Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn khai thác tư liệu để dạy học văn bản nhật dụng ở trường thcs...

Tài liệu Skkn khai thác tư liệu để dạy học văn bản nhật dụng ở trường thcs

.PDF
24
132
95

Mô tả:

Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 . Lý do chọn đề tài. Năm học 2018-2019 là năm tiếp tục thực hiện phong trào dạy tốt học tốt gắn với việc thực hiện chỉ thi 03-CT/TW ngày 14.5.2011 của Bộ chính trị về việc đẩy mạnh thực hiện phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 của BCHTW về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2018-2019 của ngành, của trường trong đó đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm trọng tâm. Muốn vậy phải chú trọng nâng cao chất lượng từng môn học cụ thể, đặc biệt là môn Ngữ văn. Đó là cơ sở để nâng cao chất lượng các môn học khác. Vì học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tốt đến các môn học khác và ngược lại. Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, có vai trò rất lớn trong việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh bởi văn học là nhân học. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ được hình thành nhờ những cảm xúc thẩm mĩ của nhà văn. Chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn có hình thức, thể loại, nội dung, tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, để “rèn luyện cho các em những tình cảm mà các em chưa có, bồi dưỡng cho các em những tình cảm sẵn có”. Bên cạnh đó chương trình còn có các văn bản nhật dụng có nội dung là tính cập nhật, gắn kết , bức thiết đối với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như : thiên nhiên, môi trường, dân số, quyền trẻ em, và các tác hại của tệ nạn xã hội… đưa học sinh tiếp cận với những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quân tâm đến ; trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm thái độ cho học sinh. Từ đó các em mở rộng hiểu biết toàn diện tạo điều kiện tích cực để hoà nhập với cuộc sống, cộng đồng xã hội, tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng. Văn bản nhật dụng tồn tại ở tất cả các kiểu văn bản, các thể loại, các phương thức biểu đạt, nó có thể là văn bản văn chương hoặc không phải là văn bản văn chương. Loại văn bản này chiếm số lượng không nhiều (khoảng 10% ). Nhưng về lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề PPDH văn bản nhật dụng. Cho nên giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít trở ngại. Bên cạnh đó một số văn bản nhật dụng chất “văn” không nhiều, nếu không khéo léo thì giờ Ngữ văn sẽ rất khô khan cứng nhắc. Vì vậy tư liệu: tranh ảnh, clip, thông tin, bài viết… -để giờ văn thật sự hấp dẫn- là một phần không thể thiếu trong dạy học văn bản nhật dụng. Qua quá trình dạy môn Ngữ văn nói chung và phần văn bản nhật dụng nói riêng, tôi nhận thấy phần lớn bài giảng chưa sinh động, hệ thống các tư liệu minh họa còn rất hạn chế, nếu chỉ dừng lại ở việc giảng giải, phân tích bình luận như các văn bản khác thì bản thân học sinh khó hình dung được vấn đề cụ thể. Do đó cần có một hệ thống tư liệu đủ để phục vụ minh hoạ cho bài học thì vấn đề được bàn bạc Trang 1 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” mới sinh động và tăng tính chân thực của vấn đề. Có như vậy mới giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn, rèn kĩ năng sống cho cho sinh. Mặt khác công nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh, trong khi các nguồn tư liệu trên các phương tiện thông tin khá đa dạng và phong phú nhưng chưa được khai thác nhiều. Do vậy, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học thông qua các thiết bị điện tử hỗ trợ để trình chiếu tranh ảnh, âm nhạc, phim tư liệu cho bài dạy thêm sinh động, hiệu quả, tạo sự hứng thú cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giờ học, môn học. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và xây dựng đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn nói chung, giờ văn bản nhật dụng nói riêng không còn khô khan mà thật sự hấp dẫn với những vấn đề gần gũi trong cuộc sống của học sinh. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. * Mục tiêu. - Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, theo quy định của bộ giáo dục. - Giúp cho các giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ năm học: áp dụng công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin vào bài dạy làm cho bài dạy sinh động hấp dẫn, tăng cường khả năng tích hợp kiến thức liên môn giữa các môn học. Học sinh lĩnh hội tri thức ở mức độ cao nhất; tăng cường khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, tích cực rèn kĩ năng sống cho các em. - Thông qua việc sử dụng tư liệu, tạo cho học sinh sự hứng thú và yêu thích môn học; đảm bảo hai quá trình của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn * Nhiệm vụ - Nghiên cứu thực trạng của việc vận dụng phương pháp giảng dạy, trong đó có phương pháp sử dụng tư liệu-học liệu: các loại tranh ảnh, phim, nhạc, bài viết, thông tin... trong dạy học văn bản nhật dụng ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp về khai thác và sử dụng các loại tư liệu trong dạy học văn bản nhật dụng góp phần đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn. 3. Đối tượng nghiên cứu Các tư liệu: tranh ảnh, phim, nhạc, bài viết… có liên quan đến các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. 4. Giới hạn của đề tài - Tìm hiểu Phương pháp sử dụng tư liệu trong dạy và học phần văn bản nhật dụng . Trang 2 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” - Không gian:Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, huyện EaH’Leo, tỉnh Đăk Lăk - Thời gian: Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2017- 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến phương pháp dạy-học môn Ngữ văn. - Phương pháp đàm thoại: quan sát sư phạm: Quan sát thái độ học tập của học sinh, trao đổi với học sinh về việc học môn Ngữ văn đặc biệt phần VBND. - Phương pháp trò chuyện và dự giờ các đồng nghiệp: dự giờ đồng nghiệp, trò chuyện về cách dạy văn bản nhật dụng - Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng phương pháp sử dụng tư liệu vào dạy học phần văn bản nhật dụng - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Kiểm tra đánh giá kết quả sau giờ học và việc vận dụng bài học vào thực tiễn của học sinh. - Phương pháp thống kê toán học: thống kê kết quả học tập bộ môn của hs từng năm. - Phương pháp so sánh: Đối chiếu kết quả học tập của học sinh theo năm học, từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận . Trong các phương pháp dạy học tích cực có phương pháp dạy học trực quan: sử dụng tranh ảnh, tư liệu minh họa. Đây là phương pháp quan trong quyết định nhiều đến chất lượng dạy và học. Tuy nhiên việc sử dụng các tư liệu nói trên ít phổ biến trong môn Ngữ văn. Trong khi cái mới trong bộ môn này là có các văn bản nhật dụng đề cập đến những vấn đề gần gũi và nóng bỏng trong cuộc sống, điều đó rất cần các tư liệu minh họa để nội dung bài học trở nên chân thực hơn, sống động hơn. Song từ khi bộ giáo dục đưa loại văn bản này vào chương trình Ngữ văn cho đến nay chưa có một tài liệu hay giáo trình cụ thể nào hướng dẫn về phương pháp dạy học hay đồ dùng cho bài dạy văn bản nhật dụng. Chủ yếu là tự giáo viên tìm kiếm và linh hoạt sử dụng. Với các dạng bài học này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực cao của từng học sinh mà còn đòi hỏi tinh thần hợp tác trong học tập; không chỉ đòi hỏi tìm tòi tư liệu trong sách vở, báo chí mà còn cả tư liệu trong thực tế địa phương và thực tiễn cuộc sống. Thực tế hiện nay khoa học công nghệ phát triển, các trường học được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại hỗ trợ đắc lực cho công tác dạy và học nên việc tìm kiếm các tư liệu phục vụ dạy học văn nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng có nhiều ưu thế. Điều quan trọng là phương pháp sử dụng các tư liệu như thế nào cho Trang 3 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” có hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo được thời lượng, nội dung và mục tiêu của bài học. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu * Đánh giá thực trạng - Thực tế hiện nay, học sinh đa số coi nhẹ bộ môn xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Các em coi trọng các môn học mang tính thời đại hơn như các môn Toán, Anh văn, Tin học… ( Qua khảo sát thực tế các kì thi đại học, cao đẳng các năm gần đây lượng thí sinh dự thi vào khối KHXH&NV rất ít, có khi thiếu chỉ tiêu. ) Điều đó chứng tỏ học sinh ít hứng thú với môn Ngữ văn. - Học tập bộ môn này học sinh chưa thực sự chủ động, chưa tích cực tìm tòi và cũng chưa có nhiều sáng tạo. Đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em, khả năng giao tiếp và vốn ngôn ngữ còn nhiều điểm hạn chế nên việc học tập và cảm thụ văn bản lại càng khó khăn hơn. Chủ yếu các em thường dựa vào các sách tham khảo có sẵn để soạn bài cũng như làm bài tập. Liên hệ thực tế cuộc sống còn xa rời với bài học, hiểu biết về cuộc sống còn hạn chế, chưa thực sự hoà nhập với cuộc sống, và nhất là chưa quan tâm đến những vấn đề có tính thời sự, cấp thiết của cuộc sống; kĩ năng sống và khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn chưa được thể hiện. * Khảo sát kết quả bộ môn qua những năm học trước: Xếp Loại Năm học Giỏi Khá Tb Yếu 2012-2013 10% 40% 44 % 06 % 2013-2014 12% 34% 48 % 06% 2014-2015 15% 37% 46% 02% kém - Trong những năm gần đây, được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại nên có nhiều trường đã thực hiện giảng dạy bằng máy chiếu, sử dụng giáo án điện tử hay giáo án có sự hỗ trợ công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên nhiều giáo viên còn ngại sử dụng công nghệ thông tin do tốn nhiều thời gian, chưa làm chủ được các phương tiện kĩ thuật do chưa thành thạo về các thiết bị này. Trong khi đó các nguồn tư liệu không chỉ bó hẹp ở tranh ảnh của bộ môn mà rất phong phú, đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là internet, chưa được khai thác và sử dụng đúng mức. - Văn bản nhật dụng là một loại văn bản khá mới mẻ trong chương trình Ngữ văn THCS nhưng lí luận dạy học chưa đưa ra cụ thể phương pháp dạy học loại văn bản này nên giờ học gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Do đó phương pháp dạy học trực quan - sử dụng tư liệu: tranh ảnh, bài viết, thông tin, và video clip… vào trong giảng dạy có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của Trang 4 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” giờ họcTừ khi tìm tòi tích lũy và áp dụng phương pháp này vào dạy học văn nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng, tôi thấy kết quả học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt. Số học sinh khá giỏi ngày càng nhiều hơn, học sinh yếu giảm hẳn. - Có nhiều học sinh rất hứng thú, tích cực chủ động và có nhiều sáng tạo trong học tập: chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp, hăng hái phát biếu xây dựng bài, chất lượng bộ môn năm sau cao hơn năm trước. - Các phương tiện hỗ trợ dạy và học khá đa dạng, việc trình chiếu tư liệu thông qua các phương tiện điện tử không còn là công việc khó khăn và mới mẻ đối với giáo viên. Công việc này khá dễ dàng và tiện lợi: tư liệu giúp giáo viên tiết kiệm thời gian thuyết giảng, giải thích, vừa tạo sự chú ý tập trung của học sinh. - Trong quá trình dạy học phần văn bản nhật dụng, không phải chỗ nào giáo viên giảng học sinh cũng nắm được vấn đề mà có những nội dung phải dùng tư liệu minh họa cho các em được “tai nghe mắt thấy ” những vấn đề đã và đang diễn ra trong cuộc sống, để học sinh bộc lộ thái độ và nhận thức đúng đắn về bản chất của vấn đề. Điều đó làm các em rất hứng thú, phát huy được sự tích cực chủ động, sáng tạo của bản thân. - Từ thực tế trên, người giáo viên phát huy được vai trò là chủ thể chỉ đạo quá trình dạy học còn học sinh phát huy được vai trò chủ thể nhận thức của quá trình này. Mặt khác vừa tạo được sự thân thiện giữa thầy và trò, làm cho học sinh hứng thú với bài học. Bằng phương pháp này giáo viên có thể phát hiện, chọn lựa học sinh có năng lực để bồi dưỡng học sinh giỏi. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a) Mục tiêu của giải pháp - Sử dụng các tư liệu cho nội dung dạy học văn bản nhật dụng nhằm góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng môn học nói riêng và chất lượng học tập nói chung. - Rút kinh nghiệm để phát huy những ưu điểm, mặt mạnh; hạn chế, khắc phục nhược điểm trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp * Khái quát hệ thống văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS: - Mục tiêu : Nhằm giúp giáo viên xác định được số lượng văn bản nhật dụng trong từng khối lớp, nắm được nội dung chủ đề của từng văn bản. Khi khai thác tư liệu bám sát hệ thống và sắp xếp theo nội dung đề tài, khối lớp . - Cách thức thực hiện: Trong hệ thống các văn bản sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở, phân loại các văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng, thống kê số lượng văn bản nhật dụng; Trang 5 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” đọc kĩ và khái quát nội dung đề tài. Lập bảng theo mô hình: khối lớp, tên văn bản, nội dung đề tài. Lớp 6 7 8 Tên văn bản Nội dung đề tài 1. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử Di tích lịch sử 2. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Con người với môi trường 3. Động Phong Nha Danh lam thắng cảnh 1. Cổng trường mở ra Nhà trường 2. Mẹ tôi Vai trò của người mẹ 3. Cuộc chia tay của những con búp bê Gia đình và Quyền trẻ em con búp bê 4. Ca Huế trên sông Hương Văn hoá dân tộc 1. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 Ô nhiễm môi trường 2. Ôn dịch, thuốc lá Các tệ nạn xã hội 3. Bài toán dân số Dân số 1. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh 2. Phong cách Hồ Chí Minh 9 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc Quyền sống của con người * Xây dựng hệ thống- ngân hàng tư liệu Mục tiêu : - Để đạt hiệu quả cao việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và phần văn bản nhật dụng nói riêng, hệ thống tư liệu là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nó hỗ trợ cho quá trình dạy học, hình thành kiến thức kĩ năng cho học sinh. - Thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực: kịp thời cập nhật những sự kiện, thông tin, bài viết, tìm kiếm chọn lọc hình ảnh, clip, số liệu liên quan đến vấn đề của từng bài dạy.. phục vụ thiết thực cho công tác dạy-học phần văn bản nhật dụng có hiệu quả. Cách thực hiện: - Giáo viên cần nắm vững một số thao tác về tìm kiếm thông tin trên mạng, down về, sao chép, xử lí và lưu trữ tư liệu. Nguồn tư liệu khá phong phú nên cần phải chọn lọc tư liệu phù hợp, chính xác, tiêu biểu và có ý nghĩa thiết thực đối với bài dạy. Trang 6 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” - Hiện nay công nghệ thông tin phát triển, có nhiều thiết bị điện tử giúp giáo viên xây dựng ngân hàng tư liệu thuận lợi, mà không tốn nhiều công sức như trước đây. Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn như: + Mạng internet : Trên máy tính hoặc điện thoại thông minh có thể tìm tư liệu, tranh ảnh, phim, nhạc, ..trên trang tìm kiếm Google, chọn tư liệu và tải về (đó là một nguồn tài nguyên vô tận.) + Trên các sách báo, tạp chí: với cách này khi sưu tầm tài liệu tranh, ảnh có thể cắt ảnh hoặc dùng máy scan quét ảnh, in ra thành tranh khổ lớn, hoặc chụp lại rồi lưu vào USB. + Từ các băng hình, đĩa phim video có tư liệu cần thiết, sang-copy, lưu vào USB, máy tính hoặc gmail. - Từ các nguồn khai thác trên giáo viên đã tạo cho mình một ngân hàng tư liệu phong phú. Bước tiếp theo là phân loại theo chủ đề riêng, lưu trữ thành từng file nhỏ, ghi tên file theo tên văn bản để dễ dàng tìm kiếm và xác định mục đích sử dụng. * Sử dụng tư liệu vào bài dạy: Mục tiêu: Minh họa cho nội dung bài học, khai thác tri thức thông qua tư liệu và tuyên truyền giáo dục tư tưởng. Nhằm trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thái độ cho hs. Tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn. Cách thực hiện Dạy học văn bản nhật dụng mà chỉ sử dụng các kênh hình có trong sách là chưa thể đủ mà cần phải thu thập, sưu tầm các nguồn tư liệu ngoài văn bản liên quan đến tác giả, nội dung văn bản. Đây là công việc dạy học chủ động tích cực của giáo viên và HS trong khâu chuẩn bị bài học. - Bước 1: Chuẩn bị tư liệu và phương tiện sử dụng tư liệu: máy chiếu, ti vi, máy tính... - Bước 2: Xác định mục đích, vị trí, thời lượng sử dụng tư liệu. - Bước 3: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, cách khai thác-sử dụng tư liệu. - Bước 4: Sử dụng tư liệu vào vị trí bài dạy theo kế hoạch đã định. * Một số tư liệu cụ thể có thể sử dụng cho từng nội dung của một số văn bản: + Khi dạy văn bản “Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử” giáo viên nên tìm một số hình ảnh về cầu Long Biên trong chiến tranh và hoà bình sau đó liên hệ mở rộng đến một số cây cầu khác của Hà Nội để giúp học sinh thấy được: cầu Long Biên mãi là cây cầu lịch sử, là nhân chứng không gì thay thế được cho lịch sử Cách Trang 7 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” mạng, kháng chiến và xây dựng, gian khổ và anh hùng của nhân dân Hà Nội một thế kỉ qua. + Dạy bài “Động Phong Nha” giáo viên có thể sử dụng đoạn phim ghi hình có âm thanh, có lời thuyết minh về những đặc sắc của hang động. Hay khi tìm hiểu vẻ đẹp của động Phong Nha ta có thể chiếu những hình ảnh thạch nhũ của các hang động với những màu sắc kì ảo lộng lẫy, để các em cảm nhận đúng là không bút nào lột tả hết. + Dạy bài “Bức thư của thủ lĩnh da dỏ” cho học sinh quan sát bức tranh chân dung thủ lĩnh da đỏ , một số hình ảnh về môi trường trong lành, môi trường bị tàn phá, ô nhiễm. Qua đó hs thấy được nguyên nhân chính của sự ô nhiễm là do con người, và điều gì con người làm cho đất là làm cho mình, làm hại đất là làm hại chính mình. + Đối với văn bản “Ca Huế trên sông Hương” giáo viên có thể cho HS nghe một đoạn nhạc về làn điệu dân ca Huế khi tìm hiểu “Huế là cái nôi của dân ca”. Hay khi tìm hiểu “những đặc sắc của ca Huế’’ giáo viên chiếu hình ảnh về cảnh biểu diễn và thưởng thức ca Huế trên sông Hương. Để giúp học sinh có thể nhận biết và nhớ được tên các loại nhạc cụ mà nhạc công biểu diễn ca Huế chiếu hình ảnh về đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam… + Đối với văn bản “Bài toán dân số” giáo viên đưa một số hình ảnh về hậu quả của việc gia tăng dân số ở một số nước chậm phát triển (đói nghèo, chỗ ở chật, đường phố đông, trẻ em suy dinh dưỡng ở Châu Phi, châu Á...) để học sinh nhận thức rõ được trách nhiệm của mỗi quốc gia và ý thức vì cộng đồng của mình. - Tuỳ thuộc vào những thông tin, nội dung nhật dụng mà văn bản đề cập mà giáo viên có thể lựa chọn những hình ảnh sao cho phù hợp, thậm chí là những hình ảnh thực chụp hoặc những thước phim quay được qua camera, điện thoại, để tăng thêm tính chân thực và thuyết phục. Ví dụ: Khi dạy văn bản “Ôn dịch, thuốc lá" giáo viên có thể liên hệ thực tế bằng chính những hình ảnh chụp được về hiện tượng HS hút thuốc lá trong và ngoài nhà trường sau đó nêu câu hỏi tình huống: Lớp em có một số bạn nam hút thuốc lá, em sẽ vận động bạn bỏ thuốc lá như thế nào? - Mục đích của việc dạy văn bản nhật dụng là đưa học sinh hoà nhập với xã hội, rèn kĩ năng sống vì vậy khi dạy không thể không liên hệ tới những vấn đề liên quan như : môi trường, văn hoá, tệ nạn xã hội,… ở địa phương nơi các em sinh sống. Ví dụ : Bài “Thông tin về Trái đất năm 2000” Giáo viên chiếu vài hình ảnh về môi trường để liên hệ và hướng dẫn học sinh thấy được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Giáo viên hướng dẫn tập trung phân tích tác hại của việc dùng bao bì ni lông, cần liên hệ Trang 8 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” với các hoạt động hạn chế và xử lí rác thải sinh hoạt bảo vệ môi trường ở địa phương. Giáo viên có thể đưa hình ảnh đổ rác bừa bãi ở chính thôn, buôn, những con đường, những dòng suối nơi học sinh thường thấy, và đặt câu hỏi : Em suy nghĩ như thế nào và sẽ làm gì khi thấy những hình ảnh này? Từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của các em với những người xung quanh và cảnh quan môi trường mình đang sống. - Bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, GV chọn hình ảnh về hậu quả của vụ ném bom nguyên tử, clip các vụ thử bom, chiến tranh hạt nhân…để học sinh thấy được cụ thể sự khủng khiếp của chiến tranh và sự hủy diệt của nó (hoặc có thể chọn một đoạn phim tiêu biểu về chiến tranh hạt nhân). Hình thành tư tưởng tình cảm yêu hòa bình ghét chiến tranh. - Bài “Phong cách Hồ Chí Minh”, giáo viên chọn một số hình ảnh, đoạn phim về sự ăn mặc giản dị của Bác, có thể trích dẫn đoạn văn trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” minh họa cho bài dạy, để học sinh cảm nhận được con người vĩ đại mà giản dị vô cùng, từ đó học sinh có ý thức học tập tấm gương của Bác. - Chính việc cho học sinh quan sát hình ảnh, tư liệu giúp cho học sinh tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng làm cho giờ học dân chủ, tích cực, sinh động. Đây là con đường ngắn nhất để học sinh hoà nhập thực tiễn cuộc sống, phát huy khả năng tư duy của học sinh và thể hiện được tác dụng của việc học văn bản nhật dụng. - Cần chú ý: Khi giảng dạy văn bản nhật dụng việc bình giảng sẽ ít hơn các văn bản nghệ thuật. Tuy nhiên, không phải là bỏ qua mà giáo viên vẫn có thể chiếu một số những chi tiết hoặc những hình ảnh tiêu biểu đặc sắc có sức rung cảm để từ đó hướng dẫn học sinh bình để học sinh có khả năng cảm thụ, viết văn văn tốt hơn, trau dồi vốn ngôn ngữ cho học sinh. Ví dụ “Động Phong Nha” giáo viên nên chọn vẻ đẹp lộng lẫy, kì diệu của động Phong Nha để hướng dẫn học sinh bình. - Ngoài tranh, ảnh, phim, nhạc giáo viên cần sưu tầm một số tư liệu khác là các số liệu, thông tin, bài viết có liên quan: Như bài Ôn dịch thuốc lá: sưu tầm những bài viết, nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, những số liệu mới nhất về số người chết hằng năm do những bệnh có liên quan, ngày thế giới chống thuốc lá và ngày Việt Nam cấm hút thuốc nơi công cộng: “ ...Khói thuốc lá chứa tới hơn 4000 chất hoá học, phần lớn là chất độc hại, trong đó 43 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. …Mỗi năm, thuốc lá, thuốc lào giết chết 5 triệu người trên toàn cầu. Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới. Điều tra năm 2010 cho thấy, Việt Nam có tới 47% nam giới hút thuốc lá. Không chỉ có hại cho Trang 9 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” sức khỏe, thuốc lá còn gây ra những tổn thất lớn về kinh tế của mỗi gia đình và toàn xã hội” …Ngày thế giới không thuốc lá 31-5. Qui định cấm hút thuốc lá nơi công cộng của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực theo Quyết định số 1315/QĐ – TTg” - Đôi khi tư liệu không ở đâu xa mà ngay chính trong bài học. Chẳng hạn văn bản "Mẹ tôi" , có thể chiếu đoạn văn cuối, ( hoặc bảng phụ đoăn văn này) yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Người cha đã thẳng thắn bộc lộ tình cảm và thái độ của mình về lỗi lầm của En-ri-cô với mẹ bằng câu văn nào? Khi HS trả lời GV kết hợp sử dụng bút vẽ gạch chân câu văn "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ". Sau đó GV tiếp tục nêu câu hỏi: Qua câu văn trên, em cảm nhận như thế nào về nỗi lòng người cha của En-ri-cô khi đó? Khi HS cảm nhận được nỗi lòng vô cùng đau khổ của người cha có đứa con hư hỏng các em sẽ rút ra được bài học về tình mẫu tử: “Tình mẫu tử là vô cùng thiêng liêng, cao quý, không ai được phép chà đạp lên tình cảm đó”. Đó cũng là nội dung vừa cập nhật, vừa lâu dài của bài văn nhật dụng này. Học sinh sẽ được luyện rèn những tình cảm có sẵn thông qua văn bản bởi “ Văn chương luyện cho ta những tình cảm mà ta có sẵn” ( Hoài Thanh) Hoặc khi dạy văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", GV cũng có thể trình chiếu những đoạn văn, câu văn để khai thác nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tạo vật đẹp đẽ, vô tư, bình thản trước cảnh ngộ bất hạnh của con người làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ, lạc lõng của nhân vật trong truyện. Qua đó GV giúp HS hiểu được: “Đằng sau câu chuyện về tình anh em gắn bó trong sự tan vỡ hạnh phúc gia đình, truyện đã toát lên vấn đề về quyền sống của trẻ em đang bị đe doạ trong một xã hội hiện đại”. Đây là một trong những nội dung nhật dụng chính của văn bản này. - Về mục tiêu kiến thức của bài học VBND là giúp HS hiểu đúng ý nghĩa xã hội (chủ yếu là ý nghĩa thời sự cập nhật gần gũi) qua việc nắm bắt vấn đề được đề cập trong văn bản. Còn về mục đích giao tiếp, các VBND chủ yếu thoả mãn mục đích truyền thông xã hội. Tuy nhiên, văn học là loại hình nghệ thuật bằng ngôn từ, được hình thành trên những cảm xúc thẩm mĩ của nhà văn. Đối với một số văn bản có giáo trị nghệ thuật cao như : Cổng trường mở ra, Mẹ tôi , Cuộc chia tay của những con búp bê giáo viên cần chú ý khai thác chất trữ tình hay những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản để từ đó hiểu được chủ đề nhật dụng đặt ra trong văn bản. Do vậy tư liệu có thể là âm nhạc : những bài hát về tình cảm mẹ con-gia đình, những câu nói hay về tình cảm gia đình... Trang 10 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” Khi sử dụng tư liệu cho bài dạy văn bản nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng trước hết phải xác định mục tiêu cơ bản của bài học và mục đích sử dụng tư liệu, các phương pháp sử dụng tư liệu: - Mục tiêu là trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thái độ cho hs: các tư liệu phải đảm bảo vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa mang tính giáo dục cao. - Mục đích của việc sử dụng tư liệu là tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn: nguồn tư liệu phải chân thực, phổ biến mà có thể hàng ngày các em không nhận ra, thấy bình thường nhưng khi đưa vào bài học thì đó quả là một vấn đề thiết thực đối với mọi người và hết sức quan trọng. Như khi dạy bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000", vấn đề là tác hại của bao bì ni lông. Hằng ngày gia đình, bản thân các em cũng như mọi người vẫn sử dụng, thậm chí dùng nhiều nữa và điều đó rất bình thường, dường như chẳng có gì đáng quan tâm. Thế nhưng khi được học, được tìm hiểu về tác hại của nói cộng với những hình ảnh rất thực, thông tin chính xác về tác hại của bao bì ni lông thì vấn đề không đáng quan tâm thường ngày trở nên là vấn đề nghiêm trọng cần được tuyên truyền và hành động ngay để bảo vệ môi trường, sức khỏe và cuộc sống của con người. - Phương pháp sử dụng tư liệu: Sử dụng tư liệu có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nghĩa là phải có các thiết bị điện tử như máy chiếu, tivi, máy tính, hoặc đầu đọc đĩa cứng... điều này không quá khó vì nhiều trường đã được nhà nước đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại. Điều quan trọng là giáo viên sử dụng tư liệu đó như thế nào cho bài dạy để đạt hiệu quả tối ưu. + Sử dụng để minh họa: Tư liệu dùng để minh họa là khi tìm hiểu và phân tích xong một nội dung giáo viên cho học sinh tiếp xúc với tư liệu để các em hiểu rõ hơn, thực hơn, đáng tin cậy hơn. Ví dụ như dạy bài Động Phong Nha, nên dùng hình ảnh minh họa về vẻ đẹp kì ảo lộng lẫy của hang động vách đá sau khi phân tích vẻ đẹp của động Phong Nha + Sử dụng để khai thác tri thức: Cho học sinh tiếp xúc với tư liệu, Gv hướng dẫn, yêu cầu hs quan sát, tìm hiểu, nhận xét và khái quát vấn đề. Ví dụ như dạy bài Ôn dịch thuốc lá, để hướng dẫn hs phân tích tác hại của thuốc lá gv có thể chiếu một đoạn clip khoa học nghiên cứu về sự độc hại của thuốc lá với người hút và những người xung quanh . Sau đó đặt câu hỏi thảo luận: Kết hợp thông tin trong sgk và những hình ảnh trong đoạn clip em hãy phân tích các tác hại và đánh giá mức độ nguy hiểm của thuốc lá đối với cuộc sống của con người? + Sử dụng để tuyên truyền: Tư liệu này thường được sử dụng ở phần liên hệ thực tế, sau phần tổng kết, để học sinh khắc sâu hơn nội dung bài học và có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Chẳng hạn như bài Ôn dịch thuốc lá, cuối bài giáo viên có thể cung cấp một số hình ảnh, thông tin về ngày thế giới,và Việt Nam chống thuốc lá, số người chết do các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Trang 11 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” c) Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp: Khái quát hệ thống văn bản nhật dụng sẽ giúp cho việc xây dựng ngân hàng tư liệu được dễ dàng có hệ thống: theo khối lớp, theo chủ đề hoặc theo bài học. Việc lập bảng khái quát các văn bản và xây dựng hệ thống tư liệu hỗ trợ việc lựa chọn tư liệu cho từng bài dạy nhanh hơn, tiện hơn, khoa học hơn, đúng chủ đề. Như vậy giữa các biện pháp, giải pháp có mối quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Nếu không có bảng hệ thống các văn bản thì việc xây dựng hệ thống tư liệu sẽ rất khó khăn, việc chọn lọc sắp xếp các tư liệu theo đề tài sẽ thiếu khoa học và khó sử dụng. Như vậy biện pháp khái quát hệ thống văn bản nhật dụng và xây dựng hệ thống ngân hàng tư liệu là tiền đề, tạo diều kiện để góp phần cho việc sử dụng tư liệu vào bài dạy đạt được hiệu quả cao. d). Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: - Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra được phương pháp tìm kiếm xây dựng và sử dụng tư liệu trong dạy học môn Ngữ văn nói chung, phần văn bản nhật dụng nói riêng. - Qua đó góp phần xây dựng phương pháp luận về dạy học Ngữ văn phần văn bản nhật dụng, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học, tăng tính thực hành, học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn. - Qua việc Sử dụng tư liệu minh họa trong dạy học văn nói chung và phần văn bản nhật dụng nói riêng tạo cho học sinh sự hứng thú trong môn học, giờ học sinh động, sôi nổi, học sinh tích cực, dễ tiếp thu bài học, nắm vững kiến thức bài học, để lại dấu ấn khắc sâu trong tâm trí học sinh. Kết quả học tập bộ môn của các em được nâng cao rõ rệt. Bài học đã đạt được mục tiêu gắn lí thuyết với thực tiễn, bước đầu thông qua nội dung bài học tăng cường ý thức công dân của học sinh đối với cộng đồng, các em vận dụng vào cuộc sống như: ý thức bảo vệ môi trường, xác định được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình và xã hội, vạch ra kế hoạch cho tương lai như sinh đẻ có kế hoạch, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống… - Cụ thể: sau giờ học giáo viên dùng bài tập kiểm tra nhanh kiến thức của học sinh: khoảng 50-60% học sinh nắm bài khá tốt; 30-35% nắm bài trung bình; khoảng 5% học sinh không nắm chắc. - Khi chuẩn bị và lên lớp cho một bài dạy có sử dụng tư liệu minh họa, giáo viên chủ động, tự tin, tiết kiệm được thời gian thuyết giảng hay giải thích những vấn đề mới mẻ, có thời gian để kiểm tra nắm bắt tình hình học sinh. Chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên cũng vì thế thêm vững chắc. Trang 12 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” - Kết quả: Chất lượng bộ môn Ngữ văn của trường qua các năm: Xếp Loại Năm học Giỏi Khá Tb Yếu 2016-2017 21,5% 44.2% 34 % 1,28 % 2017-2018 19,43% 38,67% 41,9 % 0% - Bảng thống kê trên đây cho thấy nhờ việc áp dụng phương pháp sử dụng tư liệu vào dạy học môn Ngữ văn mà chất lượng môn học ngày càng nâng cao. Học tốt môn Ngữ văn góp phần học tốt các môn học khác, nhất là các môn khoa học xã hội. Biểu hiện cụ thể: + Số học sinh khá giỏi tăng dần, số học sinh yếu cũng giảm đáng kể so với trước. + Ngày càng có nhiều em yêu thích môn học hơn trong đó có cả học sinh nam ( thường học sinh nam không thích văn chương). Trang 13 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” (Học sinh tích cực trong giờ học) + Số lượng học sinh chọn môn Ngữ văn để ôn luyện thi học sinh giỏi luôn nhiều hơn các môn khác mặc dù bộ môn này khó nhất trong các môn xã hội. Trung bình khoảng 5-8 em/lớp, trong khi các môn xã hội khác khoảng 3-5 em, nhiều môn không có em nào dù điểm trung bình môn đó của các em cao hơn nhiều so với môn Ngữ văn. Năm nào bộ môn Ngữ văn cũng có học sinh giỏi cấp huyện. Trang 14 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” V. VÍ DỤ BÀI DẠY THỰC NGHIỆM - Ngữ văn 8 Tiết 45: Văn bản ÔN DỊCH THUỐC LÁ Phương tiện dạy học: 1. Ảnh chân dung tác giả, một số hình ảnh, đoạn phim về tác hại của thuốc lá, hình ảnh về phòng chống tệ nạn hút thuốc lá. 2. Một số bài viết về tác hại của thuốc lá, thông tin ngày thế giới chống thuốc lá, ngày Việt Nam quy định cấm hút thuốc nơi công cộng. Tiến trình dạy học: Phần1: Khám phá: GV chiếu một số tranh ảnh về hút thuốc lá, : - Mục đích sử dụng: đưa học sinh tiếp xúc, và quan tâm đến một tệ nạn phổ biến, tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường trong mỗi gia đình và cả xã hội hiện nay. - Cách làm: Cho HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ về chủ đề thuốc lá, về tệ nghiện hút thuốc lá đối với đời sống con người (tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ, đạo đức xã hội…) Trang 15 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” GV dẫn vào nội dung bài học: Tác hại của nạn hút thuốc lá đối với cá nhân và cộng đồng… Phần 2: Kết nối - Mục: Tìm hiểu chung Giáo viên chiếu ảnh chân dung tác giả: nhà nghiên cứu- bác sĩ Nguyễn Khắc Viện Mục đích: Minh họa cho phần thông tin về tác giả Cách làm: Chiếu sau khi giới thiệu tác giả Nguyễn Khắc Viện là bác sĩ, đồng thời là nhà hoạt động văn hoá - xã hội nổi tiếng. - Mục: Phân tích nội dung: “ Tác hại của thuốc lá” GV: Chiếu đoạn phim nghiên cứu về tác hại của hút thuốc lá ( 1phút) Mục đích: Khai thác tri thức-Học sinh tìm thông tin, nêu suy nghĩ đánh giá và kết luận về tác hại nhiều mặt của thuốc lá. Trang 16 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” Cách làm: Cho học sinh đọc phần 2 của văn bản, kết hợp chiếu đoạn phim cho các em quan sát và đặt câu hỏi thảo luận + Nhóm 1: Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào? + Nhóm 2: Sự huỷ hoại của thuốc lá đến sức khoẻ con người được phân tích như thế nào? + Nhóm 3: Về mặt kinh tế xã hội thuốc lá gây tác hại nghiêm trọng nào? + Nhóm 4: Thuốc lá không chỉ nguy hại đối với sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng xấu đến đạo đức của các lứa tuổi như thế nào? Câu hỏi tổng hợp: Qua những tác hại trên em thấy mức độ nguy hiểm của thuốc lá như thế nào? - Mục: Kiến nghị chống thuốc lá Mục đích : Tuyên truyền-Hs thấy được đây là một hoạt động cấp bách và cần thiết của toàn xã hội để ngăn ngừa, loại bỏ thuốc lá khỏi cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Cách làm: sau khi tìm hiểu xong nội dung mục này, Giáo viên: Chiếu một số hình ảnh chiến dịch chống thuốc lá trong nước và thế giới ( Thời gian 30 giây) KHÔNG HÚT THUỐC LÁ LÀ MẠNH KHỎE- VĂN MINH-LỊCH SỰ HÃY TỪ BỎ THUỐC LÁ NGAY HÔM NAY - Phần liên hệ thực tế thông tin về tác hại của thuốc lá, ngày thế giới chống thuốc lá, ngày Việt Nam ban hành quy định cấm hút thuốc: Mục đích: Khắc sâu kiến thức, gắn lí thuyết với thực tiễn để hs có ý thức trách nhiệm với cuộc sống, cộng đồng. Cách làm: Thực hiện sau phần tổng kết: Tư liệu được phát cho các nhóm hs dưới dạng tờ rơi, về nhà đọc thêm và tuyên truyền như sau: Thực trạng và tác hại của thuốc lá: Trang 17 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” - Theo các nhà nghiên cứu, trong khói thuốc lá chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe, trên 40 chất gây ung thư. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với con người như: ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và các bệnh về hô hấp... - Mỗi năm, thuốc lá, thuốc lào giết chết 5 triệu người trên toàn cầu. Việt Nam là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới. Điều tra năm 2010 cho thấy, Việt Nam có tới 47% nam giới hút thuốc lá. Không chỉ có hại cho sức khỏe, thuốc lá còn gây ra những tổn thất lớn về kinh tế của mỗi gia đình và toàn xã hội. Ước tính, phần đóng góp của ngành công nghiệp thuốc lá cho ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 1/3 số tiền (khoảng 6.000 tỷ đồng/năm) mà người dân tiêu vào khói thuốc - Thấy rõ nguy hại của thuốc lá tới sức khỏe con người, thế giới đã chọn ngày 31 tháng 5 hàng năm là Ngày thế giới không thuốc lá. Năm 2011, Tổ chức Y tế Thế giới chọn chủ đề “Thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá” - Ở Việt Nam ngày 1.1.2010, Qui định cấm hút thuốc lá nơi công cộng của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực theo Quyết định số 1315/QĐ - TTg.” - Thanh tra chuyên ngành của các bộ, ngành, UBND có nhiệm vụ kiểm soát việc thực hiện và xử phạt. Triển khai thực hiện quyết định của Chính phủ, UBND các cấp đã triển khai đặt biển cấm hút thuốc lá nơi làm việc và có các thông báo, phối hợp với các bệnh viện, trường học tổ chức triển khai vận động, tuyên truyền, nhắc nhở người dân. - Theo Quyết định số 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hành vi hút thuốc lá nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ hình thức nhắc nhở, cảnh cáo đến phạt tiền từ 50.000 - 100.000 đồng/lần vi phạm… III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Sử dụng tư liệu có sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ thông tin vào dạy học các văn bản nhật dụng là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Chắc chắn các bài học văn bản nhật dụng sẽ khắc phục được tính thông tin tẻ nhạt, đơn điệu. Do đó hiệu quả dạy học văn bản nhạt dụng sẽ tăng lên. Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh vì có nhiều minh họa sống động, cụ thể với phim tư liệu, hình ảnh hoặc những thông tin. Thông qua tư liệu giúp học sinh tìm hiểu, phân tích, hệ thống, khái quát được nội dung bài học. Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú. Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng Trang 18 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” và không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức mới, giúp học sinh dễ tiếp thu bài học. Hơn nữa bài học sẽ để lại dấu ấn khắc sâu trong tâm trí học sinh. Không chỉ dùng cho văn bản nhật dụng mà phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi đối với các văn bản nghệ thuật, nhất là các văn băn đã được chuyển thể thành sân khấu, phim, nhạc, … Tuy nhiên giáo viên cũng cần lưu ý một số điểm: - Giáo viên phải làm chủ được một số thiết bị điện tử, máy chiếu. - Hệ thống tư liệu phải chân thực, tiêu biểu, phù hợp với chủ đề của văn bản, và đủ để phục vụ cho nội dung bài học. - Không mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị và cũng không phức tạp trong việc trình chiếu, nhưng không vì thế mà lạm dụng tư liệu, biến giờ học thành giờ biểu diễn các kĩ thuật trình chiếu, làm mất thời gian mà mục tiêu của bài lại không đạt được. - Giáo viên chỉ sử dụng tư liệu minh họa khi cần thiết, tránh sử dụng không đúng lúc không đúng chỗ, sai mục đích. Sử dụng xong tranh ảnh, phim tư liệu phải tắt ngay nếu không sẽ gây sự mất tập trung vào bài học của học sinh. 2. Kiến nghị. Để góp phần đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn tôi có một số vấn đề đề xuất như sau: * Đối với nhà trường: - Cần quan tâm chú ý đến chất lượng một số thiết bị điện tử hỗ trợ cho công tác dạy và học. Bởi vì các thiết bị thường bị hư hỏng trục trặc nên việc sử dụng không được thường xuyên. - Thay vì chỉ thao giảng, dự giờ cần kết hợp tổ chức hướng dẫn cho giáo viên sử dụng thường xuyên thiết bị công nghệ thông tin thông minh để anh chị em thành thạo. - Các sáng kiến có chất lượng nên đem phổ biến để các đồng nghiệp học hỏi chia sẻ kinh nghiệm, và áp dụng. * Đối với phòng giáo dục: Cần tổ chức sinh hoạt chuyên đề cụm tổ chuyên môn thường xuyên, chặt chẽ, nghiêm túc và có chất lượng. Trang 19 Đề tài: “ Khai thác tư liệu để dạy học văn bản Nhật dụng ở trường THCS” Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân cá nhân tôi trong dạy học văn bản nhật dụng. Với khả năng có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều, đề tài của tôi khó tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được sự nhận xét đánh giá và góp ý của hội đồng giám khảo cùng các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! EaDRăng, ngày 10 tháng 03 năm 2019 Xác nhận của nhà trường Người viết : Phan Thị Thu Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan