Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giúp học sinh yêu thích môn lịch sử lớp 6 qua tiết dạy...

Tài liệu Skkn giúp học sinh yêu thích môn lịch sử lớp 6 qua tiết dạy

.DOC
20
234
94

Mô tả:

Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN TỔ: VĂN – SỬ – ĐỊA ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 QUA TIẾT DẠY GIÁO VIÊN: LÊ THỊ YẾN NĂM HỌC 2011 - 2012 Người thực hiện: Lê Thị Yến 1 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: 2. Mục đích của việc nghiên cứu: 3. Nhiệm vụ của đề tài: 4. Phương pháp nghiên cứu: 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 6. Đối tượng nghiên cứu: 7. Tính mới của đề tài: II. NỘI DUNG: 1. Cơ sở khoa học: 2. Cơ sở thực tiễn: 3. Thực trạng: 4. Nội dung: 5. Hiệu quả: III. KẾT LUẬN: 1. Kết quả đạt được: 2. Ý nghĩa sáng kiến đối với việc giáo dục, dạy học: 3. Nhận định chung về khả năng áp dụng SKKN: 4. Hướng phát triển của đề tài: 5. Đề xuất: Người thực hiện: Lê Thị Yến 2 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Môn lịch sử có vai trò, vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, giúp học sinh rèn luyện thêm nhân cách, bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Việc dạy môn lịch sử không chỉ để ghi nhớ một sự kiện, một vài chiến công hay nói lên tiếng trình đi lên của dân tộc hay chỉ ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó mà học sinh phải biết tìm hiểu, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, đạo lý của người Việt Nam vì chính đó là cái gốc của cả dân tộc không chỉ ở thời xa xưa mà ngay ở cả ngày nay và mai sau. Thực tế giảng dạy cho thấy giờ học lịch sử chưa thật sự gây hứng thú trong học tập của học sinh do tâm lý xem đây là môn phụ, là môn không dễ kiếm tiền như các môn học khác (trong thời buổi kinh tế thị trường). Về phía giáo viên chỉ dạy theo kiểu truyền thống, chỉ thuyết trình hay liệt kê những sự kiện nên tiết học thường trầm lắng, không thu hút được sự chú ý của học sinh, không phát huy được sự hứng thú học tập, trong tiết học các em thường chán học dẫn đến kết quả học tập không cao. Vậy làm thế nào tạo được sự hứng thú học tập trong giờ dạy lịch sử? Đó là lý do tôi chọn đề tài này. 2. Mục đích của việc nghiên cứu: Môn lịch sử là môn học hỗ trợ đắc lực cho các môn học khác, nó không chỉ có tác dụng quan trọng trong việc phát triển trí tuệ mà còn cả giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ…với những người thật, việc thật, là cơ sở vững chắc cho việc giáo dục niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước, giáo dục tinh Người thực hiện: Lê Thị Yến 3 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” thần và thái độ lao động đúng đắn, lòng biết ơn với tổ tiên, với những người có công với Tổ quốc. Do vậy việc khơi dậy niềm say mê, tìm tòi tiếp thu kiến thức của học sinh, tạo sự hứng thú trong giờ học lịch sử là nhiệm vụ và mục đích của người giáo viên trong sự nghiệp đào tạo thế hệ mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. 3. Nhiệm vụ của đề tài: Trang bị, cung cấp cho học snh những kiến thức lịch sử để hiểu và yêu thích bộ môn. Điều này góp phần tạo cho học sinh hiểu quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, với những người có công với Tổ quốc. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Tham khảo tài liệu. - Vận dụng đổi mới các phương pháp giảng dạy thực tế, qua quá trình giảng dạy trên lớp. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” Khi giảng dạy, giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy, tùy tình huống kết hợp nhiều phương pháp nhằm tạo sự hứng thú trong học tập cho học sinh qua tiết Lịch sử lớp 6. 6. Đối tượng nghiên cứu: Hình thành và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Việc tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử là một vấn đề cần thiết. Đối tượng là học sinh lớp 6. Chính vì vậy, mỗi giáo viên cần phải vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy để khơi dậy lòng say mê, ham học hỏi, học sinh không chỉ học bộ môn để biết, để hiểu mà còn yêu thích. Người thực hiện: Lê Thị Yến 4 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” 7. Tính mới của đề tài: Học sinh thường chán học môn lịch sử, do đó giáo viên phải làm sao khơi gợi được niềm đam mê hăng say trong học tập, cảm thấy mỗi giờ học sử là một sự khám phá kỳ diệu. Nhất là đối với thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. II. NỘI DUNG : 1. Cơ sở khoa học: Trong bộ môn lịch sử, nếu giáo viên chỉ đơn thuần sử dụng một phương pháp giảng dạy, học sinh chỉ rập khuôn máy móc nghe giáo viên thuyết trình rồi ghi chép thì sẽ sinh nhàm chán. Từ đó không gây được hứng thú trong tập cho các em dẫn đến chất lượng học tập không cao. 2. Cơ sở thực tiễn: Việc học lịch sử ít được học sinh quan tâm. Đại đa số các em thích học các môn tự nhiên hoặc ngoại ngữ hơn, đây là xu hướng chung của xã hội và cho rằng đây là môn phụ không cần thiết. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử nước nhà là khá phổ biến trong tình hình hiện nay. 3. Thực trạng: Thuận lợi: a. Giáo viên: - So với các môn học khác, môn Lịch sử có lợi thế là các đề mục trong sách giáo khoa đã được các nhà biên soạn sắp xếp thành một hệ thống có sẳn và rất khoa học. Giáo viên cứ thế mà bám theo. - Được học tập các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy. b. Học sinh: - Sách giáo khoa có những kênh hình minh họa rõ ràng. Người thực hiện: Lê Thị Yến 5 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” - Bài học dễ nhớ, dễ thuộc vì dàn bài khá rõ ràng. Khó khăn: a. Giáo viên: - Sách giáo khoa trình bày rất đầy đủ những diễn biến, nguyên nhân, ý nghĩa và kết quả vì thế mà kiến thức rất dài, kiến thức quá nhiều. Do đó giáo viên không thể truyền đạt hết trong thời gian 45 phút của một tiết dạy. b. Học sinh: - Thực trạng học sinh còn học vẹt, quen với kiểu đọc – chép còn khá phổ biến, nhất là với học sinh lớp 6 (từ bậc tiểu học các em đã quen với kiểu học này). Vì vậy cho nên giáo viên muốn uốn nắn phải mất rất nhiều thời gian. 4. Nội dung: Chuẩn bị:  Giáo viên: + Nghiên cứu kỹ nội dung bài học trong sách giáo khoa để từ đó định ra hướng giải quyết, lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng nội dung bài. + Nghiên cứu kỹ sách giáo viên để nắm được những điều cần lưu ý khi tiến hành giảng dạy bài học. + Sưu tầm những tư liệu có liên quan đến bài sẽ dạy. + Soạn giáo án, tiến hành trình tự các bước lên lớp, xác định phương pháp cụ thể cho nội dung bài trong quá trình dạy học. + Xây dựng hệ thống câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh. Người thực hiện: Lê Thị Yến 6 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” + Chuẩn bị phiếu thảo luận cho từng nhóm. + Phân chia thời gian hợp lý cho từng khâu, từng phần.  Học sinh: + Giáo viên yêu cầu học sinh dọc kỹ bài cũ để từ đó dễ dàng liên hệ đến bài mới. + Nghiên cứu kỹ bài mới ở nhà, chú ý quan sát các hình ảnh trong bài và những câu hỏi xen kẽ, câu hỏi cuối bài. + Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu để minh họa cho bài học. (có thể lên mạng, vào thư viện…) + Chia sẵn nhóm học tập (khoảng từ 5 – 6 học sinh) và chuẩn bị giấy để khi tiến hành thảo luận được nhanh gọn, trành mất thời gian. Biện pháp thực hiện: - Để tiết dạy môn lịch sử đạt hiệu quả cao thì phải tạo cho học sinh thích thú say mê môn học. - Đây là yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên. Đòi hỏi giáo viên cần phải có giọng nói truyền cảm, thái độ vui vẻ hòa nhã tránh gây căng thẳng, tạo áp lực cho học sinh, tuy vậy cũng không được xuề xòa, dễ dãi quá học sinh sẽ coi thường. - Như vậy việc tạo không khí thoải mái trong tiết học là rất cần thiết, góp phần thúc đẩy học sinh có ý thức học tập tốt hơn. Ví dụ: Khi dạy bài: “Văn hóa cổ đại” (Lịch sử lớp 9) giáo viên giới thiệu bài bằng cách đặt vấn đề: “Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây ra đời trong điều kiện tự nhiên hoàn toàn khác nhau dẫn đến sự khác nhau về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, nhà nước…song người cổ đại đã để lại cho loài người một di sản đồ sộ, phong phú. Trong đó có Việt Người thực hiện: Lê Thị Yến 7 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” Nam đã minh chứng điều đó. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đó là những thành tựu gì.” Từ chỗ đặt vấn đề giáo viên dẫn dắt vấn đề, đặc biệt liên quan đến Việt Nam (dân tộc phương Đông). Tôi tin rằng học sinh sẽ có sự tìm tòi, chú ý nhằm thúc đẩy các em có thái độ học tập tốt hơn. Trong tiết học, giáo viên cũng không quên động viên khích lệ những em tích cực xây dựng bài học. Nếu câu trả lời của học sinh chưa gãy gọn, chưa đầy đủ, giáo viên cần tìm cách giải thích tránh rầy la, trách mắng, làm cho các em bi quan, chán nản, thiếu tự tin khi giao tiếp. Cuối tiết học, giáo viên động viên kịp thời bằng cách tuyên dương và cho điểm. Trong quá trình truyền thụ kiến thức, giáo viên có thể lồng ghép những câu chuyện lịch sử có liên quan đến nội dung bài, hoặc thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng, báo chí, đài…về tình hình thế giới, khu vực hoặc trong nước, học sinh sẽ rất thích thú. Trong quá trình dạy học, giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tự học và hợp tác hoc tập với các bạn bằng hình thức sinh hoạt nhóm. Giáo viên phải tạo ra những tình huống học tập có tác dụng kích thích tính tò mò và tư duy độc lập của học sinh, giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của vấn đề, từ đó sẽ có hứng thú học tập say mê với môn học thì việc tiếp thu nội dung kiến thức của bài sẽ rất dễ dàng. Ví dụ: Khi dạy bài 8 – Sử 6: THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA. - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm. - Phát phiếu học tập cho từng nhóm (2 bàn/ nhóm); thời gian : 5 phút. Người thực hiện: Lê Thị Yến 8 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” Nội dung:  Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào? Dấu tích được tìm thấy ở đâu? Nhận xét công cụ lao động của họ ở hình 19 – 20.  Giáo viên yêu cầu một số nhóm nhỏ trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung, chấm điểm 2 nhóm.  Sau đó giáo viên kết luận, rút ra ý chính.  Để phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học giáo viên cần có hệ thống câu hỏi đi từ dễ đến khó nhằm thu hút mọi đối tượng học sinh đều được tham gia xây dựng bài, hiểu thêm kiến thức mới. Cần động viên khích lệ nhóm làm đúng bằng cách cho điểm, học sinh sẽ rất phấn khởi, tiết học sẽ sinh động hơn.  Bài giảng minh họa. Lịch sử lớp 6. Bài 8: THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA Để giảng dạy tốt tiết dạy trên, tôi đã tiến hành như sau: - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: o Bản đồ Việt Nam. o Vẽ lược đồ hình 24 ra giấy to. - Phương pháp: Thuyết trình – Trực quan. - Bài học có 3 phần chính. + Những dấu tích của người tối cổ. + Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào? + Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới? - Giáo viên giới thiệu bài: Trong các bài trước, các em đã tìm hiểu về lịch sử thế giới cổ đại và biết được quá trình hình thành những thành tựu văn hóa của các quốc gia này. Cũng như một số nước trên thế giới, nước ta cũng có một lịch sử lâu đời trải qua các thời kỳ của xã hội nguyên thủy. Các thời kỳ đó diễn ra như thế nào. Người thực hiện: Lê Thị Yến 9 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động của thầy – tro Nội dung bài học  Hoạt động 1: Trực quan + thuyết I. Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu? trình: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 18 – 19 SGK/tr 22 và cho biết nội dung hình ảnh. - Giáo viên dùng phương pháp vấn: + Nước ta xưa kia là vùng đất như thế nào? (rừng núi rậm rạp, nhiều nhang động, mái đá, sông suối, khí hậu thuận lợi cho con người, muông thú sinh sống) - Giáo viên mở rộng: Năm 1960 – 1965 các nhà khảo cổ lần lượt phát hiện hàng loạt các di chỉ. + Em có thể nhắc lại Người tối cổ là người như thế nào? (học sinh trả lời theo - Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai kiến thức đã học ở bài trước) - Giáo viên treo bản đồ Việt Nam và chỉ  Người tối cổ sống ở khắp mọi các địa danh phát hiện được di tích của nơi trên đất nước ta. Người tối cổ. - Cho học sinh nhận xét về địa điểm sinh sống của họ? (Trên khắp đất nước ta) - Giáo viên sơ kết phần I – dùng bản đồ Việt Nam để trình bày: Trải qua hàng chục vạn năm lao động, địa bàn sinh sống của Người tối cổ được mở rộng. Giáo viên chỉ trên bản đồ từng vùng và kết Người thực hiện: Lê Thị Yến 10 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” luận: điều đó chứng tỏ Việt Nam là quê hương của loài người. - Để chuyển sang phần II, giáo viên hỏi: II. Ở giai đoạn đầu người tinh Tiếp theo giai đoạn tiến hóa của Người tối khôn sống như thế nào? cổ là người gì? (Người tinh khôn) - Thời gian: 3-2 vạn năm trước - Giáo viên chuyển ý sang phần II: đây. Trải qua hàng chục năm lao động Người - Địa điểm: tối cổ dần mở rộng vùng sinh sống ra - Công cụ: Vẫn là đá đẻo nhưng nhiều nơi => trở thành Người tinh khôn. hình thù rõ ràng hơn.  Hoạt động 2: Trực quan + thuyết trình + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 SGK, mục 2 trang 23. + Giáo viên liệt kê sẵn trên bảng các ý: Thời gian, địa điểm, công cụ. + Cho học sinh quan sát hình 19 – 20 và so sánh về công cụ. + Học sinh trả lời – Sau đó giáo viên uốn III. Giai đoạn phát triển của nắn và chốt lại: Như vậy, ở giai đoạn đầu người tinh khôn có gì mới. địa bàn sinh sống của Người tinh khôn tập trung ở Mái đá Ngườn (Thái Nguyên) Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác. - Công cụ sản xuất được cải tiến. Công cụ sản xuất của học về cơ bản vẫn như Người tối cổ nhưng đã có hình thù rõ ràng. + Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 21, 22, 23 và so sánh với hình 20 về Người thực hiện: Lê Thị Yến 11 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” công cụ của Người tinh khôn ở giai đoạn  mở rộng sản xuất, cải thiện đầu và giai đoạn phát triển có tiến bộ gì? cuộc sống. + Học sinh trả lời: công cụ được cải tiến với việc dùng nhiều chủng loại đá, biết mài cho sắc hình dáng phù hợp với sản xuất. + Giáo viên giới thiệu bộ ảnh công cụ đá được phục chế. + Công cụ sản xuất cải tiến có tác động như thế nào tới đời sống, sản xuất? Học sinh trả lời: sản xuất thuận lợi, năng suất - Nhiều loại hình công cụ, biết làm cao hơn, đời sống được cải thiện. đồ gốm. + Gọi đại diện nhóm lên quan sát chỉ trên bản đồ Việt Nam những địa danh có dấu vết sinh sống của Người tinh khôn. + Giáo viên mở rộng: chỉ trên bản đồ những địa danh: Bắc Sơn và Quỳnh Văn và cho biết tại đây người ta còn tìm thấy đồ gốm và lưỡi cuốc đá. + Giáo viên hỏi tiếp: ở giai đoạn này có điểm gì mới so với giai đoạn đầu của Người tinh khôn? – Học sinh trả lời: Chỗ ở lâu dài, xuất hiện các loại hình công cụ mới là đồ gốm. Giáo viên chốt lại: Trên đất nước ta, từ xa xưa đã có con người sinh sống. + Học sinh thảo luận nhóm: Người thực hiện: Lê Thị Yến 12 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” - Em có biết Bình Dương có di tích khảo cổ có các hiện vật là đồ đá không? Đó là di tích nào? - Ngày nay, công cụ sản xuất có gì khác trước? Nó có tác dụng như thế nào đến đời sống con người? - Công cụ sản xuất ngày càng hiện đại hơn chứng tỏ điều gì? + 3 nhóm thảo luận trong 5 phút và cử đại diện lên trình bày, sao đó giáo viên kết luận lại và tuyên dương nhóm trả lời đúng nhất. Để củng cố bài học giáo viên yêu cầu học sinh đánh dấu trên bản đồ nơi tìm thấy dấu tích của Người tinh khôn ở 2 giai đoạn; phát phiếu học tập để lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của Người nguyên thủy đất nước ta theo mẫu: thời gian, địa điểm, công cụ. - Giáo viên nhận xét và cho điểm nhóm nào trình bày trước và đúng. 5. Hiệu quả: Trong năm học vừa qua, vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào bộ môn Lịch sử lớp 6 tôi nhận thấy học sinh không còn tình trạng chán học giờ Sử nữa, các em hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài học qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên. Các em có sự thi đua giữa các tổ nhóm, nhờ vậy mà các em tiếp thu bài nhanh chóng hơn trước, giờ học Sử không còn nặng nề, áp lực như trước. Kết quả cụ thể: Người thực hiện: Lê Thị Yến 13 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” Kết quả đạt được qua thực hiện vận dụng phương pháp tích cực. (điểm kiểm tra HKI) Điểm Tỉ lệ % 9 – 10 38,6 7–8 41,2 5–6 20,2 Phân tích, so sánh, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm: Qua quá trình giảng dạy từ kết quả năm học nay (HKI) tôi nhận thấy:  Về phía giáo viên: - Phải đầu tư vào việc nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu để từ đó có phương pháp giảng dạy thích hợp. - Giáo viên phải hiểu và tái hiện được bức tranh lịch sử một cách sinh động, tạo biểu tượng có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự chú ý và gây hứng thú học tập, từ đó sẽ phát huy tính tích cực học tập của học sinh. - Không ngừng nghiên cứu, sưu tầm tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy, khi dạy phải có dẫn chứng minh họa cụ thể vì “Nói có sách, mách có chứng” thì mới thể hiện tính chân thực của lịch sử và như thế mới thuyết phục dược học sinh. - Biết khơi dậy những tình cảm của học sinh đối với nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Qua đó, giáo dục tinh thần đoàn kết, truyền thống uống nước nhớ nguồn. - Cần kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học phù hợp đặc trưng bộ môn. - Hướng dẫn học sinh biết cách khai thác nội dung bài học qua từng đề mục. Người thực hiện: Lê Thị Yến 14 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” - Hệ thống câu hỏi ngắn, gọn, dễ hiểu, vừa sức với học sinh và cần nhất là nổi bật trong tâm bài học và thể hiện tính giáo dục. - Phân chia thời gian hợp lý. - Lời giảng rõ ràng, truyền cảm sẽ gây được sự chú ý của học sinh. - Có hình thức khen thưởng, khuyến khích học sinh tích cực phát biểu ý kiến, tham gia xây dựng bài, tránh tối đa hình thức xử phạt, la mắng.  Về phía học sinh: - Phải nghiên cứu kỹ bài học ở nhà trước khi đến lớp. - Vào lớp chú ý nghe giảng, nghe sự hướng dẫn của giáo viên để tập trung vào bài học. - Tích cực sưu tầm tài liệu, tư liệu có liên quan đến bài học để việc học tập được tốt hơn. - Đọc thêm sách báo, sách lịch sử để bổ sung, tích lũy kiến thức mới về môn học. III. KẾT LUẬN: 1. Kết quả đạt được: Qua sử dụng phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy, tôi thấy tiết học có sự sinh động hơn, học sinh có hứng thú học, say mê tìm hiểu bài, nắm được kiến thức bài học. (Các em nắm chính xác sự kiện lịch sử, biết cách trình bày tường thuật, kỹ năng sử dụng bản đồ, liên hệ thực tế tốt) - Chất lượng cuối năm đạt yêu cầu + Giỏi: 35% + Khá: 45% + TB: 20% - Không có học sinh yếu kém. 2. Ý nghĩa sáng kiến đối với việc giáo dục, dạy học: Người thực hiện: Lê Thị Yến 15 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy”. Giáo viên cần áp dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử nhằm khơi dậy lòng ham mê, muốn học, phát triển năng lực học tập bộ môn không chỉ để biết mà còn để hiểu. Bởi vì môn Lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, các em hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với truyền thống đó, phải đúng là” “Dân ta phải biết sử ta” 3. Nhận định chung về khả năng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Qua thực tế giảng dạy – vận dụng những kinh nghiệm đã tích lũy được, tôi nhận thấy: - Giờ học Lịch sử không còn nhàm chán, học sinh ham thích học vì giáo viên có hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ của các em. - Giáo viên không nhất thiết phải rập khuôn và gói gọn kiến thức trong sách giáo khoa mà giáo viên phải biết chủ động hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và mở rộng những kiến thức mới. - Giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng truyền đạt kiến thức đến học sinh. Bên cạnh đó, người giáo viên phải luôn lắng nghe, thu thập những phản hồi từ phía học sinh. - Dù theo phương pháp nào, giáo viên cũng phải biết vận dụng mọi khả năng để hòa mình vào một tiết dạy nhằm đạt hiệu quả cáo nhất. - Thực ra, giáo viên không đóng vai trò chủ đạo trong tiết học mà chỉ có nhiệm vụ quản lý tiết học và gợi mở nhằm giúp học sinh tham gia, tiếp thu tốt bài học. Như vậy học sinh đóng vai trò chủ đạo trong suốt tiết học. Người thực hiện: Lê Thị Yến 16 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” - Không nên cho học sinh ghi chép nhiều mà chỉ tập trung vào những sự kiện quan trọng để ăn sâu vào trí nhớ dễ dàng. (học sinh đã chuẩn bị ở nhà – vào lớp giáo viên sẽ giúp học sinh kết nối các sự kiện thành một bài học, điều này phát huy được tính tích cực của học sinh) Từ những kinh nghiệm đã tích lũy qua vận dụng vào giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Tôi nghĩ bất kỳ giáo viên dạy Sử nào cũng có thể áp dụng để giảng dạy. 4. Hướng phát triển của đề tài: Nếu vận dụng tốt đề tài thì giờ Sử không còn nặng nề, khô khan như trước, học sinh sẽ rất thích thú khi học Sử và môn học này không còn là môn học “khó nuốt” nữa. 5. Đề xuất:  Đối với ngành: - Thường xuyên tổ chức cho giáo viên dạy Lịch sử được đi tham quan các khu di tích lịch sử. - Cung cấp đủ dữ liệu, hình ảnh trên băng đĩa thực.  Đối với trường: - Tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử ở địa phương. Phú Lợi, ngày tháng Người viết Lê Thị Yến Người thực hiện: Lê Thị Yến 17 năm Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” NHẬN XÉT CỦA BGH ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người thực hiện: Lê Thị Yến 18 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người thực hiện: Lê Thị Yến 19 Đề tài: “Giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử lớp 6 qua tiết dạy” NHẬN XÉT CỦA SỞ GIÁO DỤC ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người thực hiện: Lê Thị Yến 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan