Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn khai thác kiến thức thơ văn vào giảng dạy lịch sử ở một số bài trong chươn...

Tài liệu Skkn khai thác kiến thức thơ văn vào giảng dạy lịch sử ở một số bài trong chương

.PDF
17
169
134

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƢỜNG THPT SỐ 1 SI MA CAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: KHAI THÁC KIẾN THỨC THƠ VĂN VÀO GIẢNG DẠY LỊCH SỬ Ở MỘT SỐ BÀI TRONG CHƢƠNG TRÌNH LỚP 12 Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Liên Chức vụ: Giáo viên Tổ: Văn – Sử - Ngoại ngữ - Giáo dục công dân Đơn vị công tác: Trƣờng THPT số 1 Si Ma Cai SI MA CAI, THÁNG 03 NĂM 2014 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 3 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................ 3 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................. 4 III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................. 4 IV. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.............................................................................................. 4 V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 4 B. NỘI DUNG............................................................................................................. 6 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN..................................................................................................... 6 1. Cơ sở khoa học........................................................................................................ 6 2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................... 6 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ........................................................................... 9 III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................................... 10 IV. BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN......................................................................... 14 V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................... 15 VI. MỘT SỐ LƢU Ý KHI KHAI THÁC VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC 15 THƠ VĂN KẾT LUẬN.................................................................................................................. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 17 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tại bất kì đất nƣớc nào, việc đổi mới giáo dục ở phổ thông mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kì vọng mới về mẫu ngƣời học sinh có đƣợc sau quá trình giáo dục. Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau Dạy nhƣ thế nào, học nhƣ thế nào để đạt đƣợc hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phƣơng pháp, biện pháp dạy và học. Ngƣời giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ? Có rất nhiều biện pháp, ví dụ: phƣơng pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khóa...Nhƣng việc sử dụng kiến thức thơ văn trong dạy học lịch sử là một trong những biện pháp rất quan trọng để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử. Mặc khác nhằm giảm bớt số lƣợng học sinh yếu kém trong nhà trƣờng và phát huy hết năng lực của các em khá, giỏi nắm chắc đƣợc kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tƣợng, nhân vật lịch sử... Để góp phần vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, bản thân tôi là giáo viên dạy môn lịch sử qua thực tế công tác tại trƣờng THPT số 1 Si Ma Cai tôi nhận thấy việc sử dụng kiến thức thơ văn trong trong dạy học Lịch sử ở một số bài trong chƣơng trình lịch sử Việt Nam lớp 12 có tác dụng giúp cho học sinh thấy hứng thú và yêu thích môn học hơn vì vậy tôi mạnh dạn trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: “Khai 3 thác kiến thức thơ văn trong dạy học Lịch sử ở một số bài trong chƣơng trình Lịch sử lớp 12” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Giúp cho bản thân nâng cao hơn nữa chất lƣợng giảng dạy ở từng tiết dạy và năng lực chuyên môn của mình. - Chia sẻ kinh nghiệm và giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú khi học tập bộ môn Lịch sử. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Sử dụng thơ, văn… để lồng ghép trong giảng dạy Lịch sử lớp 12 chƣơng trình chuẩn ở trƣờng THPT số 1 Si Ma Cai. IV. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Nhƣ đã nói ở trên, nguồn thơ, văn… liên quan đến Lịch sử rất phong phú. Trong điều kiện chủ quan và khách quan cho phép, tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Bƣớc đầu khai thác và vận dụng một số kiến thức thơ, văn chủ yếu là thơ vào việc giảng dạy một số bài trong chƣơng trình Lịch sử lớp 12 THPT. V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhƣ đã xác định, đối tƣợng, phạm vi vận dụng của đề tài là chƣơng trình Lịch sử lớp 12. Vì vậy, trƣớc hết cần phải nghiên cứu kỹ chƣơng trình này. Đặc biệt là các bài có thể khai thác, vận dụng đƣợc. Trong khi thực hiện công đoạn này, cần phải liên hệ, so sánh và đặt nó trong mối quan hệ liên quan với chƣơng trình môn Văn học bậc THPT. Đây là một thao tác rất quan trọng, góp phần xác định đƣợc đúng mức độ vận dụng của đối tƣợng là học sinh lớp 12, tránh sa đà, ôm đồm. Tiến hành sƣu tầm các bài thơ, văn… có quan hệ sát với nội dung các bài Lịch sử thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Cần lƣu ý rằng, không phải trong một bài thơ liên quan ta có thể khai thác đƣợc hết cả bài mà nên lựa chọn những đoạn thơ sát nhất để sử dụng. Chọn lựa, phân loại các kiến thức thơ, văn phù hợp với yêu cầu, phƣơng pháp giảng dạy Lịch sử theo từng mảng: thơ về tiểu sử, cuộc đời nhân vật Lịch sử; thơ văn về diễn biến trận đánh hay biến cố Lịch sử, thơ văn trần thuật về tội 4 ác của giai cấp thống trị, của bọn xâm lƣợc… Sau khi phân loại, tôi tiến hành sắp xếp nguồn tƣ liệu đó thành từng chủ đề. Khai thác, vận dụng các kiến thức đó vào từng bài lịch sử đã giới hạn. Góp ý với đồng nghiệp khai thác và vận dụng kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy trong khi bản thân mình trực tiếp dự giờ để có điều kiện kiểm chứng và so sánh. 5 B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Cơ sở khoa học: Trong hệ thống các môn học ở trƣờng THPT trong đó có môn lịch sử cũng có vai trò quan trọng, trong việc giáo dục giáo dƣỡng học sinh, lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc, lòng tự hào dân tộc… là hành trang quan trọng, trƣớc khi học sinh rời mái Trƣờng trung học phổ thông, bƣớc vào môi trƣờng mới. Chúng ta đều biết, các môn học trong nhà trƣờng phổ thông là một hệ thống hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, các lĩnh vực ở mức độ, tính chất “phổ thông”, giúp các em có một hành trang cơ bản làm tiền đề cho các cấp học cao hơn. Các môn học đó không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau mà còn tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, khoa học. Cũng nhƣ các bộ môn khoa học tự nhiên (KHTN), các môn học thuộc KHXH nhƣ Văn học, Lịch sử, Địa lý … có vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nên lại càng liên quan và hệ thống hơn. Lý luận dạy học hiện đại nói chung và lý luận dạy học bậc trung học phổ thông (THPT) nói riêng: Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại, điển hình là Tiến sỹ Đai - Ri cho rằng, trong một tiết học, bài học, giáo viên có thể lƣợc bỏ bớt những nội dung kiến thức không phải là trọng tâm trong sách giáo khoa và có thể cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức mở rộng nằm ngoài sách giáo khoa môn học mình đang dạy. Những kiến thức đó thuộc nhiều kênh thông tin khác nhau: có thể là trên sách báo, truyền hình, ngoài xã hội hoặc ở sách giáo khoa các môn học khác. Tuy nhiên, việc cung cấp kiến thức đó phải sát với bài học, phải đảm bảo tính phù hợp, vừa sức nhằm làm nổi bật trọng tâm bài học và gây đƣợc hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Việc làm này càng có tác dụng đối với những bài học, tiết học đƣợc xem là “khô khan” nhƣ nhiều tiết, bài Lịch sử vì chúng có quá nhiều số liệu mà học sinh cho là khó nhớ. Tất nhiên, việc cung cấp kiến thức “bên ngoài” bao nhiêu, nhƣ thế nào để đạt hiệu quả cao lại là chuyện khác. 6 Mối quan hệ gần gũi giữa bộ môn Lịch sử với bộ môn Văn học trong cấu tạo chƣơng trình ở bậc THPT. Theo tôi, thực ra cơ sở này vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Suy cho cùng, đối tƣợng nghiên cứu của Văn học cũng nhƣ Sử học đều là con ngƣời. Văn học ngợi ca vẻ đẹp của non sông, đất nƣớc, ca ngợi những con ngƣời mang những phẩm chất tốt đẹp, cao quý cũng nhƣ đả kích, lên án cái xấu của họ thì Lịch sử cũng ghi nhận công lao, đóng góp của những con ngƣời ấy (nhân vật Lịch sử) và phán xét nghiêm minh đối với những ngƣời có tội với dân, với nƣớc. Không phải ngẫu nhiên mà trong chƣơng trình Văn học lại có phân môn Văn học sử và trong chƣơng trình Lịch sử lại có phần Lịch sử Văn học. Khi chúng ta, tức là những giáo viên giảng dạy Lịch sử giảng dạy đến sự kiện, biến cố lịch sử nào, nhân vật lịch sử nào thì dù muốn hay không, chúng ta cũng thƣờng liên tƣởng đến những bài thơ, áng văn đã từng đề cập đến sự kiện đó, con ngƣời đó mà chúng ta từng đƣợc đọc, đƣợc học. Trong thực tế, có không ít ngƣời vừa là nhà văn, nhà thơ đồng thời là nhà sử học mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một ví dụ điển hình. Nhà văn hóa, Nhà giáo dục lớn và là ngƣời nghiên cứu Lịch Sử nổi tiếng là tác giả của rất nhiều tác phẩm thơ, văn nổi tiếng nhƣ: “Tuyên ngôn độc lập”, “Vi hành”, “Ngục trung nhật ký”… là những ví dụ tiêu biểu. Chính Ngƣời đã từng dạy rằng: “Dân ta phải biết sử ta Cho tƣờng gốc tích nƣớc nhà Việt Nam.” 2. Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn dạy - học Lịch sử ở trƣờng THPT trong những năm gần đây: “ Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mang tính chất kinh điển. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài, những chƣơng viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt đƣợc trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng nhƣ vậy, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phƣơng pháp. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở cấp THPT nói chung 7 giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, do vậy không gây đƣợc hứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp thu bài học. Tình hình này lại càng trở nên đáng lo ngại hơn khi mà Si Ma Cai chúng ta, một huyện vùng cao biên giới, mặt bằng kinh tế giáo dục cũng nhƣ dân trí còn thấp việc giáo dục học sinh và giúp học sinh hiểu đƣợc những đặc điểm cơ bản của lịch sử dân tộc để từ đó nâng cao ý thức trong việc học tập bộ môn cũng nhƣ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ thực tế nêu trên bản thân tôi nhận thấy khi lồng ghép việc đƣa kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy Lịch sử đối với học sinh lớp 12 trƣờng THPT số 1 Si Ma Cai sẽ tạo đƣợc hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ không cảm thấy nặng nề hay nhàm chán khi tham gia tiết học Lịch sử. Những tiết học nhƣ thế sẽ để lại trong lòng các em những ấn tƣợng lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lƣu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Từ đó giúp học sinh nâng cao ý thức trong việc học tập bộ môn Lịch sử và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng bộ môn trong các kì thi tốt nghiệp cũng nhƣ đại học. Có thể nói, nền văn học nƣớc ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sứ mệnh của nó: phản ánh hiện thực, đặc biệt là văn học hiện đại. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đổi đời cho không biết bao nhiêu nhân tài văn học. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại lại đem tới cho họ nguồn cảm hứng vô tận để họ kịp thời đƣa những sự kiện Lịch sử hào hùng của dân tộc lên trang giấy. Trong số đó phải kể đến hai cây đại thụ. Đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu và nhà thơ lớn Tố Hữu. Bƣớc sang thập kỷ 90, Đảng và nhà nƣớc ta thực hiện chủ trƣơng đổi mới một cách toàn diện và sâu rộng. Nhờ đó, bộ mặt kinh tế, xã hội nƣớc ta ngày càng phát triển không ngừng, từng bƣớc bắt nhịp và hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong khi chúng ta mở rộng cửa để đón nhận những luồng gió mới trong lành thì cũng đồng thời cũng phải hứng chịu không ít “luồng gió độc”. Một trong những “luồng gió độc” đó là sự xâm nhập của tƣ tƣởng hƣởng thụ, lối sống thực dụng. Cuốn theo dòng thác đổi mới và phát triển của đất nƣớc, 8 tƣ tƣởng, lối sống đó đã len lỏi vào tận học đƣờng, gây không ít xáo trộn trong suy nghĩ, hành động của học sinh, sinh viên. Một thực tế là trong những năm gần đây, số học sinh THPT dự thi vào các trƣờng Sƣ phạm, vào các ngành KHXH thƣa dần và tăng quá tải ở các ngành, các trƣờng tự nhiên, kỹ thuật. Một số lƣợng không nhỏ có suy nghĩ rằng: học các ngành Tin học, Kiến trúc, Ngoại ngữ, Xây dựng, Điện tử… ra trƣờng dễ kiếm việc làm hơn, lƣơng lại cao hơn, dễ kiếm tiền hơn. Chúng ta không phủ nhận thực tế đó nhƣng rõ ràng, bản thân các em đã hƣớng động cơ học tập vào việc làm giàu, chạy theo đồng tiền. Khi đo nhu cầu hiểu biết về thơ văn, lịch sử, về cội nguồn, về truyền thống … dần dần phai nhạt và mất chỗ trong suy nghĩ của các em học sinh. Tất nhiên, trƣờng THPT số 1 Si Ma Cai cũng không thoát ra khỏi guồng quay đó của xã hội. Mặt khác, hiện tại, nhà trƣờng còn thiếu thốn khó khăn, nhất là tài liệu nghiên cứu, tƣ liệu tham khảo… nói chung là phƣơng tiện trực tiếp phục vụ dạy và học. Trong điều kiện đó, tôi không hy vọng gì hơn là “sáng kiến kinh nghiệm” này của tôi sẽ góp một tiếng nói riêng và cung cấp cho các đồng nghiệp một số kinh nghiệm tâm đắc đƣợc đúc rút từ lý luận và thực tiễn bản thân trong quá trình giảng dạy tại trƣờng THPT số 1 Si Ma Cai. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Chƣơng trình lịch sử Việt Nam Lớp 12 có nhiều bài có thể lồng ghép kiến thức thơ văn vào giảng dạy để tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tập bộ môn. Tài liệu văn học là nguồn tƣ liệu quan trọng đối với dạy học lịch sử, nó có ý nghĩa to lớn trong giáo dục, giáo dƣỡng và phát triển học sinh. Bằng những hình ảnh cụ thể, các tài liệu, hình tƣợng văn học có tác động mạnh mẽ đến tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời học. Văn học trình bày những nét đặc trƣng, điển hình về kinh tế, chính trị, xã hội…do đó giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít với nhau. 9 III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tiết 16 (theo PPCT) Bài 12 lớp 12 phần LSVN : Khi giảng dạy phần 1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp: Gv có thể giành từ 3-5 phút để làm sáng tỏ tội ác của thực dân Pháp xâm lƣợc cũng nhƣ nỗi thống khổ của nhân dân ta do chính sách bóc lột bằng cách mở đồn điền hết sức tàn bạo, ta có thể dùng hình ảnh minh họa: “Cao su đi dễ, khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” (Ca dao chống Pháp) hoặc: “Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu Bán thân đổi mấy đồng xu Thịt xƣơng vùi gốc cao su mấy tầng” (Tố Hữu – SĐD) - Làm sáng tỏ: “Thuế khoá trong bất cứ thời gian nào cũng là nguồn bóc lột chủ yếu của thực dân đế quốc nói chung và thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dƣơng nói riêng” “… Thuế đến cả phấn son phƣờng phố Thuế môn bài, thuế đuốc, thuế đèn Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền Thuế rừng tre gỗ, thuế tiền bán buôn … Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt Thắt chặt dần nhƣ thắt chỉ xe” 10 2. Tiết 20 (theo PPCT) Bài 14 phần LSVN lớp 12: phong trào cách mạng 1930-1935 Sau khi trình bày cho học sinh diễn biến của phong trào Cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ – Tĩnh, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau để minh hoạ thêm: “Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trƣớc Nọ Thanh Chƣơng tiếp bƣớc đứng lên Nam Đàn, Nghi Lộc, Hƣng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh bốn bên dậy rồi Không có lẽ ta ngồi chịu chết Phải cùng nhau kiên quyết một phen Tổng này, xã nọ kết liên Ta hò, ta hét, thét lên thử nào” (Tố Hữu - SĐD) 3. Tiết 24 (theo PPCT) Bài 16 – Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khới nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. - Nhằm khắc họa hình ảnh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tình cảm của Ngƣời khi trở về quê hƣơng sau 30 năm bôn ba tìm đƣờng cứu nƣớc trong mục 3, có thể khai thác sử dụng đoạn thơ minh họa sau: “Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt Sáng rừng Việt Bắc trắng hoa mơ Ngƣời về. Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ” (Tố Hữu - SĐD) - Mở rộng thêm về Mặt trận Việt Minh, để khắc hoạ hình ảnh của Mặt Trận Việt Minh thực hiện chính sách của mình trong một “nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thu nhỏ” đầy tính ƣu việt, có thể sử dụng thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “… Có mƣời chính sách bày ra Một là ích nƣớc, hai là lợi dân Bao nhiên thuế ruộng, thuế thân 11 Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền Hội hè, tín ngƣỡng, báo chƣơng Họp hành, đi lại có quyền tự do Nông dân có ruộng, có bò, Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn. Công nhân làm lụng gian nan Tiền lƣơng phải đủ, mỗi ban tám giờ. Gặp khi tai nạn bất ngờ Thuốc thang Chính phủ bây giờ giúp cho. Thƣơng nhân buôn bán nhỏ to Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền Nào là những kẻ chức viên Cả lƣơng đãi ngộ cho yên tấm lòng Binh lính giữ nƣớc có công Đƣợc dân trọng đãi, hết lòng kính yêu Thanh niên có trƣờng học nhiều Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho Đàn bà cũng đƣợc tự do Bất phân nam nữ đều cho bình quyền Ngƣời tàn tật, kẻ lão niên Đều do Chính phủ cấp tiền ăn cho Trẻ em bố mẹ khỏi lo Dạy nuôi, chính phủ giúp cho đủ đầy” (Hồ Chí Minh - Lịch sử nƣớc ta – Tập 3, Tr 152, 153) 4. Tiết 33 (theo PPCT) . Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kiết thúc (1953 - 1954). Khi giảng dạy phần 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ (1954) ta có thể kết hợp minh họa bằng đoạn thơ sau của Tố Hữu để phản ánh ý chí quyết tâm chiến thắng giặc của quân và dân ta, đồng thời thể hiện niềm tin yêu, hy vọng 12 tràn đầy vào viễn ảnh tƣơi sáng của dân tộc từ cán bộ, đồng bào với chiến khu Việt Bắc, với cụ Hồ, với cách mạng: “…Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mƣơi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mƣa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão, Những đồng chí chèn lƣng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm... Những bàn tay xẻ núi lăn bom Nhất định mở đƣờng cho xe ta lên chiến trƣờng tiếp viện …” 5. Tiết 37 (theo PPCT). Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965). Để giúp học sinh thấy rõ tội ác của Mĩ và chính quyền Ngụy và thấy đƣợc tại sao nhân dân miền Nam (đặc biệt là nhân dân Bến Tre) lại vùng lên đấu tranh mạnh mẽ nhƣ vậy trong phong trào “Đồng khởi” ta có thể minh họa bằng đoạn thơ Lá thƣ Bến Tre của Tố Hữu: …Biết không anh? Giồng Keo, Giồng Trôm Thảm lắm anh à! Lũ ác ôn Giết cả trăm ngƣời trong một sáng 13 Máu tƣơi lênh láng đỏ đƣờng thôn. Có những ông già, nó khảo tra Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà Có chị gần sinh, không chịu nhục Lấy vồ nó đập, vọt thai ra! Anh biết không Long Mỹ, Hiệp Hƣng Nó giết thanh niên, ác quá chừng Hăm sáu đầu trai bêu cọc sắt Ba hôm mắt mở vẫn trừng trừng. Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc Nó bắt vô vƣờn, trói gốc cau Nó đốt, nó cƣời… em nhỏ hét "Má ơi, óng quá, cứu con mau"!... IV. BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN: + Trong mỗi tiết dạy giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu của tiết, mục của bài học sau đó cung cấp thông tin và phân bổ thời gian hợp lí lí để học sinh tiếp nhận thông tin. + Giáo viên sử dụng linh hoạt các kiến thức thơ văn phù hợp với nội dung bài dạy, tuỳ theo lớp và đối tƣợng học sinh mà vận dụng. + Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, thƣờng xuyên nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để vận dụng tƣ liệu văn thơ trong các tiết dạy linh hoạt hơn để giải quyết nhiệm vụ nhận thức ở mỗi bài học. + Giáo viên cần kết hợp các phƣơng tiện dạy học nhƣ đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, hệ thống thao tác sƣ phạm khi lên lớp... để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy + Trong quá trình giảng dạy , ngôn ngữ nói phải truyền cảm , không quá nhanh hoặc quá chậm, phải lôi cuốn , hấp dẫn, trình bày phải có điểm nhấn, tránh đều đều . 14 + Giáo viên dạy môn lịch sử phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phƣơng pháp dạy học. V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Mặc dù thời gian rất hạn chế và để thực hiện đƣợc hệ thống các tƣ liệu thơ văn giáo viên phải đầu tƣ nhiều thời gian , nhƣng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào một số tiết dạy và đã đạt đƣợc kết quả khả quan. Trƣớc hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với chƣơng trình sách giáo khoa lịch sử lớp 12 và với những tiết dạy theo hƣớng đổi mới. Sử dụng tƣ liệu thơ văn cũng là một trong những giáo cụ trực quan giúp học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, từ đó các em có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng đề tài này học sinh sẽ đạt đƣợc kết quả cao trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích môn học này hơn. * Kết quả cụ thể : Giỏi Khá Lớp SLHS 12a1 35 02 5,7 12a2 36 0 0 SL % SL Yếu Tb % SL % SL 10 28,6 21 60 02 02 5,6 22 61,1 10 % Kém SL % 5,7 0 0 27,7 02 5,6 Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ học sinh học yếu giảm đáng kể ở lớp 12a1, tỷ lệ học sinh trung bình và khá tăng nhiều so với lớp không thực hiện lồng ghép kiến thức thơ văn trong một số giờ học(12a2). VI. MỘT SỐ LƢU Ý KHI KHAI THÁC VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC THƠ VĂN. 1. Trƣớc hết, giáo viên phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những tƣ liệu mình đã lựa chọn. 2. Không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức thơ văn. 3. Luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh (đối tƣợng vận dụng là học sinh lớp 12). 15 4. Các kiến thức thơ văn vận dụng cần phải có nguồn gốc xuất xứ chính xác, rõ ràng. KẾT LUẬN Việc vận dụng kiến thức thơ văn vào giảng dạy Lịch sử, theo kinh nghiệm của bản thân tôi cùng với việc tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp khác là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học lịch sử, tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử đang có chiều hƣớng giảm sút, xuống cấp. Ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với sự thiếu thốn phƣơng tiện, đồ dùng dạy học cũng nhƣ thái độ dạy học đối phó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn Lịch sử nói riêng. Thơ văn nói chung với ƣu thế của nó: dễ thuộc, dế đi vào lòng ngƣời… sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức Lịch sử thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn đối với truyền thống, lịch sử cũng nhƣ những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp xƣơng máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử nƣớc nhà. Trong đề tài này, tôi bƣớc đầu mạnh dạn tìm hiểu sự giao thoa giữa hai môn học Văn - Sử đúc kết thành những phần cụ thể kèm theo từng bài của Sách giáo khoa Lịch sử 12 theo chƣơng trình cơ bản. Trong quá trình nghiên cứu và viết, chắc chắn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này còn có những hạn chế, thiếu sót, tôi mong đƣợc sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, bạn bè để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1,2 – NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo khoa Ngữ văn 12 .Tập 1,2– NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo khoa Lịch sử 12– NXB Giáo dục Việt Nam. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo viên Lịch sử 12– NXB Giáo dục Việt Nam. 5. . Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử lớp 12 – NXB Giáo dục Việt Nam. 6. Trên mạng internet… 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan