Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua việc dạy học môn khoa học ...

Tài liệu Skkn giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua việc dạy học môn khoa học và phân môn địa lí

.DOC
28
182
126

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường là nền tảng không thể thiếu được cho sự sinh tồn của loài người, nó cung cấp vật chất và năng lượng để đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của nhân loại ở tất cả các giai đoạn lịch sử. Chính vì thế môi trường và bảo vệ môi trường là một v ấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn cho sự phát tri ển b ền vững đối với cuộc sống con người và việc bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu. Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hàng ngày, hàng giờ con người vẫn tiếp tục khai thác và sử dụng một khối lượng khổng lồ những nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, gỗ, các loài sinh vật,… ở một số nơi, sự khai thác quá mức đã khiến cho nguồn tài nguyên này bị lâm vào tình tr ạng suy kiệt một cách trầm trọng. Hàng ngày, hàng giờ các nhà máy sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục thải vào môi trường đất, nước, không khí một lượng chất thải vô cùng lớn cùng v ới l ượng bụi và độ ồn quá tiêu chuẩn cho phép. Thực tế cho thấy, thiệt hại về môi trường là rất lớn tạo ra hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ Trái đất và hủy hoại tầng ozôn. Mà người chịu thiệt hại trực tiếp là con người như thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người hiện tại và cả tương lai. Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là môi trường không chỉ ô nhiễm ở các nhà máy, các khu công nghiệp, bệnh vi ện, đường xá mà ngay cả ở trong một số cơ quan, trường học,…cũng bị ô nhi ễm. Rác thải xuất hiện ở khắp các nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác, từ quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học, bệnh vi ện cho đ ến các sông hồ,… Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi luôn trăn trở về thực trạng môi trường đang ngày càng bị ôi nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người. Đặc biệt là đối với trẻ em, những chủ nhân tương lai cuả đất nước. Làm thế nào để góp phần vào việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đ ẹp? Muốn thay đổi thái độ, hành vi của con người với môi trường ta phải bắt đầu từ đâu? Phải chăng là bắt đầu từ vi ệc nâng cao nh ận thức cho trẻ em về môi trường?.Và chúng ta phải giáo d ục cho các em ngay từ khi các em đang học ở bậc Tiểu học. Đây là ti ền đ ề góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa s ự biến đổi khí hậu trong tương lai. Đây chính là điều mà tôi luôn trăn trở trong từng tiết học và đó chính là lí do theo tôi suốt những năm học gần đây. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra một số bi ện pháp giáo dục môi trường cho học sinh được trình bày trong sáng ki ến “ Giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua việc dạy học môn Khoa học và phân môn Địa lí” để góp một phần nhỏ vào việc giáo dục môi trường cho học sinh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Giáo dục môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu. Giáo dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong các nhiệm vụ giáo dục quan tr ọng được “Đảng và Nhà nước ta dành cho mối quan tâm đ ặc bi ệt”, ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 256/2003/QĐ- TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo v ệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị s ố 02/2005/CT_BGD&ĐT về “tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục là trang b ị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp. Giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học là một quá trình trong đó nhà sư phạm phải sử dụng các biện pháp, các phương tiện nghe nhìn đại chúng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các tổ chức xã hội nhằm tác động lên ý thức, thái độ và có hành vi tích cực để tham gia bảo vệ môi trường. Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên l ớp, tôi thấy nội dung về giáo dục môi trường cho học sinh trong môn Khoa học và phân môn Địa lí cho học sinh rất nhiều nh ưng đ ể cho h ọc sinh tiếp thu những nội dung giáo dục môi trường một cách tích cực và hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp gi ảng d ạy của người giáo viên. Đây là một vấn đề quan trọng đối với giáo viên vì giáo dục môi trường cho học sinh trong trường Tiểu học chưa có phân môn độc lập mà chỉ dạy dưới hình thức tích hợp cho nên giáo viên phải biết tìm ra phương pháp, hình thức phù hợp cho từng ti ết dạy, cho từng nội dung cụ thể của từng bài. II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC. 1. Thuân lợi: - Hiện nay ở trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân, công tác giáo dục môi trường cho học sinh đã được chú trọng, trong năm học nhà trường đã phát động nhiều phong trào làm sạch môi trường như phong trào quét vệ sinh làm sạch đường làng, ngõ xóm, dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ của huyện, phong trào trường lớp xanh- sạch - đẹp, hưởng ứng phong trào Tết trồng cây hàng năm Nhà trường đã thực hiện có hiệu quả phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và phong trào trường l ớp "xanh, sạch, đẹp” - Trong SGK môn Khoa học lớp 5 hi ện nay, các bài có tính giáo dục môi trường trực tiếp đến học sinh, đó là các bài thuộc ch ủ đ ề “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên”, còn đa số nội dung giáo d ục môi trường cho HS được tích hợp vào các môn học, các bài học thông qua các môn học như Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội... - Giáo viên đã được tiếp thu chuyên đề về hướng dẫn dạy tích hợp giáo dục và bảo vệ môi trường trong các môn học như Ti ếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội. Học sinh được tham gia cu ộc thi tìm hiểu về luật bảo vệ môi trường do Trung ương Đoàn phát động. - Nhà trường nằm ngay ở trung tâm huyện, nên các em có điều kiện tiếp cận với các kênh thông tin đại chúng về môi trường và bước đầu đã biết được tầm quan trọng của môi trường đối v ới con người. Bên cạnh đó ngay ở gia đình các em cũng đã đ ược giáo dục về môi trường thông qua việc bỏ rác đúng nơi quy định. 2. Khó khăn: *Về phía giáo viên - Do đặc thù cấp học, Giáo viên Tiểu học phải d ạy nhi ều môn học, nên việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường cũng hạn chế. - Kiến thức về môi trường chỉ là lồng ghép, tích hợp vào các môn học, qua các tiết dạy giáo viên liên hệ để giáo d ục học sinh v ề các kiến thức liên quan đến môi trường. Nhưng do thời gian bị hạn chế và năng lực của giáo viên có hạn nên trong thực tế giờ dạy nhiều khi giáo viên đã bỏ qua, chưa chú ý đ ến ph ần liên h ệ, giáo dục môi trường cho học sinh hoặc có liên hệ thì qua loa, chưa sát với thực tế . Vì vậy, hiệu quả của việc giáo dục các ki ến th ức v ề môi trường cho học sinh chưa cao. .- Khi giảng dạy các bài có liên quan đến môi trường do đi ều kiện kinh tế nên giáo viên áp dụng hình thức dạy học có sử dụng các thông tin đại chúng hay cho học sinh đi tham quan cũng h ạn chế…Ngoài ra hình thức dạy học có thể tác động trực tiếp lên ý thức của học sinh như dạy học ngoài hiện trường thì giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong khâu chọn địa đi ểm và khâu tổ chức vì thế chưa thường xuyên tổ chức cho các em được. - Đồ dùng dạy học còn hạn chế, mang tính lí thuyết đưa vào vận dụng thực hành chưa cao. Trang thiết bị như máy chiếu, máy tính sách tay, máy quay của nhà trường còn hạn chế không thể đáp ứng được yêu cầu cho 19 lớp học nên việc đưa thêm các hình ảnh minh họa về môi trường cho học sinh còn hạn chế.. - Sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh phải kết hợp giáo dục chính khóa (trong nhà trường) v ới giáo dục ngoại khóa (ngoài nhà trường) nhưng học sinh ch ỉ đ ược học trong chương trình chính khóa còn chương trình ngo ại khóa còn nhiều hạn chế. * Về phía học sinh - Học sinh tiếp thu kiến thức về môi trường còn nhiều hạn chế vì cùng một lúc các em còn tiếp thu nhiều kiến thức khác trong một bài học. - Một số học sinh chưa biết áp dụng các kiến thức đã h ọc vào thực tế cuộc sống, khi học các bài có nội dung giáo d ục môi tr ường các em chỉ nhìn sách để trả lời các câu hỏi của giáo viên và sau đó nhanh chóng quên đi. - Một số em chưa nhiệt tình trong việc sưu tầm tranh ảnh, v ật thật để áp dụng vào học các bài học nói chung cũng nh ư học các bài có liên quan đến giáo dục môi trường, vì thế các em chưa bi ết liên hệ thực tế ở địa phương mình sinh sống. 3. Kết quả khảo sát học sinh khi học các bài có nội dung giáo dục môi trường. Khảo sát thực trạng việc nhận thức của học sinh: Về vị trí và tầm quan trọng của vấn đề môi trường đối với cuộc sống con người, tôi đã chọn lớp 5B với số lượng học sinh là 20 em; trong đó có tất cả các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh vào đầu học kì 1 năm học 2014 - 2015, khi giáo viên dạy bằng các hình thức và phương pháp hi ện hành đã thu được kết quả như sau: Số Kết quả đạt được Nội dung khảo sát TT Số lượng Tỉ lệ(%) 1 Sự chú ý của học sinh 10 50 2 Sự hứng thú của học sinh 10 50 3 Thái độ của HS về vấn đề môi 9 45 trường 4 Hành vi cải tạo môi trường 7 35 5 Ý thức bảo vệ môi trường của HS 7 35 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Sử dụng giải pháp tác động lên ý thức học sinh. (Được sử dụng trong quá trình dạy các bài cụ thể) - Sử dụng các phương tiện trực quan như vật thật, tranh ảnh, mô hình, các dụng cụ thí nghiệm, các phương ti ện nghe nhìn, bài giảng điện tử… - Nêu sự đối lập giữa môi trường trong lành và môi trường ôi nhiễm. - Liên hệ lí thuyết kiến thức đời sống vào bài học. - Sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên. - Dạy học dưới hình thức trò chơi"tham quan, du l ịch" qua hình ảnh. - Sử dụng hình thức triển lãm trong dạy học. 2. Sử dụng giải pháp tác động đến hành vi thái độ ( Hoạt động ngoại khóa) -Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường . - Tổ chức các buổi hoạt động tập thể về môi trường: Lao động dọn vệ sinh trường, lớp, đường làng ngõ xóm, nghĩa trang li ệt sĩ của huyện. - Tổ chức phong trào “ xanh, sạch, đẹp” rộng khắp. - Tổ chức cho HS thi vẽ tranh về môi trường. IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Sử dụng các phương tiện đồ dùng trực quan trong dạy học môn Khoa học và phân môn Địa lí có tác dụng giáo dục môi trường cho HS lớp 5. Đồ dùng trực quan giúp cho học sinh thu nh ận các thông tin về các sự vật hiện tượng một cách chính xác, đầy đ ủ, sinh đ ộng, gây hứng thú nhận thức cho học sinh. Bất kể dạy môn học nào cũng cần có đồ dùng trực quan vì nó phù hợp v ới đ ặc đi ểm nh ận thức của học sinh Tiểu học, vì thế khi dạy các kiến thức về môi trường đồ dùng trực quan cũng rất quan trọng nhưng đ ồ dùng tr ực quan liên quan đến giáo dục môi trường cho học sinh rất khó tìm, tôi đã tìm tòi được nhiều đồ dùng trực quan đ ể áp d ụng d ạy các bài có tính giáo dục môi trường cho học sinh. Trong quá trình gi ảng d ạy tôi đã sử dụng và có hiệu quả. Cụ thể đồ dùng trực quan bao gồm: *Vật thật: Các loại cây, động vật , các mẫu khoáng s ản, kim loại, đồ dùng của con người, các loại đất, cát, vôi, xi măng… Các bài có thể sử dụng vật thật như: Mây, tre, song; Sắt, gang, thép; Đồng và hợp kim đồng; Nhôm ; ….( Khoa học 5) . Chẳng hạn dạy bài: Gốm; gạch, ngói( Khoa học 5) tôi đã cho học sinh chuẩn bị đồ dùng theo nhóm là vật thật được làm bằng gốm và gạch, ngói. Sau khi cho học sinh thảo lu ận nêu được công dụng của gạch, ngói. Để giáo dục môi trường cho học sinh ở bài này tôi cho học sinh thảo luận câu hỏi: + Khi con người làm ra gạch ngói thì có làm ảnh hưởng đến môi trường không? Vì sao? + Chúng ta cần làm gì khi môi trường bị ô nhiễm do khói bụi từ các lò gạch?... *Tranh ảnh: Đây là loại đồ dùng mà hầu như môn học nào cũng sử dụng. Tranh ảnh có tác dụng làm đơn giản hóa các s ự vật hi ện tượng, làm rõ ràng và dễ hiểu. Khi dạy các kiến thức về môi tr ường lại vô cùng cần thiết. Nhưng bên cạnh đó các tranh ảnh có tác d ụng giáo dục môi trường cho học sinh thì không hi ếm nhưng khó tìm, dạy một bài học có kiến thức về môi trường, tôi cùng với học sinh sưu tầm tranh ảnh phù hợp, thiết thực với bài học thì hi ệu qu ả giáo dục môi trường cho học sinh sẽ rất cao. Chẳng hạn dạy bài “ Đất và rừng” ( Địa lí 5). Cần có các tranh ảnh về thực vật, động vật của rừng Việt Nam, các tranh v ề r ừng nhiệt đới, rừng ngập mặn…Khi học sinh tiếp thu các kiến thức có trong mục tiêu của bài, qua các tranh ảnh sưu tầm giáo dục cho học sinh sự cần thiết phải bảo vệ rừng. Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sống của chúng ta, từ đó học sinh nêu được tình trạng đ ất và rừng ở địa phương và sự cần thiết phải bảo vệ rừng. * Các phương tiện nghe nhìn trực tiếp trong dạy học như phim, đèn chiếu, băng hình, đài, báo… Đây là loại phương tiện trực quan giáo viên rất ít sử d ụng trong dạy học vì nhiều lí do; thứ nhất do điều kiện v ật ch ất của nhà trường, thứ hai do giáo viên chưa có điều ki ện đ ể vận d ụng th ường xuyên hình thức này trong dạy học. Giáo dục ý thức bảo v ệ môi trường cho học sinh là các em phải được nghe, được nhìn các hiện tượng xảy ra như các trận lũ lụt, động đất, sóng thần…Từ đó các em sẽ nhận thức được rằng sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Do vậy, khi dạy các bài có tính giáo dục môi trường cho học sinh tôi đã chủ động sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học. Giáo viên sưu tầm một số bài báo, những câu chuyện, các ảnh tư liệu, thông tin trên mạng để áp dụng trong bài dạy. Chẳng hạn: Dạy bài 65: Tác động của con người đến môi trường rừng( Khoa học 5) +Chuẩn bị :- Giáo viên và học sinh sẽ sưu tầm các tư liệu, thông tin, hình ảnh, các bài báo về chặt, phá rừng, tác hại của vi ệc chặt phá rừng. +Tiến hành :GV đọc cho học sinh nghe ở phần liên hệ và xem một số hình ảnh tư liệu (Sử dụng đèn chiếu) để học sinh quan sát và nhận thấy tác hại của việc chặt phá rừng bừa bãi. Sau đó giáo viên cho vài học sinh đọc các bài báo tự sưu t ầm và nói về tranh, ảnh tư liệu mà em đã sưu tầm hoặc vừa quan sát được. Giáo viên kết kuận và củng cố: Chúng ta cần phải làm gì đ ể bảo vệ môi trường rừng không bị ô nhiễm? (HS trả lời ) Khi sử dụng hình thức này trong dạy học thì HS học rất chú ý và sôi nổi. Vì thế việc giáo dục môi trường cho học sinh rất dễ dàng. 2. Liên hệ lí thuyết kiến thức đời sống. Đây là hình thức được áp dụng thường xuyên trong dạy học, qua liên hệ học sinh sẽ khắc sâu những kiến thức đã học vào thực tế đời sống hằng ngày. Khi giảng dạy các bài ở môn Khoa học và phân môn Địa lí lớp 5, nhất là các bài có liên quan đến giáo dục môi trường thì liên h ệ lí thuyết kiến thức đời sống là vô cùng quan trọng và cần thiết. Ví dụ: Bài 66 “ Tác động của con người đến môi trường đất( Khoa học 5) Tôi đã sử dụng hình thức liên hệ lý thuyết kiến thức đời sống và phương pháp điều tra với bài này để học sinh nêu được một s ố nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và bi ết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái. +Chuẩn bị : Giáo viên giao phiếu điều tra cho học sinh( theo nhóm, khu phố). Nội dung điều tra là : Câu 1: Đất vườn của từng hộ gia đình ở khu phố em rộng hay hẹ p ? Câu 2: Nguyên nhân nào làm cho đất trồng ở đ ịa phương em ngày càng bị thu hẹp? Câu 3: Mức độ sử dụng phân bón hoá học, s ử d ụng thu ốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...vào việc tăng năng suất cây trồng của người dân ở địa phương em? Việc làm đó gây ra những hậu quả gì? +Tiến hành : Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo đi ều tra theo tổ nhóm.(Hoạt động này được diễn ra sau hoạt đ ộng 2 của bài học) Sau khi học sinh báo cáo kết quả điều tra, tôi sẽ hướng d ẫn cho các em tự liên hệ thực trạng môi trường đất ở địa phương em bằng những câu hỏi sau: -Môi trường đất ở địa phương em ô nhiễm hay không ô nhi ễm ? -Đất trồng bị thu hẹp và suy thoái do những nguyên nhân nào? Từ đó học sinh biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường đất như thế nào. 3. Sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên. Dạy học ngoài thiên nhiên là hình thức dạy học có nhi ều ưu điểm như học sinh có hứng thú trong khi học, nội dung học tập thực tế, dễ tiếp thu nhưng giáo viên ít sử dụng vì khó chọn đ ịa điểm học tập phù hợp cho bài dạy, tốn nhiều thời gian…Nhưng dạy các bài có liên quan đến giáo dục môi trường cho học sinh ở môn Khoa học và phân môn Địa lí lớp 5 thì dạy học ngoài thiên nhiên mang lại hiệu quả cao. Có thể đưa học sinh ra sân trường, vườn trường và những địa điểm thuận lợi quanh nhà trường mà có thể phục vụ cho nội dung bài học. Nhiều bài giảng có khả năng ti ến hành ngoài thiên nhiên, chẳng hạn như các bài thuộc chủ đ ề “ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Khi dạy các bài này tôi đã kết hợp phương pháp điều tra tình trạng môi trường ở địa phương, có nghĩa là cho học sinh đi thực tế ngay ở địa phương của các em, tìm hi ểu môi trường, tài nguyên thiên nhiên của địa phương…Từ đó chính bản thân các em tự ý thức được cần bảo vệ, giữ gìn môi trường đất, không khí, nước, có ý thức bảo vệ rừng, có ý thức bảo v ệ môi trường ở địa phương. Khi dạy học ngoài thiên nhiên, tôi đã chu ẩn bị chu đáo v ề đ ịa điểm cũng như phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn cho học sinh. Mặc dù đây là hình thức gây nhiều khó khăn cho bản thân nh ưng đ ể giáo dục môi trường cho học sinh thì tôi đã sử dụng và ti ến hành ngay trên địa phương các em sinh sống để không tốn kém và đ ược sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường. Cụ thể: Tôi đã cho học sinh học ngoài thiên nhiên là một con sông gần trường khi học bài “ Tác động của con người đến môi trường không khí và nước” ( Khoa học 5). Khi học ngoài thiên nhiên học sinh được chứng ki ến tình trạng môi trường ở đây, con người vứt rác thải, động vật chết nổi trên sông …Không khí toàn mùi hôi, thối; còn ngửi thấy mùi bốc lên nồng nặc, khó thở từ khí thải của Nhà máy bột giấy ... cách đó 6-7 cây số. Từ thực tế đó, học sinh dễ dàng nêu được nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, biết được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước… 4. Sử dụng hình thức trò chơi "tham quan , du lịch " qua hình ảnh. Đây là hình thức dạy học có thể tổ chức ngoài trời ,yêu c ầu thời gian dài hơn, có thể là một tiết hoặc cả buổi. Với hình thức này giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo và phong phú về hình ảnh các đối tượng cần "tham quan". "Tham quan du lịch" qua hình ảnh giúp học sinh thấy được sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đa dạng, phong phú, thấy được mối quan hệ giữa kiến thức với cuộc sống và sản xu ất, sức mạnh cải tạo thiên nhiên và xã hội của con người. Qua đó học sinh thấy được tình trạng môi trường ở nơi đấy, biết so sánh với môi trường ở địa phương mình đang sống, từ đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. - - Để giáo dục môi trường cho học sinh dưới hình thức trò chơi "Tham quan du lịch " qua hình ảnh đạt kết quả tốt giáo viên cần phải biết vận dụng việc "Ứng dụng công nghệ thông tin" trong quá trình dạy học .Vì qua đó sẽ tác động trực tiếp lên nhận thức của học sinh, học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh. Khi tổ chức " tham quan" giáo viên cần chu ẩn bị đ ầy đ ủ phương tiện (Máy vi tính, đèn chiếu...) và tiến hành theo trình tự sau: Giáo viên sẽ giới thiệu các đối tượng cần tham quan.(Đối tượng tham quan ở đây là những hình ảnh được giáo viên sưu tầm, thu thập ở địa phương, hoặc qua mạng intenet để sử dụng bài giảng điện tử) Học sinh ghi chép lại các sự vật cần thiết như: cây cối, hoa, đất , nước,… Học sinh có thể đặt câu hỏi đối với giáo viên. Tổ chức trò chơi " Hướng dẫn viên du lịch" - Cuối buổi, giáo viên tóm tắt kết quả (về nhận thức, k ỉ lu ật, tr ật tự…) Đây là một hình thức dạy học thiết thực và có hi ệu qu ả cao nên có thể áp dụng thường xuyên trong quá trình dạy học phù hợp với nhiều chủ đề. Sử dụng biện pháp này với các bài có nội giáo dục môi trường cho học sinh: tôi đã tổ chức cho học sinh " tham quan, du lịch" qua các hình ảnh bằng bài giảng điện tử, vào tiết sinh ho ạt tập thể. Kết hợp với trò chơi "Hướng dẫn viên du l ịch": Học sinh đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với "khách " v ề khu rừng, nhà máy thủy điện mà các em đang được "tham quan" trên đèn chiếu , học sinh khác có thể đặt câu hỏi với "hướng d ẫn viên " . Ví dụ: Cây cối ở khu rừng này được trồng hay mọc tự nhiên? Nó được chăm sóc như thế nào? Con người ở đây đã làm gì để bảo vệ rừng? Qua tiết học đó học sinh đã biết được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá ho ại cây xanh, phá hoại rừng; biết được tác hại của việc phá rừng. Như vậy khi áp dụng vào bài học, hay trong thực tế học sinh nêu lên các bi ện pháp bảo vệ môi trường và thực hiện bảo vệ môi trường một cách đầy đủ và chính xác. Ngoài những phương pháp, hình thức được sử dụng trong các bài dạy cụ thể trong môn Khoa học và phân môn Địa lí l ớp 5. Đ ể giáo dục môi trường cho học sinh một cách có hiệu qu ả thì tôi đã sử dụng kết hợp một số biên pháp tác động đến thái độ hành vi của học sinh: * Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường. Biện pháp này cũng được áp dụng nhưng rất ít, một năm chỉ phát động một lần nhưng chỉ là hình thức, nhưng có năm lại không được tổ chức. Để giáo dục môi trường cho học sinh thông qua dạy môn Khoa học và phân môn Địa lí lớp 5 tôi sử dụng bi ện pháp sau: Chẳng hạn khi học xong chủ đề “ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên” (Khoa học 5), tôi tổ chức cho học sinh lớp 5B thi tìm hi ểu về môi trường bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi có trong nội dung bài học và có thêm các câu hỏi liên hệ thực tế môi trường ở đ ịa phương: Câu 1: Môi trường bao gồm những gì? Câu 2: Hãy liệt kê một số thành phần của môi trường nơi em sống. Câu 3: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Câu 4: Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng như th ế nào đối với đời sống con người? Câu 5: Nêu những tác hại của việc phá rừng? Liên hệ ở đ ịa phương em. Có thể kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách đội, trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể có những buổi cho h ọc sinh tìm hiểu về môi trường vào dịp hưởng ứng ngày môi trường thế giới ( 5 / 6 ). * Tổ chức phong trào " Xanh, sạch, đẹp" Đây là biện pháp mà học sinh được trực tiếp tham gia công tác bảo vệ môi trường. Từ phong trào này kết hợp những ki ến thức các em đã học ở môn Khoa học và phân môn Địa lí 5, học sinh s ẽ thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. Khi tham gia phong trào này các em đã bi ết thực hiện giữ môi trường trong sạch, biết giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp, tự ý thức không vứt rác bừa bãi nhắc nhở các bạn cùng thực hi ện; biết gi ữ v ệ sinh chung, biết trồng cây xanh và chăm sóc cây để môi trường trong lành; trên thực tế ở trường chúng tôi Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức phong trào dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm; nhận d ọn v ệ sinh nghĩa trang liệt sĩ của huyện; trồng và chăm sóc cây xanh, năm học này Ban giám hiệu đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp chăm sóc số cây mà nhà trường đã trồng. Đến nay số cây đó đã và đang đâm chồi nảy lộc rất tươi tốt. Hưởng ứng phong trào đó, tôi đã tổ chức phong trào thi đua giữa các tổ của lớp tự trồng và chăm sóc cây cảnh trong lớp mình, học sinh thực hiện công việc này rất tốt, mỗi tổ đã trồng và chăm sóc được ít nhất 2 cây cảnh rất đẹp. Khi sử dụng các phương pháp trên, để đạt hiệu quả như mong muốn tôi đã chuẩn bị rất chu đáo về mọi mặt và có s ự liên kết, giúp đỡ của gia đình, nhà trường. Trên đây là những phương pháp, biện pháp được xây dựng để giảng dạy các bài có kiến thức về môi trường ở môn Khoa học và phân môn Địa lý lớp 5, qua đó để giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp, biện pháp một cách linh hoạt, hợp lý với mỗi bài dạy, với từng chủ đề vì thế hiệu quả giáo dục môi trường cho học sinh đạt kết quả cao. Cụ thể: Môn: Khoa học lớp 5 Bài 67: Tác động của con người lên môi trường không khí và nước Tôi đã tiến hành như sau: Trước tiên tôi tổ chức cho cả lớp 5B (gồm 20 em) khảo sát trước khi học bài và thu được kết quả như sau: Kết quả đạt được Số Nội dung khảo sát Số Tỉ TT lượn lệ(%) g 1. 2. - - 1 Sự chú ý của học sinh 12 60 2 Sự hứng thú của học sinh 12 60 3 Thái độ của HS về vấn đề môi trườngkhông khí 10 50 và nước 4 Hành vi cải tạo môi trường mụi trường không khí 9 45 và nước. 5 Ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước của 9 45 HS + Chuẩn bị: - Yêu cầu học sinh về điều tra về tình trạng không khí và n ước ở địa phương em hiện nay đồng thời sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về ô nhiễm môi trường không khí và nước ở nước ta. - Giáo viên chuẩn bị một số hình ảnh về môi trường không khí và nước trước đây cùng các hình ảnh ô nhiễm môi trường không khí và nước hiện nay. Tiến trình bài dạy như sau: Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi. + Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường đất bị suy thoái? HS trả lời, HS nhận xét, GV nhận xét, kết luận, tuyên d ương HS. Bài mới: + Giới thiệu bài: Con người cần nước để làm gì? (HS trả lời) Con người cần không khí để làm gì? (HS trả lời) GV: Không khí, nước là những điều kiện không thể thi ếu trong cu ộc sống của con người. Trong thực tế, con người đã tác động lên môi trường không khí và nước như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 67: Tác động của con người đến môi trường không khí và nước. Hoạt động 1: Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước. Chia lớp làm 4 nhóm tôi yêu cầu các em cùng quan sát hình minh họa SGK trang 138, 139 và thảo lu ận trả l ời các câu h ỏi (nhóm trưởng điều khiển các thành viên cùng trao đổi, thảo luận trả l ời các câu hỏi sau đó thư kí ghi lại câu trả lời đã thống nhất của nhóm mình): + Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm nước? + Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí? + Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những ống d ẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ? + Tại sao một số cây trong hình 5 bị trụi lá? + Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước? Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm theo dõi, bổ sung cho nhau. GV kết luận và đưa ra một số hình ảnh về ô nhiễm không khí và nước trên màn chiếu. Khói, bụi gây ô nhiễm không khí Khí thải các nhà máy Khói, bụi bởi các công trường xây dựng Nước thải sinh hoạt Rác thải ở hồ, ao Nước thải các nhà máy Xác chết các động vật Phun thuốc trừ sâu Dầu mỏ bị rò rỉ trên biển Hoạt động 2: Tác hại của ô nhiễm không khí và nước. + Ô nhiễm không khí và nước có tác hại gì? ( HS nối ti ếp nhau tr ả lời) (Làm suy thoái đất; làm chết thực vật; làm chết đ ộng v ật; ảnh hưởng đến sức khỏe của con người - gây nhiều căn bệnh hi ểm nghèo.) · GV Kết luận và cho HS quan sát một số hình ảnh về tác hại của ô nhiễm không khí và nước trên màn chiếu. Đất bị suy thoái Động vật dưới nước chết nổi trên mặt sông Cây cối bị chết Người dân sử dụng nguồn nước gây bệnh + Ở địa phương em, người dân đã làm gì để môi trường không khí và nước bị ô nhiễm? + Việc làm đó sẽ gây ra những tác hại gì?( HS l ần lượt trả lời) · Củng cố: Tổ chức cho các nhóm trưng bày các hình ảnh mà nhóm mình sưu tầm được về ô nhiễm môi trường không khí và nước. · Dặn dò HS vào buổi chiều sẽ đi thực tế ngay ở địa phương. Đi thực tế: Tôi tổ chức cho các em đi thực tế ngay ở địa phương để các em thấy được sự ô nhiễm môi trường ngay nơi mình sinh sống với lộ trình như sau: Đầu tiên cho các em tập trung trên vỉa hè đường phố, quan sát bụi đường do xe cộ đi lại và tiếng ồn của các phương tiện giao thông trên đường, để các em thấy được sự ô nhiễm không khí. Tiếp theo các em đi thăm cánh đ ồng lúa ở Thị Trấn để các em thấy sự biến đổi của đất khi ng ười dân s ử dụng phun thuốc trừ sâu,… Cuối cùng là các em dừng chân ở bờ sông Chu quan sát dòng nước chảy để thấy sự ô nhi ễm nước bởi nước thải ở nhà máy bột giấy đóng tại xã Lương Sơn. Sau buổi đi thực tế tôi đã khảo sát lại HS trong l ớp 5B (g ồm 20 em) và thu được kết quả như sau: Số Nội dung khảo sát Kết quả đạt được TT Số lượng Tỉ lệ(%) 1 Sự chú ý của học sinh 20 100 2 Sự hứng thú của học sinh 20 100 3 Thái độ của HS về vấn đề môi 18 90 trường 4 Hành vi cải tạo môi trường 18 90 5 Ý thức bảo vệ môi trường của HS 18 90 Môn: Địa lí lớp 5 Bài 6: Đất và rừng Tôi đã tiến hành như sau: + Chuẩn bị: - Yêu cầu học sinh về sưu tầm tranh ảnh, các bài báo về th ực vật và động vật của rừng Việt Nam, tìm hiểu về việc phá rừng và trồng rừng ở địa phương. - Giáo viên sưu tầm hình ảnh về việc phá rừng và tác hại của vi ệc phá rừng, hình ảnh trồng rừng phủ xanh đồi trọc. + Tiến trình dạy ở hoạt động 3. Hoạt động 3: Vai trò của rừng đối với đời sống con người. + Rừng có vai trò như thế nào đối với đời sống của con ng ười?(HS trả lời) ( Rừng có vai trò to lớn đối với sản xuất và đời sống của con ng ười, rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Rừng có tác d ụng đi ều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt). + Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật và đ ộng vật của rừng Việt Nam. + Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân phải làm gi?(HS trả lời) + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?(HS liên hệ ở đ ịa phương) GV kết luận: Rừng nước ta đã bị tàn phá nhiều. Tình trạng mất rừng do khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, cháy rừng,… đã và đang là mối đe dọa lớn đối với cả nước, không ch ỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người. Do đó việc trồng và bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách. + Tổ chức cho các em quan sát hình ảnh trên màn chi ếu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng