Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn._kể chuyện sách thiếu nhi ở trường phổ thông....

Tài liệu Skkn._kể chuyện sách thiếu nhi ở trường phổ thông.

.DOC
20
145
142

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm. KỂ CHUYỆN SÁCH THIẾU NHI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Kể chuyện theo sách là hình thức tuyên truyền miệng được sử dụng rộng rãi trong các thư viện trường phổ thông. Việc tổ chức kể chuyện theo sách ít tốn kém, linh hoạt và thu hút được đông đảo bạn đọc. Với lợi thế đó, trường THCS Thạnh Bình thường xuyên tổ chức cho các em học sinh kể chuyện sách thiếu nhi trong giờ chào cờ, trên lớp đạt kết quả rất cao. Trong nhiều năm liền nhà trường đều có học sinh tham gia đạt giải trong Hội thi kể chuyện sách thiếu nhi vòng huyện. Thông qua kể chuyện các em đã hình thành phát triển nhân cách, rèn luyện tư duy sáng tạo qua các môn học, giúp cho việc học tập của các em ngày càng tiến bộ. Từ đó, chất lượng giảng dạy của giáo viên được nâng cao. Tuy nhiên, việc tổ chức kể chuyện sách thiếu nhi là công việc không phải dễ dàng nên nhiều trường phổ thông hiện nay vần chưa thực hiện được hoặc có thực hiện nhưng chưa hiệu quả cao. Để tạo điều kiện cán bộ, giáo viên thư viện chuẩn bị tốt những buổi kể chuyện theo sách, chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề về kể chuyện sách thiếu nhi vòng trường. 1 * Mục tiêu: - Tạo một sự chuyển biến trong công tác kể chuyện sách thiếu nhi ở trường phổ thông. - Hướng cho học sinh biết cách kể chuyện theo sách đạt hiệu quả cao. - Giúp cho các em nắm vững dàn bài kể chuyện và những bước khác trong khi kể chuyện, nhất là học sinh trung bình, yếu được tiếp cận cách thức kể chuyện theo khả năng. - Rèn luyện cho các em các kĩ năng đọc diễn cảm, diễn xuất phân vai theo câu chuyện… - Gây ấn tượng sâu sắc trong học sinh sự say mê nghiên tìm tòi, nghiên cứu khoa học, đời sống, học tập, văn hóa… - Tạo một sân chơi cho học sinh. Những học sinh trung bình, yếu có điều kiện tiếp nhận tri thức, giúp các em tự tin trong học tập. - Góp phần làm phong phú giờ sinh hoạt lớp, giúp học sinh say mê đọc sách, ham thích đến lớp, giảm số lượng học sinh cá biệt. II. NỘI DUNG: 1. Tổ chức thực hiện: 1.1. Chuẩn bị: 2 Để thực hiện kể chuyện theo sách, GV thư viện sẽ tham mưu BGH và cùng với Giáo viên chủ nhiệm bàn bạc thống nhất kế hoạch kể chuyện theo sách và chuẩn bị một số công việc như sau: - Thông qua kế hoạch kể chuyện theo sách trong Tổ Cộng tác viên thư viện. - Thông báo lịch hướng dẫn học sinh kể chuyện theo sách. - Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho các tiết kể chuyện theo sách. - Lập dàn ý kể chuyện: Dàn ý câu chuyện là bố cục rút gọn của một bài văn kể chuyện có giá trị về nội dung và có kết quả nhất. Mục đích của việc lập dàn ý câu chuyện là cung cấp cho người kể chuyện nắm vững bố cục của một tác phẩm văn học nghệ thuật hay khoa học…để dựng nên bài kể chuyện theo hướng của mình. Giáo viên thư viện và học sinh được hướng dẫn kể chuyện đều phải lập dàn ý câu chuyện trước khi tiến hành kể chuyện. Đây là một việc làm rất khó cho nên người GV thư viện phải chuẩn bi thật kĩ những công việc: 3 + Khi lập dàn ý câu chuyện phải biết sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, súc tích phù hợp với người nghe, và từng thể loại chuyện. + Phải nắm vững bố cục của một bài kể chuyện và thể loại của bài kể chuyện. Cụ thể: 1. Kể chuyện thần thoại: - Giới thiệu thế giới thần linh, nơi những vị thần ngự trị và những phẩm chất của các vị thần. - Những thành quả, những chiến công và những kỳ tích mà các vị thần linh đã làm. - Ý nghĩa của những chiến công đó đối với con người, những khát vọng dành chiến thắng của những con người đương đại. Ví dụ: Truyện Thần Dớt với cuộc chiến tranh giành quyền lực (Thần thoại Hy Lạp, tập I, NXBGD năm 2001). a) Giới thiệu thần linh: + Thần Rê-a đã sinh hạ thần Dớt trong hang sâu tại núi I-da (đảo Crê-tê trên biển Địa Trung Hải). b) Diễn biến: + Đánh nhau với quái vật Ty-phôn. + Cuộc sống trên núi Ô-lim-pi-a. + Thành quả: Thần Dớt cùng các vị thần khác cai trị lãnh thổ của mình. 4 c) Ý nghĩa: Sức mạnh và lòng tin vào chính nghĩa đã chiến thắng. 2. Kể chuyện truyền thuyết: - Giới thiệu những nhân vật lịch sử; những chiến công có thật (hoặc được xem như có thật) của những nhân vật được nêu. - Kể lần lượt những chiến công, những cử chỉ, hành động phi thường mang tính kì lạ, khác thường của nhân vật lịch sử ấy. - Bài học lịch sử, bài học về đạo đức (rút ra từ nhân vật và những hành động của họ) muốn khuyên bảo những người khác học theo, làm theo. Ví dụ: Yết Kiêu và Dã Tượng (Việt sử giai thoại, tập 3, NXBGD năm 2004). a) Giới thiệu nhân vật: Yết Kiêu và Dã Tượng là hai gia nô thời Trần. b) Diễn biến: - Năm 1285, quân Nguyên ồ ạt kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai. - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng hai gia nô Yết Kiêu và Dã Tượng tham gia đánh giặc. - Lòng trung thành của Yết Kiêu và Dã Tượng. c) Kết thúc: 5 Trần Quốc Tuấn đã kết luận: vai trò của Yết Kiêu và Dã Tượng như khung xương của hai cánh chim, nhờ đó chim bay cao được. 3. kể chuyện cổ tích: - Giới thiệu những nhân vật, những người bình thường trong đời sống xã hội, có đạo đức cao quý, song lại chịu nhiều bất hạnh. Trong khi đó, có những kẻ tham lam, ích kỉ, ác độc lại sống phè phỡn. - Kể đầy đủ những khổ nạn mà những con người lương thiện gặp phải trong đường đời những hành động xấu, ác của kẻ xấu. - Sự trừng trị tất yếu đối với cái xấu; sự đền đáp thật xứng đáng, có giá trị cho những người lương thiện. Nêu ý nghĩa: con người luôn hướng tới cái thiện, cái tốt. Ví dụ: Cây tre trăm đốt (Văn 6, tập hai, NXBGD năm 2001) a) Giới thiệu nhân vật: - Anh Khoai từ nhỏ làm người ở cho một trưởng giả gian ác, xảo trá, anh được hắn hứa gả con gái nếu siêng năng. - Lão trưởng giả nuốt lời hứa và gả con gái cho một cai tổng giàu có. b) Những khổ nạn đã gặp: 6 - Lão trưởng giả bắt anh phải tìm được một cây tre trăm đốt để vót làm đũa cưới. - Nhưng tìm hết ngày này qua ngày khác mà vẫn không tìm được. - Anh Khoai mang một trăm đốt tre về bị mọi người chế nhạo. c) Kết thúc: - Anh Khoai đọc câu thần chú để một trăm đốt tre dính lại với nhau và dính luôn lão trưởng giả. - Lão cai tổng thông gia và con trai chạy ra gỡ cũng bị dính luôn. - Lão trưởng giả phải gả con gái cho anh Khoai. 4. Kể chuyện ngụ ngôn: - Giới thiệu các “nhân vật” ngụ ngôn trong bối cảnh cụ thể nào đó. - Những hành động biểu hiện thái độ, hành vi đã thực hiện của các “nhân vật” ngụ ngôn mang tính đặc thù đối với đời sống xã hội trong bối cảnh đó. - Những bài học dạy đời, dạy người đúc rút ra từ nội dung những câu chuyện trên. Ví dụ: Con cáo và chùm nho- Thơ ngụ ngôn La Fontaine (sách song ngữ), NXBGD năm 1995. a) Giới thiệu nhân vật: 7 Con cáo đói nhìn chùm nho thèm thuồng muốn ăn. b) Diễn biến: Chùm nho ở trên cao, cáo không thể nào với tới được. Cáo tức tối rồi bỏ đi. c) Kết thúc: Cáo đã nói lời chê bai chùm nho để giữ thể diện cho mình. Nhưng mọi người không bao giờ tin vì họ biết bản chất của của cáo là tham lam. 5. Kể chuyện cười: - Giới thiệu nhân vật với đặc điểm của nhân vật đó. - Những tình huống, những ngôn ngữ, những hành động với hình thức thể hiện của các nhân vật trong nội dung thật phi lí, trái lẽ phải, trái sự đời, thật oái oăm gây cười mà không thể hiện được nữa. - Những bài học về đạo đức làm người được rút ra hoặc những lời khuyên dạy chí tình chí lí từ nội dung câu chuyện kể trên. Ví dụ: Chiếc vé xem bóng đá (Chuyện cười Tiếng Pháp, NXBGD năm 2003). a) Nhân vật: Cháu bé 8 tuổi, cha cháu là nghị sĩ. b) Diễn biến: - Trận bóng đá Đức – Ba Lan sắp bắt đầu. 8 - Cháu bé tìm ngồi vào số ghế mời danh dự. - Cháu trả lời người bên cạnh: Cha cháu là nghị sĩ. - Cha cháu đâu rồi? c) Kết thúc: - Cha cháu ở nhà và đang lục tìm chiếc vé này. 6. Kể chuyện danh nhân: - Giới thiệu danh nhân với nghề nghiệp và cuộc sống của họ. - Chọn lựa và đưa ra trình bày những chi tiết, sự việc mang tính chất “giai thoại”, “huyền thoại” trong học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, vượt khó đến thắng lợi và thành công. Kiên trì vươn lên vượt bậc, dũng cảm, mưu trí của các danh nhân đó. - Ý nghĩa lớn lao về giáo dục lòng yêu nghề, lòng tự tin, tự lực tự cường, là những tấm gương trong sáng xứng đáng để người đời học tập. Ví dụ: Kể chuyện Sác-lơ Đác uyn a) Mở đầu: Sác-lơ Đác-uyn sinh ngày 12-2-1809 tại một thị trấn nhỏ Sơ-riu-xbơ-ri bên bờ sông Sai-uyn quận Sơ-rơ-phu phía tây nước Anh. Mẹ mất sớm, Đác-uyn đã chăm chỉ học tập. Ông đã dể lại cho nhân loại nhiều công trình nghiên cứu về sinh vật học. Ông mất ngày 19-4-1882. 9 b) Diễn biến: + Ông nội sống vào thời kỳ đầu cách mạng công nghiệp nước Anh (xuất hiện máy dệt, động cơ sức nước…). Tư tưởng tiến bộ của ông nội ảnh hưởng rất lớn đến Đácuyn. + Đắc-uyn không thích nghe những câu chuyện hư vô trong Kinh Thánh, thích xem truyện thiếu nhi như Rô-binsơn phiêu lưu kí. + Học tập chăm chỉ, chịu khó nghiên cứu, cuối cùng ông đã thành đạt và trở thành nhà bác học. c) Kết thúc: Say mê nghiên cứu khoa học và thành công. Những gợi ý trên về ba phần của dàn bài kể chuyện có thể là chưa đầy đủ. Song nó có thể giúp cho giáo viên thư viện trường học, có điều kiện tốt hơn chuẩn bị một bài kể chuyện theo sách đạt kết quả mong muốn. 1.2. Hướng dẫn kể chuyện: Dựa theo dàn bài kể chuyện như trình bày ở trên, giáo viên thư viện sẽ hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài kể chuyện. Ở tiểu học, học sinh đã luyện tập và quen thuộc với bài văn kể chuyện. Sang THCS khi thực hành kể chuyện, giáo viên thư viện sẽ tập trung hướng dẫn các em biết cách phân biệt thể loại của các bài văn kể chuyện. Sau đó, rèn 10 luyện học sinh tự lập dàn ý một bài văn kể chuyện mà các em đã chọn. Phần này rất khó vì các em phải biết cách tóm tắt bài văn kể chuyện theo bố cục: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Giáo viên thư viện phải hướng dẫn tuần tự từng phần một cho đến khi các em đã thuần thục. Sau cùng, các em tập dợt kể câu chuyện theo dàn bài đã thiết kế sẵn. Trong quá trình kể chuyện, giáo viên thư viện phải chú trọng hướng dẫn các em luyện chất giọng. Học sinh sẽ luyện tập giọng đọc lên bổng xuống trầm tùy theo đoạn văn buồn vui…, biết phân biệt được người kể chuyện, những người đối thoại để có giọng đọc đúng với yêu cấu của văn bản. Đối với những bài kể chuyện cần minh họa phân vai diễn xuất như kịch, giáo viên thư viện cần tranh thủ thời gian tập dợt cho các em, đồng thời trang bị thêm máy chiếu để có những hình ảnh minh họa sinh động thu hút khán giả. 1.3. Tiến hành kể chuyện: Ở trường THCS học sinh sẽ kể chuyện vào giờ chào cờ đầu tuần, kể chuyện ở trên lớp (thời gian rất ít) hoặc kể chuyện trong những lần tham gia hội thi kể chuyện sách thiếu nhi vòng trường, vòng huyện…Đối với kể chuyện trên lớp học sinh được giáo viên bộ môn giảng dạy chiếm thời gian tương đối ít. Còn lại kể chuyện giờ chào đầu tuần, hoặc kể chuyện trong các hội thi giáo viên thư viện sẽ là 11 người đạo diễn, hướng dẫn các em hoàn thành bài kể chuyện theo yêu cầu của Ban Giám khảo đề ra. 1.3.1. Kể chuyện giờ chào cờ đầu tuần: Giờ chào cờ đầu tuần hầu hết các trường THCS đều tổ chức học sinh kể chuyện sách thiếu nhi. Khi đó, trường chúng tôi đề cử mỗi lớp sẽ chọn ra một em để kể chuyện theo sách chủ đề về đạo đức Bác Hồ, Nhà giáo Việt Nam, quê hương đất nước…Qua câu chuyện, nhà trường lồng vào giáo dục các em lòng yêu kính Bác Hồ, thầy cô giáo, quê hương đất nước…Để chuẩn bị cho các em hoàn thành tốt bài kể chuyện, giáo viên thư viện sẽ kết hợp với giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm để hướng dẫn các em luyện tập bài kể chuyện trước một tuần. Được sự hướng dẫn trước của giáo viên thư viện về dàn bài của một bài văn kể chuyện cùng với cách thức diễn xuất, chất giọng hợp với bài kể chuyện nên phần đông các em trình diễn rất hay. Trong quá trình kể chuyện học sinh hoàn toàn không được nhìn vào văn bản. 1.3.2. Tham gia kể chuyện sách thiếu nhi ở các hội thi: Hàng năm, trường chúng tôi đều tổ chức hội thi kể chuyện sách thiếu nhi vòng trường vào dịp lễ Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Để chuẩn bị cho hội thi, giáo viên thư viện kết hợp với tổng phụ trách Đội tham mưu BGH lập kế hoạch tổ 12 chức thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Sau đó, BGH sẽ thông qua kế hoạch thi đua ở hội đồng sư phạm. Với sự nhất trí của hội đồng, BGH sẽ phân công các tổ, bộ phận, đoàn thể xúc tiến công việc. Phong trào thi đua sẽ đạt hiệu quả cao khi nhà trường đã có đầy đủ các hồ sơ như: Kế hoạch phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, Quyết định thành lập Ban Giám khảo hội thi kể chuyện sách thiếu nhi, Điều lệ hội thi, Danh sách học sinh tham gia hội thi kể chuyện, Danh sách Ban Giám khảo hội thi, Bảng điểm học sinh tham gia hội thi và cuối cùng là Biên bản tổ chức hội thi kể chuyện sách thiếu nhi vòng trường. Nhưng điểm quan trọng nhất của hội thi có lẽ là các em tham gia hội thi sẽ diễn xuất ra sao đối với bài kể chuyện của mình. Vấn đề này chúng tôi đã hướng dẫn các em luyện tập thường xuyên hàng năm nên các em rất tự tin trong khi trình diễn phần thi của mình. Chẳng hạn, một em học sinh lớp 9A trường tôi đã kể câu chuyện “Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ” trích trong cuốn “Tấm lòng của Bác” NXB Công an nhân dân, H.2005. Để tập dợt cho bài thi của em đạt giải vòng huyện, bên cạnh việc hướng dẫn em soạn lời dẫn chuyện đi kèm bài kể chuyện, biết tóm tắt nội dung tư tưởng văn bản ở cuối bài kể, biết phát âm chuẩn mực các từ ngữ trong từng đoạn văn, biết tư thế diễn 13 xuất trước khán giả, chúng tôi còn chọn thêm vài em học sinh khác trong lớp để đóng vai các nhân vật trong chuyện kể. Đặc biệt để cho tiết mục kể chuyện được sinh động, chúng tôi còn tăng cường thêm máy chiếu minh họa những hình ảnh rất cảm động về Bác cùng với các thương binh, liệt sĩ. Với sự nỗ lực rất lớn của chúng tôi, tiết mục kể chuyện đã thành công tốt đẹp. Em học sinh kể chuyện đã đạt giải nhì trong hội thi kể chuyện sách thiếu nhi vòng huyện năm học 2012 – 2013. Trong quá trình tổ chức hội thi kể chuyện sách thiếu nhi vòng trường, sau phần kể chuyện, chúng tôi còn đưa ra những câu hỏi cho từng em trả lời để phát rèn luyện trí thông minh cho các em. Và để duy trì phong trào kể chuyện sách thiếu nhi, chúng tôi còn đề nghị BGH trường có những phần thưởng xứng đáng dành cho các em đạt giải cao trong hội thi, có những phần thưởng khích lệ cho những cán bộ, giáo viên tham gia hướng dẫn các em đạt giải trong hội thi vòng huyện. 2. Hiệu quả: Từ khi thực hiện phong trào kể chuyện sách thiếu nhi trong nhà trường thì hoạt động dạy và học của nhà trường có những tiến bộ rõ rệt. Trong nhiều năm liền số lượng học sinh giỏi của trường mỗi năm tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2011-2012 trường tôi đã được Ủy Ban 14 Nhân Dân tỉnh Bạc liêu tặng danh hiệu Lá cờ nhì trong các trường toàn tỉnh. Riêng hoạt động thư viện đã thực sự khởi sắc. Số lượng bạn đọc đến thư viện đọc và mượn sách ngày càng tăng lên, cụ thể: BẠN ĐỌC MƯỢN TÀI LIỆU Tên 2010 - 2011 - 2012 2011 Giáo viên 120 Học sinh 2.201 2012 76 2.409 2013 98 3.196 - 20132014 HKI: 39 HKI: 1837 Cộng: 2.321 2.485 3.294 Qua việc tổ chức học sinh kể chuyện sách thiếu nhi, chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: - Muốn cho bạn đọc đến thư viện đông đảo cần phải đẩy mạnh phong trào kể chuyện sách thiếu nhi trong nhà trường. Điều này dễ nhân thấy qua số lượng bạn đọc tăng lên. - Gây được sự hứng thú, tập trung học tập. Qua mỗi lần tổ chức hội thi kể chuyện sách thiếu nhi, các em tìm mượn sách ở thư viện rất nhiều. Ngoài ra, bạn đọc còn được thư giãn với những tiết mục minh họa. - Sau khi tổ chức kể chuyện theo sách học sinh thường đến thư viện tìm đọc, nghiên cứu tài liệu học tập. 15 - Tổ chức kể chuyện theo sách còn giúp cho các em say mê nghiên cứu, phân tích sự vật, hiện tượng, nắm bắt được những điểm quan trọng trong nội dung, hình thức của văn bản… - Học sinh quan tâm đến các tác giả, nhà xuất bản, tri ân những người sáng tạo ra tác phẩm. - Các em tự biết xây dựng góc học tập cho mình để có đủ điều kiện nghiên cứu, tự học thông qua các tác phẩm. Để duy trì hoạt động kể chuyện theo sách, Gv thư viện cần chú ý: - Lập kế hoạch tổ chức hội thi kể chuyện theo sách phải khoa học, phù hợp với hoạt động dạy học của nhà trường. - Thường xuyên theo dõi, nắm bắt học sở thích của học sinh về các loại sách. - Thường xuyên theo dõi phát hiện chăm bồi những học sinh có năng khiếu kể chuyện. - Cần tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của BGH, Đoàn thể, Bộ phận, Giáo viên và học sinh - Bài kể chuyện phải được học sinh soạn kĩ lưỡng, có sự tham gia góp ý của Bộ phận Đoàn, Đội, Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên thư viện. Đặc biệt, để bài kể chuyện có 16 sức hấp dẫn , Gv thư viện cần phải hướng dần cho học sinh bám sát và nắm vững thể loại, dàn ý của từng bài văn kể chuyện. - Bài kể chuyện cần tránh lạm dụng các hình thức khác. Tránh sa vào kể tràn lan không theo trật tự, bố cục văn bản. - Gv thư viện phải đặc biệt chú ý tới nghệ thuật diễn thuyết. Yêu cầu không quá thời gian qui định. Từ ngữ dễ hiểu, chọn sách phù hợp với người nghe. Ánh mắt nụ cười, cử chỉ sinh động, giọng nói lên bổng xuống trầm, âm lượng khỏe khoắn thu hút người nghe từ đầu đến cuối. III. KẾT LUẬN: Kể chuyện theo sách là một hoạt động có tầm quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó không chỉ thúc đẩy bạn đọc đến thư viện ngày càng đông đảo mà còn giúp cho học sinh hăng say học tập. Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nhất là đối với những học sinh đã có một số kiến thức về văn bản kể chuyện… Là một giáo viên thư viện làm công tác giáo dục học sinh thông qua phương tiện sách, báo, một đồng nghiệp đáng tin cậy của giáo viên. Khi áp dụng sáng kiến này tôi chỉ mong muốn cho hoạt động thư viện đạt được hiệu quả cao. Phong trào đọc, mượn sách, báo thực sự là hoạt động 17 đồng hành với hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường. Xứng đáng là một thư viện đạt chuẩn, của một trường đạt chuẩn. Với khả năng tìm hiểu, tự học có giới hạn , rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp và bạn đọc. Tân phong, ngày 15 tháng 02 năm 2014 Hiệu trưởng Thư viện Mai Nguyễn Văn Chính 18 Công Vàn MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. NỘI DUNG: 1. Tổ chức thực hiện: 1.1. Chuẩn bị 1.2. Hướng dẫn kể chuyện 1.3. Tiến hành kể chuyện 2. Hiệu quả III. KẾT LUẬN 19 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁ RAI Trường THCS Thạnh Bình KỂ CHUYỆN SÁCH THIẾU NHI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Văn Chính - Chức vụ: Nhân viên thư viện tháng 02 năm 2014 20 Giá Rai, ngày 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất