, sử dụng các đồ chơi để trẻ hứng thú học. Qua đó giúp trẻ hiểu được rằng với những đồ vật nhìn thấy được là phía trước còn những gì không nhìn thấy được là phía sau. Không những dạy trẻ định hướng phía trên, phía dưới, phía phải, phía trái trong không gian mà tôi còn dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của bản thân rất khó. Không chỉ dạy trên tiết học chính mà tôi còn dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động khác nhau như: Thể dục, âm nhạc… Ví dụ: Khi cho trẻ làm bài trong vở trò chơi học tập, bài yêu cầu bế hãy tô màu xanh cho quần áo của bạn đứng trước ngôi nhà và tô màu đỏ cho bạn ở sau ngôi nhà. Với yêu cầu của bài trẻ không chỉ chọn màu tô đúng mà trẻ còn phải xác định phía trước, phía sau là bạn nào. 4. Tổ chức hoạt động để trẻ thực hành củng cố các kiến thức đã học. Thường thì sau khi tổ chức cho trẻ hoạt động dù là trong hay ngoài tiết học thì củng cố kiến thức là một giải pháp quan tong không thể bỏ qua vì đây cũng là thời điểm mà khắc sâu vào trí nhớ nhỡ của trẻ những kiến thức vừa được làm quen. Ví dụ: Tiếng hát ở đâu, Thi ai đặt đúng vị trí, thi ai tinh mắt, thi ai nhanh..... Tổ chức cho trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào các hoạt động khác hàng ngày -7- Ví dụ: Các con trong tổ chim xanh cất cho cô các hình con chim vừa học lên cái giỏ ngăn trên cùng của giá đồ chơi, tổ mèo vàng cất cho cô các hình con kiến vào rổ ngăn dưới cùng của giá đồ chơi, các con trong tổ tho nâu cất cho cô con bướm vào chiếc rổ trên bàn phía trước mặt của cô…. 5. Phối hợp với cha mẹ trẻ. Ngoài việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán về định hướng không gian ở lớp học, qua các trò chơi còn phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các bậc phụ huynh về chuyên đề này. Tôi trao đổi với phụ huynh thường xuyên vì số phụ huynh quan tâm đến bộ môn này còn ít, họ nhận thức về chương trình giảng dạy trong trường Mầm non còn hạn chế . Để các con tiếp thu bài một cách đầy đủ và có tính liên tục, thường xuyên thì sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng cần thiết. Hàng ngày tôi thường tranh thủ thời gian lúc đón và trả trẻ trao đổi, phản ánh tình hình học tập cũng như mọi hoạt động khác của trẻ trên lớp cho phụ huynh nắm bắt kịp thời để cùng cô giáo ở lớp dạy trẻ sao cho thật tốt. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Với kinh nghiệm của bản thân và kiến thức được trang bị trong quá trình công tác tôi đã áp dụng những biện pháp trên vào quá trình phát triển nhận thức cho trẻ.Tuy chỉ là những biện pháp có được từ cá nhân tôi, dựa vào tình hình của trẻ lớp tôi chủ nhiệm tôi thấy các cháu lớp tôi cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt. Sau mỗi một giờ học tôi thấy các cháu ngoan hơn, ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ phát triển. Trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè, người lớn. Trước khi áp Sau khi áp dụng dụng biện pháp biện pháp Số trẻ: 22 cháu Số trẻ % Số trẻ % Các cháu hứng thú trong giờ học toán 11 50% 22 cháu 100% cháu Cháu thích đi học, thích học và chơi TC 15 57% 20 cháu 90,1% cùng cô và cùng bạn. cháu Khả năng nhận thức của trẻ: “Định hướng 8 Cháu 36,4% 18 cháu 81,9% trong không gian IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những kết quả trên tôi rút ra bài học kinh nghiệm khi dậy trẻ định hướng trong không gian. Thật kiên trì và nhẫn nại yêu trẻ như yêu chính con đẻ của mình. Khảo sát trẻ để nắm chắc tình hình Phải gần gũi thân thiện và nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên cần sưu tầm những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi đẹp và phong phú đảm bảo tính thẩm mỹ khoa học, nhằm phục vụ cho các môn học, thu hút trẻ vào bài dạy hơn. Giáo viên cần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình coi môn học nhận biết toán là phương tiện chỉ đạo trong dạy học. Giáo viên luôn nghiên cứu chắc phương pháp bộ môn -8- Cần học hỏi và nâng cao nghệ thuật lên lớp, phong cách xử lý tình huống sư phạm. Tạo môi trường toán học phong phú, đa dạng trong chủ đề Giáo viên phải luôn tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra cái mới học hỏi đồng nghiệp rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Phối hợp với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt của giáo viên. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Giáo viên cần chú trọng quan tâm đến hứng thú của trẻ có hứng thú học tập thì mới tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Chính vì vậy tạo hứng thú cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết, điều này không phải là việc làm đơn giản mà đòi hỏi cô giáo cần phải có sự đầu tư suy nghĩ tìm tòi, cần phải dành thời gian và sự sáng tạo cho trẻ những gì tốt đẹp nhất trong điều kiện có thể. Tôi có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và cho tôi được đi kiến tập ở trường mình cũng như trường bạn. 2. Kiến nghị: a. Với phòng Giáo Dục & Đào Taọ: Cần mở thêm hội thi giáo viên dậy giỏi môn toán để giáo viên được tham gia rộng rãi, phát huy được sức sáng tạo của giáo viên. Tạo điều kiện để giáo viên được tham gia dự giờ ở các trường bạn để học hởi kinh nghiệm. b. Với nhà trường: Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các lớp. Tạo điều kiện cho chị em được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra từ các tiết dạy và thực hiện trên trẻ ở lớp tôi. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong ban thi đua các cấp cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! -9-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan