Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí 8...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí 8

.DOC
11
1603
69

Mô tả:

-------------------------------------------------------------------------------------------PHẦN THỨ NHẤT CƠ SỞ XUẤT PHÁT VÀ CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những người năng động sáng tạo, tiếp thu những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại , biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội. Cùng với việc đổi mới chương trình đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong bậc THCS nói chung và môn địa lí nói riêng là hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi phát hiện kiến thức phát triển năng lực tư duy, sáng tạo đồng thời là cơ sở hoạt động của giáo viên . Và thông qua việc giảng dạy thực tế tôi thấy sự cần thiết là hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học (đặc biệt là bản đồ ) trong giờ lên lớp là không thể thiếu được, nó có tác dụng hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, ..... Khi đã có khả năng sử dụng đồ dùng trực quan trong một giờ lên lớp thì học sinh có thể tái tạo được hình ảnh lãnh thổ nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản của chúng mà không phải nghiên cứu trực tiếp ngoài thực địa. Làm việc với bản đồ ( hoặc các thiết bị khác ) của một giờ lên lớp môn địa lí, học sinh sẽ rèn được kĩ năng sử dụng, phân tích bản đồ, tranh ảnh ...... không chỉ trong học tập nghiên cứu mà còn trong cuộc sống, đặc biệt đối với lĩnh vực quân sự, trong các nghành kinh tế khác nhau. Như vậy đối với một giờ học môn địa lí lớp 8 nói riêng và ở các khối khác nói chung, việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học ( đặc biệt là bản đồ ...) trong giờ lên lớp với môn địa lí là rất cần thiết và không thể thiếu được đó là lí do tôi chọn đề tài này . PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Như chúng ta đã biết bản đồ, tranh ảnh ... là phương tiện dạy học địa lí có sẵn và thông dụng được sử dụng phổ biến trong dạy học địa lí -------------------------------------------------------------------------- 1 -------------------------------------------------------------------------------------------THCS từ trước đến nay. Trong chương trình và sách giáo khoa mới các loại phương tiện này rất được coi trọng vì tính đơn giản, rẻ tiền, dễ xây dựng dễ vận dụng và phổ biến ở tất cả các bài học. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả dạy học, việc sử dụng chúng cần được triệt để tuân thủ theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh, xem chúng là cơ sở để học sinh chủ động tích cực tìm tòi khai thác kiến thức dưới sự tổ chức hướng đẫn chỉ đạo của giáo viên. Qua một thời gian vận dụng phương pháp mới vào dạy học để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại và nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh là hết sức cần thiết nhằm giúp học sinh học tốt và chuẩn bị tiếp thu kiến thức ở lớp 9 có liên quan. Vì vậy tôi đưa ra một số phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thiết bị trong dạy học địa lí 8 đặc biệt là bản đồ. I. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM . 1) Đặc điểm tình hình của trường: - Thuận lợi: Trường PT DTNT Ba Chẽ tập hợp được các con em từ các khe bản về đây ăn ở tại trường nên có điều kiện và thời gian học tập. Được Đảng bộ chính quyền các cấp và lãnh đạo nhà trường quan tâm và chỉ đạo, đồng tình ủng hộ với sự nghiệp giáo dục. Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Nhà trường đã được trang bị một số cơ sở vật chất để phục vụ cho chương trình đổi mới. - Khó khăn: ` Khả năng quan sát miêu tả, tư duy của học sinh còn hạn chế, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nên việc nhận thức về giá trị học tập còn hạn chế. Hơn nữa các em ở xa gia đình nên việc hỗ trợ kinh phí để học tập theo phương pháp mới còn hạn chế, việc sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu của một số bài còn khó khăn. Một số thiết bị đồ dùng còn thiếu ( biểu đồ, bản đồ cụ thể từng khu vực tranh ảnh...) và chưa đảm bảo ( bản đồ một số còn quá to cồng kềnh gây trở ngại cho tiết học ). Trình độ nhận thức của các em chưa đồng đều, ý thức học tập chưa cao, kĩ năng làm việc với đồ dùng thiết bị học tập ( phân tích ảnh, biểu đồ, bản đồ của học sinh còn chậm. -------------------------------------------------------------------------- 2 -------------------------------------------------------------------------------------------Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy nhưng ngay từ đầu năm bản thân tôi được phân công giảng dạy bộ môn địa lí 8, tôi đã cố gắng và quyết tâm thực hiện giảng dạy tốt bộ môn này và đặc biệt chú ý đến khâu hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thiết bị trong dạy học địa lí 8. 2) Khảo sát chất lượng đầu năm. Tổng số học sinh toàn khối là 54 học sinh. Giỏi: 0 Khá: 10 - 18,5% TB : 23 - 42,6% Yếu: 13 - 24,1% Kém: 8 - 17,5% 3) Chỉ tiêu phấn đấu cuối năm `a) Đối với học sinh : Giỏi : 6 - 11,1% Khá : 19 - 35,2% TB : 30 - 53,7% Không có học sinh yếu kém b) Đối với giáo viên : Soạn giảng có chất lượng, sử dụng tốt thiết bị và phương pháp giảng dạy giúp học sinh hoạt động tích cực, tự tin, nắm bắt bài tốt hơn. Giáo án có chất lượng : Tốt : 60% Khá: 40% Giờ dạy đạt loại : Giỏi : 50% Khá : 50% II. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1. Vị trí chương trình địa lí 8: Chương trình địa lí 8 là phần nối tiếp chương trình địa lí 7 và chuẩn bị cho học sinh học chương trình địa lí 8. Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và tương đối hoàn thiện có hệ thống về đặc điểm tự nhiên đân cư, xã hội, sự phát triển kinh tế của Châu Á và về địa lí tự nhiên của Việt -------------------------------------------------------------------------- 3 -------------------------------------------------------------------------------------------Nam. Những hiểu biết về dịa lí Châu Á sẽ giúp các em củng cố kiến thức về địa lí tự nhiên lớp 6; 7 và giúp các em học tốt phần địa lí tự nhiên Việt Nam. Ngày nay xu thế hội nhập giữa các nước, các dân tộc ngày càng mở rộng, việc hợp tác trong kinh tế, văn hoá, giáo dục đang diễn ra sôi động trên thế giới cũng như trong từng khu vực .Việc hiểu biết về địa lí các châu lục, các nước trên thế giới có vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ khi chúng ta hiểu rõ về điều kiện tự nhiên, con người, cuộc sống và phương pháp khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên của các nước thì chúng ta mới có thể học tập và vận dụng kinh nghiệm của các nước đó vào nước ta, đồng thời mới có khả năng đề xuất nội dung hợp tác sát với hoàn cảnh của các nước muốn hợp tác với ta. Những kiến thức địa lí Việt Nam có tác dụng giúp các em học tập tốt chương trình địa lí kinh tế xã hội Việt Nam ở lớp 9 đồng thời đó là vốn hiểu biết cho các em trong quá trình công tác và cuộc sống sau này. 2. Mục tiêu của môn địa lí 8: Khi học xong chương trình địa lí 8 học sinh phải nắm được các yêu cầu sau: 1). Kiến thức: - Nắm được những kiến thức cơ bản về các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, đặc điểm phát triển kinh tế chung cũng như một số khu vực của Châu Á. - Đặc điểm địa lí tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước chúng ta. -Thông qua những điều đó học sinh sẽ hiểu được tính đa dạng của tự nhiên, các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên với nhau, vai trò của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội và các tác động của con người đối với môi trường xung quanh. 2). Kĩ năng: - Sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng dịa lí chủ yếu sau: + Đọc, sử dụng bản đồ địa lí : xác định phương hướng, quan sát sự phân bố các hiện tượng, đối tượng địa lí trên bản đồ, nhận xét mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với tự nhiên, giữa tự nhiên với sự phát triển kinh tế xã hội, thông qua sự so sánh đối chiếu các bản đồ với nhau. + Đọc phân tích nhận xét các biểu đồ địa lí như: biểủ đồ các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, biểu đồ phát triển dân số kinh tế xã hội. -------------------------------------------------------------------------- 4 -------------------------------------------------------------------------------------------+ Đọc phân tích nhận xét các lát cắt về địa hình, cảnh quan, lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên. + Đọc phân tích nhận xét các bảng số liệu thống kê các tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của các châu lục, các quốc gia khu vực trên thế giới và của nước ta. - Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu và giải thích các hiện tượng, các vấn đề về tự nhiên kinh tế xã hội xảy ra trên thế giới và ở nước ta. - Hình thành thói quen quan sát, theo dõi thu thập các thông tin, tài liệu về địa lí qua các phương tiện thông tin đại chúng ( như sách báo tranh ảnh ...) tổng hợp và trình bày lại các tài liệu đó. 3).Về tình cảm thái độ và hành vi: - Hình thành ở học sinh tình yêu thiên nhiên yêu quê hương đất nước, yêu mến người lao động và các thành quả của lao độnh sáng tạo. Có thái độ căm ghét và chống lại sự áp bức đối sử bất công của các thế lực phản động, phản đối các hành động phá hoại môi trường và chống lại các tệ nạn xã hội. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường xây dựng nếp sống văn minh của gia đình cộng đồng và xã hội. 3. Yêu cầu nghiên cứu . Qua nhận thức về việc tiếp cận phương pháp giảng dạy học sinh sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học trong giờ lên lớp môn địa lí lớp 8 tôi thấy cần được quan tâm như sau: a) Về kĩ năng sử dụng bản đồ hoặc các phương tiện khác ( sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh, ...) - Có tác dụng tái tạo hình ảnh khai thác đối tượng địa lí. - Phục vụ học tập nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quân sự và trong các ngành kinh tế. - Khi phân tích nội dung các bản đồ so sánh chúng với nhau học sinh sẽ phát triển tư duy lôgic, biết thiết lập mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí. Thực hiện việc so sánh và phát hiện ra các mối liên hệ nhân quả giữa chúng. b) Mối liên hệ giữa tri thức bản đồ và hình thành kĩ năng bản đồ cho học sinh. -------------------------------------------------------------------------- 5 -------------------------------------------------------------------------------------------- Kĩ năng xuất phát từ tri thức nên muốn dạy cho học sinh kĩ năng hiểu, đọc và vận dụng bản đồ, tranh ảnh thì việc sử dụng các tri thức tối thiểu về bản đồ, sơ đồ... là rất cần thiết. - Tri thức bản đồ sẽ giúp học sinh giải mã các kí hiệu bản đồ, lược đồ, sơ đồ tranh ảnh và xác lập mối quan hệ giữa chúng. Từ đó phát hiện ra các kiến thức địa lí mới ẩn trong bản đồ. Tất nhiên ở đây chỉ có những tri thức bản đồ cũng chưa đủ mà cần phải có cả những tri thức địa lí. Qua thực tế giảng dạy đúc rút từ kinh nghiệm tôi thấy khi bản đồ là đối tượng học tập thì kiến thức và kĩ năng bản đồ là mục đích còn khi bản đồ là nguồn tri thức thì kiến thức và kĩ năng bản đồ trở thành phương tiện của việc khai thác tri thức địa lí trên bản đồ. Mối quan hệ này có thể được thể hiện như sau : phương pháp Bản đồ ( Đối tượng học tập ) dạy của thầầy học sinh (kiến thức bản đồ,kĩ năng bản đồ) giáo viên hướng dầẫn Bản đồ Học sinh (Nguồn kiến thức) Hs vận dụng kĩ năng khai thác bản đồầ và kếết hợp với kiếến thức địa lý đã có (Kiến thức địa lý mới) c) Phương pháp hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh. Những kiến thức bản đồ chủ yếu phải dạy trong quá trình giáo viên sử dụng bản đồ địa lí theo hướng treo tường hoặc hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ sách giáo khoa và Átlát. Nhưng trước khi hướng dẫn học sinh làm việc với bản đồ giáo viên nên yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình đọc bản đồ nói chung ( như : 1 - Đọc tên bản đồ, 2 - Xem bảng chú giải, 3 Tìm đối tượng địa lí trên bản đồ; so sánh, đối chiếu, xác lập mối quan hệ để tìm đặc điểm đối tượng ... ) và các bước đọc phân tích từng yếu tố tạo nên đặc điểm của đối tượng địa lí trên bản đồ: tiếp sau là yêu cầu học sinh phân tích một bản đồ, việc phân tích bản đồ đúng yêu cầu là học sinh đã rèn được kĩ năng sử dụng bản đồ cho mình. Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ -------------------------------------------------------------------------- 6 -------------------------------------------------------------------------------------------cho học sinh chủ yếu còn được tiến hành qua các câu hỏi, bài thực hành trên lớp, tham quan địa lí và các bài tập làm ở nhà. Ví dụ: Bài 8 : Tình hình phát triển kinh tế xã hội các nước Châu Á. Nội dung chính của bài : Tìm hiểu tình hình phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là các thành tựu về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở các nước trong vùng lãnh thổ Châu Á là ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ và không ngừng nâng cao đời sống. Học sinh tìm hểu và nắm được nội dung chính của bài phải có kĩ năng đọc, phát triển mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế đặc biệt với sự phân bố cây trồng vật nuôi, ứng dụng, nắm được bài cần hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh, qua kĩ năng biết sử dụng bản đồ học sinh hiểu bài nắm rõ kiến thức. Ví dụ: củng cố cuối bài yêu cầu học sinh dựa vào hình 8.1 điền vào chỗ trống trong các bảng sau nội dung kiến thức phù hợp. Khí hậu Khí hậu gió mùa Khí hậu lục địa Cây trồng chủ yếu Vật nuôi chủ yếu Qua bản đồ hay lược đồ, học sinh đã có kĩ năng phân tích sử dụng để hình thành kiến thức, khắc sâu kiến thức. Hay qua ví dụ sau là một trong những phương pháp hình thành kĩ năng cho học sinh sử dụng bản đồ. - Yêu cầu : Học sinh quan sát hình 8.1 trong sách giáo khoa, quan sát bản đồ treo tường dựa vào kiến thức đã học đọc thông tin trong sách giáo khoa, số liệu, điền tên các ngành công nghiệp, tên một số quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á đã đạt thành tựu lớn trong phát triển kinh tế vào bảng sau: Nhóm nước Phát triển cao Công nghệ mới Đặc điểm phát triển kinh tế Nền kinh tế xã hội toàn diện Tên nước Các ngành công nghiệp Mức độ công nghiệp hoá nhanh -------------------------------------------------------------------------- 7 -------------------------------------------------------------------------------------------- Đang phát triển Nông nghiệp phát triển chủ yếu Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Công nghiệp hoá nhanh, nông nghiệp có vai trò quan trọng Giàu, trình độ kinh tế xã hội chưa phát triển cao Khai thác dầu khí để xuất khẩu d) Dạy cho học sinh hiểu, đọc và luôn vận dụng bản đồ. 1) Việc dạy học sinh hiểu bản đồ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục khái quát hoà vào từng bàn khối lớp theo các bước sau: Bước 1: đọc tên bản đồ để biết nội dung được thể hiện trong bản đồ là gì. Bước 2: Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện nội dung đó trên bản đồ như thế nào, bằng các kí hiệu gì, bằng các màu sắc gì. Bước 3: Tìm xem từng kí hiệu, từng màu sắc xuất hiện ở những vị trí nào trong bản đồ, nếu cần thì dùng thước tỉ lệ để đo tính khoảng cách. Bước 4: Phân tích bản đồ . - Những kí hiệu đó có ở những địa danh nào, khu vực nào trên bản đồ. - Tại sao chúng có ở đó mà không có ở khu vực khác. - Những điều kiện gì làm cho chúng xuất hiện ở đó hoặc không xuất hiện ở đó hoặc ảnh hưởng tác động đến chúng. Và sau khi học song mỗi bài, học sinh hiểu được bằng cách cho học sinh kể lại những gì đã biết về bản đồ theo trình tự sau. + Tên bản đồ. Phạm vi lãnh thổ biểu hiện trên bản đồ ( thế giới, châu lục hay quốc gia ). + Tỉ lệ bản đồ là bao nhiêu. Những sự vật hiện tượng địa lí là gì ? Đã được biểu hiện thông qua các kí hiệu, và màu sắc trên bản đồ. Hoặc một số kĩ năng ban đầu cần hình thành cho học sinh. Như xây dựng phương pháp đo đạc tính độ sâu, cao trong bản đồ. -------------------------------------------------------------------------- 8 -------------------------------------------------------------------------------------------Ví dụ: Quan sát mô tả địa hình Châu Á trên bản đồ tự nhiên Châu Á. Học sinh tiến hành theo các bước sau: 1) Dựa vào kí hiệu bảng chú giải, quan sát toàn bộ bản đồ xem Châu Á có những dạng địa hình nào chiếm ưu thế. 2) Tìm xem chỗ cao nhất, thấp nhất của châu lục là bao nhiêu mét. 3) Quan sát từng dạng địa hình, so sánh đối chiếu với các dạng địa hình khác để nêu dặc điểm của từng dạng địa hình đó. 2) Ví dụ cụ thể một bài dạy về hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thiết bị trong một giờ học. Nhận xét kí hiệu và có biểu tượng rõ ràng về các sự vật và hiện tượng địa lí Thể hiện qua các kí hiêu đó trên bản đồ. * Tóm lại : Sau khi sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học như trên : Học sinh biết làm sáng tỏ các đối tượng và hiện tượng riêng biệt được miêu tả và biểu hiện trên bản đồ. Học sinh có được những biểu tượng khách quan, biết so sánh, phân tích đối tượng biểu hiện trên bản đồ nhằm có được một biểu tượng tổng quát về các đặc điểm hoặc hiện tượng có trong các lãnh thổ nói chung để tìm ra mối quan hệ giữa chúng, tìm ra những đặc điểm và tính chất địa lí ( những kiến thức ẩn trong bản đồ ). Muốn rút ra được những kết luận này học sinh không những phải kết hợp những kiến thức địa lí mà còn phải nắm được những mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ rồi vận dụng tư duy, so sánh đối chiếu để rút ra kết luận từ đó có được kiến thức mới . PHẦN THỨ BA KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KẾT LUẬN I. Kết quả đạt được : -------------------------------------------------------------------------- 9 -------------------------------------------------------------------------------------------Sau một thời gian nghiên cứu và tiến hành áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ trong dạy học môn Địa lí 8 cho học sinh trường PT - DTNT. Tôi thấy dạy học khai thác tốt việc sử dụng bản đồ đã phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khơi dậy tiềm năng to lớn của học sinh, cũng phù hợp với đặc điểm của học sinh THCS bởi lứa tuổi đó ưa hoạt động thích khám phá. Kết quả đạt được cuối học kì I như sau: Đối với học sinh: Tổng số: 54 HS Xếp loại: Giỏi: 5 - 9,3% Khá: 26 - 48,1% TB: 22 - 40,7% Yếu: 1 - 1,9% II. Kết luận Đối với việc sử dụng các thiết bị trong một giờ lên lớp : Thứ nhất là : Khai thác được nội dung theo định hướng của sách giáo khoa theo phương pháp đổi mới nhằm phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phát triển tối đa tư duy của học sinh . Thứ hai là : Đặc biệt đối với bài thực hành hay phần củng cố bài thông qua sử dụng bản đồ trống, điền bảng, trắc nghiệm, học sinh sẽ khắc sâu và tổng hợp được kiến thức, có tác dụng tốt trong việc phát huy tư duy học sinh không những tạo ra không khí học tập sôi nổi, hào hứng, mà dưới sự chỉ dẫn của giáo viên, học sinh đã tự mình khai nắm bắt được tri thức từ phương tiện bản đồ, tranh ảnh ......... Trong đề tài này, bằng kinh nghiệm bản thân giảng dạy tôi đã đưa ra một số phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học trong một giờ lên lớp ( bản đồ ), học sinh đã có kĩ năng đọc, phân tích một bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thành thạo, rèn kĩ năng suy luận tư duy cho học sinh. Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy địa lí 8 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tôi đã đạt được một số thành công nhất định trong công tác giảng dạy. -------------------------------------------------------------------------- 10 -------------------------------------------------------------------------------------------Đề tài này do cá nhân tôi làm nên còn nhiều thiếu sót cần bổ sung và góp ý, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý của các đồng chí đồng nghiệp. Ba Chẽ, ngày 20 tháng 01 năm 2007. NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Nghĩa -------------------------------------------------------------------------- 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng