Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kinh nghiệm dạy học sinh tiểu học, học tốt môn âm nhạc...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm dạy học sinh tiểu học, học tốt môn âm nhạc

.DOC
5
87
64

Mô tả:

Kinh nghiệm dạy học sinh Tiểu học, học tốt môn âm nhạc Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO: Âm nhạc là một trong những nhu cầu cần thiết đối với đời sống tinh thần của trẻ nhằm đào tạo cho các em phát triển một cách toàn diện.Giáo dục cho các em biết phân biệt thưởng thức từ lời ca, giai điệu, nhịp điệu, tiết tấu, sự hài hoà về âm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết, mang lại cảm giác xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ. giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm cho trẻ em. Thông qua môn học này các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển khả năng cảm thụ và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài hát.Đã hình thành cho các em một trình độ văn hóa Âm nhạc tối thiểu, các em làm quen với cách cảm thụ âm nhạc , các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hoà, kích thích tiềm năng âm nhạc, từ đó giúp các em cân bằng các nội dung học tập. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, đặc biệt là năm học 2009– 2010 tôi nhận thấy rằng cho học sinh hiểu được khái niệm về âm nhạc,từ đó cho học sinh làm quen với các âm thanh của các nốt nhạc,một bài hát, . . . để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài học giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt tốt nhất, đơn giản nhất nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt nhanh nhất kiến thức bài học. Căn cứ vào tình hình thực tế của trường tôi là đa số các em chưa qua học mẫu giáo và ít có điều kiện để tiếp xúc với âm nhạc nên môn Âm nhạc vẫn còn rất mới mẻ đối với các em. Để tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện cho các em. Để tạo cho các em sự hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Với tình hình thực tế của trường tôi mong muốn tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng thoải mái giúp các em yêu thích môn học này hơn, tôi đã chọn: “Kinh nghiệm dạy học sinh Tiểu học học tốt môn âm nhạc”. Phần II:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở bậc tiểu học việc giảng dạy môn âm nhạc cho các em đều rất mới mẻ nhất là đối với các em học sinh lớp 1 việc dạy và cho học sinh hát thuộc bài và cảm thụ được âm nhạc lại càng khó. Vấn đề học tập không chỉ phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của giáo viên mà đặc biệt còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc tạo điều kiện của gia đình, nhà trường và xã hội. Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê hay còn phải có cái gọi là một chút “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, giúp các em cảm thụ âm nhạc qua từng bài hát. Để giúp các em nhận thức được những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát.Phát triển khả năng nghe nhạc và cảm thụ Âm nhạc giáo viên cần phải truyền tải chính xác giai điệu bài hát, đoạn nhạc hoặc bài nhạc (có lời hoặc không lời). Phải giúp học sinh hiểu được ý nghĩa lời ca, cảm nhận được những tình cảm vui tươi, đằm thắm, nhí nhảnh hay trầm lắng . . . trong từng bài hát, đoạn nhạc hoặc bài nhạc. Là giáo viên dạy chuyên môn Âm nhạc ở tiểu học, được Ban giám hiệu nhà trường phân công và qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học là chưa cao và học sinh có năng khiếu còn hạn chế, các em còn rất lúng túng khi lên biểu diễn và mất tự tin trước đám đông, chưa hiểu được nội dung ý nghĩa của bài hát hoặc đoạn nhạc, bài nhạc nên khi cho các em nêu cảm nhận của mình về bài hát hoặc bài nhạc thì đa số các em không nêu được. Trước những hạn chế thực tại tôi luôn băn khoăn, trăn trở và qua những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được qua các giờ dạy trên lớp, tìm tòi qua sách báo thông tin đại chúng, tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm dạy học sinh Tiểu học học tốt môn âm nhạc. Để phục vụ tốt cho việc theo dõi sự tiến bộ của học sinh trước khi áp dụng những biện pháp này tôi đã khảo sát chất lượng của học sinh khối 4,có 3 lớp tại điểm trường trung tâm qua bài học. Tổng sốHoàn thành tốt (A+) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành(B) SL % SL % SL % Lớp HS 4A 23 3 13,04 15 65,21 5 21,73 4B 23 2 8,69 18 78,56 3 13,04 4C 25 2 8,00 18 72,00 5 20,00 Tổng 71 7 9,85 51 71,83 13 18,30 Qua khảo sát tôi đã chọn những biện pháp sau để giúp học tốt môn âm nhạc: 1. Biện pháp 1: Giới thiệu bài hát, bản nhạc (có lời hoặc không lời) Có nhiều cách để giới thiệu cho học sinh một bài mới. Ở đây là một cách mà theo tôi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất: - Muốn cho các em nghe nhạc có một kết quả tốt, trước khi cho các em nghe nhạc giáo viên phải nhắc nhở cho các em tư thế ngồi thoải mái và thái độ chú ý lắng nghe. - Kết hợp giữa nghe và trực quan: Trước tiên giáo viên phải giới thiệu và dẫn dắt các em vào bài một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh bằng cách sử dụng phương phát trực quan có tranh ảnh minh họa, bản đồ hoặc băng đĩa cho học sinh xem về xuất xứ, phong tục của từng vùng miền theo bài hát ( bài hát thiếu nhi,bài hát dân ca của các dân tộc…)hoặc hình ảnh của nước ngoài khi cho các em nghe một trích đoạn nhạc hoặc một bài nhạc của một nhạc sĩ nước ngoài hoặc một ca khúc nước ngoài … làm cho các em cảm nhận được giai điệu của bài thông qua nghe hát mẫu, xem tranh, hình ảnh. - Giới thiệu cho các em nghe về nội dung của bài nhạc (hoặc bài hát thiếu nhi) mà các em sẽ được nghe. Nội dung nói về cái gì, tính chất, nhịp điệu… giới thiệu cho các em về tác giả, xuất sứ của bài nhạc hoặc bài hát. - Tạo sự hứng thú, niền vui khi nghe nhạc, rèn cho các em năng lực cảm thụ âm nhạc, khích lệ tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú. Nhằm phát triển trí tuệ, hướng tới cái tốt cái đẹp, góp phần làm thư giản đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập. 2. Biện pháp 2: Nghe nhạc (lần 1) Giáo viên có thể tự trình bày bài hát hoặc bài nhạc, nhưng tốt nhất sử dụng băng hoặc đĩa nhạc để mở cho học sinh nghe vừa chính xác và tiện cho giáo viên không phải đàn hoặc hát nhiều lần sẽ tốn nhiều thời gian. Có thể ở phần nghe nhạc lần 1 này cho học sinh nghe 2 lần bài hát hoặc bài nhạc để học sinh nắm được tiết tấu, tiết nhịp, tính chất, âm thanh, màu sắc… của bài hát hoặc bài nhạc đang được nghe để các em thảo luận và kết hợp cho các em gõ đệm theo phách hoặc vận động nhịp nhàng theo nhịp. 3. Biện pháp 3: Học sinh trao đổi về bài hát, bản nhạc - Giáo viên cần gợi ý cho các em nhận xét, bình luận, phát biểu cảm tưởng của mình ở mức độ đơn giản và theo cảm nhận của mình. Giáo viên đặt một số câu hỏi sau khi học sinh đã nghe xong để giúp các em cảm thụ tác phẩm một cách đầy đủ hơn. Ví dụ: + Bài hát hoặc bài nhạc đó nhanh hay chậm ? + Sôi nổi hay nhẹ nhàng trầm lắng ? + Em nghe giai điệu có hay không ? + Nội dung của bài hát nói lên điều gì ? + Gọng hát trong băng, đĩa nhạc em được nghe là giọng nam hay nữ ? - Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận, khuyến kích các em khi nghe lần 2 nên kết hợp với các hoạt động như gõ đệm, vận động theo nhạc, vẽ tranh, chơi trò chơi … chú ý cho các em thái độ chăm chú khi nghe nhạc. Khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng minh khả năng cảm nhận của mình, rèn luyện cho các em mạnh dạn và tự tin. 4. Biện pháp 4: Nghe nhạc ( lần 2 ) Giáo viên mở băng, đĩa nhạc, tự đàn hoặc hát cho học sinh nghe lại lần 2 để các em nhớ được giai điệu, lời ca, nội dung của tác phẩm một cách tốt hơn và đầy đủ hơn. Qua đó từng bước nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc của các em. Rèn cho các em khả năng nghe âm thanh chuẩn xác, việc đó sẽ giúp cho các em học hát tốt, phát triển tai nghe và giáo dục thẩm mĩ, góp phần vào việc giáo dục cho các em một trình độ văn hóa âm nhạc như mục tiêu của môn học đề ra. Phần III: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG Kết quả: Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật, việc giảng dạy cho HS cấp tiểu học đòi hỏi phải có những phương pháp đặc thù riêng. Hơn nữa giáo viên còn phải biết lựa chọn và áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp với từng địa phương, đối tượng học sinh. Bằng sự nhiệt tình, tận tâm của bản thân tôi cùng với sự cố gắng nỗ lực hết mình của học sinh, tôi thấy các em có rất nhiều tiến bộ trong việc nêu cảm nhận của mình về bài hát, tác phẩm, mạnh dạn nhận xét các bạn trong lớp biểu diễn. Từ đó tôi thấy các em mạnh dạn tự tin hơn khi biểu diễn bài hát, các em tỏ ra rất thích học môn âm nhạc, không khí của tiết học diễn ra sôi nổi, thoải mái giúp cho các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và phát huy tính tích cực của học sinh. Trên đây là vài biện pháp giúp học sinh tiểu học cảm thụ âm nhạc tốt, tôi nhận thấy hiệu quả của những biện pháp này khá cao. Tôi đã thu được kết quả sau một thời gian thực hiện, sau đợt khảo sát cuối năm. Lớp 4A 4B Tổng HS 23 23 sốHoàn thành tốt (A+) SL % 8 34,78 7 30,43 Hoàn thành (A) SL % 15 65,21 16 69,56 Chưa hoàn thành(B) SL % 0 0 0 0 4C 25 Tổng 71 7 22 28,00 30,98 18 49 72,00 69,01 0 0 0 0 Bảng so sánh trước khi thực hiện và sau khi thực hiện: Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện - Lớp học trầm - Lớp học sôi nổi, tích cực. - Tiếp thu bài chậm , ít phát biểu ý - Tiếp thu bài nhanh, hăng hái phát biểu kiến. ý kiến. - Biết nêu cảm nhận của mình về bài hát, - Chưa biết nêu cảm nhận của mình về tác phẩm âm nhạc. bài hát. - Mạnh dạn nhận xét các bạn trong lớp - Chưa mạnh dạn trong nhận xét các biểu diễn bài hát. bạn biểu diễn bài hát. - Số lượng học sinh mạnh dạn, tự tin khi - Số lượng học sinh rụt rè, nhút nhát biểu diễn tăng lên nhiều. khi biểu diễn còn nhiều. Tuy nhiên đề tài của tôi sẽ còn nhiều thiếu sót mong được sự góp ý của ban lãnh đạo, hội đồng khoa học, các đồng nghiệp để tôi học hỏi và đưa nhiều biện pháp phong phú hơn sao cho tiết học đạt kết quả cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Năm Căn, ngày 20 tháng 09 năm 2010 Người viết Lê Thị Tuyết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất