Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn ngữ văn bằng dạng câu hỏi tái hiện kiế...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn ngữ văn bằng dạng câu hỏi tái hiện kiến thức.

.DOC
15
193
118

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGA SƠN ĐỀ TÀI: Híng ®Én häc sinh 12 «n tËp m«n Ng÷ V¨n b»ng d¹ng c©u hái t¸i hiÖn kiÕn thøc Họ tên: Trần Xuân Thành Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Nga Sơn SKKN thuộc môn: Ngữ Văn Năm học: 2010 - 2011 1 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá A/PHẦN MỞ ĐẦU 1/Lý do chọn đề tài Môn Văn là môn đòi hỏi những kiến thức tổng hợp, học sinh không chỉ tiếp thu những kiên thức trong nhà trường mà còn phải tiếp nhận và chon lọc những kiến thức xã hội.Do khối lượng kiến thức khá lớn, học sinh thường ngại khi phải ôn tập đối với môn học này. Mặt khác, đối với học sinh thi cử luôn là một áp lực gây căng thẳng tâm lí cho các em, đặc biệt là học sinh lớp 12.Thông thường các em lớp 12 đã có những tiếp thu căn bản trong quá trình học song thời gian chia đều cho 6 môn thi TN không phải là bài toán đơn giản.Vấn đề đặt ra là mỗi người thầy trong quá trình hướng dẫn cho các em ôn thi cần phải có một phương pháp thiết thực để các em ôn tập đạt được hiệu quả cao nhất. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ Văn và hướng dẫn cho các em ôn tập có nhiều phương pháp được áp dụng và mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nhược điểm nhất định.Song tôi thấy hiệu quả nhất vẫn là phương pháp hướng dẫn ôn tập cho học sinh theo cấu trúc đề thi.Trong những năm gần đây cấu trúc đề thi gồm có hai phần, phần dành chung cho tất cả các thí sinh và phần danh riêng cho từng ban .Phần danh chung cho tất cả thí sinh thông thường có một câu dành cho việc kiểm tra tái hiện kiến thức, điểm dành cho dạng câu này là 2 điểm.Câu hỏi kiểm tra tái hiện kiến thức thực ra rất dễ lấy được điểm tối đa nếu có một kiến thức chắc chắn và biết cách trình bày hợp lý nhưng thực tế cho thấy có rất ít học sinh được điểm tối đa ở câu hỏi này. Ôn tập theo cấu trúc đề thi là cần thiết nhưng trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung vào việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn văn bằng dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. 2 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá 2)Mục đích nghiên cứu Dựa trên kết quả thực tế qua các kỳ thi khảo sát chất lượng tốt nghiệp THPT để đề ra một số cách thức tiến hành ôn tập nằm mục đích: + Nâng cao hiệu quả học tập và giúp các em lấy được điểm tối đa ở câu hỏi này một cách dễ dàng thi đậu tốt nghiệp +Ổn đinh tâm lý giảm bớt tâm lý căng thẳng thi cử cho các em. +Giúp các em hình thành phương pháp tự học, tự sáng tạo. 3)Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu . -Đối tượng nghiên cứu :Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Văn bằng dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. -Phạm vi nghiên cứu :Học sinh các lớp 12 mà tôi là người trực tiếp giảng dạy. 4)Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp qua sát thực tế -Phương pháp nghiên cứu qua sản phẩm :bài làm và thống kê điểm của học sinh. B/ PHẦN NỘI DUNG: Chương I: Những cơ sở của việc hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn văn bằng dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. 1)Cơ sở nhận thức. 3 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người nhưng sự phản ánh này không phải là sự đơn giản, thụ động mà là quá trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong quan hệ đối với khách thể.Nhưng không phải con người nào cũng đều là chủ thể của nhận thức.Con người trở thành chủ thể khi nó tham gia vào hoạt động xã hội nhằm biến đổi nhận thức khách thể.Trong nhà trường học sinh chính là chủ thể của hoạt động nhận thức; còn khách thể chính là những tri thức kinh nghiệm.Theo cơ sở triết học:con ngưòi tự làm ra mình bằng chính hoạt động của mình nhưng cái quan trong là làm ra cái đó như thế nào vào bằng cách nào? Từ cơ sở ấy chúng ta có thể nói một cách đơn giản các em học sinh lớp 12 không chỉ phải chỉ đơn giản là ôn cái gì mà điều quan trọng là ôn như thế nào? 2)Cơ sơ thực tiễn. Dạng câu hỏi tái hiện kiến thức thường dễ chứ không khó so với các câu hỏi khác trong cấu trúc một đề thi cho nên các em thường chủ quan. Chính vì vậy mà thường không đạt được điểm tối đa ở câu hỏi này. Mặt khác nếu mất điểm ở dạng câu hỏi này, các phần khác khó có thể đạt được điểm tối đa nên điểm tổng của toàn bài sẽ thấp. Qua kết quả thức tế mà tôi thống kê, tỷ lệ điểm ở dạng câu hỏi tái hiện kiến thức đạt được điểm tối đa không cao.Vấn đề đặt ra cần phải có một ách hướng dẫ cụ thể mang tính khoa khọc để giúp các em tháo gỡ nhứng khó khăn trong quá trình thi cử. Chương II Nội dung hướng dẫn ôn tập dạng tái hiện kiến thức Dạng câu hỏi kiến thức thường bao gồm các tác giả, tác phẩm của văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. 4 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá I/ Văn học nước ngoài. Phần văn học nước ngoài trên thực tế xuất hiện trong các kỳ thi tốt nghiệp chỉ có ba tác giả và ba tác phẩm: truyện ngắn Thuốc(Lỗ Tấn), đoạn trích “Số phận con người”(Sô-lô-khốp), đoạn trích “Ông già và biển cả”(Hê-minh-uê).Căn cứ vào sự xuất hiên trên ta có thể thấy có các dạng câu hỏi như sau: 1/Dạng câu hỏi về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. Ở dạng câu hỏi này người ta thường yêu cầu tóm tắt một cách ngắn gọn và dĩ nhiên đề yêu cầu tóm tắt một cách ngắn gọn thì trả lời câu hỏi cùng phải ngắn gọn.Thông thường hỏi gì thì trả lời ấy, tránh vòng vo và khi trình bày người viết được phép gạch đầu dòng. Ví dụ 1: Anh hoặc chị hãy giới thiệu một cách ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Sô-lô-khốp.Sáng tác nổi tiếng nhất của ông là tác phẩm Sông Đống êm đềm hay Số phận con người?(trích Đề thi TNTHPT năm học 2002-2003) Câu hỏi trên học sinh trả lời được hai yêu cầu là đủ. +Một là tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp sáng tác. +Hai là cho biết đâu là tác phẩm nổi tiếng của Sô-lô-khốp. Tuy nhiên cúng ở dạng câu hỏi này cầu chú ý cách hỏi khác. Ví dụ 2: Theo anh (chị) những yếu tố trong tiểu sử cuộc đời của nhà văn Sô-lôkhốp giúp ta hiểu rõ thêm về sự nghiệp sáng tác của ông? Ở dạng câu hỏi này đề chỉ yêu cầu chỉ ra những yếu tố trong tiểu sử cuộc đời có ảnh hưởng đế sự nghiệp sáng tác.Thông thường đó là quê hương, gia đình, thời đại và bản thân.Song ở từng tác giả mà các yếu tố trên ảnh hưởng nhiều hay 5 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá ít. Đố với nhà văn Sô-lô-khốp ta phải đặt biệt nhấn mạnh ở ba yếu tố: quê hương, bản thân và thời đại. Đối với Hê-minh-êu thì chúng ta lại đặt biệt chú ý đến nguyên lý “Tảng băng trôi” và sự thể hiện nguyên lý ấy như thế nào qua tác phẩm “Ông già và biển cả”. Để trực quan người giáo viên có thể hệ thống ba tác giả trên bằng một biểu bảng và yêu cầu học sinh điền vào biểu bảng những thông tin cần thiết đề được hoàn chỉnh 2/Dạng câu hỏi tóm tắt tác phẩm nêu hoàn cảnh ra đời và chủ đề của tác phẩm. Ở dạng câu hỏi này người ta thường yêu cầu tóm tắt ngắn gọn tác phẩm nêu hoàn cảnh ra đời hay chủ đề của tác phẩm. Ví dụ: Anh(chị) hãy tóm tắt ngắn gọi truyện ngắn “Số phận con người”(Sô-lôkhốp) và nêu chủ đề của tác phẩm.Thực hiện yêu cầu của đề trên học sinh chỉ cần tóm tắt và nêu chủ đề tác phẩm. -Tóm tắt: +Tác giả gặp Xô-cô-lốp trên bến đò và được anh kể cho nghe về cuộc đời của mình:trước chiến tranh, Xô-cô-lốp có một gia đình hạnh phúc với vợ và ba con.Chiến tranh bùng nổ, anh ra mặt trận rồi bị thương.Bị phát xít bắt làm tù binh và tra tấn dã man.Cuối cùng dang trốn thoát và tìm về đơn vị. +Lúc này, anh mới hay tin vợ và hai con gái đã chết vì bom của phát xít.Niền hy vọng duy nhất của anh lúc này là cậu con trai là đại uý pháo binh.Nhưng con trai anh hy sinh đúng vào ngày chiến tranh kết thúc. +Giải ngũ, Xô-lô-khốp về quê của một động đội sinh sống và làm nghề lái xe tải.Anh chìm đắm trong nỗi buồn và men rượu. +Tại đây, ang đã gặp cậu bé mồ côi Va-ni-a.Anh nhận cậu bé làm con.Anh yêu thương và chăm sóc Va-ni-a và trái tim anh dường như ấm lại.Không may, bị 6 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá mất việc, hai bố con Xô-lô-khốp phải tìm nơi ở mới.Anh luôn kìm nén nỗi đau để khỏi làm tổn thương Va-ni-a. -Chủ đề: + Tác phẩm tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sâu chiến tranh và thể hiện lòng khâm phục của những số phận con người trong chiến tranh đồng thời thể hiện niềm tin ở con người Nga, tính cách Nga và tâm hồn Nga. +Từ đó khẳng định ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phụng những khó khăn, vượt qua số phận vươn lên trong cuộc sống. Có thể đưa ra một đáp án ngắn gọ cho một đề cụ thể như trên để học sinh ghi nhớ và biết cách làm bài.Tuy nhiên đưa ra dạng câu hỏi về tác phẩm như trên để giáo viên yêu cầu học sinh cần ghi nhớ những yêu cầu đó để tránh vấn đề thì dễ nhưng học sinh không đạt được điểm tối đa.Vấn đề đặt ra là học sinh phải tóm tắt một cách ngắn gọn được ba tác phẩm nêu hoàn cảnh ra đời và chủ đề của ba tác phẩm đó. 3/Dạng câu hỏi về những chi tiết, tình tiết trong tác phẩm. Ở dạng câu hỏi này để trả lời được một cách dễ dàng học sinh phải đọc kỹ tác phẩm và chú ý đến bài giảng của thầy cô.Song người giáo viên trong quá trình ôn luyện chúng cần phải đặ biết chú ý cho các em và đưa ra một số những dạng câu hỏi cụ thể yêu cầu các em trả lời.thực tế cho thấy những năm gần đây đề thi đặt biệt chú ý đến vấn đề này nhiều Ví dụ 1: Cuối truyện ngắn “Số phận con người” nhà văn Sô-lô-khốp viết: “hai con người côi cút,hai hạt cát bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ.Cái gì đang chời đón họ ở phía trước?Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bế kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mội chướng ngại trên đường, nếu như tổ quốc kêu gọi..” 7 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá Hãy tìm ý nghĩa của lời trữ tình ngoại đề trên. Ví dụ 2: Sau khi quyết định nhận bé Va-ni-a làm con trai, Xô-cô-lốp đã đưa chú bé về nhà trọ của mình.Vợ chồng bà chủ nhà rất vui vẻ đón tiếp bé, bà múc súp bắp cải cho bé ăn và bà đã lặng khóc.Hãy cho biết ý nghĩa của tiếng khóc lặng thầm đó? Một dạng đề khác về tác phẩm “Ông gài và biển cả “ của Hê-minh-uê giáo viên có thể đưa ra các dạng câu hỏi như: Ví dụ 3 Trong đoạn trích “Ông gài và biển cả” (Hê-minh-uê), ông lão Xan-ti-a-gô đã phải đối mặt với những khó khăn thử thách như thế nào?Nguyên nhân nào ông lão đã vượt qua những khó khăn thử thách đó. Ví dụ 4 Theo anh(chị) nguyên lý tảng băng trôi được thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê? Trên đây là một số dạng câu hỏi giáo viên tổng hợp lưu ý cho học sinh cách học và cách làm bài ở dạng câu hỏi này giúp các em đại điểm tối đa trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT. II/ Văn học Việt Nam. 1/Dạng câu hỏi tái hiện kiến thức khái quát giai đoạn văn học. Khái quát giai đoạn văn học của chương trình lớp 12 là bài khái quát văn học Việt Nam từ 1945-1975. -Yêu cầu: cần nắm vững hai nội dung +Về thành tựu và hạn chế +Về đặc điểm chung. -Từ hai nội dung trên giáo viên có thể đạt ra những câu hỏi tương ứng yêu cầu học sinh thực hiện. 8 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá Ví dụ 1 Trình bày ngắn gọi những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945-1975. Thực hiện câu trả lời cho trường hợp này yêu cầu học sinh chỉ trinhg bày một cách khái quát. Trả lời phải đảm bảo được các ý sau; +Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. +Nền văn học hướng về đại chúng. +Nề văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Ví dụ 2 Những thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. -Trả lời câu hỏi như trên cần đảm bảo được các ý sau: +Văn học Việt Nam từ 1945-1975 đã thực hiện một cách xuất sắc nhiệm vụ của lịch sử:truyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu, hy sinh của nhân dân. +Văn học đã tiếp nối và phát huy truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc, bao gồm truyền thống yêu nước chủ nghĩa anh hùng cách mạng và truyền thống nhân đạo +Văn học đã phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể laọi trong đó thơ trữ tình và truyên ngắn đạt nhiều thành tựu nổi trội. 2/Dạng câu hỏi về tác giả. Phạm vi kiểm tra của dạng này thường là các tác gia lớn được học trong chương trình lớp 12 như Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh; Tố Hữu Thông thường kiểm tra ở những cấp độ sau: a) Trình bày quan điểm sáng tác. Ví dụ 1 Anh (chị) hãy nêu ngắn gọn quan điểm sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh? 9 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá Nhiều khi ở cấp độ khác nhau giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi yêu cầu cao hơn như; Ví dụ 2: Anh (chị) hãy giải thích hai câu thơ sau: Nay ở trong thơ nên có thếp Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”-Hồ Chí Minh) từ đó nêu ngắn gọn quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. b)Sự nghiệp văn học -Dạng này thường yêu cầu trình bày vắn tắt, ngắn gọn sự nghiệp văn học của một tác gia nào đó (khoảng 30 dòng). Ví dụ.Anh(chị) hãy tóm tắt ngắn gọn sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ái QuốcHồ Chí Minh. -Trả lời cho kiểu câu hỏi này thường như sau: +Lời mở đầu:Tên tác gải(năm sinh, năm mất) đánh giá khái quát về sự nghiệp văn học. +Phần thân bài nêu các tác phẩm và đánh giá nội dung và nghệ thuật (bao trùm). +Lời kết.Khẳng định vị trí cảu tác gải ấy trong lịch sử văn học. c) Về phong cách tác giả. Thông thường khi mỗi một người nghệ sĩ đến với nghệ thuật đều mong muốn tìm cho mình một hướng đi riêng và in dấu ấn trên tuổi của mình bởi một phong cách nghệ thuật cho nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh phải nắm được phong cách nghệ thuật của từng tác giả trong chương trình.Có thể hướng dẫn các em bằng một biểu bảng cho các em dễ nhớ đặc điểm phong cách của từng tác giả. Ví dụ-Phong cách thơ Xuân Quỳnh Là tiếng lòng của một tâm hồn người phụ nữ, vừa hồn nhiên vừa tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong hạnh phúc bình dị đời thường. -Phong cách thơ Thanh Thảo 10 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá + Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. +Ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi; đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, giải phóng mọi ràng buộc nhằm mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng, xoá những khuôn sáo bằng những nhiệp điệu bất thường, đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại bằng hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ. 3/Dạng về tác phẩm. a) Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác -Hoàn cảnh ra đời +Hoàn cảnh lịch sử xã hội gắn với việc sáng tác cảu tác giả. +Xuất xứ cảu tác phẩm. -Mục đích sáng tác.Viết để làm gì? Ví dụ 1 Mục đích viết “Tuyên ngôn độc lập”của Bác. -Bác viết trước hết để tuyên ngôn độc lập +Quốc dân đồng bào thấm thía nỗi cay đắng tủi nhục của qũng đời nô lệ. +Khơi dạy niền tự hào tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập +Truyền niền tin tưởng đặc biệt đối với tầng lớp tư sản dân tộc, địa chủ tri thức. -Thứ hai Bác viết còn là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ cảu dư luận tiến bộ thế giới và bóc trần bộ mặt thật của thực dân Pháp trước du luận, tạo ra những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế để chăn đứng mội âm mưu thâm độc của kẻ thù. Ví dụ 2.Mục đích viết tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân 11 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá không đơn giản chỉ là để ngợi ca vể đẹp của phong cảnh Tây bắc mà quan trọng là để phát hiện những vể đẹp quý báo trong tâm hồn người chiến sĩ, người công nhân đi mở đường . Ông gọi đó là “thứ vàng mười đã được thử lửa”, là “chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc. b)Về giá trị nội dung và đạc sắc về nghệ thuật của tác phẩm -Về giá trị nội dung chúng ta cần lưu ý học sinh các điểm như sau: +Tư tưởng chủ đề của tác phẩm, các vấn đề mà tác giả đặt ra +Các giá trị chủ yếu cảu tác phẩm(giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo..) -Đặc sắc về nghệ thuật:Cần chú ý tới bút pháp nghệ thuật cảu tác giả .Cần chỉ ra nét độc đáo. -Trên cơ sở những lưu ý trên giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi ở những mức độ khác nhau. c) Tóm tắt các tác phẩm tự sự -Tóm tắt cốt truyện:Các sự kiện nổi bật được sắp xếp theo chuỗi diễn biến, tạo thành các biến cố quan trọng trong tác phẩm. +Có thể tóm tắt theo trình tự miêu tả, kể chuyện của tác giả hoặc cũng có thể tóm tắt theo trình tự thời gian xẩy ra các sự kiện +Có thể bám vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính để tóm tắt. -Dạng này thường ít ra trong các kỳ thi nhưng để học sinh nhớ được tác phẩm giáo viên cần yêu cầu thực hiện. d) Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ. -Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của tác phẩm nhiều khi cũng là một phần kiến thức quan trọng gợi mở nhiều vấn đề dụng ý nghệ thuật cảu người nghệ sĩ hay tư tưởng chủ đề của tác phẩm.Những nhan đề mà chúng ta có thể hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu như là Vợ nhặt, Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngoài xa hay Đàn ghi ta của Lor-ca và lời đề từ của bài thơ... 12 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá -Cần lưu ý các dạng câu hỏi trên ít khi được hỏi một cách đơn lẻ mà thường có sự kết hợp với nhau. Ví dụ.Nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ Nhặ” của nhà văn Kim Lân.(Trích đề thi cao đẳng khối C,D năm 2009) Chương III Kết quả nghiên cứu Đề tài này được thực hiên bằng hai phương pháp 1)Kết quả từ quan sát thực tế. Quan sát việc học tập trong các giờ ôn tập và vở bài tập cho về nhà cảu học sinh kết quả như sau: +Trong giờ ôn tập không khí học tập sôi nổi nghiêp túc và có tinh thần tự giác +Học sinh rất cẩn thận không chủ quan, không học tủ +Bài tập ở dạng này khi cho về nhà các em đề hoàn thành và đạt yêu cầu 2)Nghiên cứu qua sản phẩm -Trước khi chưa áp dụng phương pháp này, thi khảo sát chất lượng lần 1 lớp 12 .Kết quả thực hiện ở hai lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy như sau: Câu 2 điểm dạng tái hiện kiến thức Mức điểm đạt Lớp 12G -Điểm tối đa 2điểm 7/45 Lớp 12K -Điểm tối đa 2điểm Chưa đạt điểm tối đa 9/47 Chưa đạt điểm tối đa 38/54 38/47 -Sau khi chưa áp dụng phương pháp này, tiến hành thi khảo sát chất lượng lần 2 cũng trên 2 lớp đó .Kết quả như sau: 13 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá Câu 2 điểm dạng tái hiện kiến thức Mức điểm đạt Lớp 12G Điểm tối đa 2điểm 18/45 Lớp 12K -Điểm tối đa 2điểm Chưa đạt điểm tối đa 21/47 Chưa đạt điểm tối đa 27/45 26/47 C/KẾT LUẬN Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn văn theo cấu trúc đề thi là rất quan trọng và hướng dẫn học sinh làm thế nào để đạt được điểm tối đa ở dạng câu hỏi tái hiện kiến thức lại còn quan trọng hơn.Thiết nghĩ rằng mỗi một người thầy, người cô trong quá trình giảng dạy cũng đã tự đúc rút cho mình những kinh nghiệm nhất định.Tuy nhiên điều mà chúng ta đáng bàn ở đây là chất lượng bài viết, điểm thi tốt nghiệp của học sinh như thế nào thì mới chính là chúng ta quan tâm. Hướng dẫn học sinh học ôn tập như thế nào để khỏi gây áp lực căng thẳng về tâm lý đạt hiệu quả cao trong thi cử xét cho cùng cũng là việc đổi mới phương pháp dạy và học. Với sáng kiến này, tôi chỉ mong góp một ý kiến nhỏ của mình trong quá trình giảng dạy tích luỹ được để chia sẻ với mọi đồng nghiệp xa gần.Chắc rằng sẽ còn nhiều thiếu sót, mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.Xin chân thành cảm ơn. Đánh giá của Hội đồng khoa học Người viết 14 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá Trần Xuân Thành D/TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/Pháp dạy học-Nhà xuất bản giáo dục- 1995 2/ Một số bài viết và ý kiến trình bày về việc ôn thi được đăng trên trang webse Ôn thi Online. 3/Cấu trúc đề thi của BộGD& ĐT 4/Hướng dẫn ôn thi TN THPT năm học 2010-2011 15 Trần Xuân Thành-Trường THPT Nga Sơn-huyện Nga sơn-Thanh Hoá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng