Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn khai thác các phương pháp khác nhau để giải bài tập hóa học phần sắt và hợp...

Tài liệu Skkn khai thác các phương pháp khác nhau để giải bài tập hóa học phần sắt và hợp chất của sắt

.DOC
18
121
149

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN HÓA HỌC "KHAI THÁC CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU ĐỂ GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT" Người viết: Nguyễn Thanh Hải Tổ: Hoá – Sinh – Công nghệ Tháng 5/2011 MỤC LỤC Trang A. Đặt vấn đề 3 B. Nội dung 4 I. Kiến thức cơ bản về sắt và hợp chất của sắt 4 II. Các ví dụ 5 III. Thực nghiệm 13 C. Kết luận 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Hoá học lớp 12 - NXB GD HN 2008. 2. Sách Bài tập Hoá học lớp 12 - NXB GD HN 2008. 3. Đề thi tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng NXB ĐHQG HN 2000-2010. 4. Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học cấp Tỉnh, cấp Quốc gia các năm. 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong học tập hoá học, việc giải bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng vận dụng, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động; bài tập hoá học còn được dùng để ôn tập, rèn luyện một số kỹ năng về hoá học. Thông qua giải bài tập, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập. Việc lựa chọn phương pháp thích hợp để giải bài tập lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Mỗi bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau. Nếu biết lựa chọn phương pháp hợp lý, sẽ giúp học sinh nắm vững hơn bản chất của các hiện tượng hoá học. Qua quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm và việc tham khảo nhiều tài liệu, tôi đã tích luỹ được một số phương pháp để giải bài tập hoá học, đặc biệt là phần bài tập có liên quan đến sắt và các hợp chất của sắt. Việc vận dụng các phương pháp khác nhau để giải bài tập hoá học đã tỏ ra có nhiều ưu điểm, đặc biệt là khi các kỳ thi ngày nay đã chuyển đổi sang phương pháp TNKQ. Trong trường hợp này, học sinh tiết kiệm được rất nhiều thời gian tính toán để có kết quả. Một số tác giả khác cũng đã đề cập đến nhiều phương pháp giải bài tập khác nhau trong một số tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, ở đó cũng mới chỉ dừng lại ở việc giải một số bài tập đơn lẻ mà chưa có tính khái quát. Chính vì vậy, tôi viết đề tài này nhằm mở rộng, khái quát việc vận dụng các phương pháp khác nhau trong việc giải một số bài tập hoá học phần sắt và các hợp chất. Thông qua đó tôi muốn giới thiệu với các thầy cô giáo và học sinh nhiều cách nhìn khác nhau trong phương pháp giải bài tập rất có hiệu quả. Vận dụng được các phương pháp này sẽ giúp cho quá trình giảng dạy và học tập môn hoá học được thuận lợi hơn rất nhiều, nhanh chóng có kết quả để trả lời câu hỏi TNKQ trong đề thi. Đề tài được viết dựa trên cơ sở giải một số bài tập điển hình bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tổ chức giảng dạy ở một lớp, đánh giá việc học sinh vận dụng các phương pháp này sau khi đã được học tập. So sánh kết quả làm bài với học sinh của một lớp khác không được giới thiệu các phương pháp. Trên cơ sở kết quả thu được, đánh giá được ưu điểm và khái quát thành các phương pháp chung cho một số dạng bài tập phần này. 3 B. NỘI DUNG I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT 1. Cấu tạo nguyên tử: - Nguyên tử có 26 electron, được phân bố thành 4 lớp. - Cấu hình electron: 1s2 / 2s2 2p6 / 3s2 3p6 3d6 / 4s2 ↔ [Ar] 3d6 4s2 → Sắt là nguyên tố d – Kim loại chuyển tiếp. - Tùy thuộc vào nhiệt độ, đơn chất Fe có thể tồn tại ở các mạng tinh thể lập phương tâm khối (Fe) hoặc lập phương tâm diện (Fe) 2. Tính chất hóa học: - Sắt là kim loại thể hiện tính khử trung bình. 0 - Thế điện cực chuẩn: E Fe 2 / Fe  0,44V . - Tùy theo chất oxi hóa tác dụng với sắt mà nguyên tử có thể bị oxi hóa thành ion Fe2+ hoặc ion Fe3+: Fe → 2e + Fe2+ : [Ar] 3d6 Fe → 3e + Fe3+ : [Ar] 3d5 3. Hợp chất của sắt: a. Hợp chất sắt (II): - Thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa: Fe2+ → 1e + Fe3+ Fe2+ + 2e → Fe 0 - Thế điện cực chuẩn: E Fe 3 / Fe 2  0,77V b. Hợp chất sắt (III): - Chỉ thể hiện tính oxi hóa. - Tùy theo chất khử tác dụng với hợp chất sắt (III) mà ion Fe3+ có thể bị khử thành ion Fe2+ hoặc bị khử thành đơn chất: Fe3+ + 1e → Fe2+ Fe3+ + 3e → Fe Ngoài ra, các oxit và hidroxit của sắt đều là những chất rắn, không tan trong nước. Riêng các hidroxit sắt còn kém bền đối với nhiệt, dễ phân tích thành oxit và nước. 4 II. CÁC VÍ DỤ Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 4,64 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe 3O4, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được dung dịch B và 224 ml SO2 (đktc). Tính khối lượng muối trong B. (Đề thi TS ĐH năm 2009 – Khối A) Hướng dẫn: - Ta biết axit H2SO4 đặc là chất oxi hóa rất mạnh. - Dựa vào tính chất của hợp chất sắt (II) và (III) ta nhận thấy ở bài tập này: + Các ion sắt trong A đã bị oxi hóa hết thành ion Fe3+. + Dung dịch B chỉ có muối Fe2(SO4)3 mà không có muối FeSO4. - Sơ đồ phản ứng: FeO Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Fe2O3 0,01 mol 4,64 gam * Phương pháp 1: Ghép ẩn - Gọi số mol FeO, Fe3O4, Fe2O3 tương ứng là x, y, z (mol). - Các phương trình phản ứng: 2 FeO + 4 H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4 H2O 2 Fe3O4 + 10 H2SO4 → 3 Fe2(SO4)3 + SO2 + 10 H2O Fe2O3 + 3 H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3 H2O - Ta có: 72x + 232y + 160z = 4,64 (gam) 8 x + y = 0,012 (mol) 80x + 240y + 160z = 4,8 (gam) - Khi đó: Số mol Fe2(SO4)3 = x 3y  z 2 2 = 4,8 0,03 ( mol) 160 * Phương pháp 2: Bảo toàn nguyên tố - Gọi số mol Fe2(SO4)3 là x (mol). - Nhận thấy: 5 Số mol H2SO4 = Số mol H2O (bảo toàn H) = 3Số mol Fe2(SO4)3 + Số mol SO2 (bảo toàn S) = 3x + 0,01 (mol) - Theo ĐLBTKL: 4,64 + (3x + 0,01)98 = 400x + 0,0164 + (3x + 0,01)98 (gam) → x = 0,03 (mol) Vậy: Khối lượng muối trong B là: mB = 0,03400 = 12 (gam) * Phương pháp 3: Qui đổi tương đương - Coi hỗn hợp A gồm Fe và O tương ứng có số mol là x và y (mol). - Các quá trình oxi hóa xảy ra: Fe0 → 3e + Fe3+ O 0 + 2e → O2S+6 + 2e → S+4 - Khi đó ta có hệ phương trình: 56x + 16y = 4,64 (gam) 3x = 2y + 0,012 (mol) (bảo toàn electron) → x = 0,06 (mol) → Số mol Fe 2(SO4)3 = 0,03 (mol) * Phương pháp 4: Bảo toàn electron - Giả sử đốt x mol Fe bằng O2 thì thu được hỗn hợp A. - Các quá trình oxi hóa xảy ra: Fe0 → 3e + Fe3+ O 20 + 4e → 2O2S+6 + 2e → S+4 - Theo ĐLBTKL: Lượng O2 đã tham gia phản ứng là: 4,64 – 56x (gam). - Theo định luật bảo toàn electron: Số mol e = 3x = 4,64  56 x 4  0,01 2 ( mol) 32 → x = 0,06 (mol) → Số mol Fe2(SO4)3 = 0,03 (mol) 6 Ví dụ 2: Hoà tan hết x mol Fe trong dung dịch chứa y mol axit H 2SO4 thì thu được khí A và dung dịch chỉ chứa 42,8 gam muối. Cô cạn dung dịch, nung muối khan ở nhiệt độ cao (không có không khí) đến khối lượng không đổi thì thu được hỗn hợp khí B. a. Tính x và y biết x : y = 2,5 : 6. b. Tính tỉ khối của B so với không khí. (Đề thi TS ĐH Ngoại thương - Năm 2000) Hướng dẫn: - Nếu axit H2SO4 loãng thì x : y = 1 (trái giả thiết). Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 - Nếu axit H2SO4 đặc: 2 Fe + 6 H 2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3 SO2 + 6 H2O Theo phương trình dễ thấy Fe phải dư và khử Fe2(SO4)3 thành FeSO4 để thỏa mãn điều kiện x : y = 2,5 : 6. Fe + Fe 2(SO4)3 → 3 FeSO4 * Phương pháp 1: Tính theo phương trình - Vì Fe dư nên H2SO4 đã phản ứng hết. - Theo phương trình: 2 Fe + 6 H 2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3 SO2 + 6 H2O y 3 y 6 y (mol) Fe + Fe 2(SO4)3 → 3 FeSO4 (x - y 3 ) y 3 (x - ) 3(x - y 3 ) (mol) - Theo giả thiết: [3(x - y 3 y )]152 + [ 6 - 3(x - y 3 )]400 = 42,8 (gam) x : y = 2,5 : 6 - Giải hệ phương trình được: x = 0,25 (mol) và y = 0,6 (mol) * Phương pháp 2: Bảo toàn nguyên tố - Theo phương trình: 2 Fe + 6 H 2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3 SO2 + 6 H2O y y 2 (mol) - Trong dung dịch B, số mol ion SO42- còn lại để tạo thành muối là: 7 y– y 2 = y 2 (mol) - Khi đó, lượng muối trong B được tính bằng biểu thức: y 56x + 96 2 = 42,8 (gam) x : y = 2,5 : 6 - Giải hệ phương trình được: x = 0,25 (mol) và y = 0,6 (mol) Ví dụ 3: Cho 2,6 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 1,344 lít H2 (đktc), dung dịch A và chất rắn B. Hoà tan B trong 300 ml dung dịch HNO3 0,4M dư thì thu được 0,56 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch E. a. Tính % mỗi kim loại trong X theo khối lượng. b. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho E tác dụng với NH3 dư. c. Nếu cho E tác dụng với bột Fe có dư thu được khí NO duy nhất, dung dịch Y và một lượng chất rắn không tan. Lọc bỏ chất rắn rồi cô cạn Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan? (Đề thi TS ĐH Y Hà Nội - Năm 2000) Hướng dẫn: - Bằng phương pháp tính theo phương trình hoặc bảo toàn electron, dễ dàng tính được lượng mỗi kim loại trong X: 2 Al + 6 H2O + 2 NaOH → 2 Na[Al(OH)4] + 3 H2 Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O 3 Cu + 8 HNO3 → 3 Cu(NO3)2 + 2 NO + 4 H2O X gồm: 0,0400 mol Al 0,0220 mol Fe 0,0045 mol Cu - Dung dịch E gồm Fe(NO3)3; Cu(NO3)2 và HNO3 dư tác dụng với NH3 dư chỉ thu được Fe(OH)3: 0,04 mol HNO 3 + NH3 → NH4NO3 Fe(NO3)3 + 3 NH3 + 3 H2O → Fe(OH)3 + 3 NH4NO3 Cu(NO3)3 + 4 NH3 → [Cu(NH3)4](NO3)2 Ta khai thác các phương pháp khác nhau để làm câu c. * Phương pháp 1: Tính theo phương trình 8 - Các phương trình phản ứng xảy ra: Fe + 4 HNO 3 → Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O 0,02 0,005 (mol) Fe + 2 Fe(NO 3)3 → 3 Fe(NO3)2 (0,022+0,005) 0,0405 (mol) Fe + Cu(NO 3)2 → Fe(NO3)2 + Cu 0,0045 0,0045 (mol) - Số mol HNO3 đã còn dư trong E: 0,30,4 – 40,025 = 0,02 (mol) - Vì Fe dư nên dung dịch Y chỉ có Fe(NO3)2: Số mol Fe(NO3)2 = 0,0405 + 0,0045 = 0,045 (mol) ↔ 8,1 gam * Phương pháp 2: Bảo toàn nguyên tố - Ta dễ dàng tính được lượng ion NO3- bị khử thành NO trong cả 2 thí nghiệm nên lượng ion NO3- còn lại trong Y là: 0,30,4 – 1 4 (0,30,4) = 0,09 (mol) - Vì dung dịch Y chỉ có Fe(NO3)2 nên: Số mol Fe(NO3)2 = 1 2 Số mol NO3- (Y) = 1 2 0,09 = 0,045 (mol) ↔ 8,1 gam Ví dụ 4: Hoà tan vừa hết 1,68 gam Fe trong 25 ml dung dịch HNO3 nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm NO2, NO. Tính nồng độ dung dịch axit ban đầu biết A chỉ có Fe(NO3)3. (Đề thi TS ĐH Thủy lợi - Năm 2004) Hướng dẫn: - Do HNO3 có tính oxi hóa mạnh nên oxi hóa hết Fe thành Fe3+. - Theo giả thiết A chỉ có Fe(NO3)3 nên không có NH4NO3 được tạo thành trong A. * Phương pháp 1: Tính theo phương trình - Các phương trình phản ứng xảy ra: 9 Fe + 6 HNO3 → Fe(NO3)3 + 3 NO2 + 3 H2O Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O - Gọi x, y là số mol Fe tham gia vào mỗi phản ứng: 1,68 56 x+y= = 0,03 (mol) 1,12 22,4 3x + y = = 0,05 (mol) - Giải hệ phương trình được: x = 0,01 (mol) và y = 0,02 (mol). - Theo phương trình ta tính được: Số mol HNO 3 = 6x + 4y = 0,14 (mol) - Vậy, nồng độ dung dịch HNO3 đã dùng là: [HNO3] = 0,14 0,025 = 5,6 (M) * Phương pháp 2: Bảo toàn electron - Các quá trình oxi hóa, khử xảy ra: Fe → Fe 3+ + 3e 2 H+ + NO3- + 1e → NO2 + H2O 4 H+ + NO3- + 3e → NO + 2 H2O - Gọi x, y là số mol NO2 và NO trong B: x+y= x + 3y = 1,12 22,4 = 0,05 (mol) 1,68 56 3 = 0,05 (mol) - Giải hệ phương trình được: x = 0,03 (mol) và y = 0,02 (mol). - Theo phương trình ta tính được: Số mol HNO3 = Số mol H+ = 2x + 4y = 0,14 (mol) * Phương pháp 3: Bảo toàn nguyên tố Do sự bảo toàn nguyên tử N nên: Số mol HNO3 = Số mol NO3- = 3Số mol Fe3+ + Số mol B = 30,03 + 0,05 = 0,14 (mol) Ví dụ 5: Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 tác dụng vừa hết với 260 ml dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung 10 dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn Z. Giá trị của m là A. 8 gam. B. 12 gam. C. 16 gam. D. 24 gam. (Đề thi TS CĐ năm 2010 – Khối A) Hướng dẫn: - Do HCl chỉ là axit mạnh, không có tính oxi hóa mạnh nên không làm thay đổi số oxi hóa của Fe trong X. - Khi nung kết tủa trong không khí, O2 của không khí sẽ oxi hóa hết các ion sắt thành Fe3+. * Phương pháp 1: Ghép ẩn - Các phương trình phản ứng: FeO + 2 H + → Fe2+ + H2O Fe 3O4 + 8 H+ → Fe2+ + 2 Fe3+ + 4 H2O Fe 2O3 + 6 H+ → 2 Fe3+ + 3 H2O Fe 2+ + 2 OH- → Fe(OH)2 Fe 3+ + 3 OH- → Fe(OH)3 4 Fe(OH) 2 + O2 → 2 Fe2O3 + 4 H2O 2 Fe(OH) 3 → Fe2O3 + 3 H2O - Gọi x, y, z là số mol FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong X: 72x + 232y + 160z = 7,68 8 2x + 8y + 6z = 0,261 56x + 168y + 112z = 5,6 (gam) (mol) (gam) - Khi đó: Số mol Fe2O3 = x 3y  z 2 2 = 0,05 (mol) ↔ 0,05160 = 8 (gam) Vậy: Chọn phương án A. * Phương pháp 2: Bảo toàn nguyên tố - Dễ dàng tính được lượng O trong X: Số mol O = 1 2 Số mol H+ = 1 2 0,26 = 0,13 (mol) 11 - Khi đó khối lượng Fe trong X là: 7,68 – 160,13 = 5,6 (gam) ↔ 0,1 (mol) - Do sự bảo toàn nguyên tử Fe nên: Số mol Fe2O3 = 1 2 Số mol Fe = 1 2 0,1 = 0,05 (mol) Ví dụ 5: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 có số mol bằng nhau trong dung dịch HNO3 thì thu được 2,688 lít NO (đktc). Giá trị của m là A. 70,82 gam. B. 83,52 gam. C. 62,64 gam. D. 41,76 gam. (Đề thi TS ĐH năm 2010 – Khối A) * Phương pháp 1: Tính theo phương trình - Các phương trình phản ứng: 3 FeO + 10 HNO 3 → 3 Fe(NO3)3 + NO + 5 H2O 3 Fe3O4 + 28 HNO3 → 9 Fe(NO3)3 + NO + 14 H2O Fe2O3 + 6 HNO3 → 2 Fe(NO3)3 + 3 H2O - Gọi x là số mol mỗi oxit trong hỗn hợp. - Theo phương trình: Số mol NO = x 3 + x 3 = 2,688 22,4 = 0,12 (mol) → x = 0,18 (mol) - Vậy khối lượng hỗn hợp là: m = 0,18(72 + 232 + 160) = 83,52 (gam) → Chọn phương án B. * Phương pháp 2: Qui đổi tương đương - Coi hỗn hợp FeO và Fe2O3 có số mol bằng nhau là Fe 3O4 khi đó hỗn hợp chỉ là Fe3O4. - Theo phương trình: Số mol Fe3O4 = 3 Số mol NO = 30,12 = 0,36 (mol) → m = 0,36232 = 83,52 (gam) * Phương pháp 3: Bảo toàn electron - Coi Fe3O4 ↔ FeO.Fe2O3 nên chỉ có 1 ion Fe2+ bị oxi hóa: - Các quá trình oxi hóa khử: Fe 2+ → Fe3+ + 1e 12 N +5 + 3e → N+2 - Gọi x là số mol mỗi oxit trong hỗn hợp ta có: Số mol e = 1(x + x) = 0,123 (mol) → x = 0,18 (mol) - Vậy khối lượng hỗn hợp là: m = 0,18(72 + 232 + 160) = 83,52 (gam) Như vậy, khi giải các bài tập phần sắt và các hợp chất của sắt có rất nhiều phương khác nhau: tính theo phương trình, ghép ẩn, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, …. Việc vận dụng mỗi phương pháp cho mỗi bài toán mang lại hiệu quả khác nhau rất khác nhau, đòi hỏi thầy cô giáo và học sinh phải vận dụng rất linh hoạt trong quá trình giảng dạy và học tập. Trên cơ sở những ví dụ đã giới thiệu ở trên, chúng ta có thể liên hệ, xây dựng được nhiều bài toán tương tự phục vụ cho giảng dạy và học tập. III. THỰC NGHIỆM Với nội dung các phương pháp như đã được trình bày ở trên, tôi đã áp dụng giảng dạy ở các lớp khối 12 và thu được kết quả rất tốt. Đối tượng áp dụng là học sinh các lớp 12C1; 12C5 và lớp 12C8 trường THPT Hàm Rồng năm học 2010 - 2011. Học sinh lớp 12C1; 12C8 được khai thác nhiều phương pháp khác nhau để giải các bài tập, còn học sinh lớp 12C5 thì chưa được giới thiệu. Đề bài kiểm tra TNKQ thực nghiệm: Câu 1: Thổi khí CO dư đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 6,72 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X trong HNO3 đặc, nóng, dư thì thu được 0,16 mol NO2 (duy nhất ). Giá trị của m là A. 7,5 gam. B. 8,0 gam. C. 8,5 gam. D. 9,0 gam. Câu 2: Cho V lít khí CO (đktc) qua ống sứ đựng 10 gam Fe2O3 nung nóng thu được hỗn hợp X. Cho X tan trong dung dịch HNO 3 dư thì thu được 0,05 mol NO. Giá trị của V và khối lượng hỗn hợp X là A. 1,68 lít và 8,8 gam. B. 6,72 lít và 18,2 gam. C. 2,24 lít và 8,2 gam. D. 3,36 lít và 10,2 gam. Câu 3: Cho m gam kim loại hòa tan vừa đủ trong 500 ml dung dịch HNO3 không thấy khí thoát ra. Cô cạn dung dịch thì thu được (m + 21,6) gam muối khan. Nồng độ dung dịch axit đã dùng là 13 A. 0,75M. B. 0,8M. C. 0.7M. D. 0,9M. Câu 4: Hoà tan Fe trong dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan là A. 0,56 gam. B. 1,12 gam. C. 1,68 gam. D. 2,24 gam. Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp kim loại Fe và Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít khí NO2 và 2,24 lít SO2 (đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp là A. 5,6 gam. B. 8,4 gam. C. 18 gam. D. 18,2 gam. Câu 6: Hòa tan vừa đủ 23,2 gam Fe3O4 trong dung dịch HNO3 rồi cô cạn dung dịch và nhiệt phân muối đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng A. 23,2 gam. B. 24 gam. C. 21,6 gam. D. 72,6 gam. Câu 7: Cho 11 gam hỗn hợp Fe, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,3 mol khí NO. Thành phần %Al trong hỗn hợp theo khối lượng là A. 49,1%. B. 50,9%. C. 36,2%. D. 63,8%. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng H2SO4 đặc, nóng thì thu được dung dịch Y và 8,96 lít SO2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch Y là A. 135 gam B. 140 gam C. 145 gam D. 120 gam. Câu 9: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4/H2SO4 thì thu được dung dịch Y không màu có pH = 2. Thể tích dung dịch Y là A. 2,26 lít. B. 2,28 lít. C. 2,27 lít. D. 2,24 lít. Câu 10: Để m gam phoi bào Fe ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan A hoàn toàn bằng dung dịch HNO3 thấy giải phóng 2,24 lít (đktc) NO duy nhất. Giá trị của m là A. 10,06 gam. B. 10,07 gam. C. 10,08 gam. D. 10,09 gam. Câu 11: Thổi một luồng khí CO dư qua hỗn hợp Fe2O3 và CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thì thu được 3,04 gam chất rắn. Khí thoát ra được hấp thụ vào nước vôi trong dư thấy có 5 gam kết tủa. Khối lượng hỗn hợp oxit ban đầu là A. 3,48 gam. B. 3,84 gam. C. 3,82 gam. D. 3,28 gam. Câu 12: Cùng một lượng kim loại R được hoà tan hết bằng dung dịch HCl và bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì khối lượng SO2 thoát ra gấp 48 lần khối lượng H2. Mặt khác khối lượng muối clorua bằng 63,5% khối lượng muối sunfat thu được. R là 14 A. Magie. B. Sắt. C. Nhôm. D. Kẽm. Câu 13: Hoà tan 2,32 gam oxit FexOy hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 0,112 lit khí SO2 (đkc). Công thức của oxit là A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO hoặc Fe3O4. Câu 14: Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có tỷ khối so với O2 là 1,3125. Giá trị của m là A. 5,6 gam. B. 11,2 gam. C. 0,56 gam. D. 1,12 gam. Câu 15: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng. Phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư. Dung dịch thu được sau phản ứng có A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3, HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp muối khan gồm FeSO4 và Fe2(SO4)3 thì thu được dung dịch A. Cho A phản ứng vừa đủ với 1,58 gam KMnO4 trong môi trường H2SO4. Thành phần %FeSO4 trong hỗn hợp theo khối lượng là A. 76%. B. 50%. C. 60%. D. 55%. Câu 17: Cho hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe; 0,15 mol Fe 2O3 và 0,1 mol Fe3O4 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn C. Giá trị của m là A. 70 gam. B. 72 gam. C. 65 gam. D. 75 gam. Câu 18: Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm NO, N2O có tỉ khối so với H2 là 19. Mặt khác nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng với khí CO dư thì sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,52 gam Fe. Thể tích khí B là A. 0,76 lít. B. 0,80 lít. C. 0,44 lít. D. 0,96 lít. Câu 19: Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Ag vào dung dịch HNO3 rồi cô cạn và nung nóng đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn nặng A. 4,26 gam. B. 4,5 gam. C. 3,78 gam. D. 7,38 gam. Câu 20: Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hoà tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được 20,16 lít SO2 (đktc). Oxit MxOy là A. Cr2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. CrO. Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được 0,504 lít SO2 15 (đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Thành phần %Cu theo khối lượng trong X là A. 39,34%. B. 65,57%. C. 26,23%. D. 13,11%. Câu 22: Cho 0,1 mol FeO tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được dung dịch X. Cho từ từ luồng khí Cl2 đi qua X đến phản ứng hoàn toàn thì thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là A. 18,5 gam. B. 20 gam. C. 18,75 gam. D. 16,5 gam. Câu 23: Cho 1,35 gam hỗ hợp X gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối thu được là A. 5,6 gam. B. 4,45 gam. C. 5,07 gam. D. 2,483 gam. Câu 24: Cho Fe dư phản ứng với dung dịch HNO3 loãng 0,4M thấy có khí NO (sản phẩm duy nhất) thoát ra. Khối lượng muối thu được là A. 2,42 gam. B. 9,68 gam. C. 2,75 gam. D. 8 gam. Câu 25: Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thì thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là A. 0,14 mol. B. 0,25 mol. C. 0,16 mol. D. 0,18 mol. Câu 26: Cho H2 đi qua ống sứ chứa a gam Fe2O3 đun nóng, sau một thời gian thu được 5,2 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng HNO3 đặc, nóng thì thu được 0,785 mol khí NO2. Giá trị a là A. 11,48 gam. B. 24,04 gam. C. 17,46 gam. D. 8,34 gam. Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được dung dịch X và 3,248 lít SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là A. 52,2 gam. B. 48,4 gam. C. 54,0 gam. D. 58,0 gam. Câu 28: Cho CO đi qua ống sứ chứa m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu đuợc 5,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và 3 oxit kim loại. Hòa tan X bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thì thu được 0,05 mol khí NO2. Giá trị của m là A. 5,6 gam. B. 4,7 gam. C. 4,76 gam. D. 4,04 gam. Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 2,74 g hỗn hợp gồm Fe và R (hóa trị II) bằng dung dịch HCl dư thì thu được 2,464 lít H2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp kim loại trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 1,792 lít NO (đktc). Kim loại R và % theo khối lượng của nó là A. Al - 59,12%. B. Mg - 48,76%. C. Cu - 27,38%. D. Zn - 64,58%. Câu 30: Khử 32 gam Fe2O3 bằng khí CO dư. Sản phẩm khí thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của A là A. 60 gam. B. 59 gam. C. 61 gam. D. 30 gam. 16 Kết quả: Các lớp Số HS Dưới 5 Từ 5 → 6,5 Từ 6,5 → 8 Trên 8 Lớp 12C1 47 2,1% 12,8% 21,3% 63,8% Lớp 12C8 50 12% 20% 28% 48% Lớp 12C5 43 11,6% 18,6% 46,5% 23,2% Ngoài những lần kiểm tra, đánh giá lấy kết quả để so sánh như trên, tôi đã theo dõi, so sánh trực tiếp trong bài giảng thông qua các câu hỏi vấn đáp. Mức độ nắm vững bài, biết vận dụng kiến thức của học sinh 3 lớp đều có kết quả tương tự như bài kiểm tra TNKQ. Như vậy, với việc vận dụng, khai thác nhiều phương pháp khác nhau trong việc giải bài tập hoá học chắc chắn sẽ góp phần giúp học sinh nắm vững bản chất của các quá trình hóa học, giúp mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy của các thầy cô giáo cũng như việc học tập của học sinh. 17 C. KẾT LUẬN Quá trình giảng dạy ở năm học vừa qua, đặc biệt là khi việc kiểm tra, đánh giá học sinh bằng hình thức kiểm tra TNKQ, tôi nhận thấy: - Kiến thức của học sinh ngày càng được củng cố và phát triển sau khi hiểu nắm vững được bản chất của các quá trình hoá học. - Trong quá trình tự học, học sinh tự tìm tòi, tự phát hiện được nhiều phương pháp khác nhau trong giải bài tập hoá học - Niềm hứng thú, say mê trong học tập của học sinh càng được phát huy khi biết sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải bài tập. - Học sinh nhanh chóng có được kết quả để trả lời câu hỏi TNKQ, giảm được tối đa thời gian làm bài. Do năng lực và thời gian có hạn, đề tài có thể chưa bao quát hết được các phương pháp khác nhau. Các ví dụ được đưa ra trong đề tài có thể chưa thực sự điển hình nhưng vì lợi ích thiết thực của phương pháp trong công tác giảng dạy và học tập nên tôi mạnh dạn viết, giới thiệu với các thầy cô và học sinh. Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung cho cho đề tài để thực sự góp phần giúp các thầy cô giáo trong công tác giảng dạy, các em học sinh trong học tập ngày càng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. Thanh Hóa, ngày 12 tháng 5 năm 2011 Người viết Nguyễn Thanh Hải 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan