Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giới thiệu từ vựng tiếng anh cho học sinh tiểu học bằng cách kết hợp các kĩ...

Tài liệu Skkn giới thiệu từ vựng tiếng anh cho học sinh tiểu học bằng cách kết hợp các kĩ thuật gợi mở với sự phân tích âm thanh của từ.

.DOC
22
98
121

Mô tả:

MỤC LỤC TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU.................................... ...............................................................2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................................2 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................2 III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.....................................................3 IV. GIẢ THIẾT KHOA HỌC ....................................................................................4 V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................4 VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI..........................................................4 B. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................4 I. CƠ SỞ KHOA HỌC ...............................................................................................4 1. Cơ sở lí luận............................................................................................................4 2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................5 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ......................................................................................6 III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN...........................................................................7 1. Lựa chọn các kĩ thuật gợi mở từ vựng thích hợp....................................................7 2. Sử dụng sự phân tích âm thanh trong việc giới thiệu từ vựng.........................................................8 2.1. Gạch dưới các âm thanh của từ............................................................................8 2.2. Sử dụng âm thanh để chữa các lỗi sai trong phát âm từ......................................9 2.3. Đọc từ với mức độ nhanh dần..............................................................................9 3. Một số vận dụng......................................................................................................9 3.1. Vận dụng 1...........................................................................................................9 3.2. Vận dụng 2.........................................................................................................13 3.3. Vận dụng 3.........................................................................................................16 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.....................................................................................20 C. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................21 I.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................21 II. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI....................................................21 III. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM ......................................................................22 IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT...............................................................22 A. PhÇn më ®Çu 1 i. LÝ do chän ®Ò tµi. Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất. Với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam hết sức coi trọng Tiếng Anh. Ngày nay, Tiếng Anh đã được đưa vào hầu hết các trường Tiểu học trên toàn quốc ở nước ta. Để sử dụng được Tiếng Anh, vai trò của từ vựng hết sức quan trọng. Từ vựng là nền tảng, là tiền đề, là những “viên gạch” để xây nên ngôi nhà ngôn ngữ. Chính vì vậy, việc dạy từ vựng như thế nào cho hiệu quả nhất đối với đối tượng học sinh mình là nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên. Một tiết học Tiếng Anh Tiểu học kéo dài 35 phút, trong đó phần dạy từ vựng chiếm khoảng 8 đến 10 phút, bao gồm việc giới thiệu từ vựng (presenting new words) khoảng 7 phút, thời gian còn lại dành cho việc kiểm tra từ vựng (checking new words). Trong một thời gian giới thiệu từ vựng ngắn như thế, học sinh Tiểu học phải đưa ra được thông tin từ vựng, nắm được nghĩa từ vựng và điều khó khăn nhất đối với các em là phát âm đúng và đọc lưu loát các từ vựng đó. Chính vì vậy, giáo viên phải tìm ra phương pháp giới thiệu từ vựng phù hợp với đối tượng học sinh mình. Từ đó, học sinh sẽ cảm nhận được hiệu quả mang lại từ phương pháp của người giáo viên, làm cho các em hứng thú và ngày càng trở nên yêu thích học Tiếng Anh hơn mà sự bắt đầu của niềm yêu thích đó là việc yêu thích học từ vựng Tiếng Anh. Chính vì vậy, trong đề tài này tôi muốn đề cập đến phương pháp giới thiệu từ vựng Tiếng Anh cho học sinh ở bậc Tiểu học, một yếu tố hàng đầu quyết định đến sự vận dụng Tiếng Anh để giao tiếp. Một trong những phương pháp giới thiệu từ vựng Tiếng Anh hiệu quả đối với học sinh Tiểu học đó là phương pháp: Giới thiệu từ vựng Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học bằng cách kết hợp các kĩ thuật gợi mở với sự phân tích âm thanh. II. ®èi tîng vµ Ph¹m vi nghiªn cøu. - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp kết hợp các kĩ thuật gợi mở với sự phân tích âm thanh trong việc giới thiệu từ vựng Tiếng Anh. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc giới thiệu từ vựng Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học trong năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 - 2013. 2 III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Tiếng Anh là bộ môn khá thú vị nhưng đòi hỏi sự cần cù, chịu khó cao từ phía người học nếu không kiến thức sẽ dễ dàng đứt quãng và dễ quên. Tạo dược dấu ấn cho học sinh ngay từ việc tiếp thu cái mới giúp các em nhớ ngay và khắc sâu là niềm băn khoăn, trăn trở của các giáo viên. Trên con đường tìm tòi, tích luỹ tư liệu và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã áp dụng phương pháp giới thiệu từ vựng Tiếng Anh bằng cách kết hợp các kĩ thuật gợi mở với thủ thuật phân tích âm thanh vào các tiết dạy gây hứng thú cao nhất cho đối tượng học và đã đạt kết quả tương đối khích lệ. Các em đã thích học từ vựng tiếng Anh hơn, hứng khởi và mạnh dạn hơn, mức độ tiếp nhận từ vựng Tiếng Anh của học sinh cũng tăng lên. Cảm giác nặng nề với một tiết học không còn và điều đó chứng tỏ hướng đi của chúng tôi là đúng đắn. Khi dạy từ vựng, giáo viên ngoài giúp học sinh học và nhớ được nghĩa của từ, điều quan trọng hơn nữa là phải yêu cầu các em nghe chính xác và phát âm chuẩn từ được dạy. Bước đầu làm quen với việc dạy học sinh Tiểu học tôi đã thực sự thấy lúng túng và ngạc nhiên khi phát hiện ra: khả năng tập trung của học sinh Tiểu học không cao, các em dễ thích, nhanh chán. Vì thế, thật là khó cho học sinh Tiểu học để phát âm đúng từ vựng với một lượng thời gian quá ngắn của một tiết học cho phép giáo viên dạy phần từ vựng. Trong phạm vi đề tài này mục đích của tôi là tháo gỡ những khó khăn của bản thân cũng như của học sinh trong việc dạy và học từ vựng Tiếng Anh. Để đạt được các mục đích trên, tôi tập trung vào giải quyết các nghiệm vụ sau: - Tìm hiểu thực trạng dạy và học từ vựng Tiếng Anh trước khi vận dụng đề tài. - Vận dụng phương pháp giới thiệu từ vựng Tiếng Anh bằng cách kết hợp các kĩ thuật gợi mở và sự phân tích âm thanh vào việc dạy học từ vựng cho học sinh Tiểu học. IV. GI¶ THIÕT KHOA HäC. 3 Nếu giới thiệu từ vựng bằng phương pháp kết hợp các kĩ thuật gợi mở với sự phân tích âm thanh thì sẽ hạn chế được một số lỗi sai về phát âm từ vựng Tiếng Anh và làm tăng mức dộ đọc từ vựng cho học sinh Tiểu học; đồng thời tạo thêm hứng thú cho các em trong việc học từ vựng Tiếng Anh. V. C¸c ph¬ng ph¸p nghiªn cøu. - Phương pháp đọc tài liệu. - Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết. - Phương pháp xây dựng giả thiết. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp điều tra, thống kê. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. VI. Nh÷ng §ãng gãp míi cña ®Ò tµi. Tạo được hứng thú cho các em học sinh trong quá trình học từ vựng Tiếng Anh và giúp giáo viên đảm bảo thời gian hơn cho phần dạy từ vựng là bước đầu góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục bộ môn. B. PHẦN NỘI DUNG I. CỞ SỞ KHOA HỌC. 1. Cơ sở lý luận. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên trẻ được tiếp cận chính thức với việc học Tiếng Anh - ngôn ngữ thứ hai. Học điều mới luôn được trẻ đón nhận một cách thích thú. Giáo viên là người đóng vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ thích thú với việc học Tiếng Anh mà sự bắt đầu là việc học từ vựng – nền tảng tạo đà cho các em khám phá những điều tiếp theo về ngôn ngữ. Khi dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học ngoài việc sử dụng các kĩ thuật gợi mở (Visual, mime, realia, situation/ explanation, example, synonym/ antonym, translation) giúp các em bước đầu nhận biết được nghĩa của từ. Song từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Mà lời nói thì có mối 4 liên quan với các âm thanh khi từ vựng được phát ra nên học sinh sẽ nhận biết được các tiếng của từ vựng qua việc phân tích âm thanh. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm tâm lí là học sinh Tiểu học thích học ngôn ngữ thành tiếng, thích bắt chước âm thanh. Điều này sẽ rất thuận lợi cho giáo viên để sử dụng phương pháp kết hợp các kĩ thuật gợi mở thông dụng với thủ thuật phân tích âm thanh trong việc dạy từ vựng Tiếng Anh. Bên cạnh đó, với việc sử dụng phương pháp giới thiệu từ vựng trên đã đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy từ giáo viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ môn Tiếng Anh và ngày càng đáp ứng được chủ trương biết Tiếng Anh để hội nhập quốc tế. 2. Cơ sở thực tiễn. Ở địa phương nơi tôi giảng dạy, đối tượng của quá trình dạy học là học sinh Tiểu học ở vùng nông, đặc biệt khó khăn. Việc học Tiếng Anh là hoàn toàn mới lạ và cực kỳ khó đối với các em. Trên thực tế, ngay từ khi bắt đầu dạy từ vựng Tiếng Anh cho các em với việc sử dụng các kĩ thuật gợi mở thông dụng, học sinh chúng tôi chỉ đưa ra được thông tin từ vựng. Song điều làm tôi đã hoang mang, lo lắng hơn là mức độ tiếp nhận việc phát âm từ vựng của các em còn hạn chế, khả năng phát âm từ vựng Tiếng Anh của phần lớn học sinh còn sai sót nhiều. Hơn nữa, trong phần dạy từ mới - với một lượng thời gian ngắn, giáo viên không thể dành thêm nhiều thời gian để đảm bảo là phần lớn các em học sinh của mình đều có thể đọc được các từ mới mà giáo viên vừa giới thiệu. Vì vậy, sau khi giới thiệu xong phần từ mới, tôi đã cảm nhận ngay được kết quả thu lại từ việc dạy học từ mới cho học sinh mình là không mấy khả quan. Kết quả đó ngày càng ảnh hưởng đến tâm lí học Tiếng Anh của học sinh. Các em dần dần thiếu tự tin khi nói Tiếng Anh và ngày càng giảm hứng thú với việc học từ vựng Tiếng Anh. Chính vì thế, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra phương pháp giới thiệu từ vựng Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học bằng cách kết hợp các kĩ thuật gợi mở với sự phân tích âm thanh của từ. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 5 Trong năm học 2010 - 2011, với việc sử dụng các kĩ thuật gợi mở thông dụng như (Visual, realia, mime, explanation/ situation, example, synonym/ antonym, translation) để giới thiệu từ vựng cho các em, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở các khối lớp 3, 4, 5 và thu được các kết quả cụ thể sau: Bảng 1: Hứng thú với phương pháp giới thiệu từ tựng Năm học 2010 – 2011 sử dụng các kĩ thuật gợi mở thông dụng Số Rất thích Thích Bình thường HS 85 Không thích 10 15 45 15 (11,76%) (17,65%) (52,94 %) (17,65%) Bảng 2 Năm học 2010 – 2011 Mức độ đọc từ vựng Số HS Nhanh 85 20 (23,5%) Vừa 30 Chậm 35 (35,3%) (41,2%) Qua quá trình giảng dạy, thăm dò và khảo sát thực tế tôi nhận ra được một số ưu điểm và nhược điểm về những vấn đề liên quan đến đề tài sau đây: 1. Ưu điểm: - Các bậc phụ huynh và nhà trường rất mong muốn con em mình đầu tiên phải đọc được các từ vựng Tiếng Anh sau khi được học ở lớp. - Học sinh có khả năng xử lí thông tin và đưa ra từ vựng bằng Tiếng Việt. - Học sinh Tiểu học rất thích bắt chước âm thanh từ giáo viên.Sách giáo khoa có nhiều tranh ảnh đẹp, sinh động rất phù hợp với việc dạy từ vựng cho các em. 2. Nhược điểm: - Học sinh Tiểu học sẽ quên ngay cách phát âm của các từ vựng sau khi giáo viên gợi mở xong tất cả các từ vì khả năng tập trung của học sinh Tiểu học không lâu, trình độ tiếp nhận còn chậm. 6 - Trình độ của học sinh trong lớp không đồng đều nên qua các kĩ thuật gợi mở từ giáo viên, số học sinh đọc được từ vựng chiếm tỉ lệ ít, còn lại phần lớn là học sinh gặp rắc rối trong việc đọc từ vựng. - Hầu hết học sinh rất ngại đọc các từ có nhiều âm tiết và thường mắc lỗi phát âm trong các từ nhiều âm tiết này. - Giáo viên sẽ tốn thời gian nhắc lại các từ nhiều lần hơn để hầu hết học sinh có thể đọc được. Điều đó sẽ làm tiến trình thời gian của tiết dạy không đảm bảo. - Việc đọc được Tiếng Anh đối với học sinh thuộc vùng nông thôn lại càng khó khăn hơn nữa vì đa số phụ huynh các em còn hạn chế về Tiếng Anh nên không thể giúp đỡ gì cho việc học Tiếng Anh ở nhà của các em. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Lựa chọn các kĩ thuật gợi mở từ vựng phù hợp Trong Tiếng Anh có một số kĩ thuật gợi mở từ vựng rất quen thuộc với các giáo viên như là: - Visual - Mime - Realia - Situation/ Explanation - Example - Symnonym/ Antonym - Transalation Điều quan trọng là giáo viên nên lựa chọn kĩ thuật nào để sử dụng cho phù hợp với bài học và quan trọng hơn là phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh mình. Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy trong sách giáo khoa Tiếng Anh của học sinh Tiểu học, hệ thống kênh hình được thiết kế thật trực quan, sinh động và thu hút đối với các em. Giáo viên có thể sử dụng ngay các kênh hình đó để khai thác từ vựng. Tuy nhiên có những bài học, giáo viên chỉ sử dụng duy nhất kĩ thuật Visual học sinh cũng có thể đưa ra ngay thông tin từ 7 vựng. Trái lại, có những kênh hình qua sự kết hợp nhiều kĩ thuật gợi mở từ vựng từ giáo viên, học sinh mới đưa ra được thông tin từ vựng. Tóm lại, trong một thời gian giới thiệu từ vựng rất ngắn của một tiết học, để giúp các em phát hiện ra nhanh từ vựng giáo viên phải lựa chọn và sử dụng các kĩ thuật thật linh hoạt. 2. Sử dụng sự phân tích âm thanh trong việc giới thiệu từ vựng Gợi mở để học sinh đưa ra từ vựng là một vấn đề quan trọng bước đầu trong việc giới thiệu từ vựng . Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn nữa là làm thế nào để học sinh có thể phát âm đúng, đọc chính xác và nhanh các từ vựng đó mà không làm mất thời gian của tiết học. Vì thế, khi dạy từ vựng bản thân tôi tự tìm tòi ra sự phân tích âm thanh của từ để giúp các em đọc từ vựng Tiếng Anh dễ dàng hơn. Ưu điểm của sự phân tích âm thanh từ vựng: - Giúp các em nhận biết nhanh số tiếng của từ vựng để đảm bảo số tiếng khi đọc từ. - Hạn chế về lỗi sai trong phát âm đặc biệt là âm đuôi. - Làm tăng mức độ đọc từ vựng lên. Sau đây là các bước tiến hành sử dụng sự phân tích âm thanh của từ: 2.1. Underlining sounds of the word (Gạch dưới các tiếng của từ) - Cùng với quá trình gợi mở từ vựng, khi viết từ lên bảng giáo viên tiến hành gạch dưới các âm thanh của từ để giúp học sinh nhận biết số tiếng phát ra của từ. Ví dụ: Tidy (2 gạch dưới - gồm 2 tiếng phát ra) - Đối với những từ có âm lướt, âm đuôi khi gạch dưới giáo viên cần lưu ý học sinh đọc các âm lướt và âm đuôi với âm thanh nhỏ hơn, nhanh hơn. Ví dụ: Small (3 gạch – 3 tiếng “trong đó 2 tiếng: s, l được đọc nhỏ hơn, nhanh hơn”) 2.2. Using sounds of the word to correct pronunciation mistakes (Sử dụng các tiếng của từ để chữa lỗi phát âm) 8 Sau khi giới thiệu hết các từ vựng của bài học, giáo viên sẽ kiểm tra lại xem học sinh của mình đã đọc được các từ đó chưa bằng cách gọi một số em đọc lại các từ đó. Nếu học sinh đọc sai từ nào, giáo viên sẽ giúp các em chữa lỗi bằng cách sử dụng số tiếng của từ gợi ý dần dần, với mức độ chậm lại để các em đọc từ đó. Ví dụ: Telephone (gồm có 3 tiếng, trong đó học sinh hay sai tiếng “le”. Giáo viên chữa lỗi và nhấn mạnh vào tiếng đó hơn). 2.3. Read the new words with faster level (Đọc từ với mức độ nhanh dần) - Sau khi chữa lỗi xong, nếu học sinh đọc các tiếng của từ đó chậm, rời rạc giáo viên sẽ khuyến khích các em đọc với mức độ nhanh dần. 3. Vận dụng các kĩ thuật gợi mở kết hợp với sự phân tích âm thanh trong việc giới thiệu từ vựng Tiếng Anh ở một số bài học Với lứa tuổi học sinh Tiểu học, việc tiếp nhận sự phiên âm của từ vựng còn quá khó và hiển nhiên điều đó cũng không đề cập trong sách giáo khoa của các em. Tất cả các thông tin mà các em phản hồi lại giáo viên trong quá trình gợi mở từ vựng đều bằng Tiếng Việt. Do vậy, sau đây tôi sẽ đưa ra hai ứng dụng của phương pháp giới thiệu từ vựng Tiếng Anh bằng cách kết hợp các kĩ thuật gợi mở và sự phân tích âm thanh theo hai cách khác nhau. 3.1. Vận dụng 1: Trong một số bài nhất định, có những từ vựng giáo viên chỉ cần dùng một kĩ thuật gợi mở từ vựng (Visual or Example) kết hợp với sự phân tích âm thanh cũng có thể giới thiệu được các từ vựng đó. Ví dụ: English 4 Unit 16: Zoo Animals Lesson 1 – Sections (1, 2) a. Các từ mới cần giới thiệu: - a tiger - a crocodile - a giraffe - a bear - an elephant - a lion 9 - a monkey - animals b. Chuẩn bị: Visuals about animals (khai thác tranh trong SGK Tiếng Anh 4 - tập hai, trang 42) New words Steps T s’ Activities Ss’ Activities 10 - a tiger 1 2 - show visual and ask: - look and answer What’s this? (con hổ) - read: a tiger … a tiger - listen and repeat. - write and underline sounds - look and recognise 3 on the board: a tiger sounds. - ask again: in Vietnamese - point to “a tiger” and ask - con hổ - repeat Ss to repeat: a tiger … a 4 tiger - call some Ss - repeat again 5 - correct - say again - a giraffe (if having mistakes) - do the same as over - steps: 1 - 5 - an elephant (steps: 1 - 5) - do the same as over - steps: 1 - 5 - a monkey (steps: 1 - 5) - show visual and ask: - look and answer What’s this? (con khỉ) - read: a monkey … a - listen and repeat. 1 2 monkey - write on the board: a - look monkey - call SS to divide sounds - a monkey by saying - comment and underline - look sounds.: a monkey - ask Ss “ a monkey” in - con khỉ Vietnamese 11 3 - point to “a monkey” and - repeat ask Ss to repeat: a monkey … a monkey - call some SS to repeat - correct - repeat - say again - a crocodile (if having mistakes) - do the same as over - steps: 1 - 5 - a bear (steps: 1 - 5) - do the same as over - steps: 1 - 5 - a lion ( steps: 1 - 5) - do the same as over - steps: 1 - 5 - animals (steps: 1 - 5) - list examples: tiger, - listen and repeat. 4 5 1 monkey …là : animals … animals - write on the board:animals - look 2 - ask Ss “animals” in VN - các động vật - call Ss to divide sounds by - animals saying 3 - comment and undernine - look and recognise sounds. sounds: animals - ask again “animals” in - các con vật Vietnamese - point to “animals” and - repeat ask Ss to repeat: animals…. 4 5 animals - call some Ss - correct - repeat again - say again Finally (if having mistakes) - ask Ss to read all words - read - call some Ss to read all - read again and correct (if having mistakes) 3.2. Vận dụng 2: Ở một số bài học nhất định, giáo viên dùng nhiều kĩ thuật khác nhau trong phần dạy từ vựng. Nhưng có một số từ vựng giáo viên phải 12 dùng nhiều kĩ thuật gợi mở từ vựng một lúc (Visual - Explanation/Visual hoặc Explanation - Antonym) mới đưa ra được từ vựng đó. Ví dụ: English 3 Unit 14: Our Room Lesson 3 – Sections (1, 2) a. Các từ mới cần giới thiệu: - nice - small - large - tidy - untidy b. Chuẩn bị: Visuals (khai thác tranh trong SGK Tiếng Anh 3 - tập hai, trang 28.) 13 c. Các bước giới thiệu: New words Steps - nice 1 2 T s’ Activities Ss’ Activities - show visual - look - explain and ask: How is - give: đẹp Mai’s room? (Maybe: in Vietnamese) - read: nice … nice - listen and repeat. - write and underline - look and recognise sounds on the board: nice sounds. - ask again “nice” in - đẹp 4 Vietnamese - point to “ nice” and ask - repeat 5 6 Ss to repeat : nice….nice - call some Ss - correct - repeat again - say again 3 (if having mistakes) 14 - small large - small 1 2 - show 2 visuals - look - explain and ask Ss to - give : visual 1:nhỏ 3 compare visual 2: rộng - point to visual 1 and read: - Listen small… small - write and underline - look and recognise sounds on the board: small sounds - ask again “small” in - nhỏ - large 4 Vietnamese - point to “small” and ask - repeat 5 6 Ss repeat : small….small - call some Ss - correct - repeat again - say again 7 (if having mistakes) - point to visual 2 and read: - listen and repeat. large… large - write and underline - look and recognise sounds on the board: large sounds - use antonym symbol () - rộng and ask again “large” in - tidy  untidy 8 Vietnamese - point to “ large” and ask - repeat 9 Ss to repeat: large…large - call some Ss - repeat again 10 - correct - say again (if having mistakes) - do the same as - steps: 1 - 10 presenting “small and large” over. ( steps: 1 - 10) Finally - ask Ss to read all words - call some Ss to read all - read - read again 15 and correct (if having mistakes) 3.3. Vận dụng 3: Trong một số bài học, giáo viên có thể dùng nhiều kĩ thuật gợi mở từ vựng khác nhau kết hợp với sự phân tích âm thanh của từ. Ví dụ: English 3 Unit 15: At home. Lesson 1 – Sections (1, 2) a. Các từ mới cần giới thiệu và các kĩ thuật: Các từ mới cần giới thiệu Các kĩ thuật read – reading Mime cook – cooking Explanation sing – singing Mime skate – skating Visual jump – jumping Visual run – running Mime skip- skpping Visual b. Chuẩn bị: Các Visuals về một số hoạt động sau: 16 c. Các bước giới thiệu: Giới thiệu mẫu 3 từ với 3 kĩ thuật khác nhau, các từ còn lại tương tự dùng các kĩ thuật trước đó. New words Steps Read – reading 1 T s’ Activities - mime and ask Ss: What - look and answer am I doing? (maybe: in 2 Ss’ Activities VN) - read out: read – reading (đọc sách) - listen and repeat. …. read – reading - look and recognise - write words on the board sounds. and underline sounds of the word: reading - đọc sách - ask again: in Vietnamese 17 3 - point to “read - - repeat reading” and ask Ss to repeat: read – reading ….read – reading 4 - call some Ss - repeat again 5 - correct - say again ( if having mistakes) - ask Ss: Muốn thức ăn - listen and answer chín, chúng ta phải làm gì? - read out: cook – cooking (nấu) - listen and repeat. cook – cooking 1 2 …. cook – cooking - write words on the board - look and recognise and underline sounds of the sounds. word: cooking 3 - ask again: in Vietnamese - point to “cook – - nấu - repeat cooking” and ask Ss to repeat: cook – cooking …. skate – skating 4 5 cook – cooking - call some Ss - correct - repeat again - say again 1 (if having mistakes) - show visual and ask Ss: - listen and answer 2. What is he doing? (in VN) - read out: skate – (trượt patanh) - listen and repeat. skating… skate – skating - write words on the board - look and recognise and underline sounds of the sounds. word: skating 3 - ask again: in Vietnamese - point to “skate – - trượt patanh - repeat 18 skating” and ask Ss to repeat: skate – skating… skate – skating 4 5 - call some Ss - correct - repeat again - say again ( if having mistakes) Finally - ask Ss to read all words - read - call some Ss to read all - read again and correct ( if having mistakes) IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Sau khi áp dụng phương pháp giới thiệu từ vựng bằng cách kết hợp các kĩ thuật gợi mở với thủ thuật phân tích âm thanh vào các tiết dạy từ năm học 2011 – 2012 đến nay, tôi đã đạt được một số kết quả sau:  Đối với học sinh: - Tất cả các em đều rất hứng thú và yêu thích với việc học từ vựng Tiếng Anh; mức độ xử lí thông tin từ vựng và đọc từ vựng cũng tăng lên. - Kết quả cụ thể thu được từ cuộc khảo sát học sinh ở các khối lớp 3, 4, 5 thể hiện qua 2 bảng sau: Bảng 1: Hứng thú với phương pháp giới thiệu từ tựng kết hợp các kĩ thuật Năm học gợi mở với sự phân tích âm thanh Số Rất thích Thích Bình thường HS 2011 – 2012 85 2012 – 2013 90 Không thích 32 43 10 00 (37,64%) 40 (50,6%) 42 (11,76%) 8 00 (44,4%) (46,7%) (8,9 %) 19 Bảng 2 Năm học 2011 – 2012 2012 – 2013 Mức độ đọc từ vựng Số HS Nhanh Vừa 85 32 40 Chậm 13 (37,6%) 41 (47,1%) 39 (15,3%) 10 (45,56%) (43,33%) (11,11%) 90  Đối với giáo viên: - Sử dụng phương pháp giới thiệu từ vựng cho học sinh Tiểu học bằng cách kết hợp các kĩ thuật gợi mở với sự phân tích âm thanh của từ giúp tôi đảm bảo thời gian hơn cho phần dạy từ vựng. - Bên cạnh đó, cảm giác nặng nề, băn khoăn, lo sợ của tôi vì nhiều học sinh không đọc được các từ vựng Tiếng Anh đã mất hẳn.  Đối với phụ huynh học sinh: - Hầu hết các bậc phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn và hài lòng với chất lượng giảng dạy vì các con em của mình đã biết phát âm đúng và ngày càng nói Tiếng Anh một cách lưu loát. C. PHẦN KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. Dùng phương pháp “Giới thiệu từ vựng Tiếng Anh bằng cách kết hợp các kĩ thuật gợi mở với sự phân tích âm thanh” cho học sinh Tiểu học như đã trình bày ở trên giúp bản thân tôi dạy từ vựng một cách hiệu quả hơn, đảm bảo thời gian, giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học từ vựng Tiếng Anh. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp học sinh phát âm từ vựng đúng và khắc sâu vốn từ vựng tạo nền tảng để các em ngày càng nói Tiếng Anh chuẩn hơn. Dùng phương pháp trên góp phần làm phong phú phương pháp dạy học môn Tiếng Anh và góp phần thúc đẩy đổi mới dạy học Tiếng Anh ở các trường Tiểu học. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất