Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp...

Tài liệu Skkn giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp

.DOC
19
140
106

Mô tả:

Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong chương trình Tiểu học, môn tiếng Việt có vai trò rất quan trọng, làm nền tảng cho học sinh rèn luyện, trau dồi và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ. Tiếng Việt là một trong số ít các ngôn ngữ hết sức phong phú và đa dạng và có sức biểu cảm, có tính thẩm mỹ cao. Từ ngữ tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh. Do đó, nếu biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp các em truyền đạt đến người đọc những nội dung thông tin một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy, việc rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng là rất cần thiết và ý nghĩa thực tiễn, giúp các em phát triển tư duy sáng tạo và khả năng sử dụng từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh trong viết văn tả cảnh. ở Tiểu học, Tiếng Vịêt là môn học công cụ, thông qua môn học, học sinh tiếp thu được những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, đồng thời rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Tập làm văn là một phân môn của môn Tiếng Việt. Thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh được rèn luyện kỹ năng dùng từ chính xác, phù hợp, biết lựa chọn từ tiêu biểu, phù hợp, bước đầu hình thành ý thức sử dụng từ có nghệ thuật, để từ đó các em có thể viết được một bài văn hay, giaù tính nghệ thuật. Mặt khác, Văn tả cảnh có thể được coi là trọng tâm của thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5. Đây là một loại văn có chức năng tái hiện sự vật, hiện tượng, hoạt động... một cách sinh động. Vì vậy, để có được bài văn hay cần sử dụng từ loại và loại từ, các nghệ thuật tu từ (nhân hoá, so sánh…). Các yếu tố đó giữ một vai trò quan trọng trong việc diễn đạt tư tưởng, tình cảm của học sinh và phù hợp với biểu đạt đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng... để tạo nên một bức tranh bằng lời văn sinh động, 1 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh với những gam màu văn học ấn tượng bằng ngôn từ. Vì vậy, nếu các em được rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ trong văn tả cảnh thì các em dễ dàng cảm nhận được cái hay, cái đẹp chứa đựng trong các yếu tố ngôn ngữ đối với từng cách dùng từ, đặt câu. Nếu hiểu được điều đó, các em sẽ biết cách dùng từ sao cho đúng, cho hay để miêu tả hình ảnh, sự vật một cách sinh động, gợi tả như một bức tranh về hoạt động của vật, của tự nhiên, sống động, lôi cuốn được người đọc. Qua thực tế giảng dạy, với những sai sót của học sinh trong quá trình sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân thông qua đề tài này, nhằm giúp giáo viên và học sinh vận dụng và thực hiện có hiệu quả trong việc sử dụng từ ngữ chính xác, sinh động đẻ có những bài văn hay, giàu hình ảnh. Với năng lực của bản thân về nhận thức và hiểu biết nên trong bài viết chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản về dùng từ. Mặt khác sẽ không tránh khỏi được những thiếu sót, rất mong đồng nghiệp và bạn đọc góp ý xây dựng, để những kinh nghiệm bản thân rút ra trong thời gian qua hoàn thiện hơn và có tính hiệu quả hơn trong quá trình ứng dụng tiếp theo trong thời gian tới. II. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG: Thực tế không như mong muốn, qua quá trình giảng dạy lớp 5A từ đầu năm học đến nay, với học sinh khả năng sử dụng từ ngữ để viết Văn tả cảnh còn có những hạn chế nhất định, nhiều em sử dụng từ không đúng nghĩa, không đúng với văn cảnh trong bài, dùng từ ngữ không có giá trị biểu đạt đúng nội dung, thậm chí làm sai ngữ nghĩa, sử dụng hình ảnh nhân hoá, so sánh không phù hợp, làm mất giá trị hoặc có thể hiểu sai lệch về hình ảnh 2 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh đó. Học sinh viết Văn tả cảnh mang tính liệt kê, do ngôn ngữ còn hạn chế, dẫn đến chất lượng bài làm chưa cao. Qua khảo sát lần I kết quả như sau: Trong lớp có 30 học sinh, trong đó có 01 em là học sinh khuyết tật. Kết quả cụ thể: B1. Điều tra về lỗi sai về dùng từ của học sinh T/T Lỗi sai 01 02 Dùng từ không đúng nghĩa Dùng từ sai mô tả âm thanh, cấu 03 tạo Dùng từ sai kết hợp từ 04 Kết quả Khá T.bình 05 13 05 15 Giỏi 03 03 03 Dùng từ sai do lặp từ 03 06 13 04 07 14 Yếu 07 06 08 Ngoài những lỗi do dùng từ thì học sinh còn có biểu hiện sai về nội dung, do chưa nắm được khái niệm, chưa nắm được đặc điểm của Văn tả cảnh, kết quả khảo sát như sau: Lỗi sai về nội dung T/T Lỗi sai 01 Chưa nắm khái niệm về Văn tả 02 cảnh Chưa nắm được đặc điểm Văn tả Khá 05 04 Kết quả T.bình Yếu 05 13 05 13 06 07 cảnh 3 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh Vậy phải làm thế nào để giúp các em biết được cách sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, đúng lức, đúng văn cảnh và sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh trong khi viết văn nói chung và viết văn tả cảnh nói riêng. Điều đó đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có tâm huyết, đầu tư nhiều thời gian và cong sức để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân yếu về dùng từ ngữ của học sinh, kết hợp với việc nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên để tìm ra những phương pháp, giúp học sinh khắc phục được điểm yếu của mình, để các em viết được bài văn tả cảnh giàu hình ảnh và tránh được những lỗi sai thường gặp trước đây. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: - Để giúp học sinh có được bài văn tả cảnh đúng yêu cầu, sinh động thì trước hết người giáo viên phải giúp học sinh hiểu được thế nào là Văn tả cảnh. Theo tôi Văn tả cảnh là thể loại văn dùng bằng lời để mô tả lại những hình ảnh, cảm xúc về cảnh vật đó, làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được một cách rõ nét và cụ thể về một cảnh vật xung quanh ta. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng Văn tả cảnh rất phong phú, đa dạng và có thể được xem như là một văn bản nghệ thuật, được sử dụng bằng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, sinh động. Tuy nhiên, với cảm xúc, cách sử dụng và thể hiện từ ngữ của mỗi người không giống nhau, nên việc thể hiện bài viết của mỗi người cũng không giống nhau (cho dù cùng miêu tả một cảnh vật). Vì vậy, để viết được bài văn tả cảnh hay thì người viết phải có cảm xúc đặc biệt của một hoạ sĩ, của một tâm hồn văn học, nên cách sử dụng từ ngữ cũng chính xác và đặc biệt. 4 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh Ngoài việc giúp học sinh hiểu được khái niệm về văn tả cảnh, người giáo viên cũng phải nắm rõ và cung cấp cho học sinh một số đặc điểm của bài văn tả cảnh. Đối tượng của bài văn tả cảnh: Đó là những cảnh vật quen thuộc xung quanh ta, như: Một con đường, một cánh đồng, một dòng sông, một đêm trăng..., hay một số hoạt động, như: Cảnh sân trường, cảnh ngày mùa, đêm Trung thu... Khi miêu tả cảnh vật nào thì cần tập trung tả những nét đặc trưng của cảnh vật đó. Ví dụ: Tả một đêm trăng đẹp, thì cần tập trung tả về trăng (Hình dạng :Tròn hay khuyết;Độ sáng : Sáng tỏ hay mờ mờ...), dưới ánh sáng của trăng thì cảnh vật như thế nào... Muốn để bài văn được sinh động và hấp dẫn hơn đối với người đọc và người nghe, người viết có thể lồng ghép với việc tả cảnh là việc tả người, tả vật với những hoạt động và cảm xúc khác nhau. Ngôn ngữ trong bài văn miêu tả (tả cảnh): Ngôn ngữ cần chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và phải có nét riêng biệt, nổi bật. Vì vậy, khi viết Văn miêu tả không dùng từ ngữ chung chung, nhạt nhẽo, mà cần lựa chọn từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh, mang lại cho cảnh, cho vật được tả những gì đúng với thực tế của nó và có những điểm khác biệt với những sự vật khác, mặt khác giúp nó tươi sáng hơn, như khuôn mặt được trang điểm một lớp phấn hồng bằng những ngôn ngữ và nghệ thuật tu từ khác nhau. 2. Một số yêu cầu khi viết văn tả cảnh: a. Yêu cầu về bố cục: Khi trình bày một bài văn tả cảnh, trước hết học sinh cần phải nắm được cách bố cục gồm ba phần ( mở bài, thân bài và kết bài). Mỗi phần phải thể hiện đúng vai trò của nó và được tách rời nhau, nhằm dẫn dắt và lôi cuốn 5 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh người đọc dần đi vào cảnh vật mình tả. Tránh hiện tượng bố cục không rõ ràng, viết nối liền nhau (giống như trình bày một đoạn văn), gây cảm giác khó chịu và chán nản của người đọc đối với bài, như vậy bài văn không đáp ứng được yêu cầu về bố cục. b. Yêu cầu về việc sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh: Học sinh Tiểu học thường thiếu thận trọng khi sử dụng từ ngữ. Do đó khi viết một bài văn tả cảnh cần yêu cầu học sinh dùng từ phải chính xác, tránh gây nhầm lẫn cho người đọc do hiểu sai nghĩa. Đặc biệt là những từ có hình thức âm thanh và cấu tạo của từ láy, nó có thể làm thay đổi ý nghĩa của câu văn của người viết cần diễn đạt. Một bài văn tả cảnh, nếu có hiện tượng lặp từ, thừa từ thì không được đánh giá là một bài văn hay. Việc sử dụng thừa từ, lặp từ sẽ tạo ra cảm giác nhạt nhẽo của câu văn, làm cho câu văn lủng củng, làm giảm giá trị nghệ thuật, gây khó chịu cho người đọc, người nghe. Vì vậy, khi viết một bài văn tả cảnh cần phải biết lựa chọn những từ ngữ đúng với phong cách ngôn ngữ của một văn bản nghệ thuật, với những từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh, từ đa nghĩa (Có thể dùng từ đồng nghĩa, từ láy, các từ tượng thanh, tượng hình… hay dùng đại từ thay thế để tránh được hiện tượng lặp từ) và các phương tiện biểu hiện của ngôn ngữ văn học, như: Biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ... Người viết biết sử dụng từ “hay” trong văn tả cảnh sẽ làm cho sự vật được tả tạo nên một bức tranh sinh động, rõ nét hơn và khơi gợi được nhiều hơn những cảm xúc của người viết đối với sự vật đó, như vậy mới có một bài văn hây, hấp dẫn người đọc, làm cho người đọc cảm thấy yêu sự vật đó hơn. 3. Một số lỗi sai phổ biến và cách khắc phục: 6 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh Phân môn Tập làm văn lớp 5 của chương trình 165 tuần hay 175 tuần thì thể loại văn tả cảnh cũng chiếm vị trí và tỷ lệ thời lượng cao. Do vậy, trong quá trình giảng dạy, muốn học sinh có khả năng viết đúng, viết hay, thì trước hết người giáo viên phải thường xuyên chú ý phát hiện những lỗi sai của học sinh. Từ những lỗi sai đó đưa ra được những nội dung và giải pháp thích hợp để giúp học sinh khắc phục. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy Tập làm văn lớp 5, trong đó có văn tả cảnh, qua chấm bài của học sinh, tôi phát hiện ra các em còn mắc khá nhiều lỗi, phổ biến nhất là các lỗi sau: + Dùng từ sai sai nghĩa. + Dùng từ không đúng ngữ cảnh. + Dùng từ chưa hay, lặp từ, thừa từ. + miêu tả còn mang tính liệt kê do không biết liên kết câu, không biết sử dụng một số nghệ thuật tu từ. Vậy với những lỗi sai đó nguyên nhân do đâu? theo tôi một trong những nguyên nhân cơ bản là do vốn từ của các em còn nghèo, nên thiếu điều kiện,phương án lựa chọn dẫn đến thường dùng từ sai, dùng từ một cách bừa bãi. Do vậy, đã làm cho ý của câu văn sai hoặc làm cho câu văn đơn điệu, khô khan, lủng củng. Mặt khác, do các em chưa biết khai thác và sử dụng từ ngữ một cách độc đáo, sáng tạo kết hợp với các nghệ thật tu từ, nên việc diễn đạt những điều quan sát được còn đều đều, mang tính liệt kê, chưa thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của mình trước cảnh vật đó. Tóm lại: Nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai của học sinh khi viết văn tả cảnh là do khả năng hiểu từ, lựa chọn từ, sử dụng từ của học sinh còn nhiều hạn chế, các em còn tuỳ tiện khi sử dụng từ . Sử dụng từ miêu tả thiếu 7 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh hình ảnh so sánh, nhân hoá..., vì vậy câu văn không sinh động và lôi cuốn người đọc. Sau đây là một số lỗi sai thường gặp của học sinh mà tôi rút ra được qua quá trình giảng dạy, cụ thể: Thứ nhất: Dùng từ không đúng nghĩa (đặc biệt là ngữ âm và ngữ nghĩa).. Việc học sinh dùng từ không đúng nghĩa là do các em không hiểu được rõ nghĩa của những từ cần dùng để miêu tả, còn nhầm lẫn giữa các từ gần nghĩa với từ cần tả, nên sử dụng tuỳ tiện theo cảm hứng của mình, làm cho câu văn sai nghiã, gây cho người đọc, người nghe khó hiểu trước ý cần diễn đạt của mình, hoặc hiểu sai ý nghĩa của câu văn theo cách diễn đạt sai của mình. Ví dụ: a. “Mỗi khi mùa hè tới, lòng em cảm thấy náo nức khi phải xa thầy cô, bạn bè và mái trường thân yêu”. ở ví dụ này học sinh dùng sai từ chỉ tâm trạng “náo nức” (là vui, là buồn khó tả) nên khi dùng từ này người đọc sẽ hiểu rằng tâm trạng của em là vui, phấn khởi khi được nghỉ hè, chứ không hiểu đúng theo ý định của học sinh viết là tâm trạng buồn. b. “Những đám mây trắng nổi bật giữa bầu trời mùa thu trong veo”. Trong trường hợp này cho dù từ “trong veo” đồng nghĩa với từ “trong xanh” nhưng không thể thay từ “trong veo” cho từ “trong xanh” để chỉ tính chất của bầu trời mùa thu ở câu trên được. Khi gặp những lỗi sai này, giáo viên cần chuẩn bị một số câu đúng có các từ sai trên và cho học sinh xác định từ loại. Từ đó học sinh hiểu được cách dùng từ của mình là sai. Đồng thời, giúp học sinh hiểu nghĩa câu văn và 8 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh hướng dẫn giúp các em thay một từ sai trong số các từ các em dùng sai, bằng từ đúng. Đối với các lỗi sai còn lại, giáo viên yêu cầu học sinh nêu nghĩa của các từ sai. Từ đó, học sinh tự đặt câu lại, sau đó so sánh nghĩa của các câu vừa đặt với các câu sai trước đó. Như vậy học sinh đã tự nhận thấy lỗi sai và tự sửa sai. Thứ hai: Dùng từ sai về mô tả âm thanh và hình thức cấu tạo của từ (đặc biệt là từ láy): Đó là việc học sinh sử dụng từ có âm thanh, hoặc hình thức cấu tạo của từ gần giống với âm thanh, hay cấu tạo của từ cần dùng để miêu tả. Như vậy, người đọc, người nghe cũng khó hiểu đúng nội dung cần diễn đạt của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến việc dùng từ sai trong trường hợp này là do ranh giới giữa các âm của từ láy và các tính từ tuyệt đối là rất nhỏ, hoặc do lỗi cách phát âm không chuẩn của địa phương. Do vậy, khi viết học sinh thường dùng những từ có âm na ná nhau, lẫn lộn nhau, làm cho người đọc, người nghe khó hiểu đúng nội dung mình cần diễn đạt. Ví dụ: a. Tiếng rao của người bán hàng lanh lách trong đêm khuya. ở ví dụ này học sinh đã dùng từ lanh lách khi muốn diễn tả tiếng rao của người bán hàng lanh lảnh trong đêm là do các em đã viết sai về hình thức cấu tạo từ. Đối với trường hợp này, giáo viên cho học sinh nêu nghĩa của các từ đó (ví dụ từ lanh lách), chắc chắn học sinh không giải nghĩa được. Từ đó giải thích cho các em hiểu được không có các từ như từ “lanh lách” mà các em đã sử dụng và cho các em thay lại các từ đúng, như lanh lách thay lại bằng lanh lảnh). 9 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh b. Buổi sáng, cảnh vật nơi đây trở nên tươi đẹp hơn bởi những giọt sương xa. c. Những vườn cây củ, giờ đã nhường chổ cho những vườn cà phê xanh tốt. Trong hai ví dụ b và c học sinh không nắm được nghĩa của các từ có âm thanh gần giống nhau và lỗi phát âm sai của địa phương (các tiếng có âm đầu s/x, tiếng từ có dấu ?/~) nên các em đã sử dụng sai các từ xa và củ, khiến người đọc hiểu sai nội dung câu mình cần diễn đạt. Chẳng hạn ở câu b ta có thể hiểu là: Buổi sáng cảnh vật ở quê em đẹp hơn là nhờ những giọt sương lấp lánh từ xa, mà thực tế là những giọt sương sa. Hoặc ở câu c, người đọc có thể hiểu là: Những vùng đất cằn cổi trước đây trồng cây ăn củ, chứ không phải là những vùng đất cũ xưa. Với những lỗi sai như ở câu b và c, giáo viên cần cho học sinh giải nghĩa các từ “củ”, và “xa” để phân biệt với “cũ” và “sa” là hai từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau và cho học sinh đặt câu lại. Vì vậy cần lưu ý học sinh khi sử dụng các từ thường sai do lỗi phát âm phương ngữ, cần phải nhắc nghĩa của từ đó khi đặt vào câu mình định tả, nhằm tạo được những câu văn thể hiện đúng ý nghĩ của mình. Thứ ba: Dùng từ sai do kết hợp: Học sinh khi viết do không hiểu được ý nghĩa của các cặp quan hệ từ, các phụ từ mà học sinh dễ sử dụng các từ ngữ kết hợp, làm cho câu văn sai về nghĩa hoặc vô nghĩa. Với những lỗi sai đó, nguyên nhân là do học sinh không nắm được nguyên tắc phối hợp từ, tác dụng của các cặp quan hệ từ, mối quan hệ giữa các vế câu ghép, mối quan hệ giữa các câu từ trong câu, 10 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh nên khi viết văn các em sử dụng từ sai, tuỳ tiện dẫn đến ý nghĩa của câu văn không đúng, làm cho bài viết rời rạc. Ví dụ: a. Tuy làng quê em không có nhiều cảnh đẹp như những nơi khác nên em càng yêu quê em hơn. b. Cảnh vật nơi đây thật đẹp khiến tôi cảm thấy như mình bị lạc vào công viên. c. Ngôi trường này đã gắn bó với em trong suốt 5 năm học nhưng em không muốn xa rời. Với một vài ví dụ về lỗi sai của học sinh nói trên đây thì ở câu a thì học sinh đã dùng sai cặp quan hệ từ trong câu ghép, ở đây học sinh đã dùng từ “nên” đi với từ “tuy” mà đáng lẽ ra phải sử dụng cặp từ “ tuy... nhưng”. Hay ở câu c, học sinh không nắm được nghĩa câu ghép mà hai vế được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ “vì... nên” (trong đó từ “vì” đã bị ẩn đi. Do đó các em đã kết hợp sai từ “nhưng” với từ “vì” bị ẩn đó. Đối với câu b học sinh đã kết hợp sai các từ phụ, từ “bị” do không hiểu được nghĩa của mỗi câu. Trong trường hợp này đáng lẽ học sinh phải dùng phụ từ “đã” mới biểu hiện được ý nghĩa của câu nói mà người viết muốn chuyển tải đến người đọc. Khi gặp các lỗi ở dạng này, giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại ý nghĩa, tác dụng của các căpk quan hệ từ trong câu ghép. Từ đó giúp học sinh hiểu và khẳng định khi sử dụng câu ghép thì không có các cặp từ, như “vì... nhưng”, “tuy... nên”. Đồng thời giúp học sinh hiểu được câu ghép có quan hệ từ ta có thể lược bỏ một hoặc hai từ chỉ quan hệ mà nghĩa của câu vẫn không thay đổi. 11 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh Ví dụ: Vì động Phong Nha rất đẹp nên đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Ta có thể lược bỏ và viết lại như sau: Động Phong Nha rất đẹp đã thu hút được nhiều du khách đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Như vậy, qua hai cách viết trên, dù sử dụng từ có khác nhau nhưng ý nghĩa của câu vẫn giống nhau. Thứ tư: Dùng từ sai do lặp từ, dẫn đến thừa từ và bài văn mang tính liệt kê. Với những lỗi sai này là do vốn từ ngữ của học sinh còn nghèo, nên các em chưa biết sử dụng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để thay thế cho các từ đã viết. Vì vậy, nên khi làm bài học sinh còn dùng từ đơn điệu, thường một từ được dùng nhiều lần trong các câu, tạo cho câu văn trở nên lủng củng, thiếu mạch lạc, làm cho người đọc có cảm nhận là bài viết như có vai trò liệt kê các chi tiết của cảnh vật. Việc lặp từ thường có hai dạng, đó là: Lặp từ hoàn toàn và lặp từ đồng nghĩa. Ví dụ: a. Nghỉ hè, bố cho em đi tắm biển. Biển có nước trong xanh. Biển có bờ cát trắng. b. Lâu lắm em mới được ra phố chơi, nhìn những ngôi nhà to lớn, đồ sộ, làm dậy lên trong em ước mơ làm một kỷ sư xây dựng. Qua hai ví dụ trên, ta thấy ví dụ a, học sinh đã mắc lỗi lặp từ hoàn toàn với từ “biển” được lặp lại nhiều lần trong các câu liên tiếp, khiến người đọc có cảm nhận như người viết đang liệt kê những chi tiết mà mình đã quan sát được, chứ không phải mình đang kể. ở ví dụ b, lỗi sai của học sinh là lặp từ đồng nghĩa “to lớn, đồ sộ”. Với cách lặp từ sai như vậy câu văn thừa từ, vì 12 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh thực tế nghĩa của hai từ này giống nhau, làm cho người đọc cảm thấy nhàm chán. Với những lỗi sai này, giáo viên cần cho học sinh nhớ lại các cách liên kết câu, đặc biệt là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ như với từ “biển”, ở câu a ta có thể thay bằng từ “nơi đây” có bờ cát trắng. Tương tự như vậy, ở câu b, cần cho học sinh hiểu nghĩa các từ đồng nghĩa để lược bỏ một từ hoặc thay thế từ khác, làm cho câu văn ngắn gọn và dễ hiểu hơn. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ SAI: Để giúp học sinh khắc phục được những lỗi sai phổ biến khi sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh, qua đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, tôi xin đưa ra một số cách sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh như sau: a. Sử dụng từ láy: Trong tiếng việt, từ láy có giá trị gợi tả rất lớn. Do đó, trong viết văn tả cảnh nên sử dụng từ láy vì nó giúp cho người viết thể hiện được hình ảnh miêu tả một cách sinh động, tinh tế. Ví dụ: b. Sử dụng tính từ tuyệt đối: Đó là sử dụng các tính từ chỉ có tiếng thứ nhất của từ có nghĩa, còn tiếng thứ hai được tạo ra theo các hình tượng có tác dụng chỉ sắc thái khác nhau do tiếng Việt thứ nhất biểu thị như: Phẳng phiu, trong veo, xanh ngắt... Trong văn tả cảnh thì tính từ tuyệt đối là yếu tố rất quan trọng, giúp ta thể hiện được việc miêu tả sự vật, hiện tượng có hồn và sinh động. Bởi vì, tính từ tuyệt đối là từ có khả năng biểu thị sắc thái riêng biệt cho mỗi cảnh vật được tả. Ví dụ: 13 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh Bầu trời mùa thu trong xanh soi bóng xuống mặt nước. c. Sử dụng biện pháp so sánh: Sử dụng biện pháp so sánh thể hiện được sự nhận thức chính xác, mới mẽ, tạo ra những hình ảnh đẹp, sinh động; thể hiện sâu sắc thái độ tình cảm của con người trước sự vật được miêu tả và trau chuốt thêm cho ngôn từ của người sử dụng. Trong văn tả cảnh, so sánh đã làm cho hình ảnh sống động, gợi cảm, tạo ra cách nói mới mẽ, làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú, uyển chuyển, bài văn có sức lôi cuốn người đọc. Ví dụ: ít lâu sau bà sinh được một người con gái da trắng như tuyết, tóc đen như gỗ mun, môi đỏ như máu. d. Sử dụng biện pháp nhân hoá: Trong văn tả cảnh, nhân hoá được sử dụng để miêu tả cảnh vật một cách sống động, có hồn, người viết thể hiện tình cảm của mình một cách kín đáo. Sử dụng biện pháp nhân hoá trong văn tả cảnh để tăng cường thêm sự mền mại, trữ tình cho bài văn, tạo cho người đọc như đang được chiêm ngưỡng một bức tranh động bằng lối diễn đạt độc đáo. Ví dụ: Cứ mùa hè tới, hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ, Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dãi lụa đào ửng hồng cả phố phường. đ. Sử dụng biện pháp ẩn dụ: Đây là một phương tiện tu từ có tác dụng tạo ra những hình ảnh nghệ thuật, gợi lên những cảm giác lạ lùng, ngỡ ngàng cho người đọc, người nghe; tạo sức thu hút mạnh mẽ bằng những cảm giác về một sự vật nào đó giống như cảm giác trước sự vật định miêu tả. 14 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh Ví dụ: Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm. Hình ảnh “nắng giòn tan quả thật rất lạ, người đọc sẽ cảm nhận được hình ảnh con sông như trong hơn, phẳng lặng hơn khi được đón nhận những ánh nắng ấm áp sau kỳ mưa dầm. ánh nắng đã làm cho cảnh vật ở đây như đang nhảy múa...”. e. Sử dụng cách lựa chọn và thay thế từ: Việc lựa chọn và thay thế từ tạo cho bài văn tránh sự dụng lặp lại từ, sai nghĩa..., giúp lối diễn đạt của người viết trôi chảy, giàu hình ảnh. Tuy nhiên, khi thay thế từ cần chú ý: Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp, nên việc lựa chọn từ ngữ miêu tả cần phải dựa trên những cớ sở về nội dung cần biểu đạt, thái độ tình cảm của người viết trước sự vật hiện tượng cần miêu tả. Đó là việc cần thể hiện chính xác nhất nội dung biểu đạt, thích hợp với việc biểu hiện thái độ tình cảm của người viết đối với nội dung định biểu hiện, phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản. Ví dụ: a. Dòng sông quê em ngày nào cũng nhộn nhịp những chuyến đò ngang. b. ở quê em, trên dòng sông quen thuộc ấy, dù nắng hay mưa cũng luôn đầy ắp tiếng cười của bao người qua lại trên những chuyến đò ngang. Qua 02 ví dụ trên, rõ ràng cùng miêu tả về cảnh nhộn nhịp của dòng sông với những chuyến đò ngang. Nhưng cách diễn đạt ở câu a không có sức thuyết phục người đọc, người nghe vì chưa biết lựa chọn từ diễn đạt. Còn ở 15 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh ví dụ b cách diễn đạt sinh động hơn, lôi cuốn được người đọc hoà mình vào cảnh nhộn nhịp của dòng sông. Như vậy, việc rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 là hết sức quan trọng và có ý nghĩa. Khi các em nắm nghĩa của mỗi từ cần dùng thì các em sẽ cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn trong sử dụng từ ngữ. Có như vậy, các em mới hứng thú đối với thể loại văn tả cảnh và có những bài văn hay. Qua quá trình đúc rút kinh nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp và 01 năm triển khai thực hiện, chất lượng viết văn tả của học sinh lớp 5A ngày một nâng cao rõ rệt. Học sinh đã hạn chế được các lỗi sại thường gặp như đã nói ở trên, các em đã biết cách sử dụng từ ngữ khá phù hợp, biết kết hợp các cách sử dụng từ trong bài viết của mình. Nhiều em đã chứng tỏ được khả năng của mình bằng những bài viết giàu hình ảnh, lời văn có tính nghệ thuật cao, số lượng bài viết yếu kém của học sinh được giảm hẳn. Kết quả khảo sát đợt II qua quá trình thực hiện như sau: Điều tra về lỗi sai về dùng từ của học sinh T/T 01 02 03 04 Lỗi sai Dùng từ không đúng nghĩa Dùng từ sai âm thanh, cấu tạo Dùng từ sai kết hợp từ Dùng từ sai do lặp từ Giỏi 07 06 08 07 Kết quả Khá T.bình 08 12 10 12 10 11 09 11 Yếu 02 01 01 02 Lỗi sai về nội dung 16 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh T/T Lỗi sai 01 Chưa nắm khái niệm về Văn tả 02 cảnh Chưa nắm được đặc điểm Văn tả Giỏi 08 07 Kết quả Khá T.bình 10 09 10 10 Yếu 02 02 cảnh V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5, theo tôi người giáo viên cần phải: - Qua quá trình giảng dạy, cần nắm chắc yêu cầu về viết văn tả cảnh trong Chương trình lớp 5 và rút ra những lỗi sai phổ biến của học sinh. 17 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh - Nắm rõ đối tượng học sinh về nội dung sai, mức độ lỗi sai để có nội dung, biện pháp giúp đỡ, hướng dẫn thích hợp. - Cần sửa sai kịp thời, đúng đối tượng và phải kiên trì. - Cần thường xuyên nêu ví dụ về cách dùng từ hay và chỉ ra cái hay cho học sinh học tập. - Cho học sinh tập đặt câu thường xuyên (Kể cả nói và viết) để học sinh rèn kĩ năng dùng từ và qua đó giáo viên có thể nhận ra được lỗi sai của học sinh để khắc phục. - Người giáo viên phải có lượng kiến thức nhất định. Vì vậy phải tích luỹ thường xuyên để bổ sung vốn từ cho mình, tạo cơ sở vững chắc khi đánh giá học sinh trong việc dùng từ. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh lớp 5 không chỉ thực hiện trong khi dạy môn Tập làm văn, mà cần kết hợp khi dạy tất cả các phân môn khác, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu. - Tạo cho học sinh được giao tiếp thông qua các hoạt động. Thông qua giao tiếp học sinh bổ sung được vốn từ của mình. VI. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Để giảng dạy tốt phân môn Tập làm văn và đặc biệt là Văn tả cảnh và việc rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. Ngoài việc đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức, có sự học hỏi và tích luỹ thường xuyên, có tay nghề vững vàng, thì người giáo viên còn phải yêu nghề, yêu học sinh, những mầm non tương lai của đất nước. Giáo viên phải có sự đầu tư, phải quan tâm đến đối tượng học sinh, phải có sự dúc rút kinh nghiệm, nhằm hỗ trợ cho mình và đồng nghiệp thực hiện tốt hơn quá trình 18 Giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp trong viết văn tả cảnh giảng dạy. Tập làm văn nói chung và văn tả cảnh nói riêng là môn học giúp học sinh rèn kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Để học sinh xây dựng được một bài văn đảm bảo yêu cầu, hay, có tính nghệ thuật cao, thì các em phải biết sử dụng từ ngữ một cách hợp lý, vì vậy người giáo viên cần áp dụng các kinh nghiệm nêu trên một cách tích cực, thường xuyên và kiên trì, tin chắc rằng học sinh sẽ khắc phục dần được lỗi sai của mình và vận dụng được những kiến thức về cách dùng từ một cách chính xác vào bài viết của mình. Từ đó, các em có được những bài văn hoàn chỉnh hơn, sinh động, giàu hình ảnh và hấp dẫn hơn. Với một vài kinh nghiệm của mình, mong rằng ít nhiều sẽ giúp đồng ngiệp giảm bớt khó khăn trong dạy học sinh viết văn tả cảnh và mang lại kết quả cao hơn. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi đúc rút được qua nhiều năm giảng dạy lớp 5 về rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh cho học sinh. Rất mong nhận được ý kiến xây dựng của bạn đọc và đồng nghiệp, để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hoàn thiện hơn, có tính khả thi cao hơn trong quá trình áp dụng thực hiện sau này, giúp học sinh có những bài văn tả cảnh sinh động và hấp dẫn. Tôi chân thành cảm ơn ! Sơn trà, ngày 15 tháng 02năm 2014 Người viết Trần Thị Hòa 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất