Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn ngữ văn 6...

Tài liệu Skkn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn ngữ văn 6

.DOC
54
248
101

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA TIẾT DẠY TRUYỆN NGỤ NGÔN NGỮ VĂN 6” PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng Kỹ năng sống là yếu tố cần thiết trong mọi thời đại đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu đó Bộ Giáo dục và Đào tạo lồng ghép kỹ năng sống vào trong chương trình học của học sinh. Trong “ Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020” (Dự thảo lần thứ 14) nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và Đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trưởng toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh”. Có thể khẳng định, mục tiêu giáo dục toàn diện không thể đạt được nếu không giáo dục kỹ năng sống. Hơn nữa, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Có thể nói, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, để thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, người giáo viên phải làm sao hướng học sinh đến cách tiếp cận kĩ năng sống, kĩ năng sống thực chất là: học để biết, học để làm gì, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Bởi vì mục tiêu giáo dục hiện nay không còn là trang bị kiến thức cho học sinh như vấn đề giáo dục những năm trước mà là cần phải trang bị năng lực cần thi đã đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Phải chăng vấn đề tích hợp kĩ năng sống vào giảng dạy bộ môn Ngữ Văn cũng nhằm mục đích là tăng cường kĩ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người. Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THCS nói chung, đặc biệt là năm học 2013 – 2014 khi dạy môn Ngữ văn lớp 6, tôi thấy phần truyện ngụ ngôn không chỉ có giá trị là những bài học răn dạy quý báu, mà còn là cả một kho kĩ năng sống nếu người giáo viên biết cách khai thác. Những vấn đề trên tuy không khó nhưng để thực hiện được thì đòi hỏi người giáo viên phải có cái tâm nghề nghiệp, phải thật sự tâm huyết với nghề và hết lòng vì học sinh thân yêu mới có khả năng giáo dục các em tự tìm tòi, học hỏi, tự vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua tiết dạy truyện ngụ ngôn trong Ngữ Văn 6”. 2. Ý nghĩa, tác dụng của đề tài Đề tài mong giúp các em học sinh trước hết hiểu và thấy được cái hay, cái sâu sắc của những câu truyện ngụ ngôn đã học, hứng thú với tiết học về truyện ngụ ngôn nói riêng và với giờ học Ngữ văn nói chung. Thấy hết được tác dụng của môn Ngữ văn với việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, dạy học phải bám sát mục tiêu là phải phát huy tính tích cực của học sinh, đòi hỏi người học sinh phải tự mình khám phá, chinh phục kiến thức, không chỉ có thế, qua những kiến thức đó, người giáo viên cần phải hướng các em học sinh làm sao hình thành được cho các em những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác…. Bên cạnh đó giúp học sinh có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hằng ngày, có suy nghĩ và hành động tích cực, có quyết định đúng đắn trong so sánh, có quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài a. Đối tượng nghiên cứu - Các biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập phần truyện ngụ ngôn cũng như cách tích hợp giáo dục Kĩ năng sống trong một tiết dạy truyện ngụ ngôn sao cho đạt hiệu quả tốt đối với học sinh khối lớp 6 – trường THCS Phan Sào Nam – Phù Cừ - Hưng Yên. b. Phạm vi nghiên cứu - Khả năng tiếp nhận kiến thức trong các văn bản truyện ngụ ngôn đối với học sinh lớp 6 – trường THCS Phan Sào Nam – Phù Cừ - Hưng Yên. - Quá trình giảng dạy phần truyện ngụ ngôn, quá trình tích hợp nội dung này với giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh của giáo viên Ngữ văn. B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Vấn đề tích hợp trong dạy học ngữ văn trung học cơ sở là một trong những nội dung đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong chương trình sách giáo khoa mới mà chúng ta đã thực hiện trong những năm qua. Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng, luôn tiềm ẩn và rất linh hoạt. Trong chương trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn không chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế. Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được 2 mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đuợc của toàn ngành thì gần đây chúng ta thường thấy thực trạng trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, về liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tai tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình,….Đồng thời rèn kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân cũng là nhu cầu cần thiết…Hơn thế nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, giỏi lập trình, giỏi tiếng Anh… Kĩ năng sống, một vấn đề không mới trong giai đoạn hiện nay đối với giáo dục, còn Truyện ngụ ngôn cũng là mảng truyện dân gian rất đỗi quen thuộc đối với văn học nói chung. Nhưng để tích hợp kĩ năng sống trong khi dạy truyện ngụ ngôn lại là đề tài chưa hề được thực hiện, mặc dù khi đọc mỗi câu truyện ngụ ngôn, nếu bình tâm ngẫm nghĩ, chúng ta sẽ không chỉ thấy được rất nhiều bài học luân lí mà còn biết thêm không ít các kĩ năng sống cho mình. Tất cả các kĩ năng mà truyện ngụ ngôn có thể đề cập đến đều là các kĩ năng tối thiểu cho mỗi cá nhân, hơn thế nữa nó còn rất cần thiết cho một con người thời hiện đại. Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 có ba truyện ngụ ngôn, đa phần đều là những câu chuyện rất quen thuộc với các em học sinh, tuy nhiên việc chỉ ra Kĩ năng sống, hướng dẫn tích hợp, lồng ghép để giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả lại không đơn giản. Vậy tích hợp giáo dục Kĩ năng sống trong khi dạy phần truyện ngụ ngôn ra sao để đạt hiệu quả, đó chính là một trong những lí do để tôi thực hiện đề tài này. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi - Trong những năm giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THCS Phan Sào Nam, vấn đề tích hợp kĩ năng sống vào bộ môn không phải là điều mới mẻ, giáo viên đã và đang đứng lớp cũng đã có thực hiện nhưng trong giai đoạn trước, bản thân người giáo viên chỉ thực hiện theo cảm tính, chưa đi sâu vào nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nhưng trong thời gian gần đây, xác định được mục tiêu giáo dục cũng như Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nên vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được quan tâm hơn nhiều vì lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chon những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em sẽ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kĩ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Chính vì vậy vấn đề giáo dục kĩ năng sống và tích hợp giáo dục Kĩ năng sống vào các môn học trong đó có môn Ngữ Văn rất được quan tâm. - Việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường THCS được tiến hành thông qua môn học (nội khoá, ngoại khoá), thông qua việc dạy học tự chọn, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động câu lạc bộ cũng không còn xa lạ với giáo viên bởi họ đã được làm quen với cách thức tổ chức này (qua các đợt tập huấn tích hợp một số mặt giáo dục khác của Sở giáo dục, Phòng giáo dục ). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc đưa hoạt động giáo dục này vào nhà trường. - Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kĩ năng sống với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật,… sẽ tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kĩ năng sống; - Nhìn chung hầu hết các giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ Văn nói riêng đã bước đầu làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống”, mặc dù mức độ hiểu biết có khác nhau. - Một số hoạt động giáo dục Kĩ năng sống đã được đa số các trường chú ý thực hiện trong khuôn khổ và yêu cầu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” do Bộ GD và Ðào tạo phát động. - Giáo dục Kĩ năng sống từ nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh HS. - Hình thực tổ chức giáo dục Kĩ năng sống đã bước đầu được thực hiện trong một số môn học, thông qua hoạt động ngoại khoá và sinh hoạt câu lạc bộ với nội dung khá đa dạng. - Văn học là nhân học, từ trước đến nay đây vẫn là một bộ môn thuận lợi để “ thay thái độ, đổi hành vi” của trẻ một cách dễ nhất thông qua các bài học ý tứ, sâu sắc mà lại rất nhẹ nhàng. - Lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống cho đối tượng học sinh lớp 6 – một lớp đối tượng khá non nớt nhưng cũng đủ nhận thức để rèn luyện các kĩ năng cho bản thân mình là khá phù hợp. - Phần truyện ngụ ngôn, từ trước đến nay vẫn luôn được coi là những bài học luân lí sâu sắc, nhưng lại khá dễ tiếp thu vì nó ngắn gọn nhưng không kém phần hóm hỉnh, hài hước. Khi lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống trong phần truyện ngụ ngôn, chắc chắn sẽ được học sinh tiếp nhận một cách hứng thú và không bị gò ép mang tính áp đặt. - Trường THCS Phan Sào Nam, cũng như hầu hết các trường trong huyện đều rất chú ý đến nội dung giáo dục Kĩ năng sống tích hợp trong các hoạt động ngoại khóa, trong môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong tiết sinh hoạt và đặc biệt là lồng ghép trong khi dạy các môn văn hóa. Bản thân tôi, luôn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu trường THCS Phan Sào Nam, sự ủng hộ nhiệt tình của các em học sinh khi thực hiện triển khai đề tài này trong năm học 2013 – 2014. 2. Khó khăn - Vấn đề thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồng ghép kĩ năng sống vào tiết dạy, một tiết học thường đi rất nhanh phần lí thuyết, đôi khi hết giờ mà học sinh chưa thực hiện được một kĩ năng nào, ngoài ra không có một tiết dạy kĩ năng riêng cho học sinh, điều này cũng khó với giáo viên vì nếu quá chú trọng vào giáo dục kĩ năng sống thì lại chậm tiến độ bài dạy theo Phân phối chương trình, mà dạy cho kịp nội dung bài đôi khi lại rất khó lồng ghép Kĩ năng sống. - Khi thực hiện nhiệm vụ lồng ghép giáo dục Kĩ năng sống vào các môn học, đặc biệt với môn Ngữ văn, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn (chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, kế hoạch thực hiện, tiêu chí đánh giá,…). - Tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện, điều này cũng không dễ thực hiện. - Thói quen chú trọng vào kiến thức mang tính lý thuyết của giáo viên sẽ là cản trở lớn khi triển khai giáo dục kĩ năng sống, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống. - Ðã có một vài dự án, đề tài nghiên cứu tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán, song nhìn chung đại bộ phận giáo viên chưa được tiếp cận với phương thức tiến hành giáo dục kĩ năng sống một cách đầy đủ và bài bản. 3. Kết luận Trước những yêu cầu hết sức thiết thực, bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn 6, luôn trăn trở để làm sao từ những câu truyện ngụ ngôn quen thuộc, các em học sinh không chỉ thấy được những bài học sâu sắc cho mình mà còn tự rút ra và rèn luyện được những Kĩ năng sống cho bản thân một cách tốt nhất để các em có thể tự tin thể hiện mình trước đám đông, biết cách xử lí các tình huống đơn giản hay phức tạp, thể hiện khả năng tiềm ẩn của mình và phát triển một cách toàn diện trong xã hội năng dộng và hiện đại ngày nay. Từ những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình thực hiện đề tài, tôi mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, lý luận - Nhằm hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận có tính liên quan đến khả năng tiếp nhận các kiến thức Ngữ văn nói chung và phần truyện ngụ ngôn nói riêng trong Ngữ văn lớp 6 bằng cách sưu tầm tài liệu, sách báo, truy cập Internet…. - Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục và giáo dục KNS cho học sinh THCS, phân tích, tổng hợp những tư liệu, tài liệu lý luận về giáo dục KNS. 2. Phương pháp quan sát Nhằm chính xác hóa và phong phú thêm các số liệu đã thu được bằng cách quan sát sự học tập của học sinh trong các giờ học truyện ngụ ngôn. 3. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động của học sinh Nhằm hỗ trợ cho phương pháp Anket, thông qua các bài kiểm tra, bài tập về nhà, điểm tổng kết…thông qua những đề cương, dàn ý của học sinh…từ đó thu thập được thông tin nhằm hỗ trợ cho phương pháp điều tra. 4. Phương pháp đàm thoại Nhằm chính xác hóa các số liệu điều tra về thực trạng nâng cao hiệu quả việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua tiết dạy truyện ngụ ngôn trong Ngữ văn lớp 6. 5. Phương pháp Anket Là phương pháp chủ yếu nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, qua đó phát hiện và thấy được thực trạng của học sinh trong việc học truyện ngụ ngôn cũng như rèn luyện kĩ năng sống cho các em. 6. Phương pháp lấy ý kiến chuyện gia Đây là phương pháp thu nhận thông tin nhằm có hướng tìm hiểu và phân tích sâu hơn về các vấn đề xoay quanh truyện ngụ ngôn, Kĩ năng sống cho học sinh. 7. Phương pháp thống kê toán học. Thống kê kết quả mà học sinh thu được sau đề tài và so sánh, đối chiếu với trước khi làm đề tài này. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI A. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1. Kiến thức: Qua đề tài, giúp các em nắm được: - Khái niệm và những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật đặc trưng nhất của truyện ngụ ngôn. - Nắm được nội dung, ý nghĩa, đặc điểm nhân vật cốt truyện và một số nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng”, “ Thầy bói xem voi“, “Chân, tay, tai, mắt, miệng” và “ Đeo nhạc cho mèo”. - Học sinh cũng cần nắm được những khái niệm cơ bản về Kĩ năng sống, biết được một số kĩ năng sống cần thiết, hiểu được giá trị và tác dụng của việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong tiết học truyện ngụ ngôn để hợp tác cùng giáo viên trong giờ học. 2. Kĩ năng - Học sinh rèn được kĩ năng đọc, kể lại truyện có diễn cảm. - Biết cách tìm và phân tích những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của ba truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm. - Biết cách tìm hiểu, phân tích những ngụ ý, bài học của truyện ngụ ngôn. - Biết liên hệ các truyện đã học, đọc thêm với tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống để ứng xử kịp thời. - Biết cách rút ra Kĩ năng sống cần thiết qua bài học và áp dụng kĩ năng sống vừa học được vào thực tế cuộc sống. - Từ việc hướng dẫn của giáo viên, với những truyện ngụ ngôn khác mà các em đọc thêm được, bản thân các em cũng có thể rút ra các bài học giá trị và các kĩ năng sống cần thiết cho mình. 3. Thái độ - Tán thành với ý nghĩa của ba truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm. - Thêm yêu truyện ngụ ngôn nói riêng và phần Văn học dân gian nói chung. - Trân trọng những câu truyện ngụ ngôn đã được học và những kí năng sống học được từ truyện ngụ ngôn ấy. - Thấy được ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống, để từ đó có thái độ tích cực và hợp tác khi được học nội dung này không chỉ trong môn Ngữ văn mà với tất cả các môn học khác. * Tóm lại: Khi viết giải pháp này, tôi muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục trong giảng dạy môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đã ban hành và mục tiêu giáo dục chung là mỗi giáo viên văn sẽ góp phần đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh, không chỉ có hiểu biết về tri thức mà còn giàu có về cảm xúc, có tâm hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới Chân – Thiện – Mĩ mà đặc biệt còn thành thục các kĩ năng sống cần thiết để có một nền tảng cơ bản thích ững với cuộc sống ngày càng hiện đại hiện nay. Đây cũng là những yêu cầu quan trọng để các em hình thành những thói quen và nếp sống, giúp các em để trở thành những công dân tốt biết sống và làm việc cống hiến cho đất nước. B. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI I. Một số thuật ngữ liên quan a. Kĩ năng Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. b. Kĩ năng sống ( KNS ) Khái niệm KNS được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo tồ chức UNESCO định nghĩa " kỹ năng sống" là: khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có đầy đủ khả năng đối phó có hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Nói một cách dễ hiểu, đó là khả năng nhận thức của bản thân (giúp mỗi người biết mình là ai, sinh ra để làm gì, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mình có thể làm được làm gì?) UNESCO: Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục - Học để biết (Learning to know): bao gồm các KN tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả - Học làm người (Learning to be): bao gồm các KN cá nhân như ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin - Học để sống với người khác (learning to live together): bao gồm các KN xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông - Học để làm: (Learning to do): KN thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm - KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. - Bản chất của KNS là KN làm chủ bản thân và KN xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với XH, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. + Kĩ năng sống là tất cả các kĩ năng cần có giúp người ta có thể học tập, làm việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn. Có hàng trăm kĩ năng sống khác nhau, tùy hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà chúng ta cần dạy cho trẻ em những kĩ năng cần thiết khác nhau. Ví dụ trẻ em vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cần dạy kĩ năng bơi lội, đi xuồng, ghe… Trẻ em thành phố cần dạy các kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục, kĩ năng từ chối ( khi được mời thử ma túy, đi quán Bar….) c. Truyện ngụ ngôn - Theo Văn học dân gian Việt Nam ( sách giáo trình Cao đẳng sư phạm – Nhà xuất bản Giáo dục – 1998): truyện ngụ ngôn (hay ngụ ý) là một loại truyện dân gian mang tính chất ngụ ý, nói bóng, hay ám chỉ ( phúng dụ) nhằm nêu lên những bài học triết lí, luân lí, hay một kinh nghiệm sống dưới một hình thức kín đáo. - Theo Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. II. Các tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài Phần truyện ngụ ngôn trong Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 được trích giảng bào gồm: - Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Đeo nhạc cho mèo ( Phần giảm tải, giáo viên vẫn có thể sử dụng để liên hệ) - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ( Đọc thêm ) III. Khái quát tình hình nghiên cứu đề tài Để thực hiện thành công đề tài này, trước hết tôi khái quát chung địa bàn khảo sát: - Trường THCS Phan Sào Nam là một trường có bề dày thành tích dạy và học, năm học 2009 – 2010, trường được công nhận là trường Chuẩn quốc gia với 8 lớp học và đầy đủ các phòng bộ môn. - Năm học 2013 – 2014, trường có 230 học sinh. Khối lớp 6 gồm 2 lớp với 73 học sinh. Nhìn chung trình độ nhận thức và kĩ năng của các em không đồng đều, có sự chênh lệch giữa các em ngay trong một lớp. - Thực tế, môn Ngữ Văn là một môn học quan trọng của các em, nhưng cũng khẳng định rằng đây là một môn học không dễ chút nào. Việc học Ngữ văn đã khó, học phần Văn học dân gian cách thời điểm hiện tại các em đang sống quá xa lại càng khó. Hơn nữa truyện ngụ ngôn lại là một mảng đòi hỏi các em phải có sự suy luận, có sự hiểu biết sau đó lại phải tích hợp với nội dung giáo dục kĩ năng sống, điều này không hề đơn giản, nhất là với đối tượng học sinh lớp 6 còn quá non nớt và chưa có nhiều hiểu biết về thực tế. Do vậy, cả thầy và trò cùng phải cố gắng rất nhiều để các em không chỉ cảm nhận và tiếp thu được hết cái hay cái đẹp của mỗi tác phẩm ngụ ngôn, mà còn biết rút ra các bài học Kĩ năng sống thiết yếu cho mình. IV. Giải pháp cụ thể Như phần trên tôi đã trình bày, dạy phần Truyện ngụ ngôn tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 6 là tương đối khó. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng bài dạy, nghiên cứu, tìm tòi bước đầu tôi đã thực hiện khá tốt một số giờ học, giúp các em không chỉ hứng thú với bài mà còn có thêm một số kĩ năng, tạo được những sản phẩm nhất định từ các kĩ năng học được. Tôi xin mạnh dạn trình bày một số phương pháp và ứng dụng dạy một bài cụ thể: 1. Tìm hiểu về nguồn gốc truyện ngụ ngôn Ngụ ngôn là một trong những thể loại tự sự cổ xưa nhất, ở Văn học dân gian của mọi dân tộc đều có thơ hoặc truyện ngụ ngôn. Ngụ ngôn xuất hiện trước công nguyên trong kho tàng văn hóa các dân tộc như Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập, Trung Hoa... và xa xưa nhất có thể tính đến là những tác phẩm ngụ ngôn nửa thực nửa truyền thuyết tương truyền do Ezop sáng tác, có tầm ảnh hưởng sâu rộng sang cả vùng Trung Đông rồi ngược về phương Tây với Panchatantra của Ấn Độ thế kỷ 3 trước công nguyên, Calila và Dimna thế kỷ 8 ở Syrie, Arab; Stefanit và Ichnilat ở Byzance và Nga v.v. Một dòng khác tiếp tục tồn tại ở đế chế La Mã, vùng Tây Âu thời trung đại với Romul bằng tiếng Latinh, Isopette bằng tiếng Pháp, và cận đại với ngụ ngôn J. La Fontaine, K. F. Hellert, T. de Iriarte, L. Holberg, I. Krasicki v.v.). Ở Trung Quốc, ngụ ngôn cổ đại thâm nhập vào sách triết luận và chính luận của "chư tử" như Trang Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử..., vào các truyện kể trung đại như Bình thoại, Thoại bản và vào cả tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long. Tuy ngụ ngôn tồn tại trong mọi nền văn hóa khắp thế giới nhưng ở những thời đại văn hóa có sự chú trọng đặc biệt đến giáo huấn và phúng dụ, thì ngụ ngôn là thể loại trung tâm, là chuẩn cho các thể loại khác, như văn xuôi răn dạy vùng Trung Đông (Cựu ước, Lời răn bảo của Akhikar v.v.). Ở văn chương Thiên Chúa giáo và văn học Trung đại (như ngụ ngôn trong Phúc âm với truyện đứa con hoang, người gieo hạt v.v.). Ở những thời đại ấy, khi văn hóa đọc hiện diện một tâm thức tiếp nhận đặc thù: bất kỳ thiên truỵen nào cũng được hiểu như ngụ ngôn, thì cái thống trị ở văn hóa ấy sẽ là thi pháp ngụ ngôn, loại trừ tính miêu tả của văn xuôi cổ đại hay kiểu châu Âu cận đại; thiên nhiên và sự vật chỉ được nhắc đến khi thật cần thiết, hành động xảy ra như không có bối cảnh; nhân vật không có nét ngoại hình, tính cách, mà hiện ra như những chủ thể của sự lựa chọn đạo lý. Từ cuối thế kỷ 19, một loạt nhà văn đã xem sự súc tích, kiệm lời của ngụ ngôn là mẫu mực cho sáng tác của mình, như Lep Tolstoi cuối đời đã bắt tay thực hiện ý đồ gò văn xuôi vào quy luật của ngụ ngôn. Thời hiện đại nhiều nhà văn chú ý dựa vào các truyền thống ngụ ngôn đã đưa tới sự xuất hiện những tác phẩm kịch và tiểu thuyết được gọi là parabole. Về cấu trúc bên trong, ở những tác phẩm này có hình tượng bóng gió, ngụ ý, kiểu hình tượng hướng tới tượng trưng; chú trọng lối nói bóng gió đa nghĩa (khác với tính đơn nghĩa của phúng dụ và cũng khác với bình diện sau vốn mang nghĩa một chiều của ngụ ngôn cổ và trung đại. Sự súc tích về nội dung, khả năng mang nhiều tầng hàm nghĩa của ngụ ngôn đã trở thành hấp lực đối với nhiều nhà văn như F. Kafka với “Vụ án”, H. Hesse với “Chuỗi ngọc thủy tinh”, E. Hemingway với “Ông già và biển cả”, Abe Kobo với “ Người đàn bà trong cồn cát” ... Thi pháp ngụ ngôn mở rộng sang kịch và các tiểu thuyết luận đề, được thực hiện bởi những nhà văn muốn thoát khỏi quan niệm truyền thống về tính cách và hoàn cảnh, trong số này có nhiều nhà văn hiện sinh như J. P. Sarche, A. Camus, G. Marcel, B. Brecht, W. Faulkner … Dấu hiệu về cấu trúc và nội dung ngụ ngôn cũng bộc lộ tới các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh (bộ phim “Dấu ấn thứ bảy” của Ingmar Bergman; các bộ phim hoạt hình như “Tom và Jerry”, “Hãy đợi đấy”; tranh “Gernica” của P. Picasso; một số tác phẩm thuộc thể loại truyện tranh thiếu nhi như “Đô rê mon” … Ở Việt Nam, ngụ ngôn dân gian tồn tại và nhiều truyện đã trở thành điển cố văn học, như “Đẽo cày giữa đường”, “Thầy bói xem voi” v.v. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc trong “Truyện cổ nước Nam” có chép một số ngụ ngôn dân gian. Trong văn học viết có thể kể đến những tác phẩm như “Truyện hai ông Phật cãi nhau” trong “Thánh Tông di thảo”, các truyện “Lục súc tranh công”, “Trinh thử” … Hiểu một cách đơn giản hơn thì nguồn gôc của truyện ngụ ngôn chính là do một bộ phận truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện loài vật. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đaị đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật (để dễ săn bắt và tự vệ) . Cũng do sự phân biệt giữa con người và tự nhiên chưa rõ ràng nên người ta đã gán cho mọi vật tính cách của con người. Truyện loài vật ra đời trên cơ sở đó. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện. Truyện ngụ ngôn có liên quan đến cách nói bằng hình tượng của nhân dân. Trong cách nói của mình, nhân dân thường dùng những sự vật cụ thể, những so sánh, ví von để diễn đạt cái trừu tượng( chẳng hạn cách nói ngu như bò,nhanh như cắt...Khi lối nói tỉ dụ về sự vật,con vật cụ thể nầy chuyển thành tỉ dụ có tính chất thế sự thì truyện ngụ ngôn ra đời. 2. Nội dung, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn Mỗi truyện ngụ ngôn đều có hai loại nội dung: Nội dung trực tiếp ( nghĩa đen – phần xác), nội dung gián tiếp ( nghĩa bóng – phần hồn). Nội dung ý nghĩa đích thực của truyện ngụ ngôn là phần hồn – nghĩa bóng chứ không phải là phần xác, phần nghĩa đen của truyện. Căn cứ vào nghĩa bóng ( phần hồn), có thể quy truyện ngụ ngôn của người Việt vào hai bộ phận chính. Bộ phận thứ nhất gồm những truyện thiên về việc phản ánh, nhận xét đặc điểm tính cách của các loại người khác nhau trong xã hội phong kiến. Bộ phận thứ hai gồm những truyện thiên về việc nêu lên những bài học luân lí, triết lí, những kinh nghiệm sống sâu sắc, giàu ý nghĩa. Có thể cụ thể nội dung, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn như sau: a.Truyện ngụ ngôn có nội dung đả kích giai cấp thống trị. Truyện ngụ ngôn được nhân dân dùng làm vũ khí đấu tranh chống giai cấp thống trị. Bộ phận truyện này nêu lên được những nhận xét sâu sắc về tầng lớp thống trị trong xã hội cũ: đó là thói ngang ngược của kẻ quyền thế ( Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Đeo nhạc cho mèo ), tội cướp của hại người(Chèo bẻo và ác là ) thói đạo đức giả của chúng (Mèo ăn chay ). b . Truyện ngụ ngôn phê phán thói hư tật xấu của mọi người. Truyện ngụ ngôn cũng là tiếng nói giáo dục, phê bình nhắm vào các thói hư tật xấu của con người như: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan (Ếch ngồi đáy giếng) , tính tham lam vô độ ( Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng ), thói đoán mò của người kém hiểu biết ( Cà cuống với người tịt mũi, Thầy bói xem voi ), thói thay lòng đổi dạ, phản phúc ( Bồ câu và sáo), sự đố kị, ganh ghét không đoàn kết ( Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)…. c.Triết lý dân gian trong truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn là một tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt nam. Qua truyện ngụ ngôn, những tư tưởng triết học (trình độ nhận thức, tư duy, lối sống, những quan niệm của người Việt về thế giới, về các sự vật hiện tượng...) được thể hiện một cách phong phú mà tinh tế. Điều quan trọng là truyện ngụ ngôn đã làm cho những vấn đề triết lý, luân lý, đạo đức... tưởng chừng rất khô khan, nặng nề trừu tượng trở nên gần gũi, sinh động và dễ hiểu, dễ cảm, dễ tiếp thu Truyện ngụ ngôn nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống. Những kinh nghiệm này tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích. Chẳng hạn, truyện ngụ ngôn khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình (Qụa mặc lông công ), sống cần có lập trường (Ðẽo cày giữa đường ), tác hại của óc xa rời thực tế (Chị bán nồi đất ), nêu lên sức mạnh của sự đòan kết ( Chuyện bó đũa )… Có những kinh nghiệm sống của nhân dân đã được truyện ngụ ngôn khái quát lên thành những quan niệm triết học. Ðó có thể là quan niệm về tính tương đối của sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội (Mèo lại hoàn mèo ) sự vận động và phát triển của thế giới theo qui luật khách quan...Chính vì vậy mà so với cổ tích và truyện cười thì truyện ngụ ngôn thiên về giáo dục hơn. Các nhà tư tưởng lớn của nhân loại, ở phương Đông cũng như phương Tây, thời cổ đại cũng như thời hiện đại đều hay dùng hình thức ngụ ngôn để phát biểu như Thích Ca, Lão Tử, Manh Tử, Xôcơrat…. Ở nước ta, Bác Hồ đã dùng hình thức ngụ ngôn rất nhiều, bao gồm cả thơ ca và truyện kể ngụ ngôn như: Bài ca sợi chỉ, Hòn đá to, hòn đá nặng… 3. Đặc điểm thi pháp truyện ngụ ngôn 3.1. Nhân vật Nhân vật trong ngụ ngôn rất đa dạng, có thể là bất cứ cái gì trong vũ trụ: từ con người , thần linh đến loài vật, cây cỏ ...Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được xây dựng qua sự đối lập giữa thông minh và ngu ngốc, tốt bụng và xấu xa, bé nhỏ và to lớn. a. Nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật. Nhìn bề ngoài, các con vật trong truyện ngụ ngôn không khác các con vật trong truyện cổ tích loài vật: chúng cũng biết nói tiếng người, có khả năng ứng xử, có tâm tính như người và cũng có đủ cả thú, chim, cá, côn trùng… Nhưng xét kĩ hơn sẽ thấy sự khác biệt. - Một là, khác biệt về bản thân đối tượng (đối tượng miêu tả hay đối tượng kể chuyện). Các con vật trong truyện cổ tích ít nhiều có liên quan đến cuộc sống của chủ nhân nguồn truyện kể. Con vật trong truyện cổ tích được phân loại cụ thể nhằm mang ý nghĩa nào đó (người nghiên cứu có thể thông qua sự phân loại đó để xác định những truyện của người đi săn, người làm ruộng hay người chăn nuôi). Ví dụ: Sự tích con khỉ cho ta biết truyện kể của loại người trưởng giả, Con voi với người quản tượngcho biết về cuộc sống của người chăn nuôi… Các con vật trong truyện ngụ ngôn được chọn lựa theo tiêu chí hoàn toàn khác. Đó có thể là bất cứ con vật nào, có thể không liên quan gì đến cuộc sống của con người. Việc phân loại các con vật trong truyện ngụ ngôn không có ý nghĩa cụ thể nào. Nếu có cũng chỉ mang tính hình thức. Ví dụ: truyện Con cáo, Muỗi và sư tử… - Hai là, khác biệt về thái độ đối với đối tượng. Trong truyện cổ tích về loài vật, người kể và người nghe có thể thể hiện tình cảm yêu ghét rõ rệt đối với con vật, cũng như thể hiện tình cảm với nhân vật trong cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt. Ví dụ: truyện Chú thỏ thông minh, lừa được bao nhiêu thú dữ, lại có thể xử kiện một cách tài tình mà không quan tòa nào xử được. Người đọc sẽ cảm phục chú thỏ thông minh vô đối này và thỏa mãn vì cách xử lí tình huống nhanh nhạy của thỏ. Đối với các con vật trong truyện ngụ ngôn, phản ứng của con người ta thể hiện ở mặt lí trí, suy lí hơn là cảm xúc, tình cảm. Ví dụ: truyện Con thỏ, trong lúc gặp nạn nguy cấp, thỏ vẫn đủ thời gian và lí trí để tự rút cho mình và cũng cho mọi người bài học. Câu truyện kết thúc không để lại tình cảm đặc biệt nào cho người đọc. Người đọc không cảm thấy thương tiếc cho chú thỏ nhút nhát bị nạn. Người ta suy nghĩ về câu chuyện nhiều hơn là cảm xúc mà câu chuyện mang lại. - Ba là, khác biệt ở nội dung miêu tả hay kể chuyện. Mục đích cơ bản của truyện cổ tích về loài vật là đúc kết những kinh nghiệm về đời sống để truyền đạt lại cho đời sau nên phần cốt lõi của câu chuyện kể là miêu tả cụ thể đặc điểm của các con vật. Ví dụ: truyện Trí khôn của ta đây giải thích nguồn gốc của bộ lông vằn của hổ và hàm răng dưới của trâu. Truyện ngụ ngôn không nhằm kể chuyệ về loài vật mà chỉ mượn chuyện về loài vật để nói về con người và xã hội loài người. Các con vật trong truyện ngụ ngôn không bao giờ được miêu tả kĩ về đặc điểm và nhiều về hành động. Ví dụ: truyện Con công không đi kể chi tiết vì sao công có bộ lông đẹp hay tác dụng của bộ lông công mà chỉ quan tâm đến việc công sẽ che chở thế nào cho các loài chim nếu nó được làm vua. b. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn đôi khi là những thứ khác. Không chỉ các con vật mà cả những vật vô tri vô giác cũng được mượn vào truyện ngụ ngôn. Đôi khi đó là cây cỏ hoa quả (Cây sậy và cây ô liu), các vật vô tri, những điều vô hình vạn trạng, thân thể con người và n hững bộ phận trên thân thể người, tính nết, mượn cả thần phật, ma quỷ, hay tạo hóa (Gió và mặt trời, Người cha và các con trai, Ông già và thần chết…). Tuy nhiên, sau này Arixtốt chỉ thừa nhận các con vật là nhân vật trong truyện ngụ ngôn. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Ngọc, truyện ngụ ngôn chỉ cần mượn các con vật để diễn ra trò cũng đủ ý nghĩa và còn để phân biệt giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười. 3.2. Cốt truyện và kết cấu Truyện ngụ ngôn là câu chuyện kể có tính chất thế sự . Tuy nhiên cốt truyện của truyện ngụ ngôn khác với cổ tích ở chỗ: Cuộc đời trong ngụ ngôn gần với hiện thực hơn trong khicuộc đời trong cổ tích gắn với lý tưởng và ước mơ Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn, ít tình tiết thường mỗi truyện chỉ một tình tiết trong khi câu chuyện cổ tích thường có đầu có đuôi. Nét đặc biệt trong kết cấu của truyện ngụ ngôn là phần truyện kể nổi lên còn phần ý nghĩa lắng đọng lại mà người đọc tự rút ra. Kết cấu của truyện ngụ ngôn chỉ nêu ra một hoàn cảnh, một tình huống, tron đó diễn ra một hành động của một hoặc một vài nhân vật, nhằm minh hoa cho một điều răn dạy nào đó. Xung đột không có quá trình hình thành, nó chỉ diễn ra trong một hành động. Đặc trưng này tạo nên kiểu kết cấu tiêu biểu một màn kịch của truyện ngụ ngôn. Nó gần giống như quy tắc “tam duy nhất” của kịch cổ điển. Nét đặc trưng của kiểu kết cấu này: - Tình huống, hoàn cảnh được chỉ dẫn cụ thể . - Nhân vật được miêu tả sắc nét. - Đối thoại hoặc độc thoại hàm súc, hành động diễn ra mau lẹ. Ở đặc trưng kết cấu này truyện ngụ ngôn có vẻ gần với truyện cười. Tuy nhiên, theo La Phôngten, truyện ngụ ngôn gồm phần xác (câu chuyện) và phần hồn (điều răn dạy). Có đôi khi điều răn dạy được diễn tả thành lời, tức là dựa theo quan niệm của La Phôngten thì phần “hồn” được “hiện ra” bên ngoài xác. Tác giả Đông Tây ngụ ngôn nêu nhận xét bao quát về những kiểu kết cấu này: “Các nhời quy trâm, khi thì ăn luôn theo vào bài, chỉ như gợi cái đại ý ra; khi thì đứng lìa rời hẳn ra ngoài như để thúc kết lại; lúc thì dàn ngay trên đầu bài như nhời giáo đầu; lúc thì dồn ở dưới cuối như cái khung đóng bài vậy. Có nhiều nhời trâm quy có thể lấy ra mà dùng như những câu tục ngữ, ca dao được…”. Với những nội dung đụng chạm nhiều đến giai cấp, kiểu truyện ngụ ý không được “diễn tả bằng lời” được sử dụng triệt để và cũng là kiểu truyện gốc của ngụ ngôn. Về kết cấu, nói đến ngụ ngôn dân gian, nói đến tính chất vừa kín đáo, hàm súc, vừa hồn nhiên, sinh động, ta thường nghĩ ngay đến những bài ca dao ngụ ngôn và những câu tục ngữ có ý vị ngụ ngôn (mật ngọt chết ruồi, giậu đổ bìm leo, thừa nước đục thả câu…). Kết cấu hàm súc của truyện ngụ ngôn đã tự tạo cho nó đầy đủ ý nghĩa mà không ai có thể di dịch hay bình phẩm được nữa, chỉ có thể từ đó rút ra bài học. 3.3. Nghệ thuật Ẩn dụ Truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ thông qua ngôn ngữ hàm súc. Tác giả dân gian còn miêu tả đặc điểm phổ biến của các con vật để biểu trưng cho con người . Từng con vật tiêu biểu cho từng loại người trong xã hội. Chẳng hạn, cáo xảo quyệt, mèo giả dối ... 3.4. Xung đột trong truyện ngụ ngôn. Trong truyện cổ tích, xung đột của nhân vật được biểu hiện thông qua hành động. Đó là sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tốt với cái xấu. Xung đột tiêu biểu trong truyện ngụ ngôn là xung đột giữa cái đúng với cái sai, cái chân lí với cái ngụy lí. Xung đột trong truyện ngụ ngôn biểu hiện ở lí lẽ hành động, triết lí ứng xử của nhân vật. Truyện ngụ ngôn Con hươu chỉ có 1 nhân vật, nó không có mâu thuẫn hay xung đột với bất kì con vật nào khác ngoài chính bản thân nó. Con hươu tự hào với cặp sừng đồ sộ của mình vì cho rằng nó đẹp. Bị sư tử vồ vì cặp sừng vướng vào cây không chạy thoát được. Lúc đó chân lí mà nó nhận ra: “những người có thể cứu mình thì mình nghĩ là họ tồi, yếu ớt còn những kẻ làm mình mất đời thì mình lại từng thích thú.” Đây là loại xung đột nằm sau hành động. Cũng có loại truyện ngụ ngôn có hai nhân vật (loại này khá phổ biến). Xung đột giữa các nhân vật là xung đột vốn có (sói và cừu, gấu và ong mật, sư tử và các con vật khác…), hoặc cũng có thể giữa chúng vốn không có quan hệ thù địch (thỏ và rùa, công và sếu, cáo và sói…). Nhưng dù có mâu thuẫn trước hay không thì xung đột cũng biểu hiện qua những lí lẽ hành động. Ví dụ: truyện Sói và dê xung đột giữa sói và cừu là xung đột vốn có nhưng vẫn thể hiện ở mặt lí lẽ. Lí lẽ của sói chỉ là ngụy biện và dê luôn nhìn ra được mặt trái của lời dụ dỗ ngon ngọt. Từ đó rút ra được một chân lí trong cuộc sống: “chẳng ai cho không ai cái gì”. Ngoài ra, xung đột trong truyện ngụ ngôn còn được thể hiện dưới dạng xung đột giữa tác giả (hoặc người sử dụng truyện) với nhân vật trong câu chuyện. (xem ví dụ trong giáo trình). Xét đến cùng, xung đột trong truyện ngụ ngôn đều phản ánh xung đột xã hội. Đó là xung đột giữa người bị áp bức với kẻ áp bức được khái quát từ những kinh nghiệm đấu tranh xã hội. Đặc điểm chung của truyện ngụ ngôn là đều lấy hình ảnh những con vật to khỏe làm biểu tượng của kẻ mạnh, những con vật nhỏ bé nhưng đông dảo, nhanh nhạy và thông minh làm biểu tượng của kẻ yếu. Xung đột trong truyện ngụ ngôn cũng có thể phản ánh cái tốt và cái xấu trong xã hội. Sự đúng sai thông thường không phải là đặc trưng ở một giai cấp nào nên việc đi tìm đúng sai sau những hành vi ứng xử của nhân vật ngụ ngôn là không nhất thiết. 3.5. Thực tại và hư cấu trong truyện ngụ ngôn. Truyện cổ tích về loài vật có sự đan xen giữa thực tế và hư cấu. Ở truyện ngụ ngôn câu truyện kể hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng. Hư cấu ngụ ngôn là hư cấu chịu sự chi phối của tư duy suy lí. Tức là câu truyện được kể có sự chọn lọc trong việc chọn lựa nhân vật, hoàn cảnh sao cho phù hợp với ý tưởng có sẵn. Truyện ngụ ngôn không sáng tạo ra cả thế giới nghệ thuật mà chỉ đặt ra câu chuyện để minh họa cho ý tưởng của mình. Dù trong truyện ngụ ngôn có xuất hiện con người làm ta liên tưởng đến một sự kiện thực tế, hiện tượng thực tế thì đó cũng không phải là một hiện tượng thực tế cụ thể mà chỉ là một loại hiện tượng thực tế. Nói như vậy không có nghĩa là truyện ngụ ngôn hoàn toàn không dựa trên tính xác thực. Xét trên góc độ nào đó ta vẫn có thể ít nhiều hiểu biết về những đặc tính của các con vật và về tâm lí, tính cách con người. Tác giả ngụ ngôn chỉ dựa vào một mặt nào đó của sự việc trong thực tế để từ đó xây dựng nên câu chuyện cho phù hợp với ý tưởng muốn gởi gắm. 3.6. Lời kể trong truyện ngụ ngôn dân gian. Lời kể trong truyện ngụ ngôn dân gian có thể được tóm gọn trong hai đặc điểm: - Có tính chất cô đúc như những lời châm quy. - Có tính chất châm biếm trong giọng điệu lời kể. Đối với truyện ngụ ngôn, nó đã phản ánh con đường thực tế để nhận ra chân lí cuộc sống: chân lí có thể được rút ra từ kinh nghiệm, từ hoạt động thực tiễn, từ những sai lầm, thất bại và từ cuộc đấu tranh với ngụy lí. Truyện ngụ ngôn, nhất là ngụ ngôn dâ gian, thường không ban phát chân lí. Đó có thể là cơ sở và ý nghĩa của tính chất châm biếm trong giọng điệu truyện ngụ ngôn. 4. Tìm hiểu các truyện ngụ ngôn đã học ở Ngữ văn 6 4.1: Truyện Ếch ngồi đáy giếng a. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật - Truyện kể về một con ếch, sống trong môi trường có giới hạn nên hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang. Khi thay đổi môi trường sống mà vẫn giữ thói cũ, nó bị một con trâu dẫm bẹp. - Sử dụng nghệ thuật kể chuyện ngụ ngôn: Mượn câu chuyện nhỏ về loài vật để đưa ra bài học rất có ý nghĩa đối với con người. - Truyện có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. b. Bài học Kể câu chuyện về con ếch, tác giả dân gian muốn gửi gắm người đọc những bài học trong cuộc sống, trong ứng xử để có được những kinh nghiệm hay. - Trước hết đó là bài học về tinh thần học hỏi. Dù cho môi trường sống có hạn hẹp, có những giới hạn khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và phải biết nhìn xa, trông rộng, đừng như con ếch kia, không có được những hiểu biết cần có, để có được một kết cục không được tốt đẹp. - Thứ hai, đó là bài học về tính cách. Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng chung quanh mình. Kẻ chủ quan, kiêu ngạo phải trả giá đắt, có khi là tính mạng của chính mình. 4.2: Truyện Thầy bói xem voi a. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật - Truyện kẻ về năm ông thầy bói xem voi. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi rồi cãi nhau, chẳng ai chịu ai, cuối cùng đánh nhau vỡ đầu chảy máu. Câu chuyện cho ta bài học về cách xem xét, đánh giá, nhìn nhận sự việc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan