Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn hướng dẫn học sinh giải tốt bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều tron...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh giải tốt bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều trong chương trình vật lý lớp 10

.DOC
12
130
51

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1. Tên sáng kiến: HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TỐT BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10 ( Phan Thị Phượng, Phạm Thị Mỹ Phượng, @THPT Chê Guê-va-ra ) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chuyên môn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Vật lý học nghiên cứu các dạng chuyển động, các quá trình biến đổi…và cấu tạo của các vật thể. Đó là một trong các môn khoa học tự nhiên quan trọng nhất của chương trình Trung học phổ thông. Các em học sinh đã bắt đầu học môn Vật lý từ các lớp Trung học cơ sở. Nhưng từ lớp 10, môn Vật lý mới được trình bày một cách hệ thống, sâu sắc và đầy đủ hơn. Phần “Cơ học” là phần mở đầu của chương trình Vật lý lớp 10, nó đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng cung cấp cho các em học sinh những hiểu biết cơ bản về các chuyển động đơn giản trong đời sống hàng ngày, giúp học sinh hiểu được các phương trình cơ bản của các chuyển động đó, cũng như giúp học sinh biết cách xác định vị trí, thời gian, vận tốc… của một vật chuyển động. Một loại chuyển động mà học sinh được tìm hiểu trong chương trình Vật lí 10 là chuyển động thẳng biến đổi đều. Bài tập về chuyển động này rất phong phú và đa dạng nên khi giải bài tập học sinh thường gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đây là phần mở đầu, chuyển giao từ Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông nên đa phần học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, vướng mắc, nếu không thông vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến thái độ học môn Vật lý của các em. Vì vậy, việc rèn luyện cho các em một kĩ năng để giải các bài toán là một yêu cầu cần thiết. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phần lớn học sinh gặp khó khăn khi giải các bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều, do đó nội dung sáng kiến nhằm phần nào tháo gỡ những vướng mắc cho các em khi làm các bài tập này, cũng như giúp các em hứng thú, 1 yêu thích môn học vật lí hơn. Qua sáng kiến, tôi mong muốn cung cấp cho các em một số kĩ năng cơ bản trong việc giải một số dạng bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều. - Nội dung giải pháp: Muốn giải bài tập được tốt, học sinh cần phải nắm vững lý thuyết. Do đó trước tiên, tôi tóm tắt những nội dung chính và những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu về chuyển động thẳng biến đổi đều. I. ĐỘ LỚN CỦA VẬN TỐC TỨC THỜI: Vận tốc tức thời là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động tại một thời điểm nào đó. v s t Trong đó : v: là vận tốc tức thời (m/s) ∆s: là quãng đường rất ngắn (m) ∆t: là thời gian rất nhỏ (s) * Lưu ý: Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ xích nào đó. II. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian. 1. Khái niệm gia tốc: Gia tốc là một đại lượng vectơ đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc     v  v0 v a  t  t0 t  a có: + Điểm đặt (hay gốc): tại vật chuyển động + Phương: cùng phương với vectơ vận tốc + Chiều:   • Nếu chuyển động thẳng nhanh dần đều thì: a cùng chiều với v (hay a cùng dấu với v, a.v > 0) ●  v0 ● ●  v0   v ●   a v   • Nếu chuyển động thẳng chậm dần đều thì: a ngược chiều với v (hay a trái dấu với v, ● ●  v0   v   a ●v 2 ● a.v < 0)  v0 + Độ lớn: a Trong đó: v  v0 v  t  t0 t a là gia tốc (m/s2) ∆v là độ biến thiên vận tốc (m/s) ∆t là độ biến thiên thời gian (s) Lưu ý: Trong chuyển động thẳng đều thì: a = 0 2. Công thức tính vận tốc: v v0  a (t  t0 ) Trong đó : v0 : là vận tốc đầu (m/s) v : là vận tốc sau (m/s) (t – t0): là thời gian chuyển động (s) t0 = số chỉ đồng hồ - gốc thời gian * Nếu lấy gốc thời gian ở thời điểm t0 (t0 = 0) thì: v v0  a.t * Đồ thị vận tốc theo thời gian: là một đường thẳng cắt trục tung tại v0 . Độ dốc là gia tốc a. + CĐNDĐ: đồ thị hướng lên + CĐCDĐ: đồ thị hướng xuống + CĐTĐ: đồ thị nằm ngang + Giao điểm của đồ thị với trục thời gian: vật dừng lại + Hai đồ thị song song: hai chuyển động có cùng gia tốc 3. Công thức tính quãng đường đi được: 1 s v0 (t  t0 )  a (t  t0 ) 2 2 * Nếu lấy gốc thời gian ở thời điểm t0 (t0 = 0) thì: 1 s = vot + 2 at2 4. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường: v2 - v02 = 2as 5. Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: 1 x x0  v0 (t  t0 )  a (t  t0 ) 2 2 * Nếu lấy gốc thời gian ở thời điểm t0 (t0 = 0) thì: 3 x = x o + vo t + 1 2 at 2 Trên đây là những điểm trọng tâm và những điều cần lưu ý của nội dung kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều. Qua đó, ta có thể phân loại các dạng bài tập vận dụng như sau: Dạng 1: Tính gia tốc, vận tốc, thời gian và quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều Yêu cầu cần đạt: vận dụng được các công thức: a v  v0 v  t  t0 t v = v0 + at v2 - v02 = 2as s = v0t + 1 2 at 2 x = x 0 + v0 t + 1 2 at 2 (Lưu ý học sinh: Vật chuyển động từ trạng thái nghỉ (bắt đầu chuyển động) thì: v0 = 0. Vật dừng lại v = 0.) Bài toán 1: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, sau 10s thì dừng hẳn lại. a. Tìm gia tốc của đoàn tàu. b. Sau 4s, kể từ lúc hãm phanh, tàu đi được quãng đường bao nhiêu? Giải Chọn chiều dương là chiều chuyển động của đoàn tàu. Chọn gốc thời gian là thời điểm đoàn tàu hãm phanh. a) Ta có: v = v0 + at Tàu dừng: v = 0  10 + a.10 = 0  a = - 1 m/s2. (Lưu ý học sinh: giá trị âm của gia tốc ở đây là do vectơ gia tốc ngược chiều chuyển động của tàu hay vì tàu chuyển động chậm dần nên gia tốc ngược dấu với vận tốc). Ngoài ra, đối với những học sinh yếu cần lưu ý việc đổi đơn vị.) b) Quãng đường tàu đi trong 4s: s = v0t + 1 2 at = 10.4 – 0,5.42 = 32 m 2 Bài toán 2: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2 đến cuối dốc đạt vận tốc 72km/h. a. Tìm thời gian ôtô đi hết dốc. b. Chiều dài của dốc là bao nhiêu? c. Tìm vận tốc của ôtô khi đi được nửa dốc. Còn bao lâu nữa thì ôtô xuống hết dốc. 4 Giải Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ôtô. Chọn gốc thời gian là thời điểm ôtô có vận tốc 36km/h. a) Thời gian ôtô đi hết dốc: v = v0 + at  20 = 10 + 0,1t  t = 100s b) Chiều dài của dốc v2 - v02 = 2.a.s  202 – 102 = 2.0,1.s  s = 1500 m (Lưu ý học sinh: có thể tính chiều dài dốc theo cách khác, từ đó nhằm giúp học sinh vận dụng tốt các công thức đã học.) c) Khi ôtô đi được nửa dốc thì: s1 = 750 m Vận tốc của ôtô khi đi được nửa dốc: v12  v 02 = 2.a.s1  v12 - 102 = 2.0,1.750  v12 = 250  v1  15,81 m/s. Thời gian ôtô đi nửa dốc còn lại: v = v1 + at1  20 = 15,81 + 0,1.t1  t1 = 41,9 s (Để giúp học sinh có thể hiểu rõ hơn về tính chất của loại chuyển động này, có thể đưa ra nhận xét: thời gian để ôtô đi nửa quãng đường đầu là: 100 – 41,9 = 58,1 s. Tức là ôtô chuyển động nửa quãng đường cuối mất ít thời gian hơn nửa quãng đường đầu, lí do vì ôtô chuyển động nhanh dần đều, càng lúc chuyển động càng nhanh hơn.) Bài toán 3: Một vật chuyển động theo phương trình: x = 4t2 + 20t (cm; s) a. Tính quãng đường vật đi từ t1 = 2s đến t2 = 5s. b. Tính vận tốc lúc t = 3s. Trong giây thứ 3, vận tốc vật tăng thêm bao nhiêu? Giải Nhận xét: Để giúp học sinh giải được dạng bài toán liên quan đến phương trình chuyển động cho trước như thế này, trước tiên cần hướng dẫn học sinh đối chiếu phương trình đã cho với dạng phương trình tổng quát để xác định các đại lượng: x0, v0, a. Từ đó, học sinh có thể xác định được đặc điểm của chuyển động này. 5 a) Ta có: x0 = 0; v0 = 20 cm/s; a = 8 cm/s2. (Lưu ý: học sinh có thể nhằm lẫn tính quãng đường vật đi được từ t 1 = 2s đến t2 = 5s bằng cách thế khoảng thời gian đi tương ứng lúc này là 3s vào phương trình quãng đường như sau: s = 20.3 + 1 1 .8.32 . Do đó, cần lưu ý học sinh công thức: s = v 0t + at2 dùng để xác định quãng 2 2 đường vật đi được sau t giây kể từ lúc vật có vận tốc v0.) Quãng đường vật đi sau 2 s: s1 = 20.2 + 4.22 = 56 cm Quãng đường vật đi sau 5 s: s2 = 20.5 + 4.52 = 200 cm Quãng đường vật đi được từ t1 = 2s đến t2 = 5s là: 200 – 56 = 144 cm Nhận xét: có thể hướng dẫn học sinh tính quãng đường theo cách khác nhằm giúp học sinh vận dụng tốt hơn về công thức này. Cách khác: Vận tốc vật lúc t = 2 s: v = v0 + a.t = 20 + 8.2 = 36 cm/s Quãng đường vật đi được từ t1 = 2s đến t2 = 5s (tức thời gian đi của vật là 3s): s = 36.3 + 1 .8.32 = 144 cm 2 b) Vận tốc vật lúc t = 3s: v = v0 + a.t = 20 + 8.3 = 44 cm/s Trong giây thứ 3, vận tốc của vật tăng thêm 8 cm/s. Vì vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 8 cm/s2 nên cứ sau mỗi giây vận tốc vật sẽ tăng thêm 8 cm/s. Dạng 2: Tìm thời điểm và vị trí hai chất điểm gặp nhau, khoảng cách giữa hai chất điểm. Yêu cầu cần đạt: Xác định đúng loại chuyển động. Nắm được các bước để giải bài toán dạng này; từ hệ quy chiếu đã chọn, viết được phương trình chuyển động của chất điểm. Đây là dạng bài tập học sinh đã được gặp ở chuyển động thẳng đều, vì vậy có thể yêu cầu học sinh đưa ra phương pháp chung: - Chọn hệ quy chiếu: chọn trục tọa độ, chọn gốc thời gian. - Lập phương trình chuyển động cho từng chất điểm từ phương trình tổng quát: x = x0 + v0(t – t0) + 1 a(t – t0)2. 2 Có thể 1 trong 2 chất điểm chuyển động thẳng đều theo phương trình: x = x0 + v(t – t0) - Khi 2 chất điểm gặp nhau thì hai vật cùng có chung một tọa độ: x1 = x2.  Giải phương trình tìm các ẩn của bài toán. 6 - Khoảng cách giữa 2 chất điểm tại thời điểm t là: Δx = x1  x 2 (Lưu ý học sinh: Khi viết phương trình chuyển động của 2 vật, trước tiên phải xác định vật chuyển động cùng hay ngược chiều dương để suy ra dấu của vận tốc, tiếp theo xác định dấu của gia tốc: nếu vật chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc và vận tốc cùng dấu, nếu vật chuyển động chậm dần đều thì gia tốc và vận tốc trái dấu.) Bài toán: Một xe có vận tốc tại A là 20 m/s, chuyển động nhanh dần đều về B với gia tốc 0,8 m/s2. Cùng lúc đó, một xe khác bắt đầu khởi hành từ B đến A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,8 m/s2. A và B cách nhau 375 m. a. Hai xe gặp nhau ở đâu? b. Tìm quãng đường 2 xe đi được khi gặp nhau. c. Xác định thời điểm khi khoảng cách giữa 2 xe là 30 m. Giải Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương là chiều từ A đến B, gốc thời gian lúc xe đi từ B khởi hành. Phương trình chuyển động của 2 xe: xA = 20t + 0,4t2 xB = 375 – 0,4t2 Khi 2 xe gặp nhau thì: xA = xB  20t + 0,4t2 = 375 – 0,4t2 t1 12,5s     t 2  37,5s  loaïi  Vậy: 2 xe gặp nhau tại vị trí cách A là: x = xA = 20.12,5 + 0,4.12,52 = 312,5 m b) Quãng đường 2 xe đi được khi gặp nhau. Xe đi từ A là: sA = 312,5 m Xe đi từ B là: sB = 375 – 312,5 = 62,5 m c) Theo đề bài khoảng cách giữa 2 xe là: Δx = x1  x 2 = 30 m (Lưu ý học sinh: đối với câu hỏi này phải xét 2 trường hợp là: x 1 – x2 = 30 và x2 – x1 = 30 (điều kiện t > 0) x1 – x2 = 30  20t + 0,4t2 – 375 + 0,4t2 = 30  t  13,24 s x2 – x1 = 30  375 – 0,4t2 – 20t – 0,4t2 = 30  t  11,74 s Vậy sau 11,74s và 13,24s kể từ khi xe đi từ B khởi hành thì khoảng cách giữa 2 xe là 30 m. Dạng 3: Bài toán về đồ thị 7 Yêu cầu cần đạt: Biết cách thu thập thông tin từ đồ thị. Nhận biết được loại chuyển động của vật. Vẽ được các dạng đồ thị. Ở phần chuyển động thẳng đều, học sinh đã được làm quen với việc vẽ đồ thị nên cũng có nhiều thuận lợi khi tìm hiểu dạng bài tập này. Tuy nhiên, để có thể giải được dạng bài tập này học sinh cần nắm vững dạng các đồ thị. Bài toán 1: Cho đồ thị vận tốc theo thời gian của một vật chuyển động thẳng. a. Hãy mô tả chuyển động của vật và viết phương trình vận tốc của vật. b. Viết phương trình chuyển động của vật, cho biết v (m/s) 4 O 10 t (s) vật bắt đầu chuyển động từ tọa độ x 0 = 100 m. Vẽ đồ thị - 40 tọa độ - thời gian của vật. Giải - 60 (Lưu ý học sinh: các em có thể nhằm lẫn giữa chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều. Do đó trước tiên, cần biết đây là đồ thị gì? Đường biểu diễn là đường gì? Từ đó suy ra dạng chuyển động của vật.) a) ● Giai đoạn 1 (0  t  4s): vật chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều dương, vận tốc có độ lớn giảm từ 40 m/s đến 0 m/s. Gia tốc của vật: a1 = 0  40 = 10 m/s2 4 Phương trình vận tốc của vật: v1 = - 40 + 10t. ● Giai đoạn 2 (4s  t  10s): vật chuyển động thẳng nhanh dần đều ngược chiều dương, vận tốc có độ lớn tăng từ 0 m/s đến 60 m/s. Gia tốc của vật: a2 =  60  0 = - 10 m/s2 6 Phương trình vận tốc của vật: v2 = 0 – 10 (t – 4) = 40 – 10t. (Lưu ý: học sinh thường viết sai phương trình ở giai x (m) đoạn 2, cần lưu ý học sinh thời điểm đầu của giai đoạn 100 này không trùng với mốc thời gian nên t0 ≠ 0.) b) Phương trình chuyển động của vật: 20 O ● Giai đoạn 1: x1 = 100 – 40t + 5t2. Khi t = 4s thì: x1 = 100 – 40.4 + 5.42 = 20 m. ● Giai đoạn 2: x2 = 20 – 5 (t – 4)2. 8 - 160 6 4 10 t (s) x2 = - 5t2 + 40t – 60. (Lưu ý: Nhiều học sinh trong giai đoạn 2 sẽ thế x0 = 100 m. Cần nhắc học sinh tọa độ đầu của giai đoạn 2 ứng là vị trí ứng với thời điểm t = 4 s. Khi vẽ đồ thị phải lưu ý đến giới hạn của đồ thị, tức là điểm bắt đầu và kết thúc của đường biểu diễn.) ● Giai đoạn 1: t = 0 → x = 100m; t = 4 s → x = 20m ● Giai đoạn 2: t = 10 s → x = - 160m; x = 0 → t = 6s Bài toán 2: Hai vật chuyển động thẳng biến đổi đều có v (m/s) các đồ thị vận tốc – thời gian như hình bên. Hãy nêu các đặc 20 điểm của mỗi chuyển động. 10 O Giải - 10 ● Vật 1 (v0 = 20m/s): Vật 1 2 t (s) 10 6 8 12 Vật 2 + Từ t0 = 0 đến t1 = 8s chuyển động thẳng chậm dần đều cùng chiều dương, vận tốc có độ lớn giảm từ 20m/s đến 0. Gia tốc của vật là: a= 0  20 = - 2,5 m/s2. 8 + Từ t 1 = 8 s đến t2 = 12 s: chuyển động thẳng nhanh dần đều ngược chiều dương, vận tốc có độ lớn tăng từ 0 đến 10m/s. Gia tốc của vật là: a=  10  0 = - 2,5 m/s2. 4 ● Vật 2 (v0 = - 10m/s): + Từ t 0 = 2s đến t1 = 6s chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều dương, vận tốc có độ lớn giảm từ 10 m/s đến 0. Gia tốc của vật là: a= 0  10 = 2,5 m/s2. 4 + Từ t1 = 6s đến t2 = 10s: vật chuyển động nhanh dần đều cùng chiều dương, vận tốc có độ lớn tăng từ 0 đến 10 m/s. Gia tốc của vật là: a= 10  0 = 2,5 m/s2. 4 + Từ t2 = 10 s đến t3 = 12 s: vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 10 m/s. BÀI TẬP TƯƠNG TỰ 1. Tính gia toác cuûa caùc chuyeån ñoäng sau : a. Taøu hoûa xuaát phaùt sau 1 phuùt ñaït vaän toáùc 36km/h b. Taøu hoûa ñang chuyeån ñoäng ñeàu vôùi vaän toác 54km/h thì haõm phanh vaø döøng laïi sau 10 giaây. c. OÂtoâ ñang chaïy ñeàu vôùi vaän toác 30km/h thì taêng toác ñeàu 60km/h sau 10 giaây. 9 2. Moät vieân bi thaû laên treân maët phaúng nghieâng khoâng vaän toác ñaàu vôùi gia toác laø 0,1 m/s 2. Hoûi sau bao laâu keå töø luùc thaû vieân bi coù vaän toác 2m/s. 3. Moät vaät baét ñaàu tröôït töø ñænh doác ñeán chaân doác nhanh daàn ñeàu heát 5 s vaø taïi chaân doác vaät coù vaän toác 10m/s. Noù tieáp tuïc chaïy chaäm daàn ñeàu 10s nöõa thì döøng laïi. Tính gia toác cuûa vaät treân moãi giai ñoaïn. 4. Moät vaät naèm ôû chaân doác ñöôïc ñaåy chaïy leân vôùi vaän toác ñaàu laø 10m/s. Vaät chuyeån ñoäng chaäm daàn ñeàu vôùi gia toác 4 m/s2.Tìm quaõng ñöôøng vaät ñi ñöôïc khi leân doác vaø thôøi gian ñi heát quaõng ñöôøng ñoù. 5. Moät oâtoâ chuyeån ñoäng thaúng nhanh daàn ñeàu, sau 10s vaän toác taêng töø 4m/s ñeán 6m/s. Trong thôøi gian aáy xe ñi ñöôïc moät ñoaïn ñöôøng laø bao nhieâu? 6. Moät ñaàu taøu ñang chaïy vôùi vaän toác 36km/h thì haõm phanh vaø chuyeån ñoäng chaäm daàn ñeàu vôùi gia toác 0,5 m/s2. Tính quaõng ñöôøng ñi cuûa taøu trong 10s sau luùc haõm phanh. 7. Moät taøu hoûa baét ñaàu rôøi ga, chuyeån ñoäng nhanh daàn ñeàu vôùi gia toác 0,1m/s 2. Caàn bao nhieâu thôøi gian ñeå taøu ñaït ñeán vaän toác 36km/h vaø trong thôøi gian ñoù taøu ñi ñöôïc quaõng ñöôøng bao nhieâu? 8. Moät oâtoâ ñang chuyeån ñoäng vôùi vaän toác 36km/h thì haõm phanh vaø chuyeån ñoäng chaäm daàn ñeàu vôùi gia toác 2m/s2. Xaùc ñònh ñöôøng ñi cuûa xe sau khi haõm phanh 2s vaø cho ñeán khi döøng haún . 9. Moât vieân bi chuyeån ñoäng nhanh daàn ñeàu vôùi gia toác 0,2m/s2 vaø vaän toác ban ñaàu baèng khoâng . Tính quaõng ñöôøng ñi ñöôïc cuûa bi trong thôøi gian 3 giaây vaø trong giaây thöù ba. 10. Cho ñoà thò vaän toác cuûa vaät nhö hình veõ: v(m/s) a. Xaùc ñònh loaïi chuyeån ñoäng vaø gia toác trong moãi giai ñoïan. b. Tính quaõng ñöôøng vaät ñaõ ñi ñöôïc trong 56s. 20 A c.Vieát phöông trình vaän toác cuûa vaät trong moãi B C 10 giai ñoaïn vôùi cuøng moät goác thôøi gian. D 11. Moät oâtoâ ñang chuyeån ñoäng ñeàu vôùi vaän toác 36km/h thì xuoáng O t(s) 50 56 20 2 doác chuyeån ñoäng nhanh daàn ñeàu vôùi gia toác 0,1m/s , ñeán cuoái doác ñaït vaän toác 54km/h . a. Tìm chieàu daøi doác vaø thôøi gian ñi heát doác . b. Taïi chaân doác xe baét ñaàu haõm phanh, CÑCDÑ sau 10s döøng laïi. Tìm quaõng ñöôøng ñi ñöôïc vaø gia toác cuûa giai ñoaïn CÑCDÑ. 12. Thang maùy baét ñaàu ñi leân theo 3 giai ñoaïn: Nhanh daàn ñeàu khoâng vaän toác ñaàu vôùi gia toác 2m/s2 trong 1s. Ñeàu trong 5s tieáp theo.Chuyeån ñoäng chaäm daàn ñeàu cho ñeán khi döøng laïi heát 2s. Tìm : a. Vaän toác cuûa chuyeån ñoäng ñeàu . b. Quaõng ñöôøng toång coäng maø thang maùy ñi ñöôïc . 13. Moät vaät chuyeån ñoäng nhanh daàn ñeàu vôùi vaän toác ñaàu v 0 = 18km/h. Trong giaây thöù naêm vaät ñi ñöôïc quaõng ñöôøng 5,45m.Tìm : a. Gia toác cuûa vaät . b. Quaõng ñöôøng ñi ñöôïc sau 6 s . 14. Luùc 8giôø moät oâ toâ ñi qua ñieåm A treân moät ñöôøng thaúng vôùi vaän toác 10 m/s, chuyeån ñoäng chaäm daàn ñeàu vôùi gia toác 0,2m/s2. Cuøng luùc ñoù taïi ñieåm B caùch A 560m moät xe thöù hai baét ñaàu khôûi haønh ñi ngöôïc chieàu vôùi xe thöù nhaát, chuyeån ñoäng nhanh daàn ñeàu vôùi gia toác 0,4 m/s 2. Xaùc ñònh thôøi gian hai xe ñi ñeå gaëp nhau, thôøi ñieåm gaëp nhau vaø vò trí luùc gaëp nhau . 15. Moät xe ñaïp ñang ñi vôùi vaän toác 7,2 km/h thì xuoáng doác CÑNDÑ vôùi gia toác 0,2 m/s 2. Cuøng luùc 10 ñoù moät oâ toâ leân doác vôùi vaän toác ban ñaàu 72km/h CÑCDÑ vôùi gia toác 0,4 m/s 2. Chieàu daøi doác laø 570m. Xaùc ñònh quaõng ñöôøng moãi xe ñi ñöôïc cho tôùi luùc gaëp nhau. Giaûi baøi toaùn baèng caùch laäp phöông trình chuyeån ñoäng. 16. Cuøng moät luùc moät oâ toâ vaø moät xe ñaïp khôûi haønh töø hai ñieåm A, B caùch nhau 120 m vaø chuyeån ñoäng cuøng chieàu, oâ toâ ñuoåi theo xe ñaïp .OÂ toâ baét ñaàu rôøi beán chuyeån ñoäng nhanh daàn ñeàu vôùi gia toác 0,4m/s2 xe ñaïp chuyeån ñoäng ñeàu. Sau 40 giaây oâ toâ ñuoåi kòp xe ñaïp . Xaùc ñònh vaän toác xe ñaïp vaø khoaûng caùch hai xe sau thôøi gian 60s . 17. Moät vaät chuyeån ñoäng coù phöông trình ñöôøng ñi laø : s = 16t - 0,5t2 (m/s) a. Xaùc ñònh caùc ñaëc tính cuûa chuyeån ñoäng naøy : v0 , a , tính chaát chuyeån ñoäng ? b. Vieát phöông trình vaän toác vaø veõ ñoà thò vaän toác cuûa vaät . 18. Phöông trình chuyeån ñoäng cuûa moät chaát ñieåm laø : x= 50t2 + 20t - 10 (cm,s) a. Tính gia toác cuûa chuyeån ñoäng . b. Tính vaän toác cuûa vaät luùc t =2s c. Xaùc ñònh vò trí cuûa vaät luùc noù coù vaän toác 120 cm/s. 19. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ 4 kể từ lúc bắt đầu chuyển động nhanh dần vật đi được 12m. Tính gia tốc và quãng đường xe đi được trong 4s đó. 20. Một vật chuyển động nhanh dần đều đi được những đoạn đường s 1 = 24m và s2 = 64m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 4s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc chuyển động của vật. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Áp dụng cho các học sinh lớp 10. Khi nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu khi nghiên cứu các dạng bài tập ở bài sự rơi tự do. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Bằng việc hệ thống kiến thức trọng tâm và phương pháp giải một số dạng bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều như trên, tôi đã trang bị cho các em học sinh một chuẩn kiến thức cần thiết để giải quyết thành công các dạng bài tập này. Sáng kiến kinh nghiệm trên đã giúp cho giáo viên chủ động giảng dạy cho học sinh một cách hệ thống và tương đối đầy đủ các dạng bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều. Đồng thời, nó còn giúp cho học sinh phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Từ đó, học sinh có cái nhìn toàn diện và tự tin hơn khi tiếp cận các dạng bài tập này. Qua việc trình bày nội dung sáng kiến, tôi muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm mà bản thân đã góp nhặt được trong quá trình giảng dạy. Tuy đã có sự cố gắng nhưng đề tài trên chắc không tránh khỏi những khuyết điểm và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 11 Bến Tre, ngày 19 tháng 03 năm 2018 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan