Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua việc tích hợp nội dung v...

Tài liệu Skkn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua việc tích hợp nội dung vào một số bài giảng gdcd lớp 11

.DOC
18
124
131

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH QUA VIỆC TÍCH HỢP NỘI DUNG VÀO MỘT SỐ BÀI GIẢNG GDCD LỚP 11" 1 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lao động của con người hiện đại càng nhẹ nhàng hơn, năng suất lao động cao hơn, sản phẩm hàng hóa nhiều hơn phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người ngày càng đa dạng. Song trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, quá trình sản xuất của con người cũng làm đã cho môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị tàn phá nghiêm trọng, thời tiết khí hậu bất thường … Nhân loại đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn đe doạ cuộc sống như Bệnh tật hiểm nghèo, ảnh hưởng tới tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay không chỉ đòi hỏi sự quan tâm của một quốc gia, vùng lãnh thổ nào mà là vấn đề quan trọng, cấp thiết của toàn nhân loại. Điều này khẳng định tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về “Môi trường và phát triển” họp ở Riô- Đgia nêrô ngày 14/3/2002. Theo báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường, thực trạng môi trường nước ta hiện nay là: Ô nhiễm nước, không khí và đất xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều vấn đề vệ sinh môi trường đã phát sinh cả ở thành thị và nông thôn. Môi trường bắt đầu ô nhiễm, trước hết là do khai thác dầu. Các sự cố môi trường như bão lụt, hạn hán ngày càng tăng lên. Môi trường bị ô nhiễm là do ý thức bảo vệ môi trường của con người còn kém. Hơn nữa do dân số nước ta tăng nhanh và tập trung quá đông vào các đô thị lớn nên tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước ngày càng trầm trọng. Điều quan trọng là tình trạng ô nhiễm môi trường đang trực tiếp ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khoẻ của con người. Những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh mỗi ngày có số lượng rác thải khoảng 500 tấn. Các doanh nghiệp như Vedan xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý vào sông Thị Vải, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư tại Hà Nội xả trực tiếp vào sông Tô Lịch, sông Nhuệ làm ô nhiễm nguồn nước…. Tất cả đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cấp thiết tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Các căn bệnh hiểm nghèo như: ung thư, dịch tiêu chảy cấp, bệnh ngoài da đều có nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề. Chính vì vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con người, đặc biệt là học sinh vô cùng quan trọng, đòi hỏi không chỉ nhà trường mà toàn xã hội cần quan tâm thực hiện. Qua điều tra, khảo sát học sinh lớp 11 trường THPT chuyên Lam Sơn về vấn đề ô nhiễm môi trường trước khi dạy các bài tích hợp về môi trường chúng tôi thấy: 2 - Nhìn chung hầu hết các em đều hiểu về môi trường, vị trí, tầm quan trọng, tác động và ảnh hưởng của môi trường đối với cuộc sống của con người. Song cũng còn một bộ phận nhỏ học sinh hiểu về môi trường còn hời hợt, nông cạn, thậm chí hiểu sai lệch về môi trường, đặc biệt là mối quan hệ giữa môi trường với con người. Cá biệt có em chưa nắm chắc khái niệm môi trường và các yếu tố cấu thành môi trường. Cho nên ý thức bảo vệ môi trường, sống hòa nhập cùng môi trường chưa cao, chưa có những hành động cụ thể, thiết thực để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ môi trường nơi cư trú và môi trường xanh – sạch - đẹp. Hình thành ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường là nhiệm vụ và sự quan tâm chung của tất cả các bộ môn khoa học được giảng dạy trong nhà trường THPT. Song giữ vị rrí chủ đạo vẫn là bộ môn Giáo dục công dân, xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng và nhiệm vụ của bộ môn là: “Trực tiếp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách, chuẩn mực của người lao động mới. Đồng thời trang bị những kiến thức lý luận chính trị một cách có hệ thống của Chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng năng lực và phương pháp tư duy khoa học trong hoạt động thực tiễn. Qua đó bồi dưỡng phẩm chất chính trị, giá trị nhân văn, hành vi nhân văn trong quan hệ xã hội, quan hệ giao tiếp, trong cống hiến và hưởng thụ” – (Lý luận dạy học môn giáo dục công dân – NXB Đại học quốc gia Hà Nội – 1999 – Tr6) Thông qua từng bài giảng cụ thể, giáo viên trực tiếp tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay việc tích hợp đang còn nhiều bất cập, hạn chế với nhiều lý do: Trước hết, phần lớn giáo viên chưa nắm được nội dung tích hợp trong mỗi bài giảng, sau đó là lúng túng và thiếu chủ động sáng tạo, phương pháp tích hợp hoặc tích hợp qua loa đại khái nên không hiệu quả. Đặc biệt một số giáo viên chưa biết tích hợp làm mất đi ý nghĩa thiết thực của việc bảo vệ môi trường, giảm ý nghĩa thực tiễn của bài dạy. Theo số liệu điều tra tháng 3 năm 2012 tại trường THPT chuyên Lam Sơn cho thấy: Chưa nắm được Còn lúng túng Tích hợp còn sơ Tích hợp có chất nội dung tích hợp trong phương sài lượng tốt pháp tích hợp 20% 20% 5% 55% 3 Muốn hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, giáo viên phải đảm bảo 3 yếu tố sau: Một là: Học sinh phải nhận thức một cách sâu sắc về môi trường và tầm quan trọng, vị trí của môi trường đối với cuộc sống của con người và sinh vật. Hai là: Phải biến nhận thức thành hành động, hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua từng việc làm, hành động thiết thực hằng ngày. Ba là: Mỗi học sinh phải là một tuyên truyền viên tích cực về bảo vệ môi trường nơi cư trú, nhà trường xanh – sạch - đẹp, góp phần bảo vệ sức khoẻ của con người. B. NỘI DUNG I. CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP Tích hợp bảo vệ môi trường cho học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 11 nói riêng đang được tến hành một cách đồng bộ và có kế hoạch. Đồng thời đây là một vấn đề cấp thiết thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tính thực tiễn cao trong giảng dạy giáo dục công dân. Để tích hợp có hiệu quả cần phải: 1. Chọn nội dung bài giảng phù hợp để tích hợp có hiệu quả: Trong chương trình GDCD lớp 11 có nhiều bài có thể tích hợp nội dung bảo vệ môi trường. Mỗi bài có một chủ đề riêng cần phải lựa chọn cho thích hợp bằng những mức độ tích hợp khác nhau. Giáo viên sưu tầm tranh ảnh, bài viết qua sách báo, internet để tích hợp cụ thể, phong phú. 2. Lựa chọn phương pháp tích hợp phù hợp để bài giảng đạt hiệu quả cao: Sau khi xác định bài giảng và nội dung cần tích hợp, giáo viên phải lựa chọn phương pháp tích hợp sau đây: - Tích hợp từng bộ phận: Trong mỗi bài chọn các mục để tích hợp có nội dung sát với vấn đề bảo vệ môi trường. - Tích hợp toàn phần: Trong bài giảng có thể tích hợp một vấn đề trọn vẹn. 4 - Tích hợp liên hệ: Trong bài giảng có thể tích hợp liên hệ các phần nội dung với nhau hoặc liên hệ với những bài khác có nội dung cần tích hợp. Để tích hợp đạt hiệu quả, giáo viên có thể áp dụng các phương pháp truyền thụ sau đây: - Phương pháp thuyết giảng: Kiến thức giáo viên sử dụng phải phong phú, đa dạng về tất cả các lĩnh vực của môi trường nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. - Phương pháp trực quan: Bằng những hình ảnh đã được sưu tầm về môi trường cho học sinh quan sát, nhận xét, đánh giá rút ra kết luận vừa giúp học sinh hứng thú học tập, vừa giúp các em biết nhận xét đánh giá vấn đề tích hợp. - Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là bước chuẩn bị để học sinh tiếp thu bài giảng. Điều tra theo phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc viết thu hoạch cá nhân bàn bạc về vấn đề môi trường. - Điều tra xã hội học ở lớp: 11N, 11I, 11D, 11T Điều tra xã hội học về tình hình môi trường ở địa phương: Trắc nghiệm trả lời câu hỏi. - Viết thu hoạch hoặc bài kiểm tra ở lớp. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH TÍCH HỢP 1. Điều tra xã hội học về nhận thức của học sinh đối với môi trường: Phiếu số 1: Yêu cầu học sinh nhận thức đúng về môi trường, qua đó giáo viên cũng nắm bắt được sự hiểu biết về môi trường để có phương pháp tích hợp phù hợp gây được hứng thú trong học tập. a. Nhận thức về môi trường: Học sinh hiểu khái niệm môi trường qua phiếu điều tra sau: Câu Môi trường là gì? Đúng Sai 5 1 Môi trường sống của sinh vật 2 Nơi xảy ra một hiện tượng hoặc một quá trình tồn tại phát triển của con người hay sinh vật nào đó 3 Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại phát triển trong mối quan hệ với con người, với sinh vật. 4 Toàn bộ điều kiện vô cơ và hữu cơ của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến xã hội loài người. Phiếu số 2: Yêu cầu học sinh nhận thức đúng về ảnh hưởng của môi trường đối với cuộc sống của con người. Học sinh xác định mối quan hệ giữa A và B. Nối A và B sao cho phù hợp: A Đáp án B 1. Bệnh hiểm nghèo hiện nay của con người xảy ra là do ... a. Hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất nóng lên. 2. Sức lao động của con người bị giảm sút có nguyên nhân: b. Khí thải công nghiệp, nước thải công nghiệp, sinh hoạt chưa qua xử lý xả trực tiếp vào môi trường. 3. Các hiện tượng thiên nhiên trái với quy luật. c. Ô nhiễm nguồn nước nặng nề. 6 4. Núi băng ở Nam cực và Bắc cực đang tan nhanh chóng. d. Tệ nạn săn bắt động vật bừa bãi dẫn đến mất cân bằng sinh thái. 2. Điều tra về mức độ ô nhiễm môi trường ở nơi cư trú của học sinh: Mỗi học sinh được phát phiếu yêu cầu các em đánh dấu vào chỗ trống. Phiếu số 1: Họ và tên: .............................................................................. lớp: .................................. Nơi cư trú: ....................................................................................................................... Theo em hiện nay mức độ ô nhiễm môi trường ở địa phương em ....... Bình thường ....... Đáng báo động ....... Mức độ nguy hiểm Phiếu số 2: Họ và tên: .............................................................................. lớp: .................................. Nơi cư trú: ....................................................................................................................... Theo em hiện nay mức độ ô nhiễm môi trường ở địa phương em là do ....... Đời sống của người dân chưa được nâng cao ....... Không hiểu biết về môi trường và tác hại của ô nhiễm môi trường ....... Ý thức bảo vệ môi trường kém ...... Hiện tượng cha chung không ai khóc III. THỰC NGHIỆM TÍCH HỢP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Xác định yêu cầu, mục đích tích hợp: Tích hợp bảo vệ môi trường phải đạt được các mục đích yêu cầu sau: - Vấn đề môi trường đang là một trong 4 vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay: Vấn đề chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hòa bình, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề bệnh 7 tật hiểm nghèo, vấn đề phát triển của khoa học kỹ thuật. Đồng thời phải chỉ rõ cho học sinh thấy được 4 vấn đề cấp thiết đó đều có nguồn gốc từ bảo vệ môi trường. - Học sinh hiểu và nắm được vấn đề môi trường và có hành động thiết thực góp phần vào việc bảo vệ môi trường nơi cư trú và cộng đồng dân cư sinh sống, là tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền, vận động nhân dân nơi cư trú cùng nhau bảo vệ môi trường của địa phương mình. - Học sinh thấy được đây là một biểu hiện cụ thể của lòng nhân ái, tính nhân văn, lòng yêu quê hương đất nước, lòng vị tha, là góp phần làm cho môi trường sống cộng đồng trong lành, sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe chống lại các nguy cơ bệnh tật xâm nhập vào cơ thể con người... 2. Thực hành tích hợp và kết quả: a. Xác định bài và nội dung tích hợp: Chương trình GDCD lớp 11 năm học 2012 - 2013 có 4 bài. Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Bài 1: Công Tích hợp vào điểm - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế dân với phát A mục 3 với bảo vệ môi trường triển kinh tế - Các biện pháp giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường - Kỹ năng: Tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh doanh Bài 4: Cạnh Tích hợp vào điểm - Việc chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tranh trong B mục 3 qui luật tự nhiên, khai thác tài nguyên sản xuất và bừa bãi làm ảnh hưởng xấu đến môi lưu thông trường hàng hóa - Kỹ năng: Tuyên truyền cho người thân, mọi người coi trọng việc bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh doanh - Tình hình Tích hợp vào điểm - Tốc độ dân số tăng nhanh, chất 8 môi trường A mục 1 trong cả nước và địa phươngBài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm lượng dân số thấp, mật độ dân số cao và phân bố không hợp lý là một trong các nguyên nhân là cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường - Kỹ năng: Tham gia tuyên truyền về chính sách dân số phù hợp với lứa tuổi - Một số chủ trương chính sách cơ bản về bảo vệ môi trường ở nước ta - Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường - Kỹ năng: Tham gia và tuyên truyền thực hiện chính sách bảo vệ môi trường Tích hợp toàn bộ vào nội dung bài Bài 12: Chính sách bảo vệ 9 tài nguyên môi trường b. Thực hành tích hợp và kết quả: Đối với từng bài, quá trình ứng dụng phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường cần thực hiện phù hợp để đạt hiệu quả cao. Bài 1: Công dân với phát triển kinh tế Tích hợp tiết 1- mục 2: Các yếu cơ bản của quá trình sản xuất trong đó đối tượng lao động là những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và nguyên liệu qua tác động của lao động. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm thông qua hệ thống câu hỏi sau: Câu 1: Của cải trong tự nhiên có vô tận không? Nên khai thác như thế nào để không lãng phí tài nguyên mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái? Câu 2: Con người tạo ra của cải vật chất phải đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm nghĩa là thế nào? Câu 3: Hiện nay việc sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất còn những hạn chế nào? (Mời đại diện lên trình bày) Tích hợp tiết 2- mục 3: Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Sau khi trình bày các ý chính của bài học giáo viên tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường qua cách đặt vấn đề bằng các câu hỏi sau: Câu 1: Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường? Vì sao? Yêu cầu học sinh trả lời: Phải bảo vệ môi trường, kiên quyết chống lại quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế là trên hết, không cần phải chú ý đến bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường vì đó là môi trường sống cvủa con người và của tất cả các sinh vật... 10 Câu 2: Với cá nhân, gia đình và xã hội, tăng trưởng kinh tế có tác động rất quan trọng. Vậy môi trường có tác động không? Yêu cầu học sinh trả lời: Với cá nhân, gia đình và xã hội môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra bệnh tật hiểm nghèo ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân, kinh tế của gia đìnhvà xã hội làm cho kinh tế kém phát triển, xã hội không ổn định, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giáo viên kết luận: Vấn đề tăng trưởng, phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng đối với đất nước. Song tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường vì tăng trưởng kinh tế có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Từ đó học sinh rút ra bài học thực tế. Sau đó giáo viên đưa ra một số hình ảnh trên báo chí về làng ung thư Thạch Sơn (Phú Thọ), ô nhiễm sông Thị Vải (Đồng Nai), ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc (Thành phố Hồ Chí Minh), sự cố tràn dầu ở vùng biển Nam Trung bộ, khí thải do tắc đường ở Hà Nội, khói bụi ở các công trình đang thi công... Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Giáo viên hoàn thành bài giảng, truyền thụ kiến thức về vai trò, vị trí, tác động của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tích hợp tiết 8- mục 3: Tính hai mặt của cạnh tranh Mặt tiêu cực của canh tranh: Vì chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức mà vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề. Trong sản xuất không chú ý đến bảo vệ môi trường: như xả chất độc hại vào nguồn nước, vào không khí gây nên những tác hại lớn cho sức khỏe con người. Giáo viên phân tích kỹ để học sinh thấy được tác hại của ô nhiễm môi trương, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em trong lĩnh việc sản xuất kinh doanh. Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm Dân số và việc làm đều có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo vệ môi trường - Dân số tăng nhanh, dân số đông yêu cầu về của cải vật chất lớn nên phải tăng cường sản xuất của cải vật chất dẫn đến khai thác tài nguyên nhiều, sản xuất tăng quá nhanh, tốc độ đô thị hóa cao gây ô nhiễm môi trường. - Dân số đông, rác thải sinh hoạt nhiều, môi trường nước, không khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh với số dân hơn 7 triệu người mỗi ngày xử lý khoảng 500 tấn rác thải. 11 - Việc làm đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề đặt ra là: Thứ nhất: Dân số, việc làm không thể tách rời bảo vệ môi trường, dân số góp phần bảo vệ môi trường và môi trường bảo vệ cuộc sống của con người. Thứ hai: Dân số xây dựng môi trường, cảnh quan của cuộc sống, môi trường làm đẹp cho cuộc sống con người. Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Xác định yêu cầu học xong bài này học sinh cần: - Nêu được tình hình tài nguyên và môi trường, phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên môi trường ở nước ta hiện nay. - Biết tham gia tuyên truyền, vận động mọi người tham gia thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Tích hợp tiết 25 - mục 1: Tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu các nhận định trong sách giáo khoa, tham khảo tư liệu kèm theo. - Rút ra nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường . - Giáo viên cho học sinh liên hệ về tình hình môi trường nơi cư trú, ý thức bảo vệ môi trường của từng thành viên trong gia đình và nơi cư trú. - Xác định trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bởi đây là yêu cầu bức thiết của toàn nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng. Nó có ý nghĩa cả hiện tại và tương lai. Chính vì lẽ đó mỗi công dân học sinh phải chấp hành nghiêm túc pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.Tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, tham gia làm vệ sinh môi trường, thực hiện các quy định vệ sinh công cộng, phê phán các hành vi sai trái xâm phạm đến môi trường. IV. HÌNH THÀNH Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA BÀI LÀM CỦA HỌC SINH 12 Bài làm của học sinh chính là bài thu hoạch cá nhân từ bài giảng được cụ thể hóa trong bài làm. Muốn có kết quả tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Đề kiểm tra phải có những vấn đề cần tích hợp: - Xác định vấn đề tích hợp: Vấn đề bảo vệ môi trường sống của con người. - Xác định phương pháp tích hợp: Cần tìm hiểu, phân tích bản chất vấn đề hay liên hệ thực tế làm nổi bật vấn đề. - Xác định yêu cầu tích hợp: Nhận thức tư tưởng, tình cảm, mối quan tâm đến vấn đề tích hợp. 2. Chọn hình thức kiểm tra để có sự tích hợp phù hợp: a. Kiểm tra miệng: Ra đề trắc nghiệm nhanh giúp học sinh nhận xét đúng, sai đối với môi trường qua nội dung bài giảng. Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Lựa chọn phương án đúng: Câu 1: Cách xử lý rác thải nào sau đây có thể giảm tác hại ô nhiễm môi trường nhất? a. Đốt và xả khí lên cao b. Chôn sâu c. Phân loại và tái chế d. Đổ tập trung vào bãi rác Câu 2: Những biện pháp hiệu quả để giữ cho môi trường sạch là? a. Các nhà máy phải có hệ thống xử lý chất gây ô nhiễm môi trường b. Thu gom xử lý tốt rác thải sinh hoạt c. Mỗi người phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường và tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường d. Tất cả các phương án trên b. Kiểm tra viết: Bài kiểm tra 15 phút: Có thể liên hệ một ý ngắn 13 Câu hỏi liên hệ một ý ngắn: Khoa học và công nghệ được coi là “Quốc sách hàng đầu” song phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Vì sao? Câu hỏi mang tính luận đề: Phát triển kinh tế là một yêu cầu tất yếu của xã hội nhưng không phải bằng bất cứ cách nào. Điều đó đúng hay sai? Vì sao? Với đề kiểm tra này học sinh phải vận dụng kiến thức về khoa học công nghệ, kinh tế kết với môi trường để thấy được nguyên nhân, bản chất của vấn đề. Bài kiểm tra 45 phút: Trong bài viết một tiết, vấn đề tích hợp là xác định quan điểm, lập trường, thái độ cho học sinh về một vấn đề nào đó đòi hỏi học sinh có kiến thức sâu, rộng mới tích hợp được. Câu hỏi kiểm tra 1 tiết kỳ 2: Hãy kể về hoạt động bảo vệ môi trường mà em biết hoặc trực tiếp tham gia và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó đối với bản thân? V. HÌNH THÀNH Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TẠI KHU DÂN CƯ, NƠI CƯ TRÚ: Đây là quá trình chuyển hóa từ nhận thức tới hành động của mỗi học sinh. Bài làm là sự nhận thức lý thuyết còn trong thực tế có sự cách xa giữa lý thuyết và thực tiễn. Quá trình giảng dạy là quá trình theo dõi mọi hoạt động, sinh hoạt của học sinh ở gia đình sẽ giúp thầy cô có cái nhìn tổng thể khách quan về học sinh. Để khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của học sinh nơi cư trú, giáo viên phải điều tra xã hội học bằng 2 loại phiếu sau: Phiếu điều tra số 1: Lựa chọn phương án phù hợp Người dân địa phương em xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày bằng phương pháp nào? a. Phơi khô rồi đốt b. Chôn sâu c. Tập trung đưa vào bãi rác d. Tuỳ tiện xử lý Phiếu điều tra số 2: Các công trình vệ sinh ở địa phương em đã thực hiện theo hình thức nào? a. Hố xí tự hoại và bán tự hoại b. Hố xí hai ngăn 14 c. Hố xí thô xơ chỉ che kín người d. Phóng uế bừa bãi Phiếu điều tra số 3: Các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương em như: lò giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, cửa hàng ăn uống: a. Đã có công trình nước sạch và vệ sinh theo quy định b. Đã có cách xử lý chất thải đảm bảo môi trường trong sạch c. Chưa có xử lý chất thải theo đúng quy định d. Gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề VI. KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở LỚP 11 Bằng các biện pháp điều tra học sinh các lớp trực tiếp giảng dạy chúng tôi thấy kết quả đạt được như sau: 1. Về nhận thức: - Học sinh đã nắm được khái niệm môi trường, tầm quan trọng của môi trường đối với con người, đặc biệt là môi trường sinh thái có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của con người. - Hình thành ý thức bảo vệ môi trường của học sinh cả ở nhà trường và khu dân cư. - Có ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền vận động mọi người bảo vệ môi trường sống của con người. So sánh kết quả sau khi tích hợp bảo vệ môi trường ý thức bảo vệ môi trường Lớp Tổng số HS Trước khi tích hợp Số lượng Tỷ lệ Sau khi tích hợp Số lượng Tỷ lệ 15 11I 36 20 55% 35 97% 11N 16 10 62% 16 100% 11Đ 32 21 65% 31 96% 2. Về hành động: - Tham gia tích cực vào các buổi làm trực nhật lớp, làm vệ sinh nhà trường và khu vực dân cư nơi gia đình sinh sống. - Biết nhận xét đánh giá chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường nước. - Hình thành những ý tưởng sáng tạo trong việc bảo vệ môi trường như: Xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt ở gia đình sau đó đến khu dân cư. - Biết đấu tranh tích cực, phê phán những hành vi vi phạm an toàn môi trường sống và tuyên truyền cho mọi người thực hiện Luật tài nguyên môi trường do Quốc hội ban hành năm 2005. 3. Kết quả kiểm tra: - Kiểm tra các lớp 11 ở trường THPT Chuyên Lam Sơn các bài kiểm tra đều có phần liên hệ thực tế ở địa phương nơi cư trú. - 80% bài làm liên hệ đúng yêu cầu và bài viết có chất lượng cao, biết nhận xét, đánh giá về môi trường. - 15% bài viết có liên hệ song còn sơ sài - 5% liên hệ không đúng yêu cầu, chưa quan tâm đến vấn đề môi trường, chưa có phương pháp liên hệ vấn đề trong bài làm. Kết quả tích hợp bảo vệ môi trường trong bài kiểm tra Lớp Tổng HS Liên hệ tốt Liên hệ đúng yêu Liên hệ còn hạn cầu chế S.lượng Tỷ lệ S.lượng số Tỷ lệ S.lượng Tỷ lệ 16 11I 36 25 69% 9 25% 2 6% 11N 16 12 75% 3 19% 1 6% 11Đ 32 27 84% 5 16% 0 0% VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm: Từ thực tế giảng dạy và tích hợp “Bảo vệ môi trường” trong chương trình GDCD lớp 11 ở trường THPT chuyên Lam Sơn chúng tôi rút ra mấy kết luận sau: a. Truyền thụ kiến thức trong bài giảng môn GDCD là cần thiết nhưng phải có sự liên hệ thực tế bởi đặc thù bộ môn là những nguyên lý chính trị, bản chất của sự vật hiện tượng xã hội. Nó có tính chân lý phản ánh hiện thực khách quan và có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Thực tiễn là thước đo, kiểm tra lý luận. Bài giảng phải đảm bảo tính thống nhất khoa học và thực tiễn. b. Lựa chọn nội dung và phương pháp tích hợp cho phù hợp với nội dung bài giảng và nhận thức của học sinh để bài giảng có chất lượng và học sinh có kết quả kiểm tra tốt. c. Học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với cuộc sống, biết quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây chính là cơ sở để sau này học sinh phục vụ tốt cho xã hội và cuộc sống. d. Là một khía cạnh để hình thành nhân cách cho học sinh, hình thành tính nhân văn, ý thức trách nhiệm cộng đồng. 2. Những đề xuất kiến nghị: a. Với sách giáo khoa: Các hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa cần phải tăng thêm về số lượng đó là phương pháp tích hợp trực quan, trực giác của bài học đối với học sinh. Nhà nước phải trang bị thêm phim ảnh, tư liệu, băng hình, đồ dùng bộ môn để quá trình tích hợp đạt kết quả cao. b. Với nhà trường: 17 - Nhà trường cần phải có kế hoạch và yêu cầu tích hợp cụ thể để giáo viên thực hiện, tránh tuỳ tiện tích hợp không có chủ định, không có kế hoạch. - Nhà trường có mối quan hệ chặt chẽ với địa phương để học sinh năm bắt được các vấn đề cơ bản, quan trọng của địa phương đang diễn ra hàng ngày để giáo viên tích hợp trong quá trình giảng dạy. c. Với địa phương: Phải nắm được số học sinh đang học THPT để có những buổi tập trung nói chuyện hoặc một hình thức giao lưu nào đó cho các em nắm được tình hình địa phương. Từ đó có thể tích hợp sinh động trong bài làm, nâng cao sự hiểu biết của học sinh về môi trường sống của mình. KẾT LUẬN Thực hiện chủ đề năm học 2012-2013 tiếp tục “Đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin” chúng tôi có những suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời chọn những phương pháp tích hợp phù hợp để hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua môn GDCD cho học sinh lớp 11 nhằm gắn học sinh với thực tiễn cuộc sống. Hình thành cho các em ý thức quan tâm đến những vấn đề cấp thiết đối với nhân loại ngày nay. Kinh nghiệm giảng dạy tuy còn khiêm tốn song cũng có những tác động nhất định và bước đầu thu được những kết quả khả quan như: ý thức, hành động, chất lượng học tập bộ môn được nâng cao. Các em sống có trách nhiệm hơn với gia đình, nhà trường và xã hội. Với những kết quả ban đầu thu được chúng tôi khẳng định kinh nghiệm này có tính khả thi cao, có tác dụng sâu, rộng và ý nghĩa thiết thực rất lớn. Tuy nhiên đây là những kinh nghiệm rất khiêm tốn, cần được trao đổi, bổ sung thêm để kinh nghiệm có tính phổ biến rộng rãi, đạt tính thực tiễn cao và phát huy hơn nữa trong quá trình dạy và học môn GDCD lớp 11 ở trường THPT. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan