Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn giúp trẻ 5 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh qua phương pháp trải nghiệ...

Tài liệu Skkn giúp trẻ 5 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh qua phương pháp trải nghiệm

.PDF
16
215
50

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH LINH TRƯỜNG MẦM NON VĨNH TRUNG BÁO CÁO VIỆC LÀM MỚI ĐỀ TÀI: GIÚP TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẢI NGHIỆM GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ ĐOÀI Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Năm học: 2017-2018 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: I.Lý do chọn đề tài. Chủ tịch Hồ chí Minh muôn vàn kinh yêu của chúng ta , lúc sinh thời người đã nói “ Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em- những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình, môn văn học, chữ cái, thể dục, âm nhạc, làm quen với toán sơ đẳng thông qua các môn học trẻ được học mà chơi chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như : Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ. Giúp trẻ có một hành tranh vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một. Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Hoạt động vui chơi là môt trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiện qua các giờ hoạt động học đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ. Vậy tổ chức các tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Đặc biệt là môn khám phá khoa học( khám phá môi trường xung quanh) lại là môn học giúp trẻ phát triển sâu về lĩnh vực nhận thức, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. *Về mặt lý luận: Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551-479 TCN) đã nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”, 2 tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Đến năm 1946 , nhà giáo dục học Edgar Dale cũng đã nghiên cứu về “khoa học trải nghiệm” và chỉ ra rằng: Chúng ta nhớ được thông qua: 20% những gì chúng ta đọc 20% những gì chúng ta nghe 30% những gì chúng ta nhìn 90% những gì chúng ta làm Và theo định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế: “Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.” * Về tính cấp thiết: Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “ Chơi mà học và học bằng chơi” thế giới xung quanh qua “ lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ với biết bao điều kỳ diệu và “Vì sao lại thế?” hay “Vì sao thế nhỉ?”…luôn là những câu hỏi thắc mắc, .....bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và khó hiểu, khiến đứa trẻ tò mò khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá! Thế giới xung quanh trẻ mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim ….) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình và trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan ( nhìn, nghe, ngửi sờ, nếm ). Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. 3 Để tổ chức hoạt động khám phá môi trường đồng thời giúp trẻ hứng thú tiếp cận và học tốt hoạt động khám phá khoa học tôi luôn trăn trở nghiên cứu một số thủ thuật nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động khám phá môi trường xung quanh một cách tốt nhất. Chính vì lí do trên mà bản thân tôi đầu tư nghiên cứu đề tài: “Giúp trẻ 5-6 tuổi khám phá môi trường xung quanh qua phương pháp trải nghiệm ” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua quá trình trải nghiệm thực tế là một việc làm cực kì cần thiết. Bởi thông qua những thí nghiệm nhỏ , những trải nghiệm nhỏ mà trẻ được tham gia, trẻ sẽ được tự mình thực hiện , tự mình lĩnh hội tri thức, từ đó hình thành ở trẻ những biểu tượng về chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ. - Trẻ ở tuổi này lĩnh hội các biểu tượng khái quát về sự vật hiện tượng hiểu được mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Nếu được giáo dục một cách đúng đắn trẻ không những chỉ lĩnh hội tri thức về sự vật, hiện tượng xung quanh, mà còn học được cách tiếp cận đối tượng, cách thức khám phá sự vật hiện tượng trong MTXQ. Chính quá trình khám phá môi trường đã tạo điếu kiện để trẻ phát triển thể chất, thẩm mỹ đạo đức và lao động cho trẻ. Có thể nói rằng các hoạt động trải nghiệm , thí nghiệm trong hoạt động khám phá đóng vai trò quan trọng, trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, khơi dậy ở tính tò mò, tạo cho trẻ tính tò mò, tạo cho trẻ khám phá về đặc điểm nổi bật và ích lợi sự việc hiện tượng quen thuộc, một vài mối quan hệ đơn gian giữa sự vật với môi trường xung quanh, cách chăm sóc bảo vệ chúng, đồng thời trao dồi óc quan sát, so sánh nhận xét phán đoán của trẻ hình thành ở trẻ thái độ đúng đắn với sự vật hiện tượng sự vật xung quanh trẻ . 4 - Sáng kiến giúp giáo viên tận dụng triệt để các sự vật hiện tượng xung quanh, các vật thật giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh hiệu quả thông qua các hoạt động trải nghiệm III. Nội dung: 1. Cơ sở lí luận của đề tài: Cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học có một vị trí đặc biệt trong giáo dục trí tuệ cho trẻ, đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông với những biểu tượng về các sự vật, hiện tương xung quanh, những kĩ năng như phân tích, so sánh, phân loại, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,… Mặt khác qua khi kết hợp cho trẻ khám phá môi trường xung quanh qua phương pháp trải trải nghiệm , đứa trẻ được tham gia tích cực vào hoạt động khám phá môi trường xung quanh: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của trẻ - Kết quả của trải nghiệm của trẻ không quan trọng bằng quá trình đứa trẻ thực hiện và những điều trẻ học được từ trải nghiệm giờ hoạt động đó. - Kết quả đạt được là của cá nhân trẻ, tạo cơ sở nền tảng cho việc học và trải 2. Cơ sở thực tiễn: + Thuận lợi: Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Vĩnh Linh, ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, lớp học rộng rãi thoáng mát. – Giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ Đại học, có ý thức học hỏi qua việc đọc, tham khảo tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng về dạy trẻ khám phá môi trường xung quanh – Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. – Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều. – Một số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, quan tâm phối hợp cùng với giáo viên củng cố, ôn luyện cho trẻ khám phá môi trường xung quanh. 5 + Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đó tôi gặp một số khoa khăn như sau : - Lớp học sinh đông: 32 cháu . Số lượng trẻ trong lớp quá đông, lớp học chật hẹp nên ảnh hưởng đến các hoạt động. - Sân trường còn hẹp cho trẻ tham gia hoạt động nên hạn chế nhiều trong việc cho trẻ thực hành, trải nghiệm - Các thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho quá trình khám phá chưa phong phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. - Bản thân chưa mạnh dạn xây dựng các hoạt động khám phá vào kế hoạch hoặc nếu có xây dựng thì còn mang tính hình thức, khuôn khổ, gò bó. - Đa số trẻ chưa có nề nếp học tập, nhiều trẻ quá hiếu động và một số trẻ khác lại quá nhút nhát chưa qua học các nhóm trẻ nên khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động khấm phá về môi trường xung quanh. - Đa số phụ huynh làm nghề nông chưa quan tâm nhiều tới con em mình. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy: TT Nội dung đánh giá Kết quả khảo sát ban đầu (Tổng số 32 trẻ) Số Tỷ lệ trẻ % 1 Trẻ ham thích học khám phá môi trường xung quanh 19 59,3 2 Trẻ nhận biết, phân biệt chính xác về đặc điểm và lợi 20 62,5 3 Trẻ nhận biết đúng số lượng, tạo nhóm đúng, đếm nhanh 15 50 4 Trẻ xác định tốt vị trí trong không gian 17 56,6 5 Trẻ có thể vận dụng môn toán vào mọi lúc, mọi nơi và kiểm 15 50 tra lẫn nhau - Qua khảo sát thực trang cho thấy, biểu tượng về môi trường xung quanh của trẻ rất rời rạc, kiến thức toán còn hời hợt, nhanh nhớ, nhanh quên. Phần lớn kĩ năng so sánh, phân biệt, vận dụng thực hành còn yếu, trẻ không chủ động tham 6 gia các hoạt động, tiếp thu kiến thức thụ động. Do đó, tại thời điểm khảo sát, các biểu tượng mà trẻ thu nhận được rất mơ hồ, có trẻ quên ngay sau khi vừa học xong. Trẻ chưa có vốn kinh nghiệm về môi trường sống xung quanhcòn rời rạc, thiếu lô gic, không khoa học,…. Bên cạnh đó, đặc điểm của trẻ thường “ học vẹt”-ngồi nghe cô nói, xem cô làm và ghi nhớ 1 cách máy móc. Mặt khác, nhiều giáo viên khi tiến hành tổ chức các hoạt động khám phá môi trường xung quanh còn mang tính rấp khuôn theo tài liệu hướng dẫn, thiếu đi sự linh hoạt, sáng tạo, không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ. Đồng thời chưa đầu tư, tìm tòi, chưa lồng ghép, tích hợp 1 cách có hiệu quả các bộ môn, các hoạt động nhằm gây sự hứng thú, thu hút trẻ. Qua nhiều năm chăm sóc giáo dục trẻ, tôi đã không ngừng học hỏi, tìm tòi , tham khảo các hình thức tổ chức dạy học cho trẻ mầm non có hiệu quả từ các đồng nghiệp, sách báo, mạng internet. Tôi nhận thấy rằng “ giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh qua phương pháp trải nghiệm” có thể kích thích tính sáng tạo,phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, gây sự hứng thú, thu hút trẻ tham gia hoạt động. Từ những nguyên nhân cơ bản trên, từ tình hình thực tế của nhà trường là một giáo viên đã có 9 nhiều năm công tác, trực tiếp chăm sóc và giảng dạy trẻ, nắm bắt được những hạn chế nêu trên tôi luôn trăn trở làm thế nào để tìm ra các biện phápcho trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng phương pháp trải nghiệm với nhiều hình thức: * Giải pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất tạo môi trường cho trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng phương pháp trải nghiệm Để tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được khám phá môi trường xung quanh thông qua hoạt động thực tiễn thì điều kiện khuôn viên trong trường và ngoài trường cần đảm có đủ các yêu tố cho trẻ trải nghiệm khám phá thực tế theo yêu cầu cho phép Ví dụ: Trẻ được tìm hiểu các loại rau ( rau khoai, rau mùng tơi, rau ngót….) trong vườn trường có trồng vườn rau xanh trẻ sẽ được đi tham quan, quan sát và tìm hiểu về ( đặc điểm, công dụng, môi trường sống…) của các loại rau đó. Sau 7 đó trẻ cùng thực hành nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước…. cho rau , trẻ sẽ rát hứng thú qua hoạt động cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật từ đó trẻ sẽ được trực tiếp trải nghiệm. góp phần phát huy nhận thức cho trẻ. * Giải pháp 2: Bổ sung đồ chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá. Được nhà trường cấp cho tranh dạy môi trường xung quanh, lô tô các loại... Ngoài ra tôi còn tự làm đồ dùng phục vụ tiết dạy, các loại tranh ảnh, hình ảnh, các con vật, cây cỏ, hoa lá ... Sưu tầm tranh có hình ảnh đẹp sử dụng trong việc cho trẻ khám phá môi trương xung quanh . Tận dụng các hình ảnh ở blốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh cũ ... Vừa trang trí lớp vừa làm đồ dùng đồ chơi . Tôi tận dụng bìa cát tông có dây dật thật sinh động ,hấp dẫn , gây hứng thú với trẻ. Sau đó để trẻ tự điều khiển , để trẻ biết con vật này có chân hay có cánh , có chân thì biết chạy có cánh thì biết bay . Tôi để cho trẻ tự làm một sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây, hoa lá, hoặc các sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sản phẩm tạo hình, tranh từ những phế liệu, cô và trẻ cùng làm thể hiện vốn hiểu biết phong phú của trẻ về MTXQ . * Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động làm thí nghiệm để kích thích trí tò mò, ham hiểu biết cho trẻ. - Giáo viên thiết kế các thí nghiệm vui để trẻ thao tác trên đồ dùng để giúp trẻ khám phá khoa học đây cũng là cây cầu nối giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh a, Chuẩn bị cho trẻ làm thí nghiệm Đối tượng (vật liệu) thí nghiệm, số lượng đối tượng đủ cho cô và trẻ. - Dụng cụ, phương tiện làm thí nghiệm: tốt nhất nên sử dụng những vật liệu sẵn có hoặc các phế liệu như vỏ hộp sữa chua, cốc nhựa dùng 1 lần đã qua sử dụng, vỏ ốc, vỏ trai… Cần đảm bảo đủ số lượng đồ dùng cho cô và trẻ, đồ dùng của cô và trẻ giống nhau để đảm bảo tính khách quan khi cho trẻ làm thí nghiệm… - Thời gian: Tùy vào loại thí nghiệm mà giáo viên xác định thời gian cần thiết để tiến hành thí nghiệm cho phù hợp. Dựa vào thời gian làm thí nghiệm, có 2 loại: 8 Thí nghiệm ngắn hạn: Ví dụ: Trong nước có gì, Vật chìm vật nổi… Thí nghiệm dài hạn. Ví dụ: Hạt nảy mầm, Cây mọc lên từ đâu… - Địa điểm: Địa điểm làm thí nghiệm là khoảng không gian cần thiết có thể tổ chức: trong lớp học, sân trường, góc thiên nhiên… - Dự kiến một số tình huống có thể xảy ra khi tiến hành thí nghiệm. - Cách bố trí vị trí ngồi/đứng… của trẻ, sự tham gia vào thí nghiệm của trẻ. Tiến b, hành cho trẻ làm thí nghiệm Bước 1: Dự đoán mục đích, cách tiến hành, kết quả thí nghiệm: Giáo viên cho trẻ suy nghĩ, phán đoán mục đích, cách tiến hành, kết quả hoặc đưa ra những giả thiết trước khi cho trẻ tiến hành thí nghiệm sau đó thống nhất với Bước trẻ 2: Tổ về mục chức và đích hướng làm dẫn thực thí hiện nghiệm. thí nghiệm - Tổ chức: Giáo viên có thể chia trẻ thành các nhóm thực hiện thí nghiệm, giao đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm. - Hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành các thao tác làm thí nghiệm (theo các mức độ) Trước khi tiến hành thao tác thí nghiệm, nên trò chuyện để kích thích trẻ chú ý quan sát, suy đoán…. Ví dụ : trước khi thả 1 vật vào nước, có thể hỏi: Các con đoán xem, cô sẽ làm gì với vật này?, Điều gì sẽ xảy ra khi cô thả vật này vào nước?... + Nếu thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và đảm bảo an toàn thì giáo viên cho các nhóm trẻ hoặc từng trẻ tiến hành các thao tác làm thí nghiệm. Ví dụ: tan và không tan, vật chìm vật nổi… + Nếu thí nghiệm phức tạp hoặc có thể khó đảm bảo an toàn cho trẻ thì giáo viên thực hiện các thao tác làm thí nghiệm còn trẻ quan sát. Ví dụ khi làm thí nghiệm Nước bốc hơi, cô cho trẻ quan sát quá trình nước được đun nóng trong nồi thủy tinh. Bước 3: Cho trẻ quan sát, phát hiện hiện tượng xảy ra Từng trẻ hoặc nhóm trẻ báo cáo kết quả thí nghiệm, so sánh với dự đoán ban đầu. Các bạn khác nhận xét, góp ý. Dùng các thủ pháp nghệ thuật để trẻ tập 9 trung chú ý, phát hiện ra sự thay đổi của đối tượng đang được tác động. Giáo viên có thể đặt câu hỏi, ví dụ: Con đã quan sát thấy điều gì? Hiện tượng gì đã xảy ra?... Bước 4: Giải thích hiện tượng Khuyến khích trẻ giải thích các hiện tượng quan sát được. Sau đó giáo viên khái quát lại thông tin cần cung cấp. Giáo viên lưu ý sử dụng lời giải thích đảm bảo cơ sở khoa học nhưng đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ. Ví dụ: Giải thích lý do vì sao viên bi chìm, quả bóng nổi, giáo viên có thể nói: Viên bi chìm vì nó đang nằm ở đáy bình nước; Quả bóng nhựa nổi vì nó đang nằm ở mặt nước… Lý do: Khi thả vào nước, hòn bi bị lực hút xuống mạnh hơn lực nước đẩy lên nên bi chìm còn bóng bị lực nước đẩy lên mạnh hơn lực hút xuống nên bóng nổi. Bước 5: Kết luận Khuyến khích trẻ rút ra kết luận, sau đó cô chính xác hóa thông tin kết luận. Nên kết hợp với kết quả trên mô hình để cho trẻ kết luận. Ví dụ: Một vật chìm hay nổi phụ thuộc vào lực nước đẩy nó lên hay lực hút nó xuống. Vật nào thả xuống nước mà bị lực hút xuống mạnh hơn lực đẩy lên thì chìm còn vật nào bị lực đẩy lên mạnh hơn lực hút xuống thì nổi. Vật chìm bao gồm bi, thìa inox, đinh sắt…; vật nổi bao gồm bóng nhựa, viên xốp, lá khô… Bước 6: Liên hệ, ứng dụng kiến thức vào thực tế Ví dụ: Tàu, thuyền… nổi được trên mặt nước nên có thể giúp con người di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Mỏ neo chìm xuống dưới nước nên có thể giữ tàu, thuyền đứng lại ở một nơi. Nếu rơi xuống nước mà không biết bơi thì chúng ta sẽ bị chìm, bị chết đuối; do vậy không được tự ý chơi gần nước… Đánh c, giá: Cho trẻ nhận xét, đánh giá kết quả quá trình làm thí nghiệm. Giáo viên chính xác hoá thông tin rồi khái d, Một số thí nghiệm cho Thí nghiệm: Rễ và quát những thông tin cơ bản. trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học ngọn mọc theo hướng nào a, Mục đích: Trẻ biết rễ luôn hướng xuống dưới, ngọn luôn hướng lên trên. 10 Chuẩn b, Một - ít hạt đậu xanh; Bốn chiếc Lọ Các c, bị khăn giấy hoặc thuỷ bước vải tinhNước thực hiện - Quấn khăn hoặc giấy đặt trong lọ cho các lớp khăn áp sát thành lọ. - Đặt vài - Đổ nước hạt đậu vào vào lọ giữa (mực thành nước cao lọ và khăn khoảng giấy. 1-1,5cm). - Để lọ ở phương thẳng đứng vào chỗ ấm, giữ cho lượng nước ổn định trong vài ngày, tới khi rễ và mầm mọc ra thì cho trẻ quan sát. Hỏi trẻ kết quả tri giác: + Hạt đậu đã thay đổi như thế nào? + Đâu là rễ? Vì sao con biết? Nó mọc theo hướng nào? + Đâu là ngọn? Nó có đặc điểm gì? Nó mọc theo hướng nào? Kết quả: Rễ mọc xuống phía dưới, ngọn mầm mọc hướng lên phía trên. - Sau đó, để 1 lọ nằm ngang, sao cho rễ và ngọn chỉ sang 2 bên. Ngày hôm sau, cho trẻ quan sát, nhận xét kết quả. Kết quả: Rễ quay xuống phía dưới, ngọn mầm mọc hướng lên phía trên * Giải pháp 4: Hình thức dạy trẻ trên tiết học khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi. Trong tiết học tôi đã sử dụng vật thật cho trẻ khám phá, cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với vật thật bằng cách nhìn,sờ,nếm...và cảm nhận, qua đó trẻ trải nghiệm bằng chính Ví dụ : Cho trẻ làm quen một số loại quả + Cô mời một trẻ lên sờ, đoán và đưa quả ra cô cho cả lớp cùng phát âm Con có nhận xét gì về quả...?(hình dạng,màu sắc,mùi vị,vỏ quả như thế nào?) 11 Cho trẻ sờ để biết vỏ của quả như thế nào? Cho trẻ sờ để cảm nhận được đặc điểm của quả đó. Ảnh: Khám phá quả xoài Tuy nhiên khi sử dụng các vật thật thông qua các hoạt động thực tế cho trẻ khám phá cần đảm bỏ tính an toàn, thẩm mĩ và gần gũi với trẻ để đảm báo hiệu quả giáo dục cao. * Giải pháp 5: Hình thức dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá những sự vật,hiện tượng xung quanh cuộc sống bằng những phương pháp thực hiện trên tiết học mà tôi tận dụng tất cả các hình thức,ở mọi lúc mọi nơi mà tôi cảm thấy hợp lí để giúp trẻ khắc sâu hơn,hiểu sâu hơn các sự vật hiện tượng mà trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm cụ thể : * Ví dụ: trong giờ hoạt động ngoài trời. Khi trẻ tham quan và quan sát vườn rau của bé trẻ được trực tiếp nhìn thấy các loại rau, qua đó trẻ biết được đặc điểm của một số loại rau có ở trong vườn rau của bé,vai trò của các loại rau trong các bữa ăn có trong bữa ăn hằng ngày ở trường,ở nhà của trẻ,trẻ được giáo dục vệ sinh trong ăn uống. * Ví dụ: Trong giờ ăn: Thông qua những thức ăn hằng ngày của trẻ trong bữa ăn giúp trẻ nhận biết được một một số chất dinh dưỡng,giáo dục trẻ thói quen trong ăn uống... 12 Ảnh: Cô giới thiệu món ăn và các chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ * Giải pháp 6: Tổ chức hiệu quả cho trẻ 5 - 6 tuổi tham gia các hoạt động tham quan, dã ngoại * Ví dụ: Cô có thể tổ chức cho trẻ tham quan nông trại của bác nông dân Với sự chuẩn bị chu đáo nhờ sự phối hợp với bác nông dân có thể cho trẻ một ngày trải nghiệm thú vị: Trẻ sẽ được tham gia các hoạt động thực tế như : Cho cá ăn, làm đất gieo hạt, thu hoạch rau quả, chăm sóc gia cầm…. Nhất định những kiến thức trẻ thu lượm được vô cùng phong phú. * Giải pháp 7: Tổ chức hoạt động ở các góc. Ví dụ: Thông qua vai chơi : Bán hàng. Trẻ sẽ biết thao tác vai chơi, từ đó trẻ biết khi là nhân viên bán hàng thì phải làm công việc gì, mời chào khách thế nào là thân thiện…. từ đó trẻ sẽ nhận thức vô cùng nhanh nhẹn. * Giải pháp 8: Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh Ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động họp phụ huynh để trao đổi về một số hoạt động giúp cho trẻ nhận thức khám phá môi trường xung quanh. Lập kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh phù hợp với điều kiện của trường, lớp theo đúng với chủ đề. Trao đổi với phụ huynh về tàm quan trọng cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thục tiễn hàng ngày góp phần khắc sâu cho trẻ về hiểu biết, hình thành biểu tượng của trí nhớ, tư duy đồng thời cung cấp những kĩ năng cần thiết với trẻ. Trẻ sẽ có trải nghiệm và khám phá các sự vật hiện tượng chính xác và thu hút nhất chính vì thế các bậc phụ huynh nên tận dụng và tạo mọi cơ hội cho trẻ được quan sát thực tế, tìm hiểu mọi vật xung quanh qua các hoạt động thực tiễn ngay trong cuộc sống hàng ngày để giáo dục trẻ hiệu quả nhất. 13 5. Kết quả thực hiện: Với sự say mê nghề nghiệp, ham học hỏi, tìm tòi các phương pháp dạy để trẻ 5 – 6 tuổi học tốt khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn. Qua một thời gian áp dụng,tôi thấy việc tiếp thu của trẻ có nhiều tiến bộ rõ rệt: * Đối với học sinh: TT Nội dung đánh giá Kết quả khảo sát ban đầu (Tổng số 32 trẻ) Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham gia khám phá 31 96,8% 2 Trẻ nắm được kiến thức, kĩ năng. 30 93,7% 3 Trẻ không tự tin tích cực tham gia hoạt động 2 6,2% 4 Trẻ thụ động khi tham gia khám phá 2 6,2% 5 Trẻ không hứng thú thao tác với đồ dùng trực quan 1 3,1% Vốn kinh nghiệm của trẻ hạn chế 1 3,1% * Đối với giáo viên: - Chủ động thiết kế các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi khám phá xung quanh bằng phương pháp trải nghiệm - Có kĩ năng, hiểu biết và kiến thức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động thực tiễn trong việc khám phá xung quanh. - Làm tốt công tác với nhà trường với phụ huynh trong cách tổ chức giáo dục trẻ. PHẦN IV .KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa - Việc thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài đã cho thấy việc sử dụng phương pháp trải nghiệm cho trẻ khám phá môi trường xung quanh đã đem lại những hiệu quả cao. 14 - Những biện pháp, giải pháp trên đã đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên,những kiến thức sơ đẳng về sự vật hiện tượng và hơn thế còn giúp trẻ phát triển tư duy, ghi nhớ có chủ định, phát triển thẩm mĩ và cả nhân cách cho trẻ - Về phần mình, tôi cảm thấy phấn khởi và tự tin hơn khi hướng dẫn cho trẻ 5 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng phương pháp trải nghiệm không còn quá khó khăn mà trở nên vô cùng gần gũi thiết thực, giúp trẻ hào hứng khi tham gia khám phá từ đó kiến thức, kinh nghiệm sống của trẻ trở nên giàu có để tích lũy trong quá trình khám phá thế giới rộng lớn sau này. 2, Bài học rút ra: Nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng phương pháp trải nghiệm tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Cô giáo phải nắm bắt nhanh chương trình, phương pháp bộ môn khám phá môi trường xung quanh cho trẻ 5- 6 tuổi. - Cô giáo nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí trẻ, nhu cầu, hứng thú, khả năng của trẻ , lấy trẻ làm trung tâm và thiết kế các hoạt động khám phá môi trường xung quanh bằng phương pháp trải nghiệm một cách hiệu quả, dựa vào điều kiện thực tế sẵn có tránh xa vời, gò ép trẻ. - Cô luôn là người bạn ân cần, cởi mở giúp trẻ thấy hào hứng và gần gũi hơn, tích cực, sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi…. Tạo một môi trường khám phá trong lớp, ngoài lớp giúp trẻ được điều kiện trải nghiệm. - Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trải nghiệm phải đảm bảo tính an toàn, giáo dục, thẩm mĩ cao . - Tư vấn hiệu quả với phụ huynh có tầm nhìn đúng đắn về cách giáo dục trẻ mầm non, không xa vời phức tạp trên sách vở mà quan trọng là những điều xung quanh trẻ thật mới lạ - Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường ủng hộ, tạo điều kiện thực hiện. III. Kiến nghị: 15 Để góp phần nâng cao hơn nữa trong việc tổ chức cho trẻ 5 -6 tuổi khám phá môi trường xung quanh phương pháp trải nghiệm đạt hiệu quả cao tôi xin có một số kiến nghị sau: - Phòng giáo dục cần chú trọng nâng cao kiến thức và nghiệp vụ giáo viên mầm non trong việc tổ chức cho trẻ 5 -6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng phương pháp trải nghiệm. - Tham mưu cùng nhà trường thường xuyên tạo môi trường trải nghiệm, khám phá tích cực cho trẻ được tham gia Trên đây là một số kiến nghị của tôi nhằm mục đích nâng cao hiệu quả việc tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh qua phương pháp trải nghiệm. Kính mong nhà trường và phòng giáo dục đào tạo giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Trung ngày 4 tháng 5 năm 2018 Xác nhận của Ban giám hiệu Người viết Trần Thị Đoài 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan