Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn kết hợp giáo dục cho học sinh về vấn đề “bạo lực học đường” thông qua một s...

Tài liệu Skkn kết hợp giáo dục cho học sinh về vấn đề “bạo lực học đường” thông qua một số bài học trong bộ môn lịch sử

.PDF
10
221
120

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số (do Thường trực HĐ ghi): ………………… 1. Tên sáng kiến: KẾT HỢP GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ VẤN ĐỀ “BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG” THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG BỘ MÔN LỊCH SỬ. (Trang Sĩ Hòa, Nguyễn Thị Thu Sương, @THPT Ngô Văn Cấn ) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục đạo đức học sinh. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình hình thực trạng của vấn đề: “Bạo lực học đường” từ lâu đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại của toàn ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung, cùng với một số biểu hiện tiêu cực khác, nó đã và đang trở thành một trong những trở ngại rất lớn cho sự phát triển của ngành giáo dục. Nhất là trong thời gian gần đây, tình trạng “bạo lực học đường” lại có chiều hướng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Hàng loạt vụ việc giáo viên do hạn chế về nghiệp vụ sư phạm nên phạt vạ bằng các biện pháp tiêu cực hay bạo hành học sinh, hàng loạt vụ việc học sinh gây gỗ đánh nhau gây thương tích, thậm chí thiệt mạng, rồi các vụ việc chửi bới, lăng mạ, làm nhục nhau trên các trang mạng xã hội chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong giao tiếp hàng ngày, hay vì những lý do hết sức vô lý, buồn cười… đã tạo nên nhiều trăn trở, nhức nhối cho toàn xã hội. Như vậy nguyên nhân là do đâu? phải chăng do nền giáo dục của chúng ta chưa tiên tiến, chưa hiện đại như một số người đánh giá? Nếu nói vậy thì ở Mỹ hay một số quốc gia phát triển khác thì sao? Nền giáo dục của họ rất tiên tiến nhưng hàng loạt vụ xả súng đẫm máu vẫn diễn ra trong trường học thì phải giải thích thế nào cho đúng. Hay do ngành giáo dục của ta chưa đưa ra các biện pháp giáo dục đúng đắn? Hay do các nhà trường, đội ngũ các nhà giáo chưa làm tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh của mình? Hay do xã hội chưa quan tâm chia sẽ? Cũng không hẳn như thế, vì theo tôi, bản thân cũng là một nhà giáo nên tôi thấy rất rõ những chính sách đúng đắn, những cố gắng, nỗ lực của toàn ngành giáo dục, của đội ngũ giáo viên cả nước ngày ngày vẫn miệt mài đem hết tài năng và tâm huyết để giáo 1 dục học sinh, cả xã hội nói chung và của những người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục nói riêng vẫn ngày đêm quan tâm, chia sẻ và cùng chung tay, góp sức cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Như vậy vấn đề là ở đâu? Phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nói chung và làm cho các em hiểu rõ những tác hại và có ý thức “nói không” với vấn đề “bạo lực học đường”? Thực tế hiện nay trong các trường học trên cả nước, đa số các trường ngoài nhiệm vụ giảng dạy, rèn luyện cho học sinh về tri thức để đáp ứng các yêu cầu của xã hội, của cuộc sống, thì vấn đề giáo dục đạo đức học sinh cũng rất được quan tâm theo đúng câu khẩu hiệu mà các trường học thường treo: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Các hoạt động giáo dục đạo đức thường được thực hiện qua các hoạt động như: Nhà trường thì tổ chức học tập, truyên truyền về nội qui học sinh, nhắc nhỡ trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, cho học sinh ký cam kết không vi phạm. Giáo viên chủ nhiệm thì thường xuyên nhắc nhở qua quá trình quản lý lớp học, trong các buổi sinh hoạt lớp. Các tổ chức Đoàn thể thì tuyên truyền, nhắc nhở thông qua các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động phong trào…Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó một số trường học vẫn còn quan tâm chưa đúng mức hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, hoặc việc giáo dục chưa được thường xuyên, liên tục. Hay do áp lực của “căn bệnh thành tích” vẫn còn tồn tại nhiều nơi trong ngành giáo dục, chỉ quan tâm dạy học sinh về kiến thức để có được những điểm số cao và để hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra, việc thường xuyên giáo dục đạo đức và những kỹ năng sống cho học sinh chưa được quan tâm đúng mực. Trước thực trạng như vậy, bản thân là một giáo viên giảng dạy và cũng đã làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm tôi nhận thấy để giáo dục tốt đạo đức cho học sinh, hướng học sinh tránh xa các hành vi tiêu cực mà tiêu biểu là vấn đề “bạo lực học đường” như đề cập ở trên thì ngoài ngoài những nghiệp vụ, những biện pháp, những hoạt động mà các truờng đã và đang làm như trên thì việc giáo dục đạo đức học sinh phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, phải xem nó là một nhiệm vụ “không của riêng ai. Trong đó không thể không kể đến vai trò của các giáo viên bộ môn, bộ phận mà trước nay không ít người cho rằng chỉ cần làm tốt việc của mình là truyền thụ kiến thức cho học sinh qua hoạt động giảng dạy. Bởi vì tôi nhận thấy ngoài mục đích hướng dẫn học sinh nắm bắt tri thức, thì giáo viên ở một số bộ môn còn có thể thông qua các kiến thức đó tích hợp giáo dục về ý thức đạo đức cho học sinh. Ngoài các môn học gắn liền với giáo dục, bồi dưỡng tâm tư, tình cảm của con người như Văn học, Giáo dục công dân thì ở một số bộ môn khác cũng có thể tích hợp giáo dục 2 được thông qua một số kiến thức có liên quan, tiêu biểu như ở bộ môn Lịch sử, một môn học ngoài cung cấp kiến thức thì còn bồi dưỡng cho học sinh những bài học về tâm tư, tình cảm bổ ích. Bởi vì lẽ đó, bản thân là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một giải pháp mà chúng tôi đã thực hiện có hiệu quả mà chúng tôi tạm gọi tên là: Kết hợp giáo dục cho học sinh về vấn đề “bạo lực học đường” thông qua một số bài học trong bộ môn Lịch sử. Với mong muốn góp phần bồi dưỡng, giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức đối với một thực trạng có chiều hướng ngày càng gia tăng và được xã hội xem như là một “vấn nạn” trong giáo dục hiện nay. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Giúp giáo viên trong quá trình giảng dạy thông qua các sự kiện, các kiến thức có liên quan phân tích cho học sinh thấy được những tác hại, những hậu quả tiêu cực mà các hành vi bạo lực sớm muộn sẽ đem lại, những kết quả tốt đẹp và sức ảnh hưởng to lớn của thái độ ôn hoà, đúng mực. Từ đó thực hiện tốt việc lồng ghép, giáo dục, bồi dưỡng có hiệu quả cho học sinh về rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có ý thức hơn và tránh xa vấn đề dùng vũ lực hay các hành động tiêu cực để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đáp ứng những mong mỏi của toàn xã hội đối với lĩnh vực giáo dục và yêu cầu đổi mới giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay. 3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Thông thường, trong quá trình giảng dạy của mình, vì nhiều lý do như: Áp lực thi cử, xem việc giáo dục đạo đức học sinh là của giáo viên chủ nhiệm hay Đoàn thanh niên, hay giáo dục đạo đức học sinh thì đã có thời gian riêng và đã có các hoạt động khác… nên nhiều giáo viên bộ môn chỉ quan tâm đến việc truyền thụ những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa mà ít chú ý quan tâm đến các vấn đề kết hợp, liên hệ kiến thức để bồi dưỡng thêm cho học sinh các bài học gắn với thực tiễn cuộc sống, hay giáo dục cho học sinh về các bài học đạo đức, các kỹ năng sống, các hành vi ứng xử tốt đẹp và tích cực trong cuộc sống hàng ngày. 3 Giải pháp này sẽ giới thiệu cho giáo viên giảng dạy môn Lịch sử cách lựa chọn và một số sự lựa chọn tiêu biểu những nội dung kiến thức có liên quan, có thể liên hệ giáo dục hiệu quả. Giúp giáo viên có thể thực hiện tốt việc lồng ghép, tích hợp, bồi dưỡng và giáo dục đạo đức cho học sinh, cụ thể ở đây là giáo dục cho học sinh hiểu được những tác hại, những hậu quả đáng tiếc của vấn đề “giải quyết các mâu thuẫn bằng hành vi bạo lực” như thực trạng nêu ở trên, từ đó rút ra các bài học cho bản thân, có ý thức tránh xa và nói không với nó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 3.2.3. Chi tiết nội dung của giải pháp: 3.2.3.1. Các biện pháp đã tiến hành: * Chọn đối tượng để áp dụng giải pháp: Trong khuôn khổ giới hạn của Sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề “bạo lực học đường” giữa Học sinh với Học sinh chứ không đề cập đến vấn đề giữa Giáo viên với Học sinh vì nó mang tính chất khác, nằm trong một phạm vi và khuôn khổ khác. Đối tượng được chọn để áp dụng giải pháp và khảo sát, kiểm tra tính hiệu quả là kiến thức, chương trình môn Lịch sử và học sinh các khối lớp 10, 11, 12 mà chúng tôi đang giảng dạy. * Chọn nội dung kiến thức để tiến hành giải pháp: Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn ra trong chương trình Lịch sử lớp 10, 11, 12 những bài, những nội dung kiến thức có thể hiện, đề cập hay liên quan đến vấn đề về hành vi ứng xử, giải quyết các tranh chấp, xung đột... Trên cơ sở đó trong quá trình giảng dạy các nội dung này sẽ kết hợp, lồng ghép và rút ra bài học để bồi dưỡng cho học sinh. Cụ thể trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi xin trình bày một số lựa chọn tiêu biểu là các sự kiện được học trong chương trình như đã nói ở trên để tiến hành thực hiện giải pháp như sau: - Trong chương trình Lịch sử lớp 10 - phần Lịch sử Việt Nam: + Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. + Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV. - Trong chương trình Lịch sử lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới: + Tình hình nước Đức và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). + Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). 4 - Trong chương trình Lịch sử lớp 12: + Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “Chiến tranh lạnh” và xu thế phát triển thế giới ngày nay. + Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954). + Giai đoạn kháng chiến chiến chống Mỹ (1954-1975). + Giai đoạn sau giải phóng 1975 đến nay. (Tương tự có thể lựa chọn một số nội dung kiến thức khác mà có liên quan và có thể kết hợp giáo dục được). * Tiến hành thực hiện giải pháp: Sau khi lựa chọn ra các nội dung có những yếu tố liên quan mà thông qua đó có thể tích hợp, giáo dục được cho học sinh thì trong quá trình lên lớp, khi dạy đến các nội dung này chúng tôi dành chút thời gian để giới thiệu, đề cập, hướng học sinh vào tìm hiểu. Nhằm rút ra các bài học để giáo dục, bồi duỡng cho học sinh về sự cần thiết và ý nghĩa tích cực của việc giải quyết các vấn đề, các mâu thuẫn trên cơ sở hoà bình, không bạo lực, hay những tiêu cực, những hậu quả đáng tiếc do các hành động cư xử bạo lực mang lại... Từ đó hình thành cho học sinh những nhận thức, những bài học kinh nghiệm sâu sắc về vấn đề để áp dụng vào trong hoạt động học tập và thực tiễn cuộc sống. Ví dụ cụ thể: . Ví dụ 1: Chương trình Lịch sử lớp 10 - phần Lịch sử Việt Nam: Khi dạy về “Sự hình thành các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam” cùng với đó là sự hình thành của một dân tộc Việt, một nền văn hoá Việt thì ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiến thức về các vấn đề đó, giáo viên có thể mở rộng phân tích thêm để học sinh nắm rõ: Ngay từ giai đoạn đầu khi đất nước, dân tộc, cũng như nền văn hoá mới hình thành thì dân tộc Việt ta đã là một dân tộc hiền hoà, chân chất, sống hoà nhập với thiên nhiên, có một nền văn hoá phong phú và yêu chuộng hoà bình, thể hiện ở việc các tộc người sống chan hoà, đoàn kết với nhau cùng chinh phục thiên nhiên …để học sinh nhận thức rõ dân tộc Việt Nam ta từ xưa đã là một dân tộc hiền lành, không tham lam, hiếu chiến. Từ đó tác động đến tình cảm, để học sinh cảm thấy tự hào và thấy cần phải phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, hình thành ở các em tính cách truyền thống của nguời Việt. Khi dạy về “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV” thì ở nội dung “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh ở thế kỉ XV” có sự kiện sau khi ta giành được thắng lợi ở trận Chi Lăng - Xương Giang, đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của quân Minh, quân ta đã có hành động cấp ngựa, thuyền để cho quân Minh về nước, làm 5 cho chúng vừa sợ, vừa nể phục và từ bỏ hoàn toàn mộng xâm lược nước ta. Nhất là ý nghĩa sâu sắc hai câu thơ trong bài “Bình Ngô đại cáo” của nhà quân sư lỗi lạc Nguyễn Trãi, người có công rất lớn trong chiến thắng này: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo” Từ sự kiện này ta có thể phân tích, giáo dục một cách sâu sắc cho học sinh về truyền thống nhân nghĩa, cao thượng, yêu chuộng hoà bình của dân tộc ta, nhân nghĩa, cao thượng với cả kẻ thù, điều đó đã trở thành một nét đẹp, một nét đặc sắc trong truyền thống của dân tộc ta mà không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có được. Từ đó hình thành cho học sinh lòng tự hào, tự hào về một tính cách, một cách cư xử mà dù là kẻ thù cũng phải khâm phục và ca ngợi, qua đó các em sẽ có suy nghĩ và có ý thức hơn trong cách cư xử trong giao tiếp hang ngày, các em sẽ hiểu rõ hành vi bạo lực sẽ chẳng bao giờ đem đến những gì tốt đẹp, chính cách cư xử ôn hoà, cao thượng mới đem lại những điều vĩ đại và tốt đẹp nhất. . Ví dụ 2: Chương trình Lịch sử lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới: Khi dạy bài ‘Nước Đức và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh (1918-1939)” và bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)”, ở phần nói về sự ra đời của Chủ nghĩa phát xít ở Đức và Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến ở Nhật. Thông qua việc Đức và Nhật Bản đã chọn con đường hiếu chiến là phát xít hoá bộ máy nhà nước để âm mưu dùng vũ lực chia lại thế giới (thay vì chọn con đường hoà bình là cải cách), đã dẫn đến một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, mà phải chịu hậu quả nặng nề nhất thì không ai khác hơn là những kẻ đã tạo ra nó. Từ đó giáo viên có thể rút ra cho học sinh một bài học sâu sắc về hậu quả của việc lựa chọn con đường bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, cho dù kết quả có là thắng hay thua thì hậu quả mang lại cho mình, cho người khác đều không hề tốt đẹp. Qua đó học sinh sẽ suy nghĩ và rút ra cho mình bài học về cách cư xử đúng mực trong giao tiếp, trong cuộc sống, các em sẽ nhận thức rõ hành vi sử dụng bạo lực giải quyết mâu thuẫn chỉ mang lại hậu quả xấu cho bản thân mình và cho người khác, đôi khi hậu quả sẽ rất nặng nề mà ta không thể khắc phục được. Tránh xa hành vi bạo lực, tìm mọi cách giải quyết ôn hoà mới chính là cách cư xử khôn ngoan và mang lại nhiều lợi ích tích cực. . Ví dụ 3: Chương trình Lịch sử lớp 12: Khi dạy về “Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh”, phần “Xu hướng phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh và ngày nay” đã nêu rõ: “Böôùc sang theá kæ XXI xu theá chuû yeáu laø hoøa bình, hôïp taùc, phaùt trieån. Caùc daân toäc hy voïng veà 6 1 töông lai toát ñeïp cuûa loaøi ngöôøi”. Qua xu hướng đó ta có thể tích hợp giáo dục học sinh là thế giới ngày nay mặc dù còn nhiều bất ổn, nhưng xu thế chính là: “Hoà bình, hợp tác, phát triển”, các quốc gia, dân tộc đều đang hướng tới và hy vọng, mọi hành vi sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp đều bị thế giới lên án, thậm chí tẩy chay, cô lập. Vì vậy, trước xu thế của thế giới như vậy Việt Nam chúng ta cũng phải làm sao để cho phù hợp để phát triển, nhất là nước ta đang trong thời kì hội nhập sâu rộng với quốc tế. Từ đó học sinh sẽ rút ra bài học cho bản thân mình, phải làm thế nào để sống, để làm việc và phát triển một cách phù hợp với xu thế. Đó là việc phải điều chỉnh hành vi ứng xử trong mọi việc, trong mọi hoàn cảnh, tránh xa hành vi bạo lực nhiều hậu quả xấu và bị lên án, cư xử mọi việc một cách ôn hoà tích cực, tiến bộ, phù hợp với xu thế và thời đại. Khi dạy về giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), ở phần Đảng và nhà nước ta mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra các biện pháp giải quyết khó khăn mà Pháp gây ra cho chúng ta như: Các biện pháp hoà hoãn, ký các hiệp định hoà bình với Pháp (Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, Tạm ước 14/9/1946). Giáo viên có thể phân tích cho học sinh thấy rõ những hiệu quả tích cực mà các biện pháp này mang lại. Việc nhân nhượng, ôn hoà một cách khôn khéo trong giải quyết các xung đột ở một số tình huống nhất định luôn mang lại những hậu tích cực và tốt đẹp. Từ đó học sinh sẽ học được những cách cư xử dè dặt, thấu đáo hơn trong các tình huống giải quyết mâu thuẫn hay xung đột vì hiểu được lợi ích mà nó mang lại. Khi dạy về giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). ở các phần mà nói về chủ trương của ta luôn tỏ rõ thiện chí muốn giải quyết chiến tranh với Mỹ bằng biện pháp đàm phán hoà bình, trên mặt trận ngoại giao thay vì trên chiến trường, cho dù ta đang ở trên đà thắng lợi, việc thắng lợi chỉ còn là thời gian. Những thiện chí đó của ta cũng đã mang lại những hiệu quả tích cực như: Nhận được sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần của đông đảo bạn bè quốc tế và của các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới, mở ra cho Mỹ một lối thoát để “xuống thang” chiến tranh, thúc đẩy cuộc chiến tranh mau kết thúc, hay cũng chính vì những thiện chí đó mà thù hằn giữa hai quốc gia, hai dân tộc mau chóng được xoá bỏ và trở thành đối tác kinh tế tạo ra những lợi ích ch cả hai bên… Qua đó tích hợp giáo dục cho học sinh về việc thái độ ứng xử một cách thiện chí, hoà bình luôn đem đến nhiều sự ủng hộ, nhiều kết quả tốt đẹp hơn hành vi yêu thích bạo lực trong mọi hoàn cảnh. Hay gần đây nhất, khi dạy về những thành tựu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đến nay, về vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế hiện nay thì giáo viên cũng 7 có thể tích hợp giáo dục cho học sinh như: Cũng chính nhờ vào đường lối đối ngoại hoà bình, hợp tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới mà Đảng và nhà nước ta đang thực hiện đã đem lại những thành tựu to lớn trên các mặt, góp phần quyết định tạo dựng nên một đất nước Việt Nam với vai trò và vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế như hiện nay. Từ đó rút ra bài học sâu sắc cho học sinh về tầm quan trọng và hiệu quả tích cực mà hoà bình, hữu nghị mang lại, đối chiếu với những nơi , những quốc gia còn dùng biện pháp xung đột giải quyết vấn đề mà đánh giá. Giúp học sinh hình thành suy nghĩ và cách giải quyết tích cực khi đối mặt giải với các vấn đề tranh chấp, xung đột trong học tập và cuộc sống hàng ngày… 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp này có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử các khối lớp 10,11,12, để giáo dục ý thức học sinh về cách cư xử đúng mực trong mọi tình huống trong giao tiếp hàng ngày. Có thể mở rộng áp dụng cho cả các khối lớp khác và một số môn học khác nếu có những vấn đề có thể tích hợp giáo dục được như trong bộ môn Lịch sử. Ví dụ cụ thể như: Ở các khối lớp khác ở bộ môn Lịch sử các em cũng được học những vấn đề Lịch sử tương tự nhưng với cách tiếp cận và khối lượng kiến thức khác mà thôi, nên cũng có thể tiến hành tích hợp giáo dục được. Hay ở các môn học khác như Văn học, Giáo dục công dân, Địa lý cũng sẽ có những bài học liên quan đến các tình huống ứng xử thì cũng có thể tích hợp giáo dục được cho học sinh như thế. 3.4. Hiệu quả thu được khi áp dụng giải pháp: Sau khi áp dụng giải pháp này vào quá trình giảng dạy thì tôi thu được một số kết quả khả đáng khả quan như sau: - Trước hết là thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn có những chuyễn biến tích cực, các em học sinh bớt đi rất nhiều tâm lý ngán ngại, và có hứng thú hơn với môn học, vì cảm thấy Lịch sử gần gũi hơn, không còn là một hệ thống kiến thức khô khan, Lịch sử cũng mang tính thời sự nóng bỏng và rất có ích trong thực tiễn cuộc sống hiện tại. - Suy nghĩ và thái độ của học sinh đối với vấn đề được cải thiện rõ rệt, các em đã có suy nghĩ và ý thức hơn trong thái độ giao tiếp hàng ngày. - Trước khi áp dụng giải pháp thì tình hình học sinh các lớp mà chúng tôi trực tiếp giảng dạy hay chủ nhiệm thì các em còn vi phạm nội quy nhiều, nhất là trong các tình huống ứng xử với bạn bè, Thầy cô còn nhiều khi chưa đúng mực. Từ đó dẫn dến nhiều tác động 8 tiêu cực như mất tình cảm bạn bè, mất đoàn kết trong lớp học, hay nghiêm trọng hơn là đã xảy ra các vụ việc học sinh đánh nhau phải chịu sự kỷ luật của nhà trường. - Nhưng sau một thời gian áp dụng giải pháp, bằng các khảo sát thực tế (thông qua theo dõi ghi nhận tình hình nề nếp hàng ngày, qua kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối năm …) thì kết quả thu được hầu như đa số các em có được nhận thức đúng đắn và cách cư xử rất ôn hoà, kềm chế, phù hợp với các tình huống mâu thuẫn, xung đột. Tình hình các lớp chủ nhiệm ổn định hơn, học sinh đoàn kết và chia sẻ với nhau nhiều hơn, các vụ việc xung đột, đánh nhau của học sinh trong phạm vi chúng tôi áp dụng giải pháp ngày càng giảm một cách tích cực, có những năm hầu như không xảy ra vụ việc nào đáng kể. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không 3.6. Tài liệu kèm theo gồm: - Phụ lục: Bảng thống kê kết quả của việc áp dụng sáng kiến. Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2018 9 Phụ lục BẢNG THỐNG KÊ VỀ KẾT QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Thời gian Số học sinh Áp dụng Số học sinh vi phạm về Số học sinh bị (lớp: Giảng dạy + SKKN ứng xử (gây gổ, đánh kỷ luật nhau…) (Tỉ lệ %) chủ nhiệm) (Tỉ lệ %) Năm học 437 Chưa áp 8 học sinh 5 học sinh 2014-2015 (12C1,3,5,12, dụng (1,83%) (1,14%) 11C2,3,7,9,11,13) Năm học 421 Đã áp 3 học sinh 1 học sinh 2015-2016 (12C1, 3,8,9,10, dụng (0,71%) (0,23%) 11C2,4,5,7,11,12) Năm học 429 Đã áp 1 học sinh 0 học sinh 2016-2017 (12C1,7,9,10,12 dụng (0,23%) (0%) 10C1,6,9,10,11) Qua bảng thống kê: - Năm học 2014-2015: Do chưa áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm nên mức độ học sinh vi phạm các lỗi về ứng xử như: Gây gỗ, chửi nhau trên các mạng xã hội, xô xát, mà nghiêm trọng nhất là đánh nhau) còn tương đối cao, có 8 học sinh vi phạm (chiếm 1,83%), trong có có 5 học sinh (chiếm 1,14%) vi phạm đánh nhau bị nhà trường kỷ luật hạ hạnh kiểm. - Năm học 2015-2016: Do đã áp dụng Sáng kiến, học sinh bắt đầu có sự chuyển biến tích cực trong suy nghĩ và giải quyết các mâu thuẫn, xung đột theo những hướng tích cực hơn, từ đó tỉ lệ học sinh vi phạm các lỗi trên đã giảm xuống đáng kể, học sinh vi phạm chỉ còn 3 học sinh (chiếm 0,71%), trong đó chỉ có 1 học sinh vi phạm đánh nhau (chiếm 0,23%). - Còn năm học vừa qua thì ở các lớp mà chúng tôi chủ nhiệm và giảng dạy thì không có học sinh vi phạm đánh nhau, chỉ có 1 học sinh (chiếm 0,23%) vi phạm gây gỗ với bạn bị khiển trách và nhắc nhỡ. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan