Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn hoàn thiện kiến thức khi luyện tập hóa học bậc thcs...

Tài liệu Skkn hoàn thiện kiến thức khi luyện tập hóa học bậc thcs

.PDF
38
136
141

Mô tả:

Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÙ MỸ TRƢỜNG THCS MỸ TÀI GV: Đặng Thị Oanh  GV : Đặng Thị Oanh Trang 1 Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  PHẦN A:  I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Về cơ sở lí luận: Tầm quan trọng của bài luyện tập trong chƣơng trình Hoá học THCS: Luyện tập hay tổng kết, ôn tập là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học, là một trong những dạng bài nhằm hoàn thiện kiến thức, giúp học sinh tái hiện những kiến thức đã học. Từ đó mà hệ thống lai, tìm ra các mối liên quan giữa các kiến thức, thấy đƣợc cái chung, cái bản chất của từng loại kiến thức cũng nhƣ các đặc thù của mỗi kiến thức. Nhờ đó mà củng cố lại những kiến thức đã học một cách vững chắc và sâu sắc hơn. Khi so sánh những kiến thức đã học cũng làm rõ thêm những vấn đề còn thiếu chính xác hoặc chƣa rõ ràng. Khi luyện tập hoặc tổng kết, ôn tập, tƣ duy của học sinh phát triển cao độ, vì khi đó buộc học sinh phải tìm tòi, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, tổng quát hoá nhiều kiến thức đã học. Qua đó rèn luyện đƣợc nhiều kĩ năng bộ môn nhƣ giải thích, vận dụng kiến thức, tính toán, viết phƣơng trình hoá học… Qua luyện tập hay tổng kết, ôn tập giúp giáo viên kiểm tra đƣợc sự tiếp thu kiến thức của học sinh, kiểm tra đƣợc sự hiểu chính xác, sâu sắc đầy đủ khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào việc giải thích, làm bài tập. Đồng thời cũng kiểm tra đƣợc mình qua quá trình giảng dạy có những kiến thức nào thiếu sót để có kế hoạch củng cố, đính chính cho kịp thời. Thông qua quá trình luyện tập, giáo viên có dịp mở rộng thêm một cách thích hợp những kiến thức cần thiết ở mức độ cho phép của chƣơng trình. Tóm lại, bài luyện tập hay tổng kết, ôn tập phải giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu, hiểu sâu, hiểu toàn diện và vận dụng tốt các kiến thức đã học. 2. Về cơ sở thực tế: Là giáo viên dạy bộ môn Hoá học với đủ các đối tƣợng học sinh và đã từng là một cộng tác viên thanh tra của Ngành, đƣợc dự giờ nhiều đồng nghiệp trong Huyện, tôi nhận thấy rằng hầu hết các giáo viên rất lo ngại khi phải dạy một tiết luyện tập hay ôn tập khi có ngƣời dự giờ. Dạy học nhƣ thế nào để có hiệu quả; giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản, biết vận dụng vào giải bài tập và phân bố thời gian hợp lí trong một tiết? Đó là điều mà hầu hết giáo viên đều trăn trở. Trong thực tế, đây là bộ môn chƣa phải tất cả các trƣờng đều quan tâm đúng mức nhƣ Văn, Toán, Anh văn. Nhiều trƣờng do điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, về thời gian, về kinh phí… nên chƣa thể bố trí dạy thêm cho học sinh yếu kém, nếu có thì cũng rất ít ỏi chỉ một số tiết trƣớc khi tổ chức kiểm tra học kì hoặc thi cử. Chƣa kể đây là bộ môn khoa học thực nghiệm, việc tiến hành thí nghiệm còn vất vả nhiều hơn các bộ môn khác, do phải chuẩn bị dụng cụ, pha chế hoá chất, thử trƣớc nhiều lần và vệ sinh sau khi thực hành, điều đáng ngại là phải tiếp xúc với một số hoá chất độc hại ảnh hƣởng đến sức khoẻ của cả giáo viên và học sinh nên hầu hết các tiết luyện tập rất ít giáo viên quan tâm đến tiến hành thí nghiệm. Trong thực tế, chất lƣợng bộ môn Hóa học còn thấp do nhiều nguyên nhân: nhiều thuật ngữ mới lạ và tên gọi khó đọc, học sinh hỏng nhiều về kiến thức  GV : Đặng Thị Oanh Trang 2 Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  và kĩ năng tính toán, vận dụng thực hành, không nắm vững các phƣơng pháp giải bài tập....., một phần cũng do giáo viên ít kinh nghiệm trong quá trình dạy học, nhất là trong quá trình tổ chức dạy học tiết luyện tập, một hình thức hoàn thiện kiến thức cho học sinh có ý nghĩa tích cực nhất. Chính vì những lí do trên tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm hoàn thiện kiến thức trong luyện tập Hoá học để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn. II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Với những cơ sở nêu trên, do trong quá trình dạy học khi tổ chức thực hiện tiết luyện tập trên lớp còn gặp nhiều bất cập, nên tôi đã cố gắng nghiên cứu những nguyên nhân gây hạn chế để từ đó tìm ra giải pháp tích cực, nhằm giải quyết những khó khăn và vƣớng mắc trong quá trình thực hiện tiết luyện tập Hoá học. * Tên đề tài: “ Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS” * Mô tả thực trạng dạy học tiết luyện tập Hóa học . * Nêu một số giải pháp để giải quyết những khó khăn khi thực hiện tiết luyện tập trong chƣơng trình Hoá 8 và 9. * Nhiệm vụ: 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trƣớc khi tiến hành tiết luyện tập trên lớp. 2. Phƣơng pháp dạy học tiết luyện tập (Nội dung luyện tập và tổ chức các hoạt động dạy học) 3. Quy trình lên lớp dạy học tiết luyện tập. * Qua tiết luyện tập, giúp học sinh có khả năng tự tổng hợp kiến thức toàn chƣơng, vận dụng sáng tạo khi thực hành giải bài tập, giải đƣợc nhiều dạng bài tập mở rộng hoặc nâng cao, học sinh hứng thú khi luyện tập Hoá học, thấy đƣợc sự gần gũi quan trọng của Hoá học trong cuộc sống. * Khái quát các kết luận và những đề xuất để thực hiện tiết luyện tập hiệu quả. III. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: Dựa vào: - Các tài liệu bồi dƣỡng giáo viên về phƣơng pháp dạy học bộ môn Hoá học. - Định hƣớng đổi mới về nội dung và phƣơng pháp dạy học Hoá học của Bộ giáo dục – đào tạo. - Tích luỹ kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình dạy học . - Dự giờ đồng nghiệp trong quá trình thanh kiểm tra ở trƣờng và ở ngành. - Các chuyên đề thao giảng thực hiện minh hoạ các tiết luyện tập để cùng nhau tháo gỡ những vƣớng mắc, khó khăn; trao đổi cùng đồng nghiệp phƣơng pháp dạy học các bài luyện tập để thống nhất phƣơng án tối ƣu khi tổ chức cho học sinh luyện tập trên lớp, nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tiết luyện tập. - Kết quả phân tích của các bài kiểm tra sau từng chƣơng, đối chiếu chất lƣợng bộ môn sau nhiều năm học, rút ra nhận xét, kết luận.  GV : Đặng Thị Oanh Trang 3 Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  IV. CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH: 1. Cơ sở: - Thực tế dạy học của cá nhân nhiều năm liền ở bộ môn Hoá Học của cả hai khối lớp 8 và 9. - Kết quả dạy học các tiết luyện tập của cá nhân, dự giờ đồng nghiệp trong trƣờng và khi thực hiện công tác thanh tra của ngành. - Thực tế các bài kiểm tra mỗi chƣơng sau khi áp dụng phƣơng pháp luyện tập tích cực qua nhiều năm liền ở 2 khối lớp 8 và 9. 2. Thời gian tiến hành: - Áp dụng luyện tập theo phƣơng pháp tích cực trong quá trình giảng dạy và rút ra kinh nghiệm sau từng tiết thực hiện. - Xử lí kết quả các bài kiểm tra khối lớp 9 ở 2 năm học 2007 – 2008, 2008 2009 và học kì I năm học 2009 – 2010 sau từng tiết luyện tập. - Chuẩn bị xây dựng đề tài : năm học 2008 – 2009. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra 1 tiết và kiểm tra HKI năm học 2009 – 2010. - Viết thô sáng kiến kinh nghiệm từ tháng 1/2010. - Hoàn thiện vào tháng 3 năm 2010. PHẦN B:  GV : Đặng Thị Oanh Trang 4 Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài   I. THỰC TRẠNG DẠY HỌC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI BÀI LUYỆN TẬP: Trong chƣơng trình Hoá học THCS ở lớp 8 có 8 bài và lớp 9 có 6 bài luyện tập. Tất cả các bài luyện tập đều có cấu trúc gồm hai phần: KIẾN THỨC CẦN NHỚ và BÀI TẬP. Vị trí của các bài này thƣờng đƣợc bố trí ở cuối mỗi chƣơng trƣớc bài kiểm tra 45 phút, kiểm tra học kì và trƣớc các bài thực hành. Mục tiêu của các bài luyện tập là giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá, vận dụng (luyện tập, giải bài tập) một số nội dung đã học, thƣờng là sau một chƣơng. I.1. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN: Qua thực tế công tác thanh kiểm tra nội bộ hoặc dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần lớn giáo viên chuẩn bị và thực hiện các tiết luyện tập theo quy trình nhƣ sau: 1. Chuẩn bị: a. Giáo viên: - Hệ thống bảng phụ (tóm tắt kiến thức cần nhớ, đề bài tập trong SGK hoặc SBT, bài tập cho thêm hoặc bài giải hoàn chỉnh.) - Phiếu học tập, thiết bị dạy học…. b. Học sinh: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung kiến thức cần nhớ, trả lời câu hỏi và giải quyết các bài tập trong nội dung bài luyện tập. 2. Thực hiện tiết Luyện tập ( Hoạt động dạy học): a. Phần KIẾN THỨC CẦN NHỚ:  Phần lớn giáo viên đàm thoại với học sinh, cho học sinh trả lời lần lƣợt các câu hỏi để nhắc lại kiến thức đã học theo sự chuẩn bị đã đƣợc giáo viên dặn từ tiết trƣớc và ghi tóm tắt kiến thức cơ bản theo thứ tự: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Nêu câu hỏi cho cá nhân, nhóm 1. Học sinh trả lời. 2. Giao bài tập cho toàn lớp hoặc 2. Học sinh giải bài tập theo yêu cầu của cho riêng từng nhóm. giáo viên. 3. Yêu cầu nhận xét, rút ra kết luận. 3. Thực hiện nhận xét, khái quát hoá. 4. Học sinh ôn tập, hệ thống hoá các khái 4. Yêu cầu chốt lại kiến thức đã học. niệm, tính chất đã học. 5. Chép vào vở theo nội dung ghi bảng 5. Ghi tóm tắt kiến thức cơ bản. của giáo viên.  Hoặc giáo viên treo sơ đồ câm cho học sinh lựa chọn kiến thức phù hợp, dùng phiếu học tập có ghi sẵn kiến thức phù hợp để sắp xếp thành hệ thống logich.  Hoặc treo bảng tóm tắt kiến thức cần nhớ cho học sinh đối chiếu với kết quả đã chuẩn bị ở nhà.  Hoặc bỏ qua phần này và cho học sinh về nhà xem SGK vì sợ không đủ thời gian để giải quyết hết các bài tập trong phần BÀI TẬP.  …..  GV : Đặng Thị Oanh Trang 5 Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  b. Phần BÀI TẬP: Giáo viên lựa chọn một số bài tập trong phần bài tập của SGK rồi cho học sinh thực hiện theo thứ tự hết bài 1 đến bài 2, 3, 4… bằng các hình thức:  Đàm thoại với học sinh để hoàn thành bài giải.  Gọi 1, 2 học sinh lên bảng thực hiện → cả lớp nhận xét → giáo viên hoàn chỉnh (bài giải mẫu)  Cho các nhóm học sinh thảo luận giải quyết bài tập mà giáo viên đã chọn, báo cáo kết quả → nhóm khác nhận xét, bổ sung → giáo viên hoàn chỉnh và đƣa đáp án đúng.  Giáo viên gợi ý, hƣớng dẫn để học sinh giải quyết bài tập theo gợi ý, hƣớng dẫn của giáo viên.  Giáo viên nêu phƣơng pháp giải bài tập và cho học sinh về nhà thực hiện.  …… Khi kết thúc tiết luyện tập, giáo viên dặn dò học sinh về nhà ôn lại kiến thức cần nhớ, xem lại một số bài tập đã giải để chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra. I.2 ĐỐI VỚI HỌC SINH: - Việc giáo viên giao cho về nhà rất ít học sinh chuẩn bị chu đáo, thƣờng là học sinh chỉ đọc qua phần kiến thức cần nhớ, không tổng hợp đƣợc kiến thức cơ bản của một chƣơng hoặc một chủ đề đã học. - Một bộ phận nhỏ học sinh khá giỏi có quan tâm và thực hiện một số bài tập nhƣng vẫn chƣa có khả năng tìm ra mối quan hệ kiến thức giữa các phần, các chƣơng…. - Nhiều học sinh hỏng kiến thức cơ bản của từng bài nên chủ yếu khi đến lớp, giáo viên thực hiện thì lại chép toàn bộ kiến thức đã đƣợc trình bày, không có khả năng chủ động tìm kiếm và tổng hợp kiến thức. - …… Qua dự giờ luyện tập của nhiều giáo viên, bản thân tôi có một số nhận xét nhƣ sau:  Việc luyện tập Hoá học của giáo viên thƣờng bám sát vào cấu trúc nội dung bài luyện tập là ôn kiến thức cần nhớ và giải bài tập theo đúng trình tự SGK với quỹ thời gian trong 1 tiết là hết sức bất cập, tính hệ thống và logich kiến thức trong khi kết thúc một chƣơng còn nhiều hạn chế, học sinh không thể tổng hợp mạch kiến thức đã học để vận dụng vào quá trình giải quyết những bài tập không tƣơng tự nhƣ bài tập mà giáo viên đã thực hiện trên lớp, độ bền kiến thức chƣa cao. Việc mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi hầu nhƣ rất ít khi đƣợc đề cập đến. Đối tƣợng học sinh khá giỏi ít quan tâm đến những vấn đề hết sức đơn giản này. Vì vậy giáo viên không thể phát huy hết tính tích cực của mọi đối tƣợng học sinh trong giờ học nên hiệu quả của giờ luyện tập không cao.  Việc phân bố thời gian giữa các phần trong quy trình luyện tập đôi khi chƣa thật hợp lí. Có giáo viên nhắc lại kiến thức cần nhớ với lƣợng thời gian quá nhiều do học sinh không chuẩn bị đầy đủ những yêu cầu của giáo viên trƣớc khi đến lớp, nên không đủ thời gian cho phần giải quyết bài tập. Có giáo viên lại xem nhẹ phần kiến thức cần nhớ vì cho rằng nội dung này đã đƣợc SGK viết đầy đủ, học sinh chỉ cần đọc SGK để dành thời gian chủ yếu giải bài tập.  GV : Đặng Thị Oanh Trang 6 Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  Việc làm này dẫn đến sự hẫng hụt kiến thức thực tế, học sinh không nắm đƣợc mạch kiến thức cần nhớ nên việc vận dụng lí thuyết để giải bài tập gặp nhiều khó khăn; khả năng tổng hợp, khái quát, mở rộng, nâng cao chƣa đƣợc rèn luyện trong quá trình luyện tập.  Hầu hết giáo viên không sử dụng thí nghiệm hoá học trong quá trình luyện tập bởi nhiều lí do nhƣ: sử dụng hoá chất độc hại, việc pha chế, thực hiện và vệ sinh sau khi thực hành tốn nhiều thời gian, …. trong khi đó quỹ thời gian một tiết luyện tập với lƣợng kiến thức cần ôn luyện lại quá nhiều. Chính vì thế nên trong giờ luyện tập, chủ yếu giáo viên lựa chọn một số bài tập để giải hoặc hƣớng dẫn những nội dung chủ yếu sao cho để tiết sau, học sinh có thể làm bài đƣợc khi kiểm tra, không chú trọng đến công tác thực hành thí nghiệm để củng cố và phát triển tƣ duy cho học sinh thông qua việc thực hành thí nghiệm. Vì vậy tính chất trực quan của thí nghiệm trong việc hoàn thiện kiến thức rất hạn chế, tính hệ thống và độ bền kiến thức không cao, chƣa thể đáp ứng yêu cầu của bộ môn khoa học thực nghiệm.  Việc giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà hầu nhƣ không đƣợc thực hiện đầy đủ bởi không phải học sinh nào cũng có tính tự giác, tích cực. Công việc chuẩn bị mà giáo viên giao cho học sinh còn mang tính chất chung chung, thiếu chi tiết cụ thể. Công tác kiểm tra trƣớc khi bƣớc vào giờ ôn tập chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đa số học sinh còn nặng công việc gia đình nhất là đối với học sinh vùng nông thôn, nhiều học sinh hỏng kiến thức cơ bản, một số học sinh chƣa có động cơ học tập bộ môn đúng đắn….nên sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo theo yêu cầu của giáo viên chỉ đƣợc thực hiện ở một số học sinh khá giỏi, có hứng thú và yêu thích học tập bộ môn. Vì vậy, việc chuẩn bị ở nhà của học sinh hầu nhƣ chƣa đem lại hiệu quả cho quá trình luyện tập mà chủ yếu là giáo viên ôn gì thì học sinh ghi nhận chừng ấy, thiếu tính độc lập, tƣ duy, sáng tạo trong học tập bộ môn.  Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đối với một số giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là tự học nên kinh nghiệm giảng dạy bộ môn qua việc chuẩn bị bài giảng điện tử còn nhiều bất cập ….. Kĩ năng tạo hình ảnh động để minh hoạ hay thay thế một số thí nghiệm khó hoặc không có điều kiện để thực hiện đƣợc là một điều quá khó đối với giáo viên. Các thiết bị nhƣ đèn chiếu, băng hình bộ môn… ở một số trƣờng còn thiếu nên việc ứng dụng công nghệ thông tin chƣa thực hiện đều đặn ở tất cả các tiết luyện tập Hoá học. Vì vậy, chất lƣợng và hiệu quả giờ luyện tập chƣa cao, chƣa đáp ứng nhu cầu chung về đổi mới phƣơng pháp dạy học. II. GIẢI PHÁP: Theo Giáo sƣ quá cố Nguyễn Ngọc Quang thì: “Phương pháp dạy học hoá học là cách thức hoạt động cộng tác có mục đích giữa thầy và trò, trong đó  GV : Đặng Thị Oanh Trang 7 Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  thống nhất sự điều khiển của thầy với sự bị điều khiển và sự tự điều khiển của trò, nhằm làm cho trò chiếm lĩnh được khái niệm hoá học”. Vậy làm thế nào để học sinh chiếm lĩnh đƣợc khái niệm Hoá học và vận dụng các khái niệm đó vào thực tế một cách hiệu quả thông qua quá trình luyện tập? Tôi xin nêu ra ở đây một số giải pháp nhƣ sau: II.1. Giải pháp chung: II.1.a. Cấu trúc bài dạy luyện tập: Khi giảng dạy một bài luyện tập, cần thực hiện theo quy trình sau: tổ chức lớp; định hƣớng mục đích nhiệm vụ bài học; tổ chức học sinh hệ thống hoá, khái quát hoá trên cơ sở đã đƣợc chuẩn bị trƣớc nhằm xây dựng nên những bảng tổng kết, các sơ đồ, biểu đồ…; giải quyết bài tập dựa trên cơ sở lí thuyết đã ôn tập; tổng kết bài học; hƣớng dẫn công việc ở nhà. II.1.b. Định hƣớng chung dạy học tích cực đối với bài luyện tập: Giáo viên cần sử dụng biện pháp đa dạng giúp học sinh tích cực ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức đã học, mối liên hệ giữa chúng (nếu có), đồng thời tích cực vận dụng để luyện tập giải bài tập nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện các kĩ năng. II.1.c. Phƣơng pháp sử dụng các bài luyện tập: Khi dạy bài luyện tập hay ôn tập, phần kiến thức cần nhớ đƣợc bố trí trong nội dung bài không phải là để giáo viên nhắc lại các kiến thức đã học. Phải luôn nhớ rằng trong luyện tập, ôn tập các kiến thức đều đã có. Vì vậy giáo viên phải biết sử dụng loại bài này để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh một cách sâu sắc, toàn diện, đầy đủ, mở rộng và chính xác hơn. Cần cố gắng chủ động giúp học sinh tìm ra mạch kiến thức cơ bản của nội dung đƣợc học, mối liên quan hệ thống kiến thức. Từ hệ thống kiến thức đó, chọn những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần luyện tập để khắc sâu, mở rộng và nâng cao. Khi chọn bài tập giáo viên cần lƣu ý các yêu cầu sau:  Giúp học sinh vận dụng kiến thức của chƣơng một cách tổng hợp.  Loại bài tập mới có nội dung liên quan, giúp hình thành và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn.  Mức độ phù hợp với mọi đối tƣợng học sinh yếu, trung bình, khá giỏi. Qua bài luyện tập phải làm cho tƣ duy học sinh nâng cao và phát triển. Vì vậy để phát triển tƣ duy học sinh, cần chọn lọc và xây dựng hệ thống câu hỏi hỏi đáp có tính mục đích và nội dung rõ ràng, tránh câu hỏi mập mờ, khó hiểu, vụn vặt. Ngoài câu hỏi chính, cần có câu hỏi phụ để dẫn dắt khi cần thiết. Nên hƣớng dẫn cho học sinh cách tổng kết ôn tập ở nhà để chuẩn bị cho bài luyện tập ở trƣờng đƣợc thuận lợi. Công việc này đƣợc tiến hành đều đặn, thƣờng xuyên và cụ thể sau từng tiết học chứ không phải tiết sau luyện tập thì tiết trƣớc mới dặn dò chung chung: “ Về nhà ôn lại kiến thức đã học để tiết sau luyện tập!”. Việc làm này giúp học sinh độc lập suy nghĩ và kích thích tính năng động sáng tạo, phát triển tƣ duy, đó cũng là một phƣơng pháp tích cực trong việc ôn và luyện tập của học sinh. (xem chi tiết ở phần giải pháp cụ thể). Phải luôn luôn thay đổi các hình thức luyện tập cho phong phú đa dạng và hiệu quả. Và dù trong bất kì hình thức nào, học sinh cũng phải chủ động tham gia vào quá trình ôn tập, luyện tập một cách tích cực, hứng thú. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và nghệ thuật sƣ phạm của mỗi giáo viên. Cần động  GV : Đặng Thị Oanh Trang 8 Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  viên, khuyến khích, tuyên dƣơng, ghi điểm …. đúng lúc, kịp thời cho từng đối tƣợng hay nhóm học sinh trong những thời điểm thích hợp. II.2. Một số giải pháp cụ thể: II.2.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trƣớc khi tiến hành tiết luyện tập trên lớp: 2.1.a/. Chuẩn bị của giáo viên: Cần định hƣớng việc thực hiện tiết luyện tập theo những nội dung và phƣơng pháp nào để chuẩn bị thiết kế bài giảng cho phù hợp với mục tiêu cần đạt. Nên chọn lọc các bài tập trong SGK, phân chia thành các dạng phù hợp, biến đổi thành hệ thống bài tập có tính chất tổng hợp để giúp học sinh vận dụng kiến thức một cách tích cực nhất, khắc sâu kiến thức cơ bản. Có thể chọn những bài tập trong phần bài tập để kiểm tra trƣớc khi luyện tập, chọn bài tập để giải tại lớp và hƣớng dẫn học ở nhà…. Nên giao công việc cụ thể cho học sinh chuẩn bị ở nhà nhƣ: ôn khái niệm nào, xây dựng mối quan hệ giữa các loại chất nào, điều chế chất này từ nguyên liệu nào, có bao nhiêu cách, làm bài tập nào trong SGK, SBT….., để quá trình luyện tập đƣợc thuận lợi. Định hƣớng những điều trên để giáo viên chuẩn bị thiết bị dạy học phù hợp khi lên lớp nhƣ: hệ thống bảng phụ, phiếu học tập, dụng cụ và hoá chất thực hành thí nghiệm…..Nếu thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, thì việc tạo hình ảnh động để thay thế một vài thí nghiệm, tạo cơ chế diễn biến của phản ứng hoá học ….. trong quá trình giảng dạy là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đang đƣợc quan tâm, vì vậy giáo viên nên cố gắng thực hiện trong các tiết luyện tập, sẽ giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm đƣợc thời gian rất nhiều và hiệu quả của tiết luyện tập cũng đƣợc nâng cao. 2.1.b/. Hƣớng dẫn cho học sinh chuẩn bị ở nhà: Nhƣ đã nói ở trên, công việc này phải đƣợc tiến hành đều đặn, thƣờng xuyên trong từng tiết học. Ngƣời giáo viên khi giảng dạy bộ môn cần phải nắm vững hệ thống kiến thức, cấu trúc chƣơng trình môn học và toàn bộ cấp học. Một số giáo viên xem nhẹ việc xây dựng Kế hoạch giảng dạy vì cho rằng Kế hoạch giảng dạy không đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong quá trình truyền thụ kiến thức. Lập Kế hoạch giảng dạy từ đầu năm học giúp ta nắm vững cấu trúc chƣơng trình, hệ thống kiến thức môn học, biết kiến thức của bài học này có mối quan hệ mật thiết với bài nào và sẽ đƣợc áp dụng trong những bài học nào của chƣơng sau, lớp sau…. Cần chuẩn bị những dụng cụ hoá chất nào cho từng bài, từng chƣơng, thời gian chuẩn bị nhƣ thế nào cho phù hợp để tổ chức thực hiện thí nghiệm hiệu quả… ♣ Ví dụ 1: Khi giảng dạy lớp 8, Tiết 8, Bài: “ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT. PHÂN TỬ”, một số giáo viên khi giảng dạy phần “ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT” chỉ giới thiệu cho học sinh: Đơn chất gồm hai loại là Kim loại (nhƣ Fe, Cu, Al…) và Phi kim (nhƣ C, P, S…) mà chƣa chú ý yêu cầu học sinh bƣớc đầu phải cố gắng học thuộc những nguyên tố Kim loại và Phi kim thƣờng gặp, một số kim loại tan đƣợc trong nƣớc nhƣ: K, Na, Ba, Ca. Nếu không cho học sinh nắm vững nội dung này thì đến tiết 40, Bài “OXIT”, giáo viên sẽ rất khó khăn trong việc hình thành cho học sinh  GV : Đặng Thị Oanh Trang 9 Trƣờng THCS Mỹ Tài Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS  khái niệm oxitbazơ, oxitaxit, cách phân loại và gọi tên. Và đến tiết 55, bài “NƢỚC”, khi nghiên cứu về tính chất hoá học của nƣớc, học sinh sẽ không chọn đƣợc oxitbazơ, axitaxit để phản ứng với nƣớc. Lƣu ý cho học sinh những kim loại nào tan trong nƣớc thì oxit tƣơng ứng cũng tác dụng đƣợc với nƣớc…. Và tất nhiên, khi vào đầu năm học lớp 9, bài “ÔN TẬP ĐẦU NĂM” với thời lƣợng 1 tiết, giáo viên sẽ rất vất vả trong việc nhắc lại các hợp chất đã đƣợc học ở lớp 8. Đến Tiết 2, lớp 9, Bài “TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT”, học sinh sẽ không thể nào phân biệt đƣợc đâu là oxit bazơ, oxitaxit và chúng sẽ có tính chất nhƣ thế nào? Làm thế nào để vận dụng tính chất hoá học của Oxit vào bài tập 1 trang 6 SGK? Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit vào có thể tác dụng được với : a) Nước? b) Axit clohiđric? c)Natrihidroxit? Và nếu không giúp học sinh phân biệt có mấy loại oxit, chúng khác nhau nhƣ thế nào thì sẽ không thể nào mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi khi muốn nói về một số oxit lƣỡng tính. Nhƣ vậy, để dạy tốt phần này và cho những phần sau, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh về nhà chủ động ôn tập về oxit bằng cách dùng dấu → để sắp xếp các nội dung trong khung thành sơ đồ sao cho phù hợp. Ví dụ: OXIT TRUNG TÍNH CO, NO, … Không tác dụng với nƣớc, axit, bazơ ,… OXIT KHÔNG TẠO MUỐI NGUYÊN TỐ OXIT OXI OXIT TẠO MUỐI OXIT BAZƠ Kim loại + Oxi với nƣớc → dd Bazơ với dd Axit→ Muối và nƣớc với oxitaxit → Muối OXIT AXIT Thƣờng Phi kim + Oxi với nƣớc → dd Axit với dd Bazơ→ Muối và nƣớc với oxitbazơ → Muối OXIT LƢỠNG TÍNH Al2O3, ZnO,… với nƣớc ( không ) với dd Axit→ Muối và nƣớc với dd bazơ →Muối và nƣớc ♣ Ví dụ 2: Sau khi dạy xong Tiết 11, Bài 7, lớp 9: “ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ ”, cần hƣớng dẫn học sinh nắm đƣợc: Tính chất nào có ở tất cả mọi bazơ? Tính chất nào chỉ có ở dung dịch bazơ mà không có ở bazơ không tan và ngƣợc lại? Lấy ví dụ cụ thể cho bazơ không tan nhƣ Cu(OH)2 và dung dịch bazơ nhƣ NaOH. ( Điền dấu (x) vào ô trống nếu có phản ứng xảy ra)  GV : Đặng Thị Oanh 10 Trang Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  Tính chất Dung dịch NaOH Cu(OH)2 Đổi màu chỉ thị (quỳ tím, phenolphtalein) x Tác dụng với dung dịch axit x x Tác dụng với Oxitaxit x Tác dụng với dung dịch muối x Nhiệt phân ở nhiệt độ cao x Đến tiết 14, Bài 9: “ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI ”, bổ sung thêm cho học sinh điền dấu (x) đối với muối CaCO3 Tính chất Dung dịch NaOH Cu(OH)2 CaCO3 Đổi màu chỉ thị (quỳ tím, x phenolphtalein) Tác dụng với dung dịch axit x x x Tác dụng với Oxitaxit x Tác dụng với dung dịch muối x Nhiệt phân ở nhiệt độ cao x x Từ phần ôn tập này, buộc học sinh rút ra kết luận: “Bazơ không tan và Muối không tan trong nước có tính chất gì giống nhau?” (Lấy ví dụ cho Cu(OH)2 và CaCO3). Có hƣớng dẫn cụ thể nhƣ vậy thì học sinh mới có thể vận dụng vào việc chọn chất thích hợp để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học, một trong những dạng bài tập cơ bản mà học sinh thƣờng mắc sai sót trong quá trình giải bài tập. ♣ Ví dụ 3: Sau khi dạy xong chƣơng 3: “PHI KIM, SƠ LƢỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC” - giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh tìm mối quan hệ giữa các chất vô cơ. Hoàn thiện kiến thức này là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Có thể học sinh biểu diễn không đầy đủ mối quan hệ giữa các chất vô cơ nhƣng bƣớc đầu chúng ta tạo điều kiện để học sinh dần dần tự khẳng định mình trong việc tổng hợp kiến thức là điều không thể thiếu trong quá trình dạy học Hoá học. Sau đó có thể cho học sinh đối chiếu với sơ đồ hoàn chỉnh ở mức độ dành cho học sinh trung bình. Đối với học sinh khá giỏi, có thể cho học sinh phát hiện ở những trƣờng hợp đặc biệt phản ứng có thể xảy ra theo chiều ngƣợc lại không? Lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ cho từng trƣờng hợp. Tạo sơ đồ mối quan hệ nhƣ sau là học sinh đã nắm vững phần lớn kiến thức về Hoá học vô cơ.  GV : Đặng Thị Oanh 11 Trang Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHẤT VÔ CƠ Kim loại Phi kim Muối Oxitbazơ Oxitaxit Muối và kim loại Muối và Hiđro Bazơ Muối Axit Hai muối Muối ♣ Ví dụ 4: Sau khi học xong Tiết 64, Bài 53: “PROTEIN”, lớp 9, giáo viên cần cho học sinh tự ôn tập theo những nội dung nhƣ sau: - Có bao nhiêu loại phản ứng hoá học đƣợc nghiên cứu trong phần Hoá Hữu cơ? - Đặc điểm của mỗi loại phản ứng trên là gì? (Liên quan nhƣ thế nào đến đặc điểm cấu tạo phân tử của chất đã nghiên cứu?) - Những chất nào tham gia phản ứng thế, cộng, trùng hợp, thuỷ phân…? Phản ứng thuỷ phân và phản ứng este hoá quan hệ với nhau nhƣ thế nào?... Để hoàn thành yêu cầu này của giáo viên, học sinh phải tự ôn lại tính chất hoá học của tất cả các chất hữu cơ đã học, và nhƣ vậy sau từng nội dung bài học,  GV : Đặng Thị Oanh 12 Trang Trƣờng THCS Mỹ Tài Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS  kiến thức của học sinh sẽ đƣợc bổ sung và hoàn thiện. Đến tiết luyện tập hay ôn tập, học sinh sẽ thấy thoải mái và hứng thú vì mình đã phát hiện và tổng hợp đƣợc kiến thức của cả một chƣơng, giáo viên cũng nhẹ nhàng hơn trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp. II.2.2. Phƣơng pháp dạy học tiết luyện tập: (Nội dung luyện tập và Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp) Nhƣ đã nói phần thực trạng dạy học, hầu hết giáo viên thực hiện theo đúng quy trình của SGK là dạy hết phần kiến thức cần nhớ rồi đến phần giải bài tập. Theo cá nhân tôi, không nhất thiết tất cả các bài luyện tập trong SGK đều thực hiện nhƣ vậy. Tuỳ từng bài luyện tập mà ta có thể ôn kiến thức cần nhớ rồi giải quyết bài tập, song có lúc ta có thể lồng ghép kiến thức cần nhớ vào trong mỗi bài tập, cũng có thể qua bài tập ta lại khắc sâu kiến thức cần nhớ. 2.2.a/ . PHẦN KIẾN THỨC CẦN NHỚ: Nên thực hiện theo một số hình thức sau: ♣ Ví dụ 1: phương pháp grap nội dung kiến thức Ở lớp 8, Tiết 44 “ BÀI LUYỆN TẬP 5” - chƣơng “OXI. KHÔNG KHÍ”, ta nên thực hiện đàm thoại với học sinh để hoàn thiện kiến thức này theo hệ thống grap nội dung nhƣ sau: ĐIỀU CHẾ Trong PTN: từ KMnO4, KClO3 ỨNG DỤNG Cần cho sự hô hấp, Sự cháy Trong CN: từ nƣớc, không khí (21% O2, 78% N2, 1% các khí khác) PHÂN LOẠI OXI Oxitaxit Oxitbazơ (thƣờng là oxit phi kim) ( là oxit kim loại) TÍNH CHẤT - Tác dụng với kim loại → oxitbazơ Tác dụng với phi kim → oxitaxit Tác dụng với hợp chất → các chất khác Khái niệm hóa học Phản ứng hóa hợp Phản ứng phân hủy Sự cháy, sự oxi hóa ♣ Ví dụ 2: Phƣơng pháp tạo bảng biểu kiến thức cơ bản Ở lớp 9 , Tiết 51, Bài 42 “ LUYỆN TẬP CHƢƠNG 4: HIĐROCACBON – NHIÊN LIỆU”, ta nên cho học sinh tự hoàn thiện kiến thức này trong công việc tự làm ở nhà. Trên lớp giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo phần đã hƣớng dẫn ở tiết trƣớc để có kết quả theo bảng tóm tắt sau:  GV : Đặng Thị Oanh 13 Trang Trƣờng THCS Mỹ Tài Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS  Metan Hợp chất Cấu tạo H Điều chế 1. Phản ứng cháy: t CH4 + 2O2   CO2 + 2H2O 2. Phản ứng thế: (thế nguyên tử H) as CH4 + Cl2   CH3Cl + HCl *Al4C3+12H2O→ 3CH4 + 4Al(OH)3 * CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3 1. Phản ứng cháy: t C2H4 + 3O2   2CO2 + 2H2O 2. Phản ứng cộng: CH2 = CH2 + Br2→ BrCH2 – CH2Br 3. Phản ứng trùng hợp: t , P , xt nCH2 = CH2   (–CH2–CH2–)n 1. Phản ứng cháy: t 2C2H2 + 5O2   4CO2 + 2H2O 2. Phản ứng cộng: CH ≡ CH + 2Br2 → Br2CH – CHBr2 1. Phản ứng cháy: t 2C6H6+ 15O2   12CO2 + 6H2O 2. Phản ứng thế: với Br2 nguyên chất có bột Fe xúc tác và đun nóng Fe ,t C6H6 + Br2   C6H5Br + HBr 3. Phản ứng cộng: Ni ,t C6H6 + 3H2   C6H12 H 2 SO4 , t C2H5OH   o H–C–H H H Etilen Tính chất hóa học H C=C H H Hay CH2 = CH2 o 0 CH2 = CH2 + H2O CH ≡ CH + H2 Pd , t   CH2=CH2 o Axetilen o H–C≡C–H hay CH ≡ CH Benzen H H C–C H–C C–H C–C H H Viết gọn: o CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2 1500 C 2CH4   lam lanh nhanh C2H2 + 3H2 o o 3 CH ≡ CH C , 600 C   C6H6 o o o Phần điều chế là phần giáo viên sẽ bổ sung để hoàn chỉnh kiến thức trong khi luyện tập nhằm mở rộng hoặc nâng cao kiến thức cho đối tượng học sinh khá giỏi. Và với Axetilen, cần giới thiệu phản ứng trùng hợp tạo Polivinylclorua (PVC) CH ≡ CH + HCl → CH2 = CHCl t , P , xt nCH2 = CHCl   (– CH2 – CH –)n Cl Hoặc Tiết 58 , Bài 48 “ LUYỆN TẬP RƢỢU ETYLIC, AXITAXETIC và CHẤT BÉO” học sinh tự hoàn thiện kiến thức cần nhớ theo bảng tóm tắt sau: o Hợp chất Cấu tạo H H Rƣợu H–C–C–O– H Etylic H H Hay C2H5 – OH Tính chất hóa học Điều chế 1. Phản ứng cháy: * Từ tinh bột, t C2H6O + 3O2  2CO2 + đƣờng bằng cách lên men. 3H2O 2. Phản ứng thế với Na, K: * Từ Etilen hợp 2C2H5OH +2Na→2C2H5ONa + nƣớc: o  GV : Đặng Thị Oanh 14 Trang Trƣờng THCS Mỹ Tài Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS  H2 CH2 = CH2 + H2O H SO , t 3. Phản ứng este hóa: ♣   C2H5OH + CH3COOH Ví CH3 – CH2 – OH H SO ,t dụ   CH3COOC2H5 + H2O   3 : 1. Tính axit * Oxi hóa butan Lồ t - Quỳ tím hóa đỏ 2C4H10 + 5O2   ng - Tác dụng với bazơ, oxitbazơ 4CH3COOH+2H2O gh CH3COOH + NaOH → ép CH3COONa + H2O * Lên men giấm từ kiế Axit H O 2CH3COOH + CuO → dung dịch rƣợu n axetic (CH3COO)2Cu + H2O etylic th H–C–C - Tác dụng với kim loại : C2H5OH + O2 ức H O–H 2CH3COOH + Mg → men giam cầ   (CH3COO)2Mg + H2 CH COOH + H O n Hay CH3 – COOH 3 2 - Tác dụng với muối nh cacbonat: ớ * Từ NatriAxetat 2CH3COOH + CaCO3 → và và axit sunfuric (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 2CH COONa + o 3 2. Phản ứng este hóa: H2SO4 → tro CH3COOH + C2H5OH 2CH3COOH + ng H SO ,t Na SO   CH3COOC2H5 + H2O 2 4 ph   ần 1. Phản ứng thủy phân: R – C – O – CH2 bài O (RCOO)3C3H5 + 3H2O tập axit ,t Chất R – C – O – CH   3RCOOH + C3H5(OH)3 . béo O 2. Phản ứng xà phòng hóa:  T R – C – O – CH2 (RCOO)3C3H5 + 3NaOH i O t   3RCOONa + C3H5(OH)3 ế Hay (RCOO)3C3H5 t 58, bài 38, “BÀI LUYỆN TẬP 7” – Lớp 8: Từ bài tập 1, 2, 3 (Phần bài tập) rút ra tính chất hóa học của nƣớc và thành phần phân tử của axit, bazơ, muối. 0 2 4 o 2 4,d o o 2 4,d 0 o Bài tập I : Viết PTHH (nếu có) giữa nƣớc với: a/ Kim loại Cu, K, Ca. b/ Oxit: K2O, CuO, P2O5 a/ 2K + 2H2O → 2KOH + H2 ; Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 b/ K2O + H2O → 2KOH ; P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Từ các phản ứng hoá học trên, rút ra kết luận: nƣớc có thể tác dụng với những chất nào và tạo sản phẩm là gì? Axit TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƢỚC Oxitaxit + + Kim loại Nƣớc dung dịch Bazơ + H2 + Oxitbazơ dung dịch Bazơ  GV : Đặng Thị Oanh 15 Trang Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  Bài tập II: Hoàn thiện bảng 1,2,3 để rút ra thành phần phân tử của axit, bazơ, muối. Bảng 1: Gốc axit, CTTQ CTHH Tên gọi Phân loại tên gốc axit HCl Axit không có oxi Axit sunfuric = SO4 (sunfat) – NO3 (nitrat) Bảng 2: Kim loại và CTTQ CTHH Tên gọi Phân loại hoá trị kim loại Ca(OH)2 Bazơ tan (kiềm) Nhôm hiđroxit Fe (III) Bảng 3: Hoá trị kim loại CTTQ CTHH Tên gọi Phân loại Và gốc axit AlCl3 Muối trung hoà Sắt (III) sunfat Mg(II) và H2PO4 (I) Từ bảng 1, 2, 3 vừa hoàn thiện, rút ra kết luận về thành phần phân tử của axit, bazơ, muối. THÀNH PHẦN PHÂN TỬ CỦA AXIT, BAZƠ, MUỐI Hợp chất Công thức hóa học Chú thích Axit HxA A: gốc axit (hóa trị x) Bazơ M(OH)n M: kim loại (hóa trị n) Muối MxAn ♣ Ví dụ 4 : Qua bài tập khắc sâu kiến thức cần nhớ. * Tiết 18, Bài 13, Lớp 9, “LUYỆN TẬP CHƢƠNG 1: HỢP CHẤT VÔ CƠ” Bài tập 2 trang 43 SGK, cho học sinh thực hiện thí nghiệm đã chuẩn bị trƣớc (Đặt mẫu Natrihidroxit trên tấm kính và để ngoài không khí vài ngày trước khi thực hiện luyện tập) và hƣớng dẫn: - NaOH có tác dụng với dung dịch HCl không? Có giải phóng khí không? - Để có khí bay ra làm đục nƣớc vôi, thì NaOH đã tác dụng với chất nào đó trong không khí tạo ra hợp chất X. Hợp chất này tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí CO2. Vậy X thuộc loại hợp chất gì? - Hợp chất X là muối cacbonat, muối này đƣợc tạo thành do NaOH tác dụng với chất nào trong không khí? Oxi hay cacbonđioxit hay hơi nƣớc trong không khí? Qua bài tập trên giúp học sinh vừa nhớ lại tính chất của dung dịch bazơ, vừa nhớ lại tính chất của muối cacbonat, đồng thời để nhận biết muối cacbonat ta nên dùng thuốc thử là dung dịch axit (dấu hiệu có khí thoát ra).  GV : Đặng Thị Oanh 16 Trang Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  2.2.b. PHẦN BÀI TẬP.  Phƣơng pháp: * Không nhât thiết phải giải theo đúng thứ tự các bài tập trong SGK. Ta có thể chia bài tập theo từng dạng cơ bản để rút ra phƣơng pháp giải nhƣ : - Thực hiện dãy chuyển hoá (Viết PTHH). - Nhận biết các chất. - Điều chế các chất. - Tách hỗn hợp, tinh chế các chất. - Tính theo PTHH (xác định CTHH một chất, toán hiệu suất, toán lƣợng chất dƣ, toán hỗn hợp giải theo cách lập hệ phƣơng trình…) - …….. * Trong từng dạng bài tập cụ thể, tuỳ điều kiện ta có thể mở rộng hoặc nâng cao kiến thức cho đối tƣợng học sinh khá giỏi khi cần thiết để phát triển tƣ duy học sinh, tránh sự tẻ nhạt nhàm chán đối với đối tƣợng học sinh này vì trong SGK bài tập đó quá dễ, đồng thời khắc sâu những kiến thức cần thiết thông qua hệ thống bài tập đƣa ra. ♣ Ví dụ 1: Tiết 44, “BÀI LUYỆN TẬP 5”, lớp 8, chia hệ thống bài tập thành các dạng sau: - Dạng 1: Viết PTHH, phân loại chất: biến đổi các bài tập 1, 3, 4, 5 thành một bài tập lớn để viết PTHH và phân loại chất. - (a/ Viết PTHH biểu diễn sự cháy của C, S, P, Mg, Na, Al, Fe biết sản phẩm lần lượt là: CO2, SO2, P2O5, MgO, Na2O, Al2O3, Fe3O4. - b/ Phân loại và gọi tên sản phẩm các phản ứng trên. (Mở rộng: nếu để ngoài không khí một thời gian thì Sắt sẽ bị gỉ do hoá hợp với oxi trong không khí tạo Fe2O3. Viết PTHH?) - Dạng 2: Các loại phản ứng hóa học: bài tập 6,7 - Dạng 3: Tính theo PTHH (toán hiệu suất): bài 8 (Mở rộng : nếu nhiệt phân cùng một khối lƣợng KClO3 và KMnO4 thì chất nào sẽ tạo oxi nhiều hơn?) ♣ Ví dụ 2: Tiết 51, Bài 42, “LUYỆN TẬP CHƢƠNG 4: HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU” , lớp 9 - Dạng 1: Viết công thức cấu tạo: (bài 1 và mở rộng một số bài tập tƣơng tự) (Mở rộng: qua bài tập trên, rút ra phƣơng pháp viết công thức cấu tạo cho từng loại hiđrocacbon:CnH2n+2, CnH2n (anken và xicloankan), CnH2n – 2 ) - Dạng 2: Nhận biết các chất: Bài 2 (mở rộng: nếu thêm axetilen thì nhận biết bằng cách dùng dung dịch AgNO3/NH3 → nhận Axetilen có kết tủa vàng) - Dạng 3: Xác định CTHH một chất. ♣ Ví dụ 3: Tiết 28, Bài 22, “LUYỆN TẬP CHƢƠNG 2: KIM LOẠI”, lớp 9 - Dạng 1: Hiện tƣợng hóa học: Biến đổi bài tập 3 thành bài tập cho học sinh quan sát thí nghiệm (trình chiếu hiện tƣợng) sử dụng các kim loại A, B, C, D thực hiện phản ứng liên quan đến hiện tƣợng hóa học. Nếu các kim loại trong bài tập trên là Fe, Al, Ag, Cu thì A, B, C, D tƣơng ứng với kim loại nào? Nếu cho A, B vào dung dịch X, trong đó B tan tạo khí không màu, A không tan thì dung dịch X thuộc loại gì? - Dạng 2: Thực hiện dãy chuyển hóa (bài 4a, b, c). Biến dãy chuyển hoá Sắt (II) và Fe (III) thành: FeSO4 → Fe(OH)2 → FeCl2 → Fe   ↓ GV : Đặng Thị Oanh Trang  17 FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  Fe  Mở rộng cho đối tượng học sinh khá giỏi: 1/ Phản ứng xảy ra trong quá trình luyện gang: phản ứng không hoàn toàn đối với quá trình chuyển hóa từ Fe2O3 → Fe3O4 → FeO → Fe 2/ Fe(OH)2 chuyển hoá thành Fe(OH)3 ngoài không khí, cũng như khi nung Fe(OH)2 ngoài không khí thì sản phẩm thu được là Fe2O3 (Khi nung ngoài không khí thì Fe(OH)2 tạo Fe2O3 do: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 t sau đó: 2Fe(OH)3   Fe2O3 + 3H2O t nên: 4Fe(OH)2 + O2   2Fe2O3 + 4H2O - Dạng 3: Xác định CTHH một chất (bài 5) - Dạng 4: Giải bài toán bằng cách lập hệ phƣơng trình.(bài 7) o o  Ý nghĩa: Việc phân chia hệ thống bài tập thành các dạng cơ bản nhằm mục đích rút ra phƣơng pháp giải từng dạng bài tập để học sinh định hƣớng cách giải nhanh nhất, qua đó củng cố kiến thức cơ bản một cách vững chắc và có kĩ năng giải bài tập theo trình tự các bƣớc nhất định. ♣ Ví dụ 1: Bài tập nhận biết: phƣơng pháp chung là dựa vào: - Sự biến đổi màu sắc (sự đổi màu quỳ tím, phenolphtalein; màu của một số hợp chất sắt, đồng; màu của dung dịch Brom, dung dịch thuốc tím ...) - Sự xuất hiện chất khí (phản ứng tạo khí H 2, CO2, SO2, NO2 …) - Sự xuất hiện chất kết tủa (kết tủa của muối, của bazơ…) - Khả năng tan và không tan của các chất trong nƣớc. …….. - Ví dụ cụ thể: Đối với việc nhận biết các dung dịch muối nên nhận biết theo thứ tự: muối cacbonat (thuốc thử là dung dịch axit ), muối sunfat (thuốc thử là dung dịch BaCl2), muối clorua (thuốc thử là dung dịch AgNO3), muối nitrat còn lại. * VD: đề kiểm tra HKI năm học 2008 – 2009: Nhận biết các dung dịch muối mất nhãn: K2CO3, Na2SO4, KNO3. Nhiều học sinh dùng thuốc thử là dung dịch BaCl2 để nhận ra muối Na2SO4 (kết tủa trắng), sau đó dùng dung dịch axit để nhận dung dịch K2CO3(có khí thoát ra). Sẽ không thể nhận biết được, vì BaCl 2 cũng tạo kết tủa trắng với K 2CO3 . Hoặc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2009 – 2010: Nhận biết các dung dịch NaOH, HCl, Na2SO4, NaCl mất nhãn. Nhiều học sinh dùng quỳ tím nhận được dung dịch NaOH, HCl; dùng dung dịch AgNO3 nhận muối NaCl (dấu hiệu kết tủa trắng), còn lại là muối Na2SO4 . Sẽ không thể nhận biết được, vì muối Ag 2SO4 cũng là muối ít tan nếu nồng độ đậm đặc! Tuy nhiên trong một vài trƣờng hợp đặc biệt, có thể mở rộng cho học sinh khá giỏi một số dung dịch muối làm đổi màu chỉ thị nhƣ dung dịch Na 2CO3 làm quỳ tím hóa xanh, dung dịch NaHSO4 làm quỳ tím hóa đỏ … Nhận biết các chất lỏng: Rƣợu etylic, Axitaxetic, Benzen, dung dịch Glucozơ: chú ý cho học sinh nên nhận biết theo thứ tự: axit (hoặc dung dịch Glucozơ),  GV : Đặng Thị Oanh 18 Trang Trƣờng THCS Mỹ Tài Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS  Rƣợu etylic, Benzen. Có thể có nhiều cách nhận biết dung dịch axitaxetic nhƣ dùng thuốc thử là quỳ tím, kim loại Mg, muối cacbonat, CuO… học sinh thƣờng nhầm lẫn là dùng Na để nhận biết rƣợu (có khí H2 thoát ra) trƣớc khi nhận biết axit và dung dịch Glucozơ, khi đó Na sẽ phản ứng với cả axit và dung dịch Glucozơ đều xuất hiện bọt khí H 2! ….. ♣ Ví dụ 2: Bài tập thực hiện dãy chuyển hóa: Điều quan trọng nhất là phải nắm vững tính chất hóa học của các chất và nhớ tính tan của các chất trong nƣớc (gồm tính tan của muối và bazơ). Học sinh thƣờng không chọn đúng chất để thực hiện dãy chuyển hóa, nhất là đối với muối (không thỏa mãn điều kiện để phản ứng xảy ra), vì vậy cần khắc sâu cho học sinh (hoặc mở rộng khi cần thiết), trong chƣơng trình Hóa học THCS: - Phải đảm bảo tính thực tế trong quá trình thực hiện (ví dụ: để điều chế khí CO 2 từ muối CaCO3 thì ta thƣờng dùng dung dịch axit chứ không nhiệt phân - vì khi nung CaCO3 phải ở nhiệt độ trên 9000C) - Thông thƣờng, từ muối sunfat hoặc muối clorua để tạo ra muối khác, thì chất tiếp theo để chọn là muối của Ba hoặc của Ag để tạo sản phẩm là chất kết tủa; từ muối cacbonat không tan thì tiếp theo là dùng dung dịch axit hoặc nhiệt phân…. AgNO BaCl (ví dụ: Na2SO4   NaCl   NaNO3 - Muối và Bazơ không tan trong nƣớc thƣờng chỉ tan đƣợc trong dung dịch axit và có thể bị nhiệt phân (trừ BaSO4) VD: CuSO4 → Cu(OH)2 → CuO ; Na2CO3→ CaCO3 → CO2 ↓ ↓ CuCl2 CaCl2 (Khi tạo ra Cu(OH)2, (CaCO3), thì Cu(OH)2 , (CaCO3) chỉ có thể bị nhiệt phân hoặc phản ứng với dung dịch axit, tùy vào sản phẩm tiếp theo của dãy chuyển hóa mà ta chọn chất để tham gia) - Những oxit của kim loại không tan trong nƣớc chỉ tan trong dung dịch axit (hoặc bị khử bỡi khí H2, CO… ở nhiệt độ cao từ oxit của Fe trở đi trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) - Tính tan của muối sunfua: K , Ba, Ca, Na , Mg , Al , Zn, Fe, Pb , Cu, Ag 3 2 Tan trong nƣớc không tan trong nƣớc và dd axit chỉ tan trong dd axit không tan trong nƣớc và dd axit Vì vậy, có phản ứng CuCl2 + H2S → CuS↓ + 2HCl nhưng phản ứng FeCl2 + H2S không xảy ra. ♣ Ví dụ 3: Dạng bài tập định lƣợng: Chia bài tập định lƣợng thành nhiều dạng bài tập tính theo PTHH nhƣ: - Tính thể tích, tính khối lƣợng. - Tính nồng độ %, nồng độ M. - Tính thành phần % từng chất trong hỗn hợp (về khối lƣợng, về thể tích). - Xác định công thức hoá học một chất. - Toán hiệu suất, toán lƣợng chất dƣ….. - Độ tăng giảm…. Cần có phƣơng pháp giải cụ thể cho mỗi dạng bài tập để định hƣớng cho học sinh cách giải từng dạng bài tập. Nhiều học sinh còn nhầm lẫn tính thể tích khí với  GV : Đặng Thị Oanh 19 Trang Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài  thể tích dung dịch; nồng độ % các chất tan trong dung dịch với thành phần % về khối lƣợng hay thể tích các chất trong hỗn hợp…….Các bƣớc giải một bài toán dạng cơ bản tính theo phƣơng trình hoá học vẫn còn là điều bí ẩn đối với một bộ phận không nhỏ học sinh. Vì vậy vai trò của giáo viên rất quan trọng trong các tiết luyện tập. Mỗi một tiết, ta nên chọn những dạng bài khác nhau để cung cấp cho học sinh một phƣơng pháp giải cơ bản sao cho sau mỗi dạng bài tập, những học sinh đƣợc đánh giá ở mức độ trung bình trở lên có thể có vốn kiến thức nhất định khi tiếp xúc với bài tập mở rộng hoặc nâng cao. II.2.3. Quy trình lên lớp thực hiện tiết luyện tập: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Xác định mục tiêu cần đạt qua bài luyện tập: 3. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh qua yêu cầu đã dặn. 4. Thực hiện bài luyện tập: Tuỳ từng bài luyện tập mà ta có thể kiểm tra bài cũ hoặc lồng ghép phần kiểm tra bài cũ vào trong quá trình luyện tập. Tổ chức hoạt động cá nhân, hợp tác theo nhóm nhỏ, sử dụng phƣơng pháp đàm thoại, dạy học nêu vấn đề, gợi mở khi cần thiết, rút ra kết luận cần nhớ…. Ví dụ: Tiết 28, LUYỆN TẬP CHƢƠNG 2: KIM LOẠI: Nên sử dụng một số bài tập trong phần bài tập để làm nội dung kiểm tra bài cũ, nhằm tiết kiệm thời gian giải tất cả các bài tập còn lại, đây là điều mà học sinh chuẩn bị đƣợc trƣớc khi luyện tập trên lớp. * Cho các cặp chất sau, cặp chất nào có phản ứng? Viết PTHH minh hoạ. 1. Al và Cl2 5. Al và HNO3 đặc nguội 2. Fe và O2 6. Fe và dung dịch Cu(NO3)2 3. Fe và H2SO4 đặc nguội 7. Na và H2O 4. Zn và dung dịch HCl 8. Fe và dung dịch ZnSO4 * Sắp xếp các kim loại bài tập trên theo thứ tự độ hoạt động giảm dần? 5. Chốt lại kiến thức cơ bản và phƣơng pháp giải từng dạng bài tập. Đối với bài tập có nhiều cách giải thì giúp học sinh chọn cách giải nhanh nhất, đảm bảo tính sáng tạo, hợp lí, nhất là để phát triển tƣ duy học sinh khá giỏi… 6. Hƣớng dẫn nội dung thực hiện ở nhà và dặn dò cho tiết học sau. Khi lên lớp thực hiện tiết luyện tập, giáo viên cần chú ý: hƣớng dẫn học sinh tự hệ thống kiến thức đã học và giúp học sinh mở rộng nâng cao kiến thức để học sinh đƣợc hoàn thiện hơn trong quá trình luyện tập. - Phần hệ thống kiến thức là những nội dung mà học sinh đã đƣợc chuẩn bị nên giáo viên giúp học sinh tìm ra mối quan hệ giữa các kiến thức. Công việc này đƣợc tiến hành trong thời gian ngắn, nên phát huy cao độ tính tích cực bằng cách tuyên dƣơng khen thƣởng kịp thời sự chuẩn bị ở nhà của học sinh. - Phần mở rộng và nâng cao kiến thức là phần bổ sung kiến thức vào bảng tóm tắt, hoặc mở rộng kiến thức dành cho đối tƣợng học sinh khá giỏi, phát triển nâng cao trong phạm vi cho phép của chƣơng trình. Cần chú ý trong phần này, giáo viên có thể thực hiện một số thí nghiệm minh hoạ hoặc cho học sinh giải thích kết quả thí nghiệm đã đƣợc quan sát, hoặc liên hệ các hiện tƣợng trong thực tế giúp tƣ duy học sinh phát triển cao. Sau mỗi dạng bài tập cơ bản hoặc nâng cao, cần rút ra cho học sinh thấy đƣợc mối quan hệ giữa các loại chất với nhau, tổng hợp kiến thức đã học để vận  GV : Đặng Thị Oanh 20 Trang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan