Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường thp...

Tài liệu Skkn khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường thpt

.DOC
43
188
54

Mô tả:

SỞ GIÁO GIÁO DỤC DỤC VÀ VÀ ĐÀO ĐÀO TẠO TẠO ĐỒNG ĐỒNG NAI NAI SỞ TRƯỜNG THPT THPT XUÂN XUÂN THỌ THỌ TRƯỜNG Mã Mãsố: số:................................ ................................ SÁNG KIẾN KIẾN KINH KINH NGHIỆM NGHIỆM SÁNG KHẢO SÁT SÁT NHU NHU CẦU CẦU XÂY XÂY DỰNG DỰNG PHÒNG PHÒNG TƯ TƯ VẤN VẤN TÂM TÂM LÝ LÝ KHẢO CỦA HỌC HỌC SINH SINH TRONG TRONG TRƯỜNG TRƯỜNG THPT THPT CỦA Người Ngườithực thựchiện: hiện:TRẦN TRẦNTHỊ THỊBÍCH BÍCHNHUNG NHUNG Lĩnh Lĩnhvực vựcnghiên nghiêncứu: cứu: - Quản - Quảnlýlýgiáo giáodục:…………………….……. dục:…………………….…….  - Phương - Phươngpháp phápdạy dạyhọc họcbộbộmôn: môn:.................... ....................  - Lĩnh - Lĩnhvực vực: :Tâm Tâmlýlýgiáo giáodục dục  Có đính đính kèm: kèm: Các Các sản sản phẩm phẩm không không thề thề hiện hiện trong trong bản bản in in SKKN SKKN Có  Mô Mô hình hình   Phần Phần mềm mềm  Phim Phim ảnh ảnh   Hiện Hiện vật vật khác khác   Năm học: học: 2011-2012 2011-2012 Năm BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: TRẦN THỊ BÍCH NHUNG 2. Ngày tháng năm sinh: 11 – 09 - 1986 3. Giới tính: Nữ 4. Địa chỉ: Tổ 3 – Thọ Tân – Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0908060249 Email: [email protected] 6. Chức vụ: Giáo viên 7. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Kỹ Thuật Nông Nghiệp III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Sinh - KTNN Số năm có kinh nghiệm: 3 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: i TÓM TẮT Ngày nay với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tư vấn tâm lý đã trở thành nhu cầu cấp thiết trong đời sống tinh thần của mỗi người, nhưng nhu cầu này ở học sinh THPT chưa được nhà trường quan tâm và đáp ứng thoả đáng. Vì vậy, người nghiên cứu đã tiến hành đề tài “Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường THPT” nơi tôi đang công tác, với mục đích thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường cho học sinh trường THPT Xuân Thọ nói riêng và học sinh THPT trên địa bàn nói chung, nhằm hỗ trợ các em giải quyết những khó khăn về tâm lý, học tập tốt hơn. Thời gian: tháng 10/2011 - 03/2012 Phương pháp: nghiên cứu tài liệu, phát phiếu điều tra, phỏng vấn, thống kê, xử lý số liệu. Kết quả thu được: - Hầu hết học sinh trường THPT Xuân Thọ được khảo sát đều có trạng thái tâm lý lo lắng với các mức độ khác nhau. - Những khó khăn ảnh hưởng tới tâm lý các em như: khó khăn về vấn đề học tập, về các mối quan hệ, sức khỏe giới tính… - Học sinh trường THPT Xuân Thọ quan tâm nhiều tới các chuyên mục, chương trình tư vấn trên các phương tiện thông tin nhưng thực tế tham gia dịch vụ tư vấn rất ít. - Khi gặp vấn đề khó khăn đa số các em tự giải quyết theo cách riêng, âm thầm chịu đựng hoặc tâm sự với bạn bè. Rất ít học sinh tâm sự, chia sẻ với cha mẹ và thầy cô cũng như đến với dịch vụ tư vấn tâm lý. - Thực tiễn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh của trường còn yếu, về phía học sinh các em có nhu cầu tư vấn đều mong muốn mở phòng tư vấn tâm lý tại trường. - Trong trường THPT Xuân Thọ nên xây dựng kế hoạch và thành lập tổ tư vấn tâm lý nhằm phát triển mạng lưới phòng tư vấn để trợ giúp học sinh, thỏa mãn nhu cầu được tư vấn. ii MỤC LỤC Đề mục Trang Trang tựa.............................................................................................................i Tóm tắt................................................................................................................ii Mục lục................................................................................................................ iii Danh sách các chữ viết tắt...................................................................................v Danh sách các bảng.............................................................................................vi A. PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................1 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.....................................................................2 B. NỘI DUNG....................................................................................................3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................3 1.1.Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu.............................................................3 1.2.Vai trò của tư vấn tâm lý...............................................................................3 1.3. Đặc điểm tâm lý HS THPT...........................................................................4 1.3.1.Đặc điểm chung lứa tuổi.........................................................................4 1.3.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ HS........................................6 1.3.3. Sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi.........................................................7 1.3.4. Nhu cầu giao tiếp và đời sống tình cảm của HS THPT..........................8 1.3.5.Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp....................................9 1.4. Khó khăn tâm lý của HS THPT....................................................................10 1.4.1.Stress ở tuổi thanh thiếu niên..................................................................10 1.4.2. Những áp lực ở HS THPT.....................................................................11 Chương 2: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN..................................15 2.1. Khó khăn tâm lý của học sinh trường THPT Xuân Thọ..............................15 2.1.1. Tâm lý hiện tại ở HS trường THPT Xuân Thọ......................................15 iii 2.1.2. Các khía cạch thể hiện khó khăn tâm lý của HS trường THPT Xuân Thọ.......................................................................................................15 2.1.3. Quan điểm của HS trường THPT Xuân Thọ khi chọn nghề nghiệp cho tương lai..................................................................................................17 2.1.4. Ảnh hưởng của khó khăn tâm lý tới đời sống của HS trường THPT Xuân Thọ.......................................................................................................18 2.1.5. Cách thức giải quyết những khó khăn tâm lý của HS trường THPT Xuân Thọ.......................................................................................................18 2.2. Mức độ tiếp cận của HS trường THPT Xuân Thọ với dịch vụ tư vấn tâm lý trong xã hội.................................................................................................20 2.2.1. Sự hiểu biết của HS trường THPT Xuân Thọ về các chuyên mục tư vấn tâm lý.................................................................................................. 2.2.2. Mức độ tham gia tư vấn của HS trường THPT Xuân Thọ....................21 2.3. Ảnh hưởng của tư vấn tâm lý đối với HS trường THPT Xuân Thọ............22 2.3.1. Mức độ tác động của tư vấn tâm lý đến HS trường THPT Xuân Thọ...22 2.3.2. Nhận thức của HS trường THPT Xuân Thọ về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn.................................................................................................24 2.4 Nhu cầu của HS trường THPT Xuân Thọ về việc mở phòng tư vấn tâm lý tại trường............................................................................................................25 2.4.1. Nhu cầu của HS trường THPT Xuân Thọ về việc mở phòng tư vấn tâm lý tại trường.................................................................................................25 2.4.2. Nhu cầu của HS trường THPT Xuân Thọ về hình thức tổ chức tư vấn và cán bộ phụ trách của phòng tư vấn .................................................................26 C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ..........................................................................28 3.1. Kết luận.......................................................................................................28 3.2. Kiến nghị.....................................................................................................29 3.3. Hướng mới cho nghiên cứu tiếp tục.............................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................32 Phụ lục 1..............................................................................................................33 Phụ lục 2..............................................................................................................34 iv 20 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS: Học sinh NXB: Nhà xuất bản THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TL: Tâm lý Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh WHO: (world heath organize) Tổ chức y tế thế giới v DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1 Tâm lý hiện tại của HS trường THPT Xuân Thọ............................................15 Bảng 2.2 Các khía cạch thể hiện khó khăn TL của HS trường THPT Xuân Thọ...........16 Bảng 2.3 Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS trường THPT Xuân Thọ.................17 Bảng 2.4 Ảnh hưởng của khó khăn TL đến đời sống và học tập HS trường THPT Xuân Thọ...........................................................................................................18 Bảng 2.5 Cách thức giải quyết khó khăn của HS trường THPT Xuân Thọ...................19 Bảng 2.6 Sự hiểu biết của HS trườngTHPT Xuân Thọ.................................................20 Bảng 2.7 Mức độ tham gia tư vấn của HS trường THPT Xuân Thọ..............................21 Bảng 2.8 Lý do HS trường THPT Xuân Thọ không tham gia dịch vụ tư vấn...............22 Bảng 2.9 Tác động của tư vấn tâm lý đến HS trường THPT Xuân Thọ........................23 Bảng 2.10 Nhận thức của HS trường THPT Xuân Thọ về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn trong nhà trường................................................................................24 Bảng 2.11 Hiệu quả cụ thể của hoạt động tư vấn.........................................................24 Bảng 2.12 Nhu cầu của HS trường THPT Xuân Thọ về việc mở phòng tư vấn...........25 Bảng 2.13 Nhu cầu của HS trường THPT Xuân Thọ về hình thức tổ chức tư vấn...…26 Bảng 2.14 Nhu cầu của HS trường THPT Xuân Thọ về cán bộ phụ trách ở phòng tư vấn............................................................................................................................27 vi A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn và phức tạp, làm nhiều vấn đề tâm lý nảy sinh, không phải ai cũng có thể giải quyết được, nhất là học sinh tình trạng rối nhiễu tâm trí đã trở nên phổ biến. Và nhu cầu tư vấn tâm lý trở thành một nhu cầu cần thiết mang tính xã hội rất lớn, nó trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mọi lứa tuổi. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thống kê rối nhiễu tâm trí đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật cho con người. Ở lứa tuổi học đường, rối nhiễu tâm trí là nguyên nhân chính làm giảm sút chất lượng đào tạo, tăng tỉ lệ bỏ lớp và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tự tử trong học sinh (Hồng Lân, 2008). Mặt khác, trước những kết quả học tập không được như mong đợi ở các học sinh, các bậc cha mẹ và thầy cô chỉ quan tâm đến việc cố gắng làm sao để con em mình dành nhiều thời gian hơn cho học tập, buộc các em lên lớp phải tập trung nghe giảng, tìm gia sư kèm tại nhà…Bằng mọi cách mà không biết rằng những cố gắng đó có khi lại phản tác dụng tạo áp lực học tập quá lớn, đẩy các em vào trạng thái lo âu, căng thẳng. Theo Phạm Mạnh Hà: “Đáng lo ngại nhất là số học sinh mắc các triệu chứng trầm cảm nặng ở tại một số trường chiếm tới 3%, trong khi trên thế giới tỉ lệ 0,3-0,5% đã là quá nhiều. Những năm gần đây tình trạng này càng ngày càng tăng. Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến vấn đề tư vấn học đường, nếu không hậu quả sẽ khó lường”. (Trích dẫn bởi Đoan Trúc, 2007). Đứng trước những lý do khách quan đó, cũng như những thắc mắc, khó khăn tâm lý của tôi đã trải qua trong thời học sinh. Bên cạnh đó, bản thân là một cán bộ Đoàn luôn gần gũi với học sinh và đã được tập huấn về công tác tuyên truyền về “Sức khỏe sinh sản vị thành niên trong năm 2010”. Cho nên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu nhu cầu về phòng tư vấn tâm lý học đường của học sinh trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai, căn cứ để có cơ sở xây dựng phòng tư vấn tâm lý cho học sinh của trường Xuân Thọ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường, đồng thời hỗ trợ về mặt tinh thần cho học sinh, giúp các em giải tỏa các vấn đề tâm lý gặp phải trong cuộc sống, trong học tập. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1 - Khách thể nghiên cứu: Học sinh các khối 10-11-12 của trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai. - Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu về xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận: ● Khái quát một số vấn đề về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT ● Nêu ra những khó khăn về tâm lý của học sinh lứa tuổi này. ● Nêu lên tầm quan trọng của tư vấn tâm lý cho học sinh THPT. - Nghiên cứu thực trạng: ● Đặc điểm riêng của sự phát triển tâm sinh lý HS trường THPT Xuân Thọ. ● Những khó khăn tâm lý gặp phải của HS trường THPT Xuân Thọ trong học tập, sinh hoạt. ● Xác định nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai. ● Xác định nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai 5. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu: tìm, chọn và nghiên cứu một số sách, báo, bài viết liên quan đến tâm lý học sinh và tư vấn tâm lý học sinh. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: 5 học sinh của 5 lớp: 10B1, 10B7, 11C10, 11C11,12A8. - Phiếu điều tra ý kiến học sinh: phiếu điều tra được tiến hành qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Trên cơ sở lý luận và những đề tài có liên quan, người nghiên cứu tiến hành soạn thảo phiếu, với các câu hỏi mở thăm dò (xin xem phần phụ lục 1). - Giai đoạn 2: Từ kết quả thăm dò, tiếp tục tham khảo các công trình nghiên cứu trước và các vấn đề lý luận của đề tài, người nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra chính thức với 15 câu hỏi (xin xem phần phụ lục 2). - Dùng toán thống kê để xử lý số liệu bằng phần mềm microsoft Excel. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: nghiên cứu tại trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai. - Nội dung nghiên cứu: Chỉ tìm hiểu nhu cầu của học sinh trường THPT Xuân Thọ về việc xây dựng phòng tư vấn tâm lý trong trường học. - Thời gian: Từ tháng 10/2011 đến 03/2012 2 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu. Hiện nay tư vấn tâm lý là một dịch vụ đang được sự quan tâm lớn của dư luận, vì vậy đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề này. Sau đây là một số nghiên cứu liên quan đến đề tài: Nguyễn Thị Sông Lam, 2006, “Tìm hiểu thực trạng áp lực tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh THPT”, luận văn tốt nghiệp ĐH. Lê Khắc Mỹ Phượng, 1998, “Khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của HS THPT về một số vấn đề cơ bản của nội dung giáo dục giới tính tại một số trường THPT Tp. HCM”, đề tài luận văn tốt nghiệp ĐH - SV khoa tâm lý giáo dục. Nguyễn Thị Trang, 2007, “Tìm hiểu vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn tâm lý học sinh ở một số trường THPT”, đề tài luận văn tốt nghiệp ĐH - SV bộ môn SPKTNN. Dương Thiệu Hoa và ctv, 2007, “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh THPT”, tạp chí tâm lý số 2. Bùi Thị Xuân Mai, 2005, “Tham vấn - một dịch vụ xã hội cần được phát triển ở Việt Nam”, tạp chí tâm lý học số 2. Vũ Kim Thanh, 2001, “Tư vấn tâm lý - một nhu cầu xã hội cần được đáp ứng”, tạp chí tâm lý học số 2. Các nghiên cứu trên đã thúc đẩy một phần nào sự ra đời của các trung tâm tư vấn tâm lý ở một số nơi nhưng hầu như chưa có tác giả nào tìm hiểu thực tế nhu cầu về xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường THPT. Vì vậy người nghiên cứu bước đầu tìm hiểu về vấn đề này. 1.2. Vai trò của tư vấn tâm lý Trong bối cảnh hiện nay tư vấn tâm lý có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người. ● Vai trò của tư vấn tâm lý trong xã hội: - Công tác tư vấn nhằm vào mục tiêu giáo dục mang tính năng phát triển đời sống lành mạnh, ngăn ngừa tệ nạn và điều trị những rối loạn do thiếu khung tư duy trưởng thành, nên ngành này đã đóng một vai trò quan trọng tích cực với an toàn và phát triển xã hội. 3 - Trong thực tiễn triển khai các chính sách, chương trình phát triển xã hội, tư vấn tâm lý tỏ ra là một trong những kỹ năng quan trọng, giúp các cán bộ xã hội thực thi nhiệm vụ của mình. - Tư vấn tâm lý được sử dụng trong những trung tâm có chức năng lâm sàn và chức năng giáo dục sức khỏe cộng đồng. Theo Phạm Minh Hạc chủ tịch hội khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam: “Tư vấn tâm lý - giáo dục ở nước ta có sứ mệnh vẻ vang là động viên mọi người và toàn xã hội, tạo nên một vốn xã hội- vốn người tốt, cùng nhau đoàn kết, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định xã hội, góp phần tiếp tục đổi mới đất nước, tạo dựng nên một đất nước độc lập, phồn vinh, mọi người được hưởng các quyền của con người, của mọi công dân” (trích dẫn bởi Nguyễn Thơ Sinh, 2006). ● Đối với học sinh, người nghiên cứu thấy tư vấn tâm lý có 5 vai trò sau: - Thứ nhất giúp các em hiểu rõ những quy luật phát triển về tâm lý, sinh lý cơ thể, đặc biệt là sự phát triển đời sống tình cảm và sự trưởng thành nhân cách trong xã hội. Trong hành trình trưởng thành của con người, đa số chúng ta ai cũng gặp những khó khăn, bỡ ngỡ, nếu không được hướng dẫn, tư vấn thì rất dễ gặp những khó khăn lớn, khiến sự phát triển bị lệch hướng. - Thứ hai giúp các em giữ thăng bằng trong đời sống tình cảm, sẽ là người bạn để các em tâm sự khi không dám nói cùng cha mẹ, giúp cho các em hiểu rõ bản thân và biết cách cư xử trong xã hội. - Thứ ba giúp cho mối quan hệ giữa thầy và trò, quan hệ gia đình thêm vững chắc, quan hệ tình bạn - tình yêu trong sáng, sẽ là hành trang kiến thức giúp các em tự tin hơn để bước ra xã hội. - Thứ tư là chất “xúc tác” làm tăng khả năng hấp thu, đón nhận kiến thức từ phía HS trong mối quan hệ dạy và học. - Thứ năm có tác động tích cực trong hoạt động hướng nghiệp của HS. Hầu hết các em khi chọn nghề cho tương lai, luôn phân vân giữa nhu cầu xã hội, áp lực gia đình, triển vọng thăng tiến bản thân, sở thích cá nhân… Vì vậy các em cần có người hiểu, thông cảm và có khả năng giúp các em lựa chọn ngành nghề phù hợp với những điều kiện trên. 1.3. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT 1.3.1. Đặc điểm chung của lứa tuổi Trong tâm lý học lứa tuổi đã từng nói tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Chính cái định nghĩa mà giới 4 hạn thứ nhất là giới hạn sinh lý và giới hạn thứ hai là giới hạn xã hội đã chỉ ra tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng. Đây là lứa tuổi có những chuyển biến quan trọng cả về phát triển thể lực lẫn tâm lý của con người, là giai đoạn định hình nhân cách. Như I.X.Con nói: “Tuổi thanh niên (từ 14,15 đến 18 tuổi) là “thế giới thứ ba” theo nghĩa đen của từ này, tồn tại giữa tuổi trẻ em và tuổi người lớn” (Theo Lê Văn Hồng, 1998). Do gia tốc phát triển của xã hội mà các giới hạn của tuổi thanh niên được hạ thấp, bắt đầu từ 14 -15. Nhưng nội dung cụ thể của thời kỳ phát triển này được quyết định không đơn giản chỉ bởi tuổi, mà trước hết là những điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội, khối lượng tri thức, kỹ năng mà họ nắm bắt được và một loạt những nhân tố khác phụ thuộc vào những điều kiện xã hội đó). Ngày nay hoạt động lao động và hoạt động xã hội ngày càng phức tạp. Do đó mà có sự kéo dài của thời kỳ tuổi thanh niên và tính không xác định của các giới hạn lứa tuổi. Cũng theo Lê Văn Hồng (1998): “Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể người lớn. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý”. Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra những đặc điểm cơ thể của tuổi thanh niên như sau: Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại. Các em gái đạt được sự tăng trưởng trung bình vào khoảng tuổi 16-17, các em trai vào khoảng 17-18. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển gần như cấu trúc tế bào não của người lớn. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổng hợp…của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập. Đa số các em đã vượt qua thời kỳ phát dục. Nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe và đẹp. Hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp, nên vai trò xã hội và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng. Ở thanh niên ngày càng xuất hiện nhiều vai trò của người lớn và họ thực hiện các vai trò đó ngày càng có tính độc lập và có tinh thần trách nhiệm cao (Bùi Ngọc Oánh và ctv, 1996) Trong gia đình, các em đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm, cha mẹ đã trao đổi với các em một số vấn đề và các em cũng biết quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt trong gia đình. 14 tuổi, các em bắt đầu gia nhập đoàn thanh niên cộng sản. Trong tổ chức đoàn các em có thể tham gia công tác tập thể, công tác xã hội một cách độc lập hơn và có trách 5 nhiệm hơn. 18 tuổi có quyền bầu cử, có chứng minh thư, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động. Tất cả các em đều có suy nghĩ về việc chọn ngành nghề… Theo Lê Văn Hồng (1998): thanh niên mới lớn có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn. Các em còn chịu sự quyết định về nội dung và xu hướng chính trong hoạt động của mình bởi người lớn. Ở trường và ngoài xã hội, thái độ của người lớn thường thể hiện tính chất hai mặt: một mặt nhắc nhở rằng các em đã là người lớn, đòi hỏi tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý… mặt khác lại đòi hỏi họ thích ứng với cha mẹ, giáo viên… Do đó vị trí của thanh niên có tính chất không xác định (ở mặt này họ được coi là người lớn, mặt khác lại không), đây là một tất yếu khách quan. Tính chất đó và những yêu cầu đề ra cho thanh niên được phản ánh một cách độc đáo vào tâm lý thanh niên. 1.3.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ của học sinh. 1.3.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập Hoạt động học tập của thanh niên học sinh đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao, đồng thời cũng đòi hỏi: muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thì cần phát triển tư duy lý luận ở các em (Nguyễn Quang Uẩn, 2003). Học sinh càng trưởng thành kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển. Thái độ của thanh niên học sinh đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Cuối bậc THPT các em đã xác định được hứng thú ổn định đối với một môn học nào đó, đối với một lĩnh vực tri thức nhất định (Nguyễn Quang Uẩn, 2003). Thái độ học tập của thanh niên học sinh lúc này được thúc đẩy bởi động cơ thực tiễn (ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, khả năng tiếp thu môn học của các em), động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học, rồi mới đến động cơ cụ thể khác… Thái độ học tập ở không ít em có nhược điểm là: một mặt các em rất tích cực học một số môn được các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn, nhưng lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để lấy điểm trung bình. 1.3.2.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ Tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức của thanh niên mới lớn. 6 Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn ngữ. Song quan sát của thanh niên học sinh cũng khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ của các em, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một phát triển. Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ. Do sự phát triển của các quá trình nhận thức và ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của thanh niên học sinh có thay đổi quan trọng. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Tuy nhiên số học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên hiện nay còn chưa nhiều. Tóm lại ở tuổi thanh niên mới lớn những đặc điểm chung của con người về mặt trí tuệ thông thường đã được hình thành và chúng vẫn còn được tiếp tục hoàn thiện (Lê Văn Hồng, 1998). 1.3.3. Sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi. 1.3.3.1. Sự phát triển của tự ý thức Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi thanh niên (Lê Văn Hồng, 1998). Sau đây là những đặc điểm cơ bản của quá trình: ● Ở tuổi thanh niên các em vẫn tiếp tục chú ý đến hình dạng bên ngoài của mình như (hay soi gương, chú ý sửa tư thế, quần áo…). Hình ảnh về thân thể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn. ● Sự hình thành tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên là một quá trình lâu dài, trải qua những mức độ khác nhau và diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi với tính chất đặc thù riêng. Thanh niên có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình, vì vậy các em quan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng của bản thân. ● Đặc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của thanh niên là sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập thể, những quan hệ mới với thế giới xung quanh. Các em hay ghi nhật ký, so sánh mình với nhân vật được xem “là thần tượng”. 7 ● Nội dung của tự ý thức cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai. Thanh niên biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong toàn bộ những thuộc tính nhân cách. Thanh niên không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và của chính mình. Nhưng tự đánh giá khách quan không phải là dễ dàng. Các em thường có xu hướng cường điệu hóa: đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực, hoặc là đánh giá quá cao nhân cách của mình - tỏ ra tự cao, coi thường người khác. 1.3.3.2. Sự hình thành thế giới quan khoa học Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan- hệ thống quan điểm về xã hội, về tự nhiên, về các nguyên tắc và quy tắc cư xử…Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của tuổi thanh niên học sinh (Theo Lê Văn Hồng, 1998). Dấu hiệu của sự hình thành thế giới quan ở các em là sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ. Các em cố gắng xây dựng quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn đề xã hội, tư tưởng chính trị, đạo đức. Chính nội dung các môn học ở phổ thông trung học giúp cho các em xây dựng được thế giới quan tích cực về mặt tự nhiên, xã hội. Vấn đề ý nghĩa cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của thanh niên. Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên có lối sống thụ động do chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan hoặc ảnh hưởng khá mạnh của tàn dư tiêu cực quá khứ. 1.3.4. Nhu cầu giao tiếp và đời sống tình cảm của học sinh THPT a. Nhu cầu giao tiếp Tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất đối với các em. Điều quan trọng là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tính, có vị trí nhất định trong nhóm. Trong các lớp học dần dần xảy ra một sự “phân cực” nhất định, xuất hiện những người được lòng nhất và những người ít được lòng nhất. Những em có vị trí thấp (ít được lòng các bạn) thường băn khoăn và suy nghĩ nhiều về nhân cách của mình (Bùi Văn Huệ, Vũ Dũng, 2003). Ở giai đoạn này quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hẳn so với các mối quan hệ với người khác. Điều này do lòng khao khát muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối. Cùng với sự trưởng thành nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần cũng được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập. 8 Trong giao tiếp, thanh niên hướng vào bạn bè nhiều hơn là hướng vào cha mẹ. Nhưng khi bàn đến những giá trị sâu sắc hơn như chọn nghề, thế giới quan, những giá trị đạo đức thì ảnh hưởng của cha mẹ lại mạnh hơn. Cũng theo Bùi Văn Huệ và Vũ Dũng (2003) , sự mở rộng phạm vi giao tiếp và sự phức tạp hóa hoạt động riêng của thanh niên học sinh khiến cho lượng nhóm quy chiếu của các em tăng lên rõ rệt. Việc tham gia vào nhiều nhóm sẽ dẫn đến những sự khác nhau nhất định và có thể có xung đột vào vai trò nếu cá nhân phải lựa chọn giữa các vai trò khác nhau ở các nhóm. b. Đời sống tình cảm Đời sống tình cảm của thanh niên mới lớn rất phong phú và nhiều vẻ. Đặc điểm đó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc và mặn nồng (Nguyễn Quang Uẩn, 2003). Ở tuổi thanh niên mới lớn nhu cầu về tình bạn được tăng lên rõ rệt và mức độ cũng sâu sắc hơn. Trong quan hệ với bạn các em cũng nhạy cảm hơn: không chỉ có khả năng xúc cảm chân tình, mà còn phải có khả năng đáp ứng lại xúc cảm của người khác (đồng cảm). Tình bạn của thanh niên mới lớn rất bền vững, và tồn tại rất lâu. Tình bạn được các em coi là mối quan hệ quan trọng nhất của mình. Thanh niên thường lý tưởng hóa tình bạn. Họ nghĩ về bạn thường giống với điều mình mong muốn ở bạn hơn là thực tế. Sự quyến luyến mạnh mẽ về mặt cảm xúc khiến các em ít nhận thấy những đặc điểm thực tế ở bạn. Quan niệm của thanh niên về tình bạn và mức độ thân tình trong tình bạn có sự khác nhau. Nguyên nhân kết bạn cũng rất phong phú (vì phẩm chất tốt ở bạn, vì tính tình tương phản, vì có hứng thú sở thích chung…). Một điều cần chú ý nữa là ở thanh niên mới lớn, quan hệ giữa nam và nữ được tích cực hóa một cách rõ rệt. Bên cạnh các nhóm thuần nhất, có khá nhiều nhóm pha trộn (cả nam và cả nữ). Do đó ở một số em đã xuất hiện những sự lôi cuốn đầu tiên khá mạnh mẽ, xuất hiện nhu cầu chân chính về tình yêu và tình cảm sâu sắc. Đó là một trạng thái mới mẽ, nhưng rất tự nhiên trong đời sống tình cảm của thanh niên mới lớn. 1.3.5. Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp Hoạt động lao động tập thể có vai trò to lớn trong sự hình thành nhân cách thanh niên mới lớn. Hoạt động lao động được tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành tinh thần tập thể, lòng yêu lao động, tôn trọng lao động, người lao động và thành quả lao động, đặc biệt là có được nhu cầu và nguyện vọng lao động (Lê Hồng Minh, 2001). 9 Việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của học sinh phổ thông, cuối cấp học thì sự lựa chọn càng nổi bật. Dù có vô tâm đến đâu, thì thanh niên mới lớn cũng phải quan tâm, có suy nghĩ trong chọn nghề. Việc quyết định một nghề nào đó ở nhiều em đã có căn cứ, biết so sánh đặc điểm riêng về thể chất, tâm lý, khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp, dù sự hiểu biết của các em về yêu cầu của nghề nghiệp là chưa đầy đủ. Hiện tại có không ít học sinh còn định hướng một cách phiến diện vào việc học tập ở đại học và học ở trường dạy nghề. Đại đa số các em hướng dần vào các trường đại học hơn là học nghề…Điều đó cũng cho thấy các em chưa chú ý đến nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề khác nhau và mức độ đào tạo của các nghề trong khi quyết định đường đời. 1.4. Khó khăn tâm lý của học sinh THPT 1.4.1. Stress ở tuổi thanh thiếu niên Theo Charmaine Sauaders (2004), thì stress có những biểu hiện bất thường về thể lý, về phản ứng tình cảm và sai sót về tâm lý. ◘Triệu chứng thể lý Triệu chứng thể lý của stress bao gồm các chứng: nhức đầu, mất ngủ, căng thẳng, tức ngực, đau nhức những bộ phận khác của cơ thể và mệt mỏi kinh niên. Cảm giác căng thẳng đưa đến stress có thể tích lũy trong cơ thể và tự nó thường thể hiện qua những cơn đau nhức khó chịu. ◘ Phản ứng tình cảm Trong quan hệ giao tiếp, phản ứng tình cảm của người đang bị stress có thể biểu hiện qua những triệu chứng: thiếu tự chủ, trầm cảm mãn tính, dễ cáu kỉnh, mất niềm vui ở cuộc sống… ◘ Sai sót về tâm lý Stress có thể gây ra những vấn đề tâm lý như: thiếu tập trung, khó quyết định, hay nhầm lẫn và nhạy cảm một cách thái quá. Sự thay đổi về kích thích tố và những phát triển diển ra khốc liệt ở tuổi thanh thiếu niên có thể gây ra hầu hết những căng thẳng liên tục. Cũng theo Charmaine Sauaders (2004) stress của tuổi thanh thiếu niên là do: Chính bản chất của lứa tuổi thanh thiếu niên. Đương đầu với những vấn đề thường ngày của gia đình. Những thay đổi về sinh lý và áp lực xảy ra trong cuộc sống. Phải hứng chịu những áp lực từ nhà trường, từ công việc và từ chính cá nhân. 10 Tiếng ồn, vấn đề tiền bạc, những yêu cầu của công việc… Phát sinh những cảm xúc tính dục khi đối diện với người khác phái. 1.4.2. Những áp lực ở học sinh THPT 1.4.2.1. Áp lực từ gia đình Mái ấm gia đình là nơi bình yên cho mỗi thành viên trong gia đình trở về sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Nhưng đôi khi gia đình lại là nơi tạo áp lực cho các em, bởi những nguyên nhân sau: Cha mẹ lao vào kiếm tiền với hy vọng con mình sẽ đầy đủ vật chất, họ không có thời gian để trò chuyện, quan tâm tới học hành của con cái. Họ lãng quên đi nhu cầu cần chia sẻ, hướng dẫn từ người lớn của các em (Như Lịch, Thiên Long, 2007). Có gia đình khó khăn kinh tế phải hạn chế chi tiêu, mẹ khó tính, bố nghiện rượu hoặc bạo lực, nhà cửa quá chật chội.... Mặt khác lứa tuổi thanh thiếu niên thì luôn có những công việc lặc vặt, những trách nhiệm trong gia đình, những quy tắc phải tuân theo. Nhưng với nhiều em, nhất là các bạn trai, công việc trên dường như là điều luôn gây khó chịu, gia đình có thể là một nơi mà bạn phải chịu đựng nhiều điều, thậm chí gây thù địch, cản trở tự do.. Các em muốn được tự do bày tỏ những quan điểm, ước muốn, dự định riêng, qua cách sinh hoạt thất thường về giờ giấc, cách ăn mặc và kiểu tóc kinh dị, nghe những loại nhạc kích động, …(Lê Văn Hồng và ctv, 1998) Điều này làm cho bậc cha mẹ khó chịu, la mắng hay cằn nhằn. Vì vậy các em cảm thấy bực bội và phản ứng lại bằng cách: cải lại hoặc ngôi yên bằng thái độ thách thức. Theo Kiến Văn, Lý Chủ Hưng (2007) có một số lĩnh vực chính gây xung đột và căng thẳng trong gia đình là: ◘ Sự khác biệt về tính cách tâm lý giữa những người trong gia đình (tr 26). ◘ Đụng chạm về nhu cầu, cách sinh hoạt của các thành viên trong gia đình (tr 28). Sự đụng chạm thường mang tính hình thức là những bực tức nhỏ. ◘ Những mong đợi của cha mẹ (tr 30). Bậc cha mẹ thường mong muốn rất nhiều điều và hay đặt ra những tiêu chuẩn cao, đầy kỳ vọng nơi con cái. Họ đòi hỏi con cái phải biết hành động một cách hợp tình, hợp lý, có trách nhiệm trong khi các em lại muốn sống tự do và được là chính mình. Chính sự kỳ vọng, quan tâm không đúng mức của cha mẹ làm học sinh có tâm lý lo sợ. ◘ Sức ép trong cuộc sống hiện đại (tr 33). 11 Nói chung, tuổi thanh thiếu niên có thể thay đổi tính cách của mình : vừa là một người lầm lì, khó chịu khi ở nhà, nhưng ra ngoài vẫn có thể là một người rất đáng yêu, đáng tính nhiệm. Và tính tình có thể thật thoải mái dễ chịu ở môi trường này, nhưng cũng có tính khí thất thường ở nơi khác. ◘ Bất mãn trước quyền lực và những quy tắc luật lệ do gia đình đưa ra (tr 32). Đây là lãnh vực chính gây căng thẳng đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Mặc dù quá trình trưởng thành khiến các em có những hành vi vô lý hoặc gây khó khăn cho người khác nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do xuất hiện bất mãn trong tâm lý các em. Khi còn nhỏ, cha mẹ xuất hiện như những thần tượng, đáng yêu và là những người đem đến mọi sự, mặc dù có thể trong thực tế họ không như vậy. Đến khi trở thành một thanh thiếu niên, các em đánh mất vầng hào quang này và nhìn thấy cha mẹ với tất cả những bất toàn của họ. ◘ Ly dị (tr 56) Đây là một vấn đề chưa xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nhưng nếu trong gia đình có tình trạng này, thì có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đối với các em làm đảo lộn nền tảng an toàn của gia đình và khó lường hết những tác hại đau lòng. 1.4.2.2. Áp lực từ nhà trường Ở trường, hầu hết những stress của các em phát sinh từ 3 lĩnh vực: áp lực từ bạn bè, những vấn đề về học tập và mâu thuẩn với thầy cô giáo (Charmaine Sauaders, 2004). ◘ Áp lực từ bạn bè Các bạn trẻ hầu hết có tư tưởng cực đoan thậm chí muốn buông thả, chấp nhận trả giá cao cho lối sống hoàn toàn tự do, không lệ thuộc vào bất cư điều gì. Có những em khước từ những người bạn vì lối ăn mặc của họ hoặc học hành quá chăm chỉ hoặc có lối sống quá tĩnh lặng hoặc tỏ ra quá tôn trọng người khác và đôi khi không vì lý do rõ rệt nào cả. Các em thường lo lắng về vị trí của mình trong nhóm. Nhiều em có ý định hoặc nghĩ đến việc tự vẫn, thậm chí còn đưa ra tình trạng bị khước từ và cảm giác cô độc như là nguyên nhân cho hành động của mình. Các em thường lý tưởng hóa tình bạn, có sự quyến luyến mạnh mẽ về mặt cảm xúc khiến các em ít thấy những đặt điểm thực tế ở bạn nên rất dễ bị “vỡ mộng”. Áp lực từ bạn bè là sự ảnh hưởng của những người đồng trang lứa trực tiếp tác động lên nhau theo thời gian. Bạn bè thường có khuynh hướng hay đưa ra nhận xét về tất cả những điều mà các em làm và sự tán thành của họ rất quan trọng. Đối với nhiều thanh thiếu niên, điều nguy hiểm là các em rất nhạy cảm và quá bận tâm đến sự tán thành hay 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất