Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn học sinh cá biệt một số biện pháp và những kinh nghiệm giáo dục các em (l...

Tài liệu Skkn học sinh cá biệt một số biện pháp và những kinh nghiệm giáo dục các em (lớp 8+9)

.PDF
30
156
63

Mô tả:

PHẦN THỨ 1: TÊN ĐỀ TÀI HỌC SINH CÁ BIỆT - MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM GIÁO DỤC CÁC EM PHẦN THỨ 2: ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục học sinh cá biệt là công việc rất khó đầy gian nan và thử thách; đòi hỏi người giáo viên phải có trái tim yêu nghề, yêu trẻ và đầy lòng nhân ái. Hiện nay do xu thế hội nhập kinh tế thị trường, mặt trái của xã hội len lỏi vào khắp nơi trong mọi ngóc ngách cuộc sống. Nó tác động mạnh mẽ đến tuổi trẻ làm cho các em nhiều lúc mất phương hướng, suy nghĩ lệch lạc, biến thoái phẩm chất đạo đức. Trong đó lứa tuổi học sinh THCS dễ bị kích động, bởi lứa tuổi này vừa có cá tính tò mò khám phá, vừa nhạy cảm, thích làm người lớn...Người làm công tác giáo dục còn thờ ơ chưa quan tâm sâu sắc đến việc giáo dục nhân cách học sinh. Tình trạng học sinh hỗn láo, vô lễ với giáo viên, thậm chí còn hành hung với thầy cô trên địa bàn cả nước còn xảy ra đã trở thành vấn đề đau đầu trong ngành giáo dục. Đã đến lúc ngành giáo dục cần phải tập trung quyết liệt việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Cổ nhân có câu: “ Yếu tri vi thế quả - Kim tri tắc giả thị” nghĩa là: Muốn biết tương lai thế nào hãy nhìn vào hiện tại. Tương lai của ngành giáo dục có phát triển rực rỡ không? Đất nước sau này có hưng thịnh bền lâu không? Phần lớn thể hiện quá trình giáo dục hiện nay. Đau lòng biết bao khi nghe cái cảnh vì ham chơi Intơnét mà đánh bà nội chết đi hay cái cảnh bạo lực đâm chết nhau trong trường học. Nói đến học sinh cá biệt có lẽ trường nào cũng có. Các em nếu thiếu sự quan tâm giáo dục chặt chẽ của nhà trường, gia đình, xã hội thì những điều thương tâm trên tránh đâu cho khỏi. Gần 20 năm công tác, bản thân cũng bắt gặp nhiều đối tượng học sinh cá biệt. Nhất là từ khi tôi làm Tổng phụ trách Đội với ngôi trường lớn có số lượng học sinh đông thì số học sinh cá biệt cũng nhiều, có những em dường như giáo viên chủ nhiệm chán nãn, bó tay gởi lên để giáo dục. Từ thực tiễn trong quá trình trao đổi, làm việc cảm hoá được các em, tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Suy nghĩ những vấn đề xã hội, sự xuống cấp trong nhân cách học sinh và tình hình thực trạng của trường. Trong những năm qua tôi đã đào sâu nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, hậu quả và biện pháp tích cực để giáo dục các em cá biệt. Chính vì lẽ đó, tôi hướng đến đề tài “ Học sinh cá biệt - Một số biện pháp và những kinh nghiệm để giáo dục các em”. Nói đây là sáng kiến kinh nghiệm khoa học nghe nó to tác nhưng muốn trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư, những điều áp dụng thành công trong thực tiễn. Đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu học sinh cá biệt về nhân cách đạo đức, chủ yếu ở học sinh khối 8 và 9. PHẦN 3: CƠ SỞ LÍ LUẬN - Giáo dục là quá trình dạy dỗ, giúp đỡ, giáo huấn học sinh đạt đến những điều mình mong muốn. Đó là các em trở thành những người hiểu biết sâu rộng về kiến thức khoa học, cuộc sống, có đạo đức tốt, có những suy nghĩ và hành động đúng đắn. - Con người vốn hiền lành, Khổng Tử đã dạy: “ Nhân chi sơ tánh bổn thiện ”. Đúng vậy, không có ai sinh ra là hung dữ ngay nhưng do quá trình sống và lớn lên con người chịu sự tác động của các yếu tố xung quanh như bạn bè, gia đình, xã hội... nên mỗi người hình thành nên mỗi tính cách. Tục ngữ có câu: “ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài ”, “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ”. Những học sinh cá biệt chắc chắn điều kiện ngoại cảnh Gia đình - Bạn bè - Xã hội đang sống là không tốt. Nhưng làm sao giúp đỡ các em “ Gần mực mà không đen, ở ống mà không dài ”. Đó là nhiệm vụ của giáo dục của thầy cô của nhà trường chúng ta. Bác Hồ đã dạy : “ Ngủ thì ai cũng như lương thiện Thức dậy trông ra kẻ dữ hiền Lành dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Đúng vậy, giáo dục là nhân tố quyết định sự hình thành nhân cách của học sinh. Đối với học sinh cá biệt thì đòi hỏi cần phải đầu tư nghiên cứu giáo dục các em nhiều hơn, để lôi các em trở về vị trí ban đầu và định hướng giáo huấn cho các em trở thành người tốt. Có thế người làm công tác giáo dục mới tự hào, mới sung sướng, xã hội mới bớt đi gánh nặng, đất nước mới phồn vinh trong tương lai. - Đảng và nhà nước ta đã đề cao “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu ”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư lâu dài trong tương lai. Bác Hồ đã khẳng định “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người ”. Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp vẻ vang cao cả của người giáo viên, không có lí do gì mà chúng ta bất lực hay đầu hàng trước một học sinh cá biệt nào; chỉ có điều chúng ta đã giáo dục đúng chưa? Kỹ chưa? Phương pháp giáo dục của ta phù hợp chưa? Chúng ta đã đem hết nhiệt huyết chưa? - Con người không ai là suông sẻ, không ai tự nhiên trở thành người tốt. Những lúc các em sa ngã, ngang bướng, sống lệch lạc... là những lúc các em cần sự quan tâm, an ủi, giáo dục và động viên của thầy cô. Nếu buông thả các em lúc nầy khác nào đẩy các em vào hố sâu tội lỗi mà không có đường thoát; cứu các em lúc này là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thầy cô chúng ta. -Điều đáng mừng gần đây trong các kỳ họp Quốc Hội luôn đề cập đến việc tập trung giáo dục nhân cách học sinh trong trường học, nâng cao chất lượng giáo dục 2 mặt trong nhà trường. -Căn cứ quyết định về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân số 07/ 2007/ QĐ - BGDĐT ban hành vào ngày 02 tháng 04 năm 2007. Trong chương IV, V, VII đã nêu rất rõ nhiệm vụ của giáo viên, nhiệm vụ của học sinh và quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. PHẦN 4: CƠ SỞ THỰC TIỄN - Trường THCS Phan Bội Châu chúng tôi nằm trên một địa bàn khá phức tạp gần đường quốc lộ 1A, gần chợ Kế Xuyên... có thể nói là điểm đến của bất cứ các loại hình văn hoá, các thành phần kinh tế, các thành phần lối sống con người trong xã hội... lôi kéo học sinh. - Số lượng học sinh toàn trường khá đông, mỗi năm gần một nghìn rưỡi học sinh nên việc quản lí học sinh gặp nhiều vất vả, khó khăn. Năm nào cũng có đối tượng học sinh cá biệt. - Thành phần kinh tế của phụ huynh cũng đa dạng. Một số phụ huynh có điều kiện kinh tế cao chìu con nên đâm ra hư hỏng; có phụ huynh lo việc buôn bán không quan tâm đến việc học hành con cái nên có em leo lỏng ăn chơi; có nhiều gia đình nghèo quá khó khăn ( mỗi năm gần 200 em) sức học lại yếu nên chán học lại bị bạn bè rủ rê lôi kéo.... - Các dịch vụ kinh doanh trò chơi giải trí như: Điện tử, Chát, Game, Bida... mọc lên rất nhiều là những điểm thu hút học sinh hư hỏng, làm cho các em đam mê bỏ học, thậm chí còn nẩy sinh những hành động trộm cắp, bắt nạt học sinh lớp dưới để lấy tiền... PHẦN 5: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI I/HIỂU NHƯ THẾ NÀO LÀ HỌC SINH CÁ BIỆT? Học sinh cá biệt là những học sinh có cá tính khác biệt, không đúng theo qui định chung trong trường học. Thường có cá tính mạnh mẽ, hành động và lời nói thái quá vô lễ với thầy cô, hay gây gỗ với bạn bè; là những học sinh chậm tiến bộ mặc dù thầy cô quan tâm giáo dục nhiều ( ở đây chỉ xin đề cập đến học sinh cá biệt về tính cách). Học sinh cá biệt là những học sinh thường hay vi phạm các nội qui, qui chế trong nhà trường; làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua nề nếp học tập của lớp, mặc dù thầy cô, tập thể góp ý xây dựng nhiều lần nhưng “chứng nào tật ấy” không thay đổi II/NHỮNG BIỂU HIỆN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT: 1/Qua lời nói: Thường là các em ăn nói cộc lốc, thiếu Dạ - Thưa, ngôn ngữ tỏ ra vô lễ với thầy cô và người lớn. Trình bày vấn đề gì thường ấp a ấp úng, hay nói dối và tìm cách chạy tội. Do học yếu nên lời nói, lời viết không rõ ràng...Đối với bạn bè thường sử dụng lời nói tỏ vẻ người bề trên, ra vẻ “ Đại ca”, hách dịch; lời nói có tính chất đe doạ, bắt nạt hù doạ học sinh khác; có khi sử dụng xảo ngôn để lừa đối bạn bè và thầy cô... 2/Qua cử chỉ hành động: Học sinh cá biệt thường có những hành động thái quá, vô lễ. Trước mặt thầy cô thường tỏ ra lì lợm, ngang bướng, không biết vâng lời, thậm chí tỏ vẻ thách thức với thầy cô; có khi tỏ ra nghe lời nhưng giả dối. Với bạn bè thường có những hành động gây gỗ, đánh lộn nhau gây mất đoàn kết. Thường hay bắt nạt học sinh khác một cách vô cớ. Nghiêm trọng hơn là có những hành động vi phạm pháp luật như trộm cắp, dùng vật cứng, hung khí để đánh lộn hay bỏ học chơi la cà, lân la vào các quán... 3/Qua quan hệ với bạn bè và người khác: Học sinh cá biệt có những quan hệ bạn bè và người khác hết sức phức tạp. Đối với bạn bè tốt các em thường ngại tiếp xúc, tìm cách xa lánh... bởi sợ các bạn tố giác và phản ánh đến nhà trường, gia đình những điều mình sai phạm. Học sinh cá biệt thường tìm cách lôi kéo những học sinh hư hỏng khác vào cuộc để thành lập nên băng nhóm, bè phái. Các em thường quan hệ với người xấu hoặc bị những người xấu lôi kéo làm những việc phạm pháp... III/ NHỮNG DẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÍ: 1/ Dạng học sinh ương ngạnh do gia đình quá chìu chuộng: Trên thực tế có một số gia đình khá giả quá chìu chuộng con cái cả về vật chất lẫn tinh thần. Nghĩa là cho các em tiêu tiền, sử dụng đồng tiền theo ý thích hoặc dễ dàng tha thứ khi các em mắc phải những khuyết điểm. Nên ngay từ nhỏ các em đã có cá tính ương ngạnh, muốn được mọi người chìu theo ý mình. Dạng học sinh cá biệt này thường bỏ bê việc học hành, bị các thành phần khác lợi dụng; thường tỏ ra lối sống vương giả, khinh khi bạn bè, thường bao kê, rủ rê các học sinh khác bỏ học vào quán, vào các dịch vụ vui chơi... nên ít nghe lời thầy cô, tỏ ra cứng đầu, khó bảo chậm tiến bộ. * Biện pháp xử lí: -Đối với học sinh: Tôi tâm sự, trao đổi thuyết phục, phân tích để các em nhận thấy rằng: Ông bà, cha mẹ nào cũng giàu lòng thương con nhưng tình thương ấy bị các em lạm dụng, đòi hỏi ở cha mẹ quá nhiều thì mình trở thành người có tội và phụ lại tấm lòng yêu thương của cha mẹ, ông bà. Tiền bạc của cha mẹ làm ra xét cho cùng cũng là mồ hôi nước mắt, sự vất vả lăn lộn trong cuộc sống mới có được. Việc tiêu tiền đúng mục đích, phù hợp với công việc thì đồng tiền ấy mới có ý nghĩa, mới là con ngoan trong gia đình. Còn chi phí vào việc ăn chơi đua đòi khác nào chà đạp nên công sức lao động của cha mẹ - Đối với phụ huynh: Tôi trực tiếp gặp gỡ trao đổi, phân tích cho họ thấy không nên cho tiền các em một cách thoải mái, không nên nuông chìu các em quá mức; phải theo dõi sự chi tiêu của các em, sự kết bạn vui chơi của các em ở nhà, ở trường...Nếu thoải mái, lỏng lẻo việc cho tiền các em và không nghiêm khắc khi các em mắc phải khuyết điểm khác nào đưa con mình vào vòng tội lỗi... Qua việc trao đổi phân tích với học sinh và phụ huynh, nhiều em đã tiến bộ rất nhanh, ngăn chặng được nhiều em có chiều hướng xấu. Một số phụ huynh đã sớm nhận ra những sai lầm của mình. Họ càng lo lắng quan tâm theo dõi các em và phối hợp tốt với nhà trường để giáo dục. 2/ Dạng học sinh cá biệt do gia đình bỏ rơi thiếu quan tâm: Trong cuộc sống có nhiều gia đình chỉ biết lo làm ăn kinh tế thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc việc học hành của con cái. Chuyện học của con được chăng hay chớ. Có thể do quá bận công việc làm ăn buôn bán, thường phải đi xa nhà để con tự lập sinh sống năm bảy hôm mới về hoặc buôn bán bận rộn quá không có thời gian quan tâm đến con... Dạng học sinh cá biệt này thực ra do không có người quản lí, quan tâm nên mới hư hỏng ( hiện nay dạng học sinh này khá phổ biến). Lúc đầu các em lơ là việc học, học yếu dần rồi chán học. Khi bố mẹ phát hiện ra con mình hư hỏng mới quan tâm rồi la mắng, đánh đập trút giận lên thân con. Nhưng thực ra gây áp lực thêm cho con. Bởi ở trường bạn bè, thầy cô rầy la, quở trách vì làm ảnh hưởng thi đua của tập thể lớp, về nhà bố mẹ lại ghét gỏng giận dữ, thậm chí còn trút lên mình con những trận đòn roi vô cớ... cho nên đang hư hỏng trở nên lì lợm, bướm bỉnh, quậy phá.... * Biện pháp xử lí: - Đối với học sinh: Bản thân tôi trực tiếp gặp gỡ trao đổi, tâm sự phân tích việc sai trái của các em; chỉ rõ cho các em thấy việc bố mẹ bận rộn lo làm ăn kinh tế để xây dựng gia đình mà mình lơ là việc học tập là sai trái, thiếu trách nhiệm với gia đình, là những người con bất hiếu.... phần lớn các em nhận ra điều đó rồi sửa chữa - Đối với phụ huynh: Bản thân tôi gặp gỡ trao đổi phân tích từng cá tính học sinh và chỉ ra cho phụ huynh thấy được việc con mình hư hỏng là hậu quả của việc thờ ơ vô trách nhiệm, thiếu quan tâm chu đáo, khoán trắng việc học hành cho các em. Giúp họ nhận ra việc thiếu sót của mình và định hướng cho họ cần phải phối hợp với nhà trường để theo dõi và giáo dục các em. Cần tránh dùng những biện pháp mạnh thô bạo như đánh đập, chửi mắng mà nên “mền mỏng mà buột chặt ”, lấy tình cảm và sự quan tâm để cảm hoá giáo dục các em trở lại người tốt. Chớ vội thất vọng, chán nãn mà buông thả các em. Nhiều phụ huynh đã nhận ra và kết hợp với nhà trường làm rất tốt nên các em tiến bộ rất rõ. 3/ Dạng học sinh cá biệt có hoàn cảnh khá đặc biệt: Nói đến hoàn cảnh đặc biệt ở đây tôi muốn đề cập đến một số em sống và lớn lên trong một gia đình bất hạnh như bố mẹ li dị, bố mẹ mất sớm phải ở với người thân, bố mẹ bất hoà hay đánh đập, chửi mắng hoặc sinh ra không biết bố... Học sinh cá biệt ở dạng này thường tỏ ra lạnh lùng, bất cần, tự ti, mặc cảm không muốn ai quan tâm chia sẻ đến mình, cho rằng sự quan tâm của người khác là sự thương hại, bố thí... Chính vì vậy các em có tâm trạng ấm ức, uất hận... đời sống tinh thần và vật chất của các em gặp nhiều khó khăn. Đây là học sinh có cá tính mạnh, ngoan cố rất đáng lo; nếu không giáo dục tốt các em thì là gánh nặng cho xã hội sau này. Việc cảm hoá được học sinh này là một quá trình gian khổ đầy thử thách. * Biện pháp xử lí: -Đối với học sinh: Đối với dạng học sinh này chúng ta cần lấy tấm lòng chân thật, tìm cách gần gũi để chia sẻ tình cảm với các em. Điều tế nhị không nên động chạm đến tình cảm đau thương của các em. Tránh dùng những hình thức kỉ luật nặng gây tổn thương tình cảm dẫn đến các em dể hiểu nhầm trên đời này không có ai thương mình hoặc mình là thứ bỏ đi... Phải làm sao cho các em tin tưởng ở mình và cảm thấy mình là chỗ dựa tinh thần duy nhất của các em. Cần phân tích, định hướng cho các em phải có nghị lực phấn đấu vượt lên trên số phận. Gieo vào lòng các em suy nghĩ và hành động đúng đắn tránh buông xuôi, chán chường vì hoàn cảnh, yếu hèn nhút nhát là đáng chê trách. -Đối với phụ huynh ( hoặc người đỡ đầu): Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi em tôi tìm cách tiếp xúc đến phụ huynh. Đối với những phụ huynh là người đỡ đầu ( Ông bà, chú, bác....) tôi động viên họ cố gắng quan tâm giáo dục các em thật nhiều, đem hết trái tim yêu thương để quản lí dạy bảo các em; tránh đừng để các em đau lòng qua lời nói vì trong lòng các em đã sẵn nỗi đau rồi. Riêng đối với học sinh chỉ còn cha hoặc mẹ hay vì lí do nào đó cha mẹ không chung sống với nhau thì tôi khuyên phụ huynh nên quan tâm chăm sóc tinh thần cho các em; hãy phân tích cho các em hiểu để chia sẻ hoặc nhờ người thân trong gia đình khuyên nhủ động viên các em. * Đối với những học sinh dạng 2 và dạng 3 như vừa trình bày trên, tôi rất chú ý đến đời sống vật chất của các em. Nếu các em thực sự gặp khó khăn về vật chất tôi đề nghị lên lãnh đạo nhà trường quan tâm chiếu cố miễn giảm tất cả các khoản thu cho các em. Với giáo viên chủ nhiệm tôi tâm sự nói họ lưu tâm giúp đỡ và kêu gọi tập thể lớp đùm bọc chia sẻ các em một cách kín đáo, tế nhị. Về phía Liên đội trong phong trào “ Vòng tay bè bạn” tôi dành những xuất quà “ Chiếc áo tình bạn” để tặng và động viên các em trong dịp tết Nguyên đán. IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT: 1/ Tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh cá biệt: Tôi thường có riêng quyển sổ tìm hiểu học sinh cá biệt qua nhiều kênh: Bạn bè ( cùng lớp và ở nhà) - Thầy cô chủ nhiệm - Giáo viên bộ môn - Gia đình và các tổ chức khác. Tìm hiểu các em nhiều mặt: Hoàn cảnh sống - Cá tính mỗi em - Sở thích mỗi em - nhóm bạn cùng chơi - năng khiếu - kết quả học tập nhiều năm trước. 2/ Phân nhóm đối tượng, tìm ra phương pháp giáo dục tối ưu nhất cho từng đối tượng: Sau khi đã tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh cá biệt, tôi phân ra từng nhóm - dạng theo từng em ( như đã nói ở phần III). Sau đó đưa ra một số phương pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng. Một số phương pháp tôi thường sử dụng có hiệu quả cao: a/ Tâm sự, phân tích, thuyết phục các em từ bỏ những thói hư tật xấu phấn đấu trở thành người tốt: Trên cơ sở tìm hiểu kỹ từng em tôi đánh đòn tâm lí vào điểm yếu mỗi em: + Có em tôi đi sâu vào phân tích truyền thống tốt đẹp của gia đình, gia tộc... để các em nhận ra mình đang đi ngược lại truyền thống tốt đẹp ấy, nhận ra lỗi lầm sai trái, tỏ ra ân hận muốn sửa chữa. + Có em tôi đi sâu vào phân tích, giảng giải chữ “ Hiếu ” mà các em đã vi phạm. Như cha mẹ vất vả gian khổ, bôn ba, chen lấn với dòng đời - để tìm ra cái ăn cái mặc cho con, bổn phận làm con chưa giúp được gì cho cha mẹ mà đã làm cho cha mẹ buồn, tủi, đau khổ... không phải tội “ Bất hiếu” là tội gì? + Có em tôi đi sâu vào phân tích giảng giải chữ “ Nghĩa” để các em hiểu trong cuộc sống con người với con người ràng buộc nhau bởi tình cảm đó là đạo nghĩa. Sự giúp đỡ của người khác xuất phát từ trái tim nhân hậu chân thật thì phải nên trân trọng đón nhận, ghi ơn, đáp trả. Xung quanh có biết bao người quan tâm đến mình như thầy cô, bạn bè, làng xóm, người thân... Tại sao mình không đón nhận, nghe lời? Tại sao mình phụ họ... Đó có phải tội “ Bất nghĩa” không? Tôi còn chỉ rõ cho các em hiểu: đón nhận tình cảm vật chất lẫn tinh thần của người khác hôm nay là mình mượn ở đời để mình vượt lên trên cuộc sống hiện tại. Mai này mình thành đạt trong cuộc sống mình phải có trách nhiệm với đời với thế hệ mai sau, đó mới là người sống có “ Nghĩa”. + Có em tôi dùng cách “ Kích tướng” qua việc phân tích, giảng giải 2 chữ “ Yếu hèn”. Cuộc sống hiện tại dẫu khó khăn trăm bề, dẫu bất hạnh muôn ngã cũng chỉ là tạm thời, là giai đoạn có thể ai cũng phải trải qua. Nhưng điều quan trọng vượt qua nó như thế nào, bằng cách nào... là mình phải tự tìm ra hướng đi đúng nhất. Buông xuôi theo số phận, buồn chán trước cuộc sống, buông thả bản thân, e ngại việc học hành... khác nào kẻ yếu hèn, không có nghị lực! Thử hỏi ai khâm phục? Ai quí trọng mình? Nghị lực sống để ở đâu?... Tóm lại: Tâm sự, phân tích, thuyết phục là những yếu tố hết sức cần thiết và quan trọng. Nói cho các em nghe, các em cảm động là một điều khó. Nói cho các em sửa chữa để trở thành người tốt là điều càng khó và đòi hỏi lâu dài, kiên trì. Tôi thường nói đùa với đồng nghiệp: Đối tượng nào mà tôi nói các em rơi nước mắt xem như thành công hơn một nửa. b/ Giao nhiệm vụ và kiểm tra kết quả công việc: Đối với học sinh cá biệt tuy ngỗ nghịch nhưng khi giao công việc các em rất thích và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những công việc khi giao cho các em cần phải lựa chọn cho phù hợp và thường xuyên kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần. Cụ thể như sau: - Tôi giao cho các em nhiệm vụ theo dõi những học sinh vi phạm kỉ luật ( ăn quà vặt, gây gỗ nhau...) trong nhà trường. Các em có trách nhiệm phân tích, tuyên truyền, vận động những học sinh hay lười học, ngỗ nghịch, đua đòi... trở nên siêng năng, ngoan ngoãn. Công việc giao tưởng như vô lí bởi bản thân các em là người chưa tốt. Nhưng khi các em nhận nhiệm vụ này thì bản thân các em phải biết tự đổi thay, tự vươn lên thì mới nói được các bạn khác. - Kết hợp với giáo viên bộ môn tôi trao đổi và đề nghị giáo viên giao khối lượng kiến thức (bài tập) và định thời gian các em hoàn thành lượng kiến thức đó, không được hứa hẹn. - Giao làm nhiệm vụ đội trật tự trong các buổi sinh hoạt 20/11, 26/3 và đêm công diễn văn nghệ của trường để các em có dịp đóng góp công sức vào nhà trường và ý thức được trách nhiệm gắn bó vào tập thể. Mỗi khi giao việc tôi thường mời các em lên trao đổi và quán triệt rất kĩ lưỡng. * Qua mỗi lần giao công việc cho các em tôi thường kiểm tra nhắc nhở, động viên các em hoàn thành. Xem tinh thần ý thức kỉ luật các em tới đâu để điều chỉnh. Những em nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có tiến bộ nhanh tôi tán thưởng khen ngợi đồng thời chấm điểm tốt để làm cơ sở cuối học kì, cuối năm đề nghị giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm cho phù hợp. Tóm lại: Giao nhiệm vụ cho học sinh là vừa quản lí các em vừa đưa các em vào khuôn phép biết tự rèn luyện mình. Đồng thời đây là cơ hội để các em chứng tỏ khả năng mình với bạn bè, thấy mình được thầy cô tin tưởng. Những lời động viên tán thưởng các em sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ là hết sức cần thiết, bổ ích giúp các em phấn chấn tinh thần trong học tập. Kinh nghiệm này đã đem lại hiệu quả 2 mặt, vừa thành công trong các buổi sinh hoạt, văn nghệ vừa có tính giáo dục tốt cho các em. c/ Yêu cầu các em viết nhật kí hằng ngày: Đối với các em học sinh cá biệt chậm tiến vẫn còn vi phạm thì tôi đưa ra cách cho các em viết Nhật kí hằng ngày; ghi cụ thể những việc làm trong ngày từ việc tốt ( như: giúp đỡ cha mẹ, giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ người khác...), đến việc chưa tốt ( như: không vâng lời cha mẹ, thầy cô, gây gỗ với bạn bè, nói tục, ham chơi lười học...) yêu cầu ghi cụ thể rõ ràng từng ngày. Qui định sau một tuần, vào ngày thứ 7 tiết sinh hoạt của lớp nộp sổ và gặp gỡ TPT để trao đổi. Nếu trong tuần tiến bộ làm được nhiều việc tốt nhiều hơn việc xấu thì tôi khen ngợi và động viên em. Nếu trong tuần vẫn còn làm nhiều việc xấu thì tiếp tục góp ý nhắc nhở động viên em tiếp tục sửa đổi. Cho em tự rút ra những điều sai trái của mình, tự phê bình và tự vạch ra hướng sửa chữa trong thời gian đến. Tóm lại: Kinh nghiệm cho học sinh cá biệt viết Nhật ký ( chỉ dành cho những em chậm tiến) cũng có nhiều cái hay. Vừa biết được khả năng học tập, vừa gần giũ tâm sự chia sẻ giúp đỡ các em trong học tập. Kinh nghiệm cho thấy để công việc này có hiệu quả cao thì quyển Nhật kí đó chỉ có tôi và em biết mà thôi. Tôi luôn bí mật theo dõi việc sinh hoạt, học tập của các em hằng ngày để xem em viết có trung thực không. Qua nhiều lần trao đổi trên dòng Nhật kí tôi thấy các em rất gần gũi, tin tưởng với mình hơn. Các em mạnh dạn nói những điều sâu kín trong lòng ra nên hiệu quả giáo dục rất cao. 3/ Kết hợp một số yếu tố khác: a/ Mời giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cùng kết hợp để giúp đỡ học sinh cá biệt: Kết hợp GVCN và GVBM là hết sức quan trọng. Trước hết GVCN là người có trách nhiệm theo dõi xuyên suốt thời gian ở trường của em. Phân công học sinh khác (cán bộ lớp) kèm cặp giúp đỡ trong mặt học tập và nhắc nhở trong việc rèn luyện đạo đức. Tôi thường trao đổi GVCN không nên la mắng, cảnh cáo hay hình phạt khác đối với các em trước tập thể lớp, như vậy sẽ làm các em lì lợm, ngoan cố hơn... Nên mời các em để trao đổi riêng hoặc mời cán bộ lớp cùng trao đổi góp ý các em. Đối với giáo viên bộ môn, tôi tìm hiểu trong số giáo viên ấy em thương và kính trọng thầy cô nào nhất, thầy cô nào em chưa vừa lòng. Tôi trao đổi những thầy cô em kính trọng để phối hợp giáo dục, để động viên chia sẽ em; nhờ thầy cô giao khối lượng học tập và kiểm tra việc thực hiện của em, tăng cường dạy dỗ bày vẽ cho các em. Đối với thầy cô em chưa vừa lòng tôi sẽ tìm hiểu do những nguyên nhân nào. Động viên thầy cô cùng phối hợp để giáo dục các em; không nên la mắng, nói nặng lời các em trước tập thể nhiều. Cần nhẹ nhàng khuyên bảo nhưng cương quyết, cứng rắn. b/ Mời một số học sinh khác cộng tác hỗ trợ: Đối với học sinh còn chậm tiến và tỏ ra lạnh nhạt, lánh xa bạn bè. Tôi tìm hiểu trong lớp, bạn bè cùng xóm có bạn nào thiện cảm với em, kể cả những em thường chơi thân. Đặc biệt tôi chú ý đến những em học sinh nữ thường chơi thân với các em. Trước hết tôi trao đổi với các em hãy giành nhiều tình yêu mến để tâm sự động viên các bạn làm những việc tốt, tránh xa người xấu và những việc làm buồn lòng thầy cô, gia đình và các bạn. Kinh nghiệm này vận dụng tốt sẽ có hiệu quả cao và rất nhanh. c/ Kết hợp với tổ chức đoàn thể ở địa phương nhất là các anh chị bí thư Chi đoàn các thôn nơi có học sinh cá biệt sinh sống: Trước hết từ người bí thư Chi đoàn thôn để nắm thêm một lượng thông tin khá kỹ về tình hình mỗi em; qua đó động viên họ cùng tham gia quản lí, động viên nhắc nhở và giáo dục các em tiến bộ. Đặc biệt từ người bí thư Chi đoàn này nhờ các anh tác động liên tục đến họ hàng gia tộc, những người có uy tín trong làng, trong họ hàng để cộng tác giúp đỡ yêu thương các em, nhanh chóng định hướng các em từ bỏ những điều sai trái mà trở thành người tốt. Điều thuận lợi là Xã Đoàn địa phương tôi thường tổ chức họp giao ban hằng tháng nên công việc trao đổi rất thuận lợi. PHẦN 6: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN ÁP DỤNG * Năm học 2006 - 2007: Theo thống kê đầu năm có 10 học sinh cá biệt. Bằng tất cả tình thương và lòng trách nhiệm tôi đã cảm hoá được các em. Cụ thể như sau: TT Họ và tên HS Lớp Đặc điểm về cá Phương pháp Kết quả tính, gia đình Giáo dục đạt được Cha thường say Tâm sự, viết Cuôí năm đánh đập con, lì nhật kí, giao học tốt, tốt 01 Lê Văn P... 92 lợm, tỏ ra lễ phép nhiệm vụ, kết nghiệp, nhưng chậm tiến... hợp chi đoàn tiến Thôn nhiều Gia đình rất KK, Tâm sự thuyết Sau đông anh em, nam phục, bộ giao tháng 2 đã 02 Thái Thị 93 tính, dễ xúc động... nhiệm vụ... tiến bộ, chăm T.. ngoan học tốt Không cha ở với Tâm sự, phối Cuối năm 03 Đặng Minh 96 cậu, học yếu nên hợp HS khác, tiến bộ rất H... chán học, phát giao triển tình cảm sớm nhiệm rõ, biết lo vụ, kết hợp học, đỗ tốt CĐ thôn nghiệp, vào lớp 10 04 Nguyễn 97 Tấn D... Điều kiện Ktế gia Tâm sự, giao Tiến bộ đình khá, bản thân nhiệm vụ, kết chậm, tốt nhẹ dạ, bị người hợp khác lôi kéo... Đoàn nghiệp đợt thôn, với HS 2 khác Cha mất sớm, tỏ ra Tâm sự giao Tiến bộ rất 05 Lê Văn H... 98 lì lợm, lạnh nhạt, nhiệm vụ, kết nhanh, tốt học được hợp với HS nghiệp vào lớp 10 khác Cha nóng tính hay Tâm sự giao Cuối năm đánh con, có anh đi nhiệm vụ viết tiến bộ tù, bản thân ngang nhật kí, kết nhiều, biết 06 Phạm Ngọc 98 bướng nhưng dễ hợp T... xúc động... thôn, Đoàn lo học , với vâng lời GVCN và HS khác Cha mẹ li dị, ở với Tâm sự thuyết Cuối năm dượng, cha thường phục, giao tiến bộ 07 Nguyễn 99 Anh N... gởi tiền cho tiêu, tỏ nhiệm vụ, kết nhiều, lo ra lạnh nhạt, phát hợp với Đoàn học, biết triển lời, tình cảm thôn... vâng sớm.. tốt nghiệp vào lớp 10 Gia đình lo buôn Tâm bán ít quan tâm, thuyết 08 Dương 94 Thanh B... sự, Cuối năm phục tiến bộ tốt, điều kiện Ktế khá, nhiều lần, giao chăm lo bản thân lì lợm, nhiệm vụ kết học hành thường rủ rê bạn hợp Đoàn biết vâng thôn và một số lời, tốt bè... nghiệp HS khác Kinh tế gia đình Tâm sự thuyết Cuối năm 09 Nguyễn 9.10 khá giả, cha mẹ phục Văn M... nuông chìu nhiều tiến bộ, tỏ quá lần, kết hợp ra hối lỗi, mức, hay rủ rê bạn nhiều tổ chức phấn bè, tính bướng đấu ương xã hội, giao học tập, đỗ nhiệm vụ, kết tốt nghiệp hợp với HS và vào lớp khác 10 Mồ côi cha từ Tâm sự hằng Tiến bộ rất nhỏ, kinh tế gia tuần với em, nhanh, 10 Ngô Quang 9.10 đình rất khó khăn, phối L... hợp ham học, học được, tính hay nhiều HS khác biết vâng lạnh nhạt và GVCN lời *Năm học 2007 - 2008 số lượng học sinh cá biệt tuy có giảm so với năm học trước nhưng tính chất phức tạp hơn. Theo thống kê đầu năm có 07 học sinh cá biệt. Với các phương pháp trên áp dụng đã đem lại thành công mĩ mãn. Cụ thể như sau: TT Họ và tên Lớp HS Đặc điểm về cá Phương pháp Kết quả đạt tính, gia đình Giáo dục được Ba đau nặng, mẹ Tâm sự thuyết Cuối năm có bán chè, gia đình phục 01 Nguyễn 91 nhiều tiến bộ, tỏ ra khó khăn. Học lớp lần, kết hợp hối hận, chú 6,7 khá giỏi; đam với HS khác, ý đến việc Thái V... mê Game, bi với Đoàn học tập hơn. da...gia đình thầy thôn, cho viết Đỗ tốt nghiệp cô nói không nghe nhật kí, giao lần 2 nhiệm vụ Học rất yếu, gia Tâm sự thuyết Cuối năm có đình ít quan tâm, phục 02 Nguyễn 91 nhiều tiến bộ nhưng ham chơi hay bày lần, gặp gỡ còn rất chậm. ra những trò chơi trao đổi với Nhận ra lỗi Thành Q... ngỗ nghịch gia đinh, kết lầm, biết ân hợp với các hận. Tốt học sinh khác Học yếu, nhác học, Tâm sự, Cuối năm có ham chơi, gia đình thuyết 03 Nguyễn 97 Thái M.... nghèo thiếu quan gặp tâm, tính nghiệp lần 2 phục, sự tiến bộ rất gỡ gia rõ. Cách ăn ương đình để cam nói cũng lễ ngạnh, thường hay kết giáo dục, phép. gây gỗ với bạn bè Biết kết hợp Đoàn cầu tiến thôn Tính ương ngạnh, Tâm sự thuyết Cuối lì lợm, học được phục, kết hợp tiến 04 Nguyễn Tấn Tr... 97 nhưng lười biếng, GVBM gia đình thiếu quan khối tâm giao nhiều, năm bộ rất học lượng tốt, tỏ ra lễ học tập, trao phép, có tính đổi với gia cầu tiến trong đình... học tập Bố tính nóng nảy Tâm sự thuyết Tỏ ra vâng hay đánh con, học phục, 05 Nguyễn 99 Văn T... giao lời, biết lo yếu, có năng khiếu nhiệm vụ học học, nhiệt đá bóng... hay ngỗ tiến bộ mới tình trong nghịch... việc. đưa vào đội công tuyển bóng đá Cuối năm tốt của trường. nghiệp... Điều kiện gia đình Tâm sự thuyết Cuối năm khá giả, trước đây phục phân tích học sinh khá, học tốt, ham chơi truyền 06 Bùi Văn 99 bị bạn bè lôi kéo... thống lễ phép gia đình, kết ngoan ngoãn hợp gia đình, được thầy cô P... GVCN, khen... để GVBM giáo dục Hoàn cảnh gia đình Tâm sự thuyết Cuối năm rất khó khăn, không phục cha, mẹ bận buôn xuyên, 07 Đỗ P... Hữu 99 thường tiến bộ, biết phối vâng lời, tháo bán, tính lì lợm, ít hợp với Đoàn vác trong vâng lời, có năng thôn và HS công việc, lực học môn toán... khác, cho ghi kết quả học nhật kí hằng đạt cao. Thi ngày đỗ vào lớp 10 *Năm học 2008 - 2009: Trong năm học này số lượng học sinh cá biệt giảm đi đáng kể , nhờ vào những năm trước đã làm kĩ đối với khối 7 và 8. Cũng còn tồn tại một số em nhưng tính chất phức tạp ít hơn so với những năm qua. Cụ thể là: TT Họ và tên Lớp HS Đặc điểm về cá Phương pháp Kết quả đạt tính, gia đình Giáo dục được Điều kiện gia đình Tâm khá giả, học tốt ( thuyết 01 sự, Hiện nay tiến phục, bộ rất rõ, biết Ngô Thành 91 HS giỏi lớp 6,7) đã trao đổi giáo vâng lời và S... từng làm cán bộ viên chủ ham học.Có lớp. Nhưng ham nhiệm có thể tinh chơi, đam thần mê cơ cấu em làm đóng góp xây ngỗ lại cán bộ lớp dựng lớp. nghịch, thường rủ nếu em tiến Giao nhiệm Game. Hay rê bạn bè chơi... bộ. Gặp phụ vụ hoàn huynh để trao thành rất tốt. đổi, giao nhiệm vụ Không cha, nhà rất Tâm 02 Trần T... Văn 91 sự, Hiện nay em nghèo, mẹ tần tảo thuyết phục đã tiến bộ, tỏ buôn bán, bản thân nhiều lần. ra vâng lời và ngang bướng, tính Phân tích để có chuyển lanh chanh, hay rủ em nhận ra biến lo học. rê và gây gỗ bạn vấn đề, giao Đặc biệt qua bè. Có tinh thần nhiệm trách nhiệm giao việc... vụ ( Trại và văn khi trong hội trại nghệ em và văn nghệ). được nhiều Kết hợp HS thầy cô đánh khác và Đoàn giá tốt. thôn. Hoàn cảnh gia đình Trao đổi tâm Hiện nay đã đông anh em, gặp sự thuyết phục tiến bộ, biết 03 Ngô Văn 96 T... nhiều khó khăn. nhiều lần. vâng lời thầy Bản thân lười học Giao nhiệm cô và lo việc hay ngỗ nghịch, vụ, trao đổi học tập... hay gây gỗ đánh với GVCN kết lộn với bạn bè. hợp với các Thầy cô nói thì tỏ HS khác và ra nghe lời nhưng Đoàn thôn để ít sửa chữa... giúp đỡ... Gia đình khá giả, Tâm sự thuyết Hiện nay đã chìu chuộng con phục nhiều tiến bộ rất rõ, cái. Bản thân học lần. Gặp gỡ biết tích cực giỏi 04 Nguyễn 87 Đức H... nhưng tính gia đình để tham gia tình ngỗ nghịch, trao đổi phân đóng góp xây nói năng thiếu lễ tích và cùng dựng lớp. phép hay cãi lời nhà trường để Nói năng có thầy cô... giáo dục. Kết lễ phép. Khi hợp HS khác giao Đoàn vụ và nhiệm rất làm tốt. Tiếp tục thôn... theo dõi... Gia đình rất khó Thường xuyên Tuy còn khăn, cha mẹ li gặp gỡ em để nghịch nhưng 05 Nguyễn Minh T... 83 hôn ở với ông bà tâm sự, trao đã giảm đi rất nội người già, quan thiếu đổi, thuyết nhiều, tâm phục Sống động hoà đồng với giáo dục. Ngay từ viên em. Phân tập thể lớp bỏ nhỏ tỏ ra lì lợm, tích để em tính mặc lạnh nhạt. Có tính không còn có cảm. Tỏ ra mặc cảm lớn, ít nói tính mặc cảm. ham học, biết và rất nghịch... Trao đổi với vâng lời với GVCN, cán thầy cô. Hiện bộ kết đang tiếp tục lớp; hợp HS khác theo dõi... và Đoàn thôn.. PHẦN 7: KẾT LUẬN SƯ PHẠM: Bằng trách nhiệm và lòng yêu nghề thương trẻ của nhà giáo, mỗi thầy cô giáo chúng ta phải ra sức giáo dục các em trở thành người tốt. Việc giáo dục học sinh cá biệt tuy khó khăn vất vả nhưng không phải không làm được. Có thể liên tưởng hình ảnh thầy cô giáo dục học sinh cá biệt giống như một chiến binh kỵ mã chinh phục những con ngựa chướng; khi đã chinh phục được rồi thì đây là những con ngựa hay. Niềm vui lớn nhất, hạnh phúc khó tả của người thầy là thấy các em trưởng thành trong cuộc sống. Trên thực tế nhiều giáo viên còn tỏ ra ngại tiếp xúc, ít đầu tư giáo dục học sinh cá biệt. Thậm chí còn thờ ơ, giải quyết sự việc qua loa lấy lệ, không đến nơi đến chốn. Mỗi khi các em có vi phạm điều gì thì tỏ ra cấu giận, la mắng, gắt gỏng hoặc đánh vài roi cho xong sự việc... có khi nói quá nặng lời. Tất cả những điều ấy chỉ làm tăng thêm cá tính bướng bỉnh của các em mà thôi! Trong thực tiễn qua nhiều năm công tác bản thân tôi rút được nhiều điều. Nhưng điều quan trọng nhất là lấy tình yêu thương của mình để cảm hoá các em. Phải thực sự yêu thương các em, xem các em như là con là em của mình. Khi các em có thiện cảm với mình, tôn trọng và tin tưởng ở mình thì lúc đó mình giáo dục các em rất dễ. “ Tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm ” luôn luôn là phương châm sống và làm việc của nhà giáo chúng ta. Tôi thiển nghĩ rằng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan