Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn hướng dẫn học sinh tự tổ chức sinh hoạt kỹ năng trong giờ sinh hoạt lớp...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh tự tổ chức sinh hoạt kỹ năng trong giờ sinh hoạt lớp

.PDF
6
146
131

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ TỔ CHỨC SINH HOẠT KỸ NĂNG TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP (Lê Thị Ngọc Hân - trường THPT Chuyên Bến Tre Trầm Thị Kim Lợi - trường THPT Chuyên Bến Tre) 2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: lĩnh vực chủ nhiệm 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết 3.1.1. Thực trạng vấn đề - Sinh hoạt kỹ năng là một vấn đề quan trọng cần thiết cho học sinh. Điều này ở các trường học ở nhiều nước trên thế giới đã thực hiện thành một môn học, tuy nhiên ở nước ta, do nhiều nguyên nhân mà sinh hoạt kỹ năng còn nhiều hạn chế. Và đặc biệt là trong quá trình sinh hoạt, các em nhiều khi không thể hiện được hết bản thân. - Giáo viên chủ nhiệm sử dụng tiết sinh hoạt lớp chủ yếu làm các việc như nhận xét, kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và phổ biến công việc, kế hoạch tuần tới. - Giáo viên có sinh hoạt kỹ năng cũng không thể thường xuyên. Các kỹ năng trong đời sống rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi nghiên cứu và có hình thức sinh hoạt kỹ năng phù hợp, hấp dẫn với học sinh nên việc tổ chức thường xuyên sẽ khá nặng nề cho giáo viên. 3.1.2. Nguyên nhân của thực trạng ➢ Nguyên nhân khách quan: do điều kiện của giáo dục nước ta, thời gian học các môn đã chiêm hết tuần, chỉ còn lại giờ sinh hoạt lớp, giờ sinh hoạt lớp lại là lúc phải tổng kết, nhắc nhở, thông báo kế hoạch tuần sau nên hoạt động rèn kỹ năng khó thực hiện thường xuyên. ➢ Nguyên nhân chủ quan: - Về phía giáo viên: kỹ năng chưa thật đa dạng để có thể sinh hoạt cho học sinh nhiều kỹ năng trong cuộc sống, nếu có sinh hoạt kỹ năng thì nhiều giáo viên chỉ đọc lại những tài liệu nhà trường phát xuống mà chưa tích cực để xây dựng nội dung các tiết sinh hoạt thật sinh động, hiệu quả. - Về phía học sinh: còn thụ động nên chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, văon nghệ … ngại thể hiện quan điểm trước tập thể. Nhiều học sinh Trang 1 muốn thể hiện mình nhưng còn e ngại, không tự tin vào bản thân, chưa nhận được sự động viên, cổ vũ của thầy cô cũng như bạn bè trong lớp. 3.1.3. Giới hạn của đề tài: qua qua trình chủ nhiệm, áp dụng thực tế chúng tôi trình bày những kinh nghiệm của bản thân, tập trung vào những việc giáo viên và học sinh nên làm tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nhằm nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp, phù hợp với mục đích yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại. 3.1.4. Những nghiên cứu đã biết Đã có một số tài liệu hướng dẫn về cách thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp cho học sinh, cũng đã có những đề tài sáng kiến kinh nghiệm đề xuất những phương pháp để sinh hoạt lớp hiệu quả, cũng có nhiều sáng kiến nói về việc hướng dẫn sinh hoạt kỹ năng cho học sinh. Chúng tôi nhận thấy nhiều tài liệu và đề xuất còn chung chung, mang tính lý thuyết mà chưa chỉ ra việc làm cụ thể; một số sáng kiến nêu ra những giải pháp khó thực hiện với điều kiện của nhiều trường học, và chưa có tài liệu nào hướng dẫn việc để học sinh tự sinh hoạt kỹ năng lẫn nhau trong lớp học. Sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi tiếp tục triển khai sáng kiến “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TIẾT SINH HOẠT LỚP SINH ĐỘNG HẤP DẪN” đã thực hiện năm 2017. Ở sáng kiến kinh nghiệm trước, chúng tôi có nêu vấn đề là đưa nội dung rèn kỹ năng vào tiết sinh hoạt lớp, nên ở sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi có đề xuất cụ thể việc thực hiện như thế nào. 3.2. Nội dung giải pháp 3.2.1. Mục đích của giải pháp Giúp giáo viên suy nghĩ về việc thay đổi hình thức sinh hoạt lớp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. Giúp học sinh thấy được vai trò của mình trong những giờ sinh hoạt lớp, từ đó các em sáng tạo hơn, chủ động hơn. 3.2.2. Tính mới của đề tài Như đã nêu ở trên, đây không phải đề tài tiên phong trong đề xuất giải pháp cho giờ sinh hoạt lớp và hướng dẫn rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Tuy nhiên, chúng tôi đã kết hợp lại nhiều vấn đề: làm cho giờ sinh hoạt lớp sinh động, giúp học sinh năng động tích cực hơn và đưa vấn đề rèn kỹ năng sống vào nhà trường. 3.3.3. Nội dung của giải pháp ➢ Bước 1: Giáo viên bàn bạc với học sinh để có kế hoạch phù hợp với tình hình lớp Kế hoạch của mỗi tháng sẽ do giáo viên thực hiện, nhưng kế hoạch cụ thể từng tuần thì giáo viên cần có sự bàn bạc với học sinh vì các em sẽ trình bày nguyện vọng và khả năng của mình. Thực tế cho thấy, tiết sinh hoạt kỹ năng thực hiện thành công khi các em thấy hứng thứ với nội dung, và vì do chính học sinh sẽ thực hiện nên cần nắm được khả năng của các em. Giáo viên có thể gợi ý nội dung theo chủ đề đưa ra hoặc cho học sinh suy nghĩ và đăng kí. Trang 2 ➢ Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch cho việc rèn kỹ năng cả năm học Kế hoạch rèn kỹ năng của lớp cần nằm trong kế hoạch sinh hoạt lớp, phải được xây dựng một cách bài bản và hệ thống ngay từ đầu năm/học kì, xây dựng kế hoạch cho từng tháng, từng tuần, trong đó có những hoạt động dự định sẽ tiến hành dài hơi, xuyên suốt trong một thời gian dài; có phân công học sinh tự tiến hành một hoạt động sinh hoạt với chủ đề tự chọn. Phải lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng tuần; thiết kế các hoạt động một cách cụ thể, có mục đích, cách thức tiến hành rõ ràng. Khi lên kế hoạch sinh hoạt lớp, cần nắm rõ đặc điểm tình hình lớp (độ năng động, khả năng, năng khiếu đặc biệt, nhu cầu, nguyện vọng, ...) để phù hợp với mỗi lớp. Điều này sẽ giúp giáo viên tránh được việc tiến hành giờ sinh hoạt lớp một cách máy móc, thụ động, nhàm chán. Ví dụ: Chúng tôi lên kế hoạch sinh hoạt cho cả năm với chủ đề hoạt động cụ thể cho từng tháng (Mỗi tháng lại cụ thể ra thành những hoạt động cho từng tuần). Trong mỗi tuần chúng tôi đưa ra cụ thể nội dung rèn kỹ năng (Không nhất thiết tuần nào cũng có hoạt động, điều chỉnh cho phù hợp với các hoạt động khác) Bảng: Chủ đề sinh hoạt lớp của từng tháng Tháng 8 MÙA THU CÁCH MẠNG, MÙA THU TỰU TRƯỜNG Rèn kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tự học Tháng 9 Tháng 10 ĐỂ CHO CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC HƠN Rèn kỹ năng giao tiếp với mọi người Tháng 11 MUỐN SANG THÌ BẮC CẦU KIỀU... Rèn kỹ năng sáng tạo Tháng 12 SỐNG TRONG MỘT TẬP THỂ Rèn kỹ năng làm việc nhóm Tháng 1 TÔI YÊU BẾN TRE Rèn kỹ năng: bộc lộ tài năng bản thân Tháng 2 MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN Rèn kỹ năng: Thoát hiểm khi gặp nạn Tháng 3 YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH Rèn kỹ năng: vượt qua áp lực cuộc sống Tháng 4 SỐNG ĐẸP Rèn kỹ năng: tổ chức hoạt động tập thể Tháng 5 MÙA THI HIỆU QUẢ, MÙA HÈ Ý NGHĨA Rèn kỹ năng: xử lý sự cố khi đi du lịch Ví dụ cụ thể: Kế hoạch tháng 11: Rèn kỹ năng sáng tạo, chúng tôi dự định sẽ tiến hành ở cả 4 tuần: Trang 3 - Tuần 1: kỹ năng gấp đồ dùng bằng giấy - Tuần 2: kỹ năng làm hoa bằng khăn giấy - Tuần 3: kỹ năng làm thiệp mừng 20/11 đơn giản, sáng tạo - Tuần 4: kỹ năng thắt bính tóc đơn giản đến trường Kế hoạch tháng 2: Rèn kỹ năng thoát hiểm, chúng tôi dự định tiến hành ở 4 tuần (1 nội dung sẽ thực hiện ở 2 tuần, 1 tuần lý thuyết, 1 tuần thực hành) - Tuần 1: kỹ năng tự vệ qua những động tác võ cơ bản - Tuần 2: thực hành kỹ năng tự vệ - Tuần 3: kỹ năng thoát hiểm khi có đám cháy - Tuần 4: thực hành kỹ năng thoát hiểm khi có đám cháy (Do điều kiện phòng học hạn chế, chúng tôi chỉ giả định tình huống và yêu cầu các em xử lý) ➢ Bước 3: giáo viên phân công nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị Giáo viên sẽ chia đều nội dung sinh hoạt kỹ năng cho 4 tổ (tương ứng 4 tuần) hoặc linh hoạt thay đổi cho phù hợp với điều kiện lớp, có thể giao cho một/một số em có kỹ năng tốt ở lĩnh vực nào đó hướng dẫn lại các bạn. Ví dụ: lớp 10 Anh có một em học sinh học karate rất tốt, giáo viên giao cho em sinh hoạt kỹ năng tự vệ cho lớp; có em rất khéo léo trong việc làm các đồ vật bằng giấy, sẽ ưu tiên cho tổ của em học sinh đó nhận chủ đề gấp đồ dùng bằng giấy, … Giáo viên phân công cụ thể đầu mỗi tháng và yêu cầu học sinh báo trước nội dung sinh hoạt cho giáo viên để kịp thời góp ý, bổ sung. Cần có sự chuẩn bị trước để tiết rèn kỹ năng có chất lượng Giáo viên nên thực hiện một số tiết sinh hoạt kỹ năng cùng với học sinh để các em có thể học các thức tổ chức. Cần đặt ra mục tiêu cần đạt, yêu cầu của mỗi hoạt động rèn kỹ năng cho học sinh. Ví dụ: nhóm nhận sinh hoạt kỹ năng quản lý thời gian sau giờ học cần hướng dẫn các bạn lập được một thời gian biểu cho chính mình; nhóm hướng dẫn kỹ năng nhận biết biển báo giao thông cần làm sao để các bạn ghi nhớ các loại biển báo cần thiết, … ➢ Bước 4: học sinh tiến hành sinh hoạt kỹ năng Để có thời gian dành cho hoạt động rèn kỹ năng, những công việc tổng kết điểm tuần, phân công lao động học sinh phải thực hiện trước, một số vấn đề quan trọng giáo viên sinh hoạt trong vòng 10 – 20 phút (Để tiết kiệm thời gian, giáo viên có thể cho ghi những thông báo tuần sau lên bảng thông báo để học sinh theo dõi). Học sinh tự tổ chức hoạt động rèn kỹ năng, yêu cầu nếu nhóm tổ chức cần có sự tham gia của tất cả thành viên nhóm; học sinh trình bày và hướng dẫn lớp thực hiện. Lớp đánh giá sự chuẩn bị của nhóm, nhận xét, rút kinh nghiệm. Giáo viên đánh giá sự tham gia của lớp và hoạt động sinh hoạt của học sinh/nhóm được phân công. Trang 4 Lớp có “Group facebook” (Nhóm chung gồm các thành viên lớp tham gia trên mạng xã hội Facebook), sau tiết sinh hoạt lớp, học sinh/nhóm được phân công có thể đăng những nội dung chính của kỹ năng sinh hoạt lên “Nhóm chung” của lớp để các bạn theo dõi. Học sinh hướng dẫn lớp làm hoa bằng Học sinh sinh hoạt kĩ năng tổ chức trò khăn giấy chơi tập thể Học sinh hướng dẫn lớp chơi ghitar cơ bản và thực hành Trang 5 4. Khả năng áp dụng của giải pháp Giải pháp có thể áp dụng rộng rãi vào giờ sinh hoạt lớp ở tất cả các trường THPT và cả trường THCS, có thể tham khảo để áp dụng cho các cấp học dưới. Từ giải pháp đề xuất này, mỗi giáo viên tùy vào đặc điểm cụ thể của lớp học mình, điều kiện của địa phương, cơ sở vật chất mà có kế hoạch tiến hành giờ sinh hoạt lớp cho hiệu quả. Đề xuất cũng có thể đóng góp vào những nghiên cứu chuyên sâu hơn về phương pháp quản lý giáo dục, công tác chủ nhiệm lớp. 5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Qua quá trình áp dụng các giải pháp vào cụ thể các lớp chúng tôi chủ nhiệm, chúng tôi nhận thấy có hiệu quả đáng kể: - Về phía giáo viên: hiểu và gắn bó với học sinh hơn, có được sự yêu mến từ học sinh. Giáo viên cũng năng động hơn khi tham gia những tiết sinh hoạt lớp tích cực; giáo viên tự trau dồi thêm kiến thức kinh nghiệm qua quá trình chuẩn bị tiết sinh hoạt lớp cho các em. - Về phía học sinh: các em biết tự lập, các em ít vi phạm hơn và biết tự quản lý lớp tổng kết thi đua để có nhiều thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động. Các em cũng được nhiều kỹ năng, biết cách tổ chức các hoạt động; mạnh dạn, năng động hơn. - Về không khí giờ sinh hoạt lớp: nhẹ nhàng, bớt căng thẳng và sinh động, sôi nổi hơn rất nhiều. Giáo viên và học sinh, học sinh trong lớp có nhiều tình cảm với nhau, gắn bó và hiểu nhau. - Về việc tổ chức thực hiện: các phương pháp này dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện ở trường THPT. 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: giáo viên trong nhóm viết sáng kiến Bến Tre, ngày 17 tháng 03 năm 2017 Trang 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng