Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kết quả thực hiện nghị quyết số 11nq-cp ngày 24022011 trong việc sử dụng ng...

Tài liệu Skkn kết quả thực hiện nghị quyết số 11nq-cp ngày 24022011 trong việc sử dụng nguồn nsnn hiệu quả

.PDF
13
137
90

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 24/02/2011 TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NSNN HIỆU QUẢ ,TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ CỦA ĐƠN VỊ HCSN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2006/NĐ-CP NGÀY 25/04/2006 I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Dưới ánh sáng của văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 11.Đại hội có ý nghĩa trọng đại định hướng cho toàn Đảng,toàn dân, mọi cán bộ Đảng viên từ trung ương đến cơ sở trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng,lãng phí,thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài.Tổ chức quán triệt cho công nhân chức hội viên nắm những nội dung cơ bản của các văn bản để thực hiện Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế tự chủ,tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 về tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Và qui chế quản lý tài chính (qui chế chi tiêu nội bộ) từng bước được xây dựng hoàn thiện dựa trên các văn bản pháp luật,qui định về tài chính của Nhà nước của ngành, phù hợp với điều kiện đặt thù của đơn vị,giúp đơn vị tăng thu tiết kiệm chi nhằm từng bước cải thiện thu nhập cho CBGV CNV của Trường,trong 6 năm qua từ năm 2007-2012 Trường đã đạt được những kết quả khả quan. Hoạt động tài chính của đơn vị và các hoạt động chuyên môn,hoạt động thường xuyên của đơn vị có quan hệ mật thiết, chính vì lẽ đó mà Thủ trưởng đơn vị phải quyết định sử dụng nguồn tài chính vào đúng mục đích,tính toán cho hợp lý,mặt khác phải kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình đó.Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn tài chính cũng như việc chấp hành tốt kỷ luật thực hiện chế độ chính sách của nhà nước. Trong hoạt động quản lý tài chính Trường luôn quán triệt thực hành tiết kiệm chống lãng phí là một trong nhiều giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Để đạt được kết quả tốt, Trường luôn luôn thực hiện công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước, các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân. II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1.Cơ sở lí luận: Xuất phát từ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 11 Nhà nước có các văn bản Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô,đảm bảo an sinh xã hội. Thực hành Luật thực hành tiết kiệm,chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội khóa 11 Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/07/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thực hành tiết kiệm,chống lãng phí Căn cứ nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ qui định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ thông tư số 71/2006/TT-BTC ký ngày 09/08/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006 NĐ-CP ký ngày 25/04/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công. Căn cứ thông tư số 50/2003/TT-BTC của Bộ tài chính ký ngày 22/05/2003 về việc hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ theo nghị đinh 43/2006 của Chính phủ,sau khi thống nhất toàn bộ nội dung,phương án chi tiêu nội bộ khi thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu với Ban chấp hành Công đoàn nhà Trường 2. Nội dung giải pháp thực hiện công việc Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có thu tự đảm bảo 1 phần kinh phí là tạo quyền chủ động cho Hiệu Trưởng căn cứ vào tính chất công việc,khối lượng,số lượng sử dụng nguồn tài chính trên cơ sở thực hiện nguồn tài chính năm trước,dự tóan kinh phí cho năm tiếp theo Những nội dung chi,mức chi cần thiết cho họat động của Trường,trong phạm vi xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ,nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành,thì Hiệu Trưởng có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ,nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của Trường Hiệu Trưởng được quyền quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định,việc xây dựng qui chế theo quan điểm hệ thống và đồng bộ Từ năm 2007-2012 Trường THPT Sông Ray đã đạt được kết quả tốt từ việc tăng thu tiết kiệm chi,hàng năm xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi để chi thu nhập tăng thêm cho người lao động theo định mức được xây dựng trong qui chế chi tiêu nội bộ của Trường Nội dung qui chế chi tiêu nội bộ bao gồm các qui định,chế độ,tiêu chuẩn,định mức,mức chi thống nhất trong từng Trường,đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tài chính được giao trong năm,sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả tăng cường công tác quản lý về tài chính phù hợp với hoạt động đặt thù của Trường.Nhưng mỗi đơn vị xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ riêng ngoài những định mức tiêu chuẩn theo qui định thì những mức chi được phép xây dựng cao hoặc thấp hơn mức chi qui định, không thống nhất tạo tâm lý không ổn định đối với CBGV CNV trong từng đơn vị Đặt tiết kiệm lên hàng quốc sách, tiết kiệm không phải là hành động đơn lẻ mà là của toàn bộ cán bộ giáo viên công nhân viên trong toàn đơn vị, người đứng đầu cơ quan đơn vị tổ chức phải lãnh đạo sao xác, phải khéo tổ chức thì mới tiết kiệm được. Người đứng đầu tổ chức được giao quản lý,sử dụng nguồn NSNN cấp phải có biện pháp để thực hành tiết kiệm thực hiện công tác tài chính trong các đơn vị ,tổ chức phải cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư như lời Bác Hồ Chí Minh đã dạy, những cán bộ giáo viên công nhân viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư. Chi tiêu đúng,đủ tuân thủ qui định của pháp luật, của nhà nước, đảm bảo quyền lực của cán bộ giáo viên công nhân viên là tiết kiệm, có kế hoạch làm việc sát sao, là tiết kiệm, là tham mưu cho lãnh đạo cơ quan đơn vị, tổ chức có những quyết định đúng đắn về tiết kiệm. Toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên ở mỗi đơn vị, tổ chức phải góp phần thi đua thực hành tiết kiệm chống lãng phí là trực tiếp góp phần tạo nguồn phúc lợi tăng thu nhập để hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của trường một cách tốt nhất. III.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1.Tình hình thực hiện công việc: Đối với các khoản thanh toán cá nhân (chi cho con người) Vd1: Phân phối chương trình dạy học bậc THPT cho phép khai thừa giờ là 37 tuần Trong 1 năm,trong đó mỗi học kỳ có thi tập trung cho 3 khối 10.11.12 Đơn vị A: Tuần thực dạy và kê khai tăng giờ là 35 tuần,mỗi học kỳ bố trí 1 tuần thi tập trung bao gồm đề của Sở GD-ĐT và đề thi tập trung theo khối của trường Ban chuyên môn bố trí giáo viên coi thi hợp lý đảm bảo thời gian coi thi được coi như là tiết dạy chuẩn của giáo viên/tuần. Và nhà trường hỗ trợ coi thi như sau: Tuần thực dạy là 35 tuần,mỗi học kỳ bố trí 1 tuần thi tập trung Coi thi 1 môn/buối được hỗ trợ 40.000 đ/buổi,coi thi 2 môn/buổi được hỗ trợ 80.000 đ/buổi Nguồn kinh phí chi hỗ trợ này được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị được nhà nước giao tự chủ trong năm tài chính hiện hành Đơn vị B : Tuần thực dạy là 35 tuần,mỗi học kỳ bố trí 1 tuần thi tập trung kê khai tăng giờ là 37 tuần Thủ trưởng qui đinh 1 ngày coi thi của 1 Gv được qui đổi = 6 tiết dạy Tiền giờ của giáo viên được thực hiện theo thông tư 50/2008/TTLTBGD ĐT-BNV-BTC ngày 09/09/2008 hướng dẫn thực hiện trả thêm giờ như sau: Gv:Trần Văn A Mã ngạch: 15113 A1 Bậc: 1 hệ số: 2.34 Tiền 1 tiết = 2.34*1.050.000*12 tháng * 150% = 50.029 đồng 17 tiết * 52 tuần Tiền coi thi 1 ngày : 6 tiết * 50.029 đ = 300.176 đ Nếu so với tiền bồi dưỡng coi thi tốt nghiệp THPT hàng năm là:120.000 đ/ngày thì gấp 2,5 lần Việc quy đổi ngày coi thi ra số tiết dạy là không phù hợp vì coi thi là làm việc giờ hành chánh không phải giờ lên lớp Đơn vị C: Tuần thực dạy và kê khai tăng giờ là 35 tuần,mỗi học kỳ bố trí 1 tuần thi tập trung bao gồm đề của Sở GD-ĐT và đề thi tập trung theo khối của trường Thủ trưởng qui đinh 1 ngày coi thi của 1 Gv được qui đổi = 8 giờ làm việc ngày thường (giờ hành chánh) Ngày coi thi tập trung của giáo viên là làm thêm ngày thường theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm thêm giờ đối với giờ hành chánh Gv: Trần Văn B Mã ngạch: 15113 A1 Bậc: 1 hệ số: 2.34 Tiền 1 giờ = 2.34*1.050.000 * 150% = 20.940 đồng 22*8 Tiền coi thi 1 ngày : 8 giờ * 20.940 đ = 167.522 đ Nếu so với tiền bồi dưỡng coi thi tốt nghiệp THPT hàng năm là:120.000 đ/ngày thì gấp 1.3 lần Nếu lịch thi 4 môn/ngày cả môn trắc nghiệm và tự luận cộng thêm thời gian ra vào thi coi như đủ 8 giờ/ngày Nếu lịch thi 2 môn/ngày cả môn trắc nghiệm và tự luận cộng thêm thời gian ra vào thi cũng chưa đủ 8 giờ/ngày Vd2: Trường hợp Thủ trưởng đơn vị cử GV đi công tác trong 1 ngày Đơn vị A: Tên Gv Trần Văn A Trần Văn B Đi công tác vào thứ 2 x Số tiết có ngày thứ 2 4 Bố trí Gv dạy thay 4 Ghi chú Được khai 4 tiết Khai 4 tiết dạythay Đơn vị B: Tên Gv Trần Văn A Trần Văn B Đi công tác vào thứ 2 x Số tiết có ngày thứ 2 4 Bố trí Gv dạy thay 4 Ghi chú Không khai vì đi công tác Khai 4 tiết dạy thay Tùy từng điều kiện tình hình trong phạm vi nguồn kinh phí mà Thủ trưởng đơn vị qui định mức chi cho phù hợp,nhưng trên thực tế giáo viên làm nhiệm vụ như nhau chỉ khác là tại mỗi đơn vị khác nhau mà quyền lợi được thụ hưởng khác nhau.Vì vậy sẽ không công bằng nếu không có qui định cụ thể cho những trường hợp vừa nêu trên. Vì vậy năm tài chính 2013 Sở GD-ĐT Đồng Nai giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ đảm bảo chi trả thanh toán cho con người và thực hiện nhiệm vụ hoạt động thường xuyên.Kinh phí chi trả tăng giờ cho giáo viên căn cứ trên số giáo viên của từng bộ môn hiện có để làm cơ sở cấp kinh phí đây là phương thức chi trả tăng giờ giáo viên hợp lý.Đơn vị nào xây dựng những qui định riêng về tăng giờ không phải là qui định của ngành thì chi trả bằng nguồn kinh phí khoán cho đơn vị hoạt động trong năm tài chính. Vd3: Việc không cấp tăng giờ bổ sung cho giáo viên nghỉ hộ sản cũng không hợp lý vì tiền/1 tiết tăng giờ là 1.5 lần lương thì khi giáo viên nghỉ hộ sản được tính như sau: Gv: Nguyễn Văn A Đang hưởng bậc 1/9 Hệ số: 2,34 Và đang nghỉ hộ sản Lương 1 tháng: 2.34 * 1.050.000 đ = 2.457.000 đ BHXH,BHYT,BHTN 1 tháng: 2.457.000 đ * 21 % = 515.970 đ Tổng kinh phí 1 giáo viên hộ sản 1 tháng: 2.972.970 đ Tiền giờ nhà Trường phải trả cho việc phân công giáo viên dạy thay 1 tháng 17 tiết/tuần * 4 tuần = 68 tiết/tháng Tiền 1 giờ = 2.34*1.050.000*12 tháng * 150% = 50.029 đồng 17 tiết * 52 tuần Tổng tiền thanh toán tăng giờ cho 1 giáo viên dạy thay giáo viên nghỉ hộ sản 1 tháng: 68 giờ * 50.029 đ = 3.401.972 đ Vậy khi cấp kinh phí cấp quản lý phải cấp phần chênh lệch: 429.002 đ Việc phân công giáo viên dạy thay không phải chỉ phân công giáo viên có hệ số lương tương đương mà có thể là giáo viên đang hưởng hệ số lương ở bậc cao hơn tuỳ vào việc phân công giáo viên dạy ở từng khối lớp,hoặc không có giáo viên có hệ số lương tương đương. Đối với nguồn kinh phí chi quản lý, nghiệp vụ chuyên môn,sữa chữa CSVC: Vd1: Thực hiện thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 qui đinh chế độ công tác phí,chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 29/01/2011 qui định về chế độ công tác phí Đối với khoản phụ cấp lưu trú đi công tác khi CBGV CNV được Thủ trưởng cử đi công tác 1 ngày trong tỉnh Nội dung Tiền phụ cấp/ngày Đơn vị A 70.000 Đơn vị B 60.000 Đơn vị C 50.000 Đơn vị D 40.000 Đối với tiền thuê phòng ngủ đi công tác khi CBGV CNV được Thủ trưởng cử đi công tác 2 ngày trở lên tại TP Biên Hòa Nội dung Tiền phụ cấp lưu trú/đêm Đơn vị A 200.000 Đơn vị B 150.000 Đơn vị C 120.000 Đơn vị D 100.000 Tuy ở mỗi đơn vị qui định mức chi khác nhau,nhưng đây là khoản chi không nằm trong mục chi cho con người nếu đơn vị tiết kiệm được thì cuối năm tài chính sẽ xác định chênh lệch thu chi chi thu nhập tăng thêm cho người lao động,việc làm này được khuyến khích tuy nhiên Thủ trưởng đơn vị cần cân nhắc kỹ về mức chi cho phù hợp để đảm bảo chi phí cho CBGV CNV nhà Trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc cử CBGV CNV đi công tác cũng phải tinh gọn nhằm phát huy về chất không tính về lượng Vd2: Cử Giáo viên quản lý và đưa học sinh đi thi học sinh giỏi tỉnh Đơn vị A: Cử giáo viên Nguyễn Văn A đưa học sinh đi thi do đơn vị ở xa và để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh đi thi,trường đưa học sinh đi chiều ngày trước Tên Gv Nguyễn Văn A Trần Văn B Đi công tác vào thứ 2,3 x Số tiết có ngày thứ 2,3 7 Bố trí Gv dạy thay 7 Ghi chú Được khai 7 tiết Khai 7 tiết dạythay Đơn vị B: Cử nhân viên Nguyễn Văn A đưa học sinh đi thi do đơn vị ở xa và để đảm bảo sức khoẻ cho học sinh đi thi,trường đưa học sinh đi ngày trước Tên Gv Đi công tác vào thứ 2,3 Công việc ngày thứ 2,3 Ghi chú Nguyễn Văn A x x NV Nguyễn Văn A sẽ giải quyết công việc mang tính cấp bách trước khi đi công tác Việc cử nhân viên đi cùng đoàn học sinh giỏi đi thi để quản lý,chăm sóc học sinh trong quá trình đi vẫn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,bên cạnh đó nhà trường không phải trả tiền tăng giờ do cử giáo viên đi sẽ tiết kiệm được kinh phí cho đơn vị. Về đội ngũ CBGV CNV: Tổng sốCBGV CNV: 101 trong đó BGH: 4, Gv: 88,CNV: 9 Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên trẻ có nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm với công việc,kịp thời bổ sung nguồn cán bộ đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hoạt động dạy và học. Trong đó có 08 gv trình độ thạc sĩ 03 gv dang theo học chương trình đào tạo thạc sĩ . Toàn bộ GV đã đạt chuẩn và trên chuẩn Năm 2012 trường đạt 12.5% gv đạt trình độ thạc sĩ Bên cạnh đó phải nói đến việc sau khi học xong đa số giáo viên có xu hướng chuyển nơi công tác mới làm ảnh hưởng đến biên chế của Trường,cũng như việc cam kết phục vụ tại trường, khi đi học nhà Trường luôn tạo điều kiện và hỗ trợ chi phí đi lại,tiền tài liệu… cho giáo viên Về cơ sở vật chất: Về mua sắm quản lý tài sản trang thiết bị làm việc chỉ thật sự cần thiết cấp bách cho hoạt động dạy và học.Tiến hành kiểm kê đánh giá tài sản của cơ quan và thanh lý các tài sản hư hỏng không cần dùng,theo dõi việc quản lý sử dụng tài sản của nhà nước đối với từng viên chức,qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng tài sản Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg ngày 02/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện thắp sáng Khi hết giờ làm việc,tan trường các phòng phải tắt đèn, tắt nguồn điện đảm bảo các thiết bị máy vi tính,trình chiếu. Chỉ thắp đèn chiếu sáng hành lang tại những vị trí thích hợp không ảnh hưởng đến công tác bảo vệ. Khi sữa chữa mua sắm các thiết bị điện cần lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện Năm 2008-1012 Trường tiến hành thay thế bóng đèn điện huỳnh quang túyp gầy loại T10 dài 1m2 (40 W) bằng bóng đèn compact loại 3U có công suất từ 14-15 W đã giảm đáng kể lượng điện tiêu thụ hàng tháng: Mỗi phòng học với diện tích: 54 M2 Có : 8 Bóng đèn huỳnh quang túyp gầy 1m2 (40 W) Thay: 8 bóng đèn compact loại 3U (14-15 W) Về ánh sáng vẫn đảm bảo ánh sáng cho phòng học Cụ thể TT 1 Nội dung Tiền điện thắp sáng Năm 2010 31.433.000 đ Năm 2011 31.985.000 đ Ghi chú Phòng học: 35p Phòng thực hành tin học: 02 Phòng thực hành Lý,hóa,sinh: 03 Phòng trình chiếu : 02 Phòng quản lý thiết bị,đồ dùng,dụng cụ dạy học: 01 Phòng chức năng đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Việc chuẩn bị các trang thiết bị,đồ dùng phục vụ dạy học tốt,việc tổ chức khai thác,sử dụng các thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao Có khu thể dục thể thao riêng Cảnh quan môi trường sư phạm xanh sạch đẹp Về sử dụng điện thoại bàn: Chỉ sử dụng cho mục đích công,liên lạc với các đơn vị, với phụ huynh học sinh để quản lý học sinh khi học sinh vắng học,cúp tiết không có đơn xin phép do phụ huynh viết,hoặc vi phạm kỷ luật… 2.Kết quả thực hiện công việc: Triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở,công khai tài chính và thực hành tiết kiệm đảm bảo các chính sách và phúc lợi cho CBGV CNV . Thực hiện tốt chế độ tự chủ tài chính và khoán kinh phí tiết kiệm, chi tiêu trong hoạt động công tác Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong đào tạo,sử dụng lao động tăng cường quản lý sử dụng lao động, thời gian lao động phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ đồng thời sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đúng chuyên môn ngành nghề được đào tạo nhằm phát huy năng lực và hiệu suất công tác. Kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên hỗ trợ mua tài liệu,tiền tàu xe,hỗ trợ phần nào khó khăn, động viên khích lệ tinh thần cho GV đi học thạc sĩ. Kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên chênh lệch thu-chi,chi tăng thu nhập cho CBGV CNV theo qui chế chi tiêu nội bộ của trường năm 2010,2011,2012 như sau: Năm Tổng tiền Tổng CBGV CNV 2010 5.512.000.000 98 2011 5.447.412.000 100 Tổng KP tiết kiệm được 257.360.000 100.000.000 2012 7.787.969.000 300.000.000 101 ĐVT: Đồng Bình Chiếm % KP quân/người/năm 2.626.000 1.000.000 2.970.000 5% 2% (trừ 10% tiết kiệm theo qui định) 4% Nguồn kinh phí tiết kiệm được do chênh lệch thu chi chi trả thu nhập tăng thêm cho CBGV CNV của Trường tuy không nhiều nhưng đó là kết quả của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí,và tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo. Kết quả đạt được như trên là sự quan tâm của các cấp,ngành nhằm đưa công tác thực hành tiết kiệm,chống lãng phí có ý nghĩa thiết thực hơn và thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của chính phủ về những giải pháp kiềm chế lạm phát IV.ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ: Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội Thực hiện công văn số 461/CTr-SGDĐT ngày 05/04/2011 của Sở GDĐT Đồng Nai Thực hiện quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 11/03/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về chương trình hành động thực hiện NQ11 Vận dụng bổ sung qui chế chi tiêu nội bộ thực hiện tiết kiệm chi phí quản lý hành chánh: Điện thoại Điện thắp sáng Văn phòng phẩm,xăng dầu Tạm ngưng mua sắm nhũng thiết bị văn phòng chưa thật sự cần thiết và cấp bách Giảm tối đa chi phí tổ chức hội nghị,hội thảo,hội thi,các ngày lễ,công tác phí,họat động phong trào… Không nên tạm trích chi thu nhập tăng thêm cho người lao động hàng tháng,quí Các chế độ tiêu chuẩn định mức chi mà đơn vị xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ cao hơn định mức của nhà nước nên có câu (nếu có điều kiện) theo sau Không nên chi tiết quá cụ thể một số mức chi mà tùy theo tình hình thực tế và điều kiện nguồn tài chính cho phép,Thủ trưởng đơn vị sẽ có quyết định phù hợp V. TÀI LIỆU THAM KHẢO Căn cứ nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô,đảm bảo an sinh xã hội. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ qui định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ký ngày 09/08/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006 NĐ-CP ký ngày 25/04/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ máy,biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công. Thông tư số 50/2003/TT-BTC của Bộ tài chính ký ngày 22/05/2003 về việc hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ theo nghị đinh 43/2006 của Chính phủ,sau khi thống nhất toàn bộ nội dung,phương án chi tiêu nội bộ khi thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu với Ban chấp hành Công đoàn nhà Trường Báo cáo quyết toán năm 2010,2011,2012 của Trường THPT Sông Ray Báo cáo kết quả thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về bộ máy biên chế,quản lý tàu chính của Trường THPT Sông Ray Tài liệu học tập nâng cao năng lực quản lý tài chính tài sản trong giáo dục. Văn bản luật số 48/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/06/2006 về thực hành tiết kiệm chống lãng phí Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg ngày 02/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện thắp sáng Triển khai quyết định của Thủ tướng chính phủ về qui chế công khai tài chính Thông tư số 03/2005/TT –BTC ngày 6/1/2005 hướng dẫn thực hiện qui chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính. Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11 /03/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân. Sông Ray,ngày 19 tháng 05 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thị Dã Thảo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất