Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực trong môn ltvc lớp 5...

Tài liệu Skkn giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực trong môn ltvc lớp 5

.PDF
8
906
72

Mô tả:

SKKN Giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực trong môn LTVC lớp 5
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN TỐNG    CHUYÊN ĐỀ “ GIÚP HỌC SINH LỚP 5 PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU ” GV: Đặng Trí Năm học: 2012-2013 I/.MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Trong những năm học gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản điều chỉnh dạy học theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì còn chú ý đến dạy học phù hợp với đặc điểm của vùng miền, dạy học theo chuẩn KTKN, dạy theo hướng giảm tải phù hợp từng đối tượng học sinh. Trên thực tế qua nhiều năm ở trường nói chung và ở khối lớp 5 nói riêng, cơ bản các em đã có kiến thức sơ giản về các môn học, đã dần hoàn thiện các kĩ năng ( đọc, viết, nghe, nói) ở môn Tiếng Việt. Tuy nhiên sự hạn hẹp vốn sống và vốn kiến thức về từ ngữ, sử dụng từ ngữ và ngữ pháp ở phân môn Luyện từ và câu làm cho người học lúng túng, khó hiểu và chưa phát huy hết được năng lực học tập của học sinh. Chính vì vậy, vấn đề chúng tôi đặt ra làm sao dạy học phát huy được tính tích cực cho học sinh, giúp cho học sinh phát triển trí tuệ, tình cảm và yêu thích văn chương học tốt phân môn Luyện từ và câu là chuyên đề chia sẻ cùng đồng nghiệp. II/. THỰC TRẠNG : 1.Đối với giáo viên : - Thuận lợi: 100 % cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn. Phần lớn giáo viên được phân công phụ trách khối lớp 5 có kinh nghiệm công tác nhiều năm và có vốn hiểu biết nhất định,trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá tốt. Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Giáo viên nhiệt tình trong công tác, tận tụy với học sinh; luôn tích cực tự học và sáng tạo trong công tác. - Khó khăn: Trình độ tiếp thu kiến thức của giáo viên cung cấp chưa được đồng đều Thực tế một số giáo viên còn chưa quan tâm nhiều dạy học phân môn Luyện từ và câu mà chỉ cung cấp vốn kiến thức sơ giản thường gặp còn ít sáng tạo trong phát huy tính tích cực cho học sinh mở rộng và khai thác thêm vốn từ. Giáo viên dạy học còn ảnh hưởng phương pháp truyền thống, chưa phát huy tính tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở phân môn Luyện từ và câu. Hoạt động dạy và học cung cấp kiến thức cho học sinh nhớ máy móc là chủ yếu. Tổ chức dạy học sinh ở phân môn này còn khô khan, lúng túng chưa mang lại hiệu quả cao. Người giáo viên chưa định hướng cách học cho học sinh nên khi tìm hiểu về nghĩa, cách dùng từ, sử dụng từ ngữ và nắm chắc ngữ pháp học sinh chưa có cách học chủ động, tích cực và sáng tạo. 2.Đối với học sinh : - Thuận lợi: Học sinh được trang bị đầy đủ sách vở, ĐDDH. Hầu hết các em học sinh lớp 5 đã có những kiến thức sơ giản về ngữ âm và ngữ pháp đã được làm quen ở các lớp dưới. Các em được sự quan tâm nhiều của phụ huynh, của chính quyền địa phương. - Khó khăn: Các em ý thức học còn kém, còn nghèo nàn vốn ngôn ngữ, yếu về tư duy, còn có thói quen chờ thầy cô hướng dẫn rồi chép bài, khả năng nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập còn yếu. Học sinh còn học vẹt, nhớ máy móc khi học phân môn này. Theo dõi kết quả kiểm tra nhiều năm ở khối lớp 5 phân môn Luyện từ và câu cho thấy còn thấp. Khả năng tập trung của học sinh không cao, chưa chủ động, chưa kiên nhẫn và hứng thú trong học phân môn Luyện từ và câu. Trước những tồn tại và thực trạng nêu trên,bản thân tôi xây dựng chuyên đề: “Giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực trong phân môn Luyện từ và câu”. III/. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Mạch kiến thức của phân môn Luyện từ và câu trong chương trình lớp 5 gồm: Nghĩa của từ ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa ); MRVT ( Tổ quốc, nhân dân, hòa bình, hữu nghị - hợp tác, thiên nhiên, bảo vệ môi trường, hạnh phúc, công dân, Trật tự - An ninh, truyền thống, nam và nữ, trẻ em, quyền và bổn phận,truyền thống ); Đại từ; Quan hệ từ ; Từ loại, ( tổng kết vốn từ, cấu tạo từ ); Câu ; Nối câu ghép bằng QHT; Các phép liên kết câu; Ôn tập về dấu câu “ dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang”. Từ những mạch kiến thức trên của chương trình, chúng tôi cô đọng một số giải pháp phát huy tính tích cực học sinh khi học phân môn Luyện từ và câu như sau: 1/ Giúp học sinh học tốt từ ngữ, nắm nghĩa từ và câu qua ngữ cảnh: Có thể nói phân môn Luyện từ và câu là công cụ hỗ trợ đắc lực và không thể thiếu chiếm tỉ lệ trọng yếu khi học môn Tiếng Việt và các môn học khác. Vậy học sinh cần phải có vồn từ ngữ, hiểu về nghĩa của từ và câu một cách hiệu quả thông qua ngữ cảnh. Xuất phát từ cuộc sống và sinh hoạt con người hàng ngày thì hoạt động ngôn ngữ tái hiện lại những sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh ta. Nên khi dạy phân môn này giáo viên cần phải gắn với ngữ cảnh, những cái gần gũi với học sinh nhìn thấy và tiếp cận. Vì thế khi dạy giáo viên cần hướng học sinh vào mối quan hệ giữa ngữ cảnh để học sinh tự khám phá nắm bắt kiến thức một cách chủ động và chắc chắn. Ví dụ: Trong bài Mở rộng vốn từ: Truyền thống thì GV cần giải nghĩa một số từ như: Truyền bá, truyền thống… Giúp các em phân biệt được đâu là từ chỉ: Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác hoặc theo nghĩa lan rộng... Kết quả có nhiều học sinh tìm đúng từ và có vốn từ do mình tìm được, học sinh có hứng thú tích cực hơn và nhớ lâu hơn. Có vốn hiểu biết cơ bản khi vận dụng học tập cho phân môn cũng như các môn học khác tốt hơn. 2/ Phân loại hệ thống nhóm từ, từ loại và phát triển từ gắn với phân nhóm đối tượng học sinh : Song song với dạy học phù hợp đối tượng học sinh thì việc chia nhóm và phân loại hệ thống từ, phát triển từ cũng rất quan trọng. Giúp các em phát triển từ theo chủ đề, chủ điểm dẫn đến học sinh không lẫn lộn và nhầm lẫn về từ, về nghĩa của nó vừa phù hợp đối tượng học sinh. Từ đó giáo viên giúp học sinh lựa chọn nội dung phù hợp vận dụng thi thực hành luyện tập. Ví dụ bài tập 3( SGK TV5 tập 2 trang 82): Tìm trong đoạn văn những từ ngữ chỉ người hoặc sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống cho phù hợp vào bảng sau: Từ ngữ chỉ người Từ ngữ chỉ sự vật Vua Hùng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Nắm tro bếp, mũi tên đồng Cổ Loa, Giản,… Thanh gươm,…. Kết quả cho thấy học sinh không bỡ ngỡ khi thực hành luyện tập và phù hợp trình độ học tập từng đối tượng học sinh. 3/ Thường xuyên thay đổi các hình thức học tập cho học sinh: Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành công, hiệu quả hay không là một phần phải có hình thức tổ chức học tập phong phú và đa dạng. Hình thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Hình thức phù hợp thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao và phát huy được tính cực tự học, chủ động và tự sáng tạo của học sinh. 4/ Giúp học sinh nắm chắc cấu trúc ngữ pháp: Giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở ngắn gọn và rõ ràng để giúp học sinh phát hiện ra các yếu tố ngữ pháp cấu thành câu dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới. Thiết kế một hệ thống câu bài tập còn khuyết bộ phận, hướng học sinh phát triển trí tuệ kết hợp đưa vào tình huống ngữ cảnh để tìm ra, hoàn thiện và thông hiểu ngữ pháp. Bằng các hình thức tổ chức học tập khác nhau. 5/ Luôn tổ chức và tạo cơ hội cho học sinh thực hành kĩ năng giao tiếp: Đây là một hoạt động vừa học vừa chơi, kích thích được sự năng động và ham tìm tòi ở từng học sinh trong một tập thể để xây dựng một kết quả học tập . Trong giải pháp này chúng tôi thường tạo các tình huống giao tiếp, tạo điều hiện và cơ hội cho học sinh giao tiếp, tổ chức cho học sinh cùng tìm ra nội dung kiến thức theo chủ điểm, theo chủ đề nội dung kiến thức nào đó. Kết quả cho thấy học sinh rất tích cực, hăng say phát biểu xây dựng bài và có được kĩ năng trình bày, phát huy được vốn từ ngữ và biết vận dụng nó vào trong thực hành giao tiếp một cách hiệu quả. 6/ Tổ chức các hoạt động vui chơi lồng ghép học sinh hệ thống kiến thức và tự chữa lỗi: Có thể nói đây là một giải pháp rất quan trọng giúp cho người giáo viên nắm bắt và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học. Qua hoạt động vừa chơi vừa học các em biết chia sẻ với nhau kinh nghiệm học tập, các em biết tự mình kiểm tra kết quả học tập của mình và giúp nhau cùng tiến bộ. Các em không những ham thích đến trường mà còn dần yêu thích môn học này. IV.THỰC HÀNH : ( Dạy minh họa) Bài : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Tiết : 44 Sách giáo khoa / Tiếng Việt 5/ tập 2/ trang 44 V. Kết luận (kết quả): Qua quá trình giảng dạy, giúp HS biết nghĩa từ truyền thống, biết giải nghĩa một số từ liên quan. Đồng thời giúp Gv trong khối nắm được quy trình bài dạy. Từ đó trong giờ học môn luyện từ và câu giúp các em hứng thú học tập, giờ học diễn ra tự nhiên không căng thẳng. Trên đây là chuyên đề : “Giúp HS lớp 5 phát huy tính tích cực ở phân môn luyện từ và câu” Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của chuyên môn, các đồng nghiệp để giảng dạy môn Luyện từ và Câu được tốt hơn. Đại Quang, ngaøy25 thaùng 1 naêm 2013 Người viết Đặng Trí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan