Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn d...

Tài liệu Skkn giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường

.DOC
24
1356
143

Mô tả:

Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” KINH NGHIỆM: “GIÁO DỤC HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ GIỮ GÌN MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRONG TRƯỜNG PTDTNT” I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.Lý do chọn đề tài: Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để cho một số con em đồng bào các dân tộc thiểu số ăn, ở và học tập tại trường, điều kiện học tập, thời gian học tập của các em có rất thuận lợi. Song trong thời gian vừa qua chất lượng học tập vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, một bộ phận học sinh học xong lớp 9 ở trường PTDTNT huyện không vào được trường PTDTNT tỉnh đã bỏ học ở nhà làm nông hoặc đi học nghề ngắn hạn tại địa phương hoặc vào trường THPT rồi bỏ học giữa chừng là bởi vì đôi lúc, đôi khi một số giáo viên chúng ta chỉ chú trọng việc dạy chữ mà quên đi việc giáo dục một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc cho các em để các em hiểu nó, yêu nó và giữ gìn lấy nó. Bởi vậy muốn nâng cao chất lượng học tập ở trường PTDTNT và tạo cho các em một tâm thế: “Mỗi ngày ở trường là một ngày vui”. Chúng ta phải làm thế nào mà các em không thể rời xa mái trường được trong khi các em đang còn lứa tuổi học trò. Đây là vấn đề hết sức nan giải bản thân luôn trăn trở để tìm ra biện pháp. Một trong những biện pháp để giúp các em học dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng học tập và biết cách giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc đó là tổ chức thực hiện tốt phong trào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) trong nhà trường. Nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập chưa cao và nhút nhát trong giao tiếp là khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu, nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, khả năng ghi chép, sử dụng tài liệu, Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 1 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” sách giáo khoa...còn hạn chế. Nhưng các em lại không dám mạnh dạn đề xuất, không dám mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn. Học sinh của trường PTDTNT Krông Ana được tuyển từ các buôn làng trong toàn huyện, có nhiều thành phần dân tộc khác nhau như Ê đê, Tày, Nùng, Mường, Chăm… Do đó có phong tục tập quán khác nhau, nên các em rất khó gần gũi nhau, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Bởi vậy thực hiện tốt việc giáo dục cho các em biết cách giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc là một trong những biện pháp để các em hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: a. Mục tiêu: Đề tài phải đạt được các mục tiêu sau: Biết giữ gìn và phát huy một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc. Đó là chiếc cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai góp phần tạo nên những giá trị bền vững vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại. Giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc trong các nhà trường nói chung và ở các trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú nói riêng phải được các nhà trường truyền thụ đến các thế hệ học sinh những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em đã được hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong học tập , lao động và công tác, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống ...tất cả đều đọng lại ở mỗi học sinh qua từng bài giảng, từng buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cùng với các trường học trong tỉnh, trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Krông Ana có vai trò và trách nhiệm rất nặng nề không chỉ giáo dục các thế hệ học sinh nối tiếp nhau giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc mà còn có trách Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 2 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” nhiệm lớn trong duy trì bản sắc văn hoá các dân tộc, tiêu biểu là văn hoá của dân tộc Ê Đê. Giáo dục cho các em những giá trị đạo đức, những giá trị cao đẹp của truyền thống tồn tại lâu đời như: Lòng yêu nước, tình thương, lòng nhân ái, đoàn kết giữa các dân tộc, tình nghĩa thày trò, long tôn sư trọng đạo vẫn được gìn giữ và tôn trọng. Trong quá trình xây dựng và phát huy một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc, vị trí, vai trò của Giáo dục - Đào tạo vô cùng to lớn . Chính vì vậy các thành viên trong trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú cần chú ý tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong việc giữ gìn phát huy, nâng cao một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc. Trước hết, thường xuyên chăm lo đời sống văn hoá trong nhà trường, chăm lo, củng cố nền tảng tinh thần cho mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh; xây dựng con người phát triển toàn diện gắn chặt với những kỷ cương, nền nếp, luật pháp của xã hội, có lối sống mẫu mực, xây dựng tình đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc anh em trong đơn vị trường học của mình; giữ vững sự bình đẳng và tính đa dạng văn hoá các dân tộc anh em trong nhà trường. Giáo dục cho các em biết đứng lên chống lại các thói hư tật xấu, chống lại các tư tưởng lạc hậu, phong kiến, các hủ tục, tập quán lạc hậu lỗi thời, chống các biểu hiện xa hoa, lãng phí, không có ý thức xây dựng trường, lớp. Phát huy những di sản văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới làm cho những giá trị đó thấm sâu vào các nhà trường và mỗi cán bộ giáo viên, học sinh trở thành tâm lý tập quán tiến bộ, văn minh trong trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú. Phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết của các dân tộc đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích các dân tộc thiểu số ở trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình đó mục tiêu mà nhà trường coi trọng. Thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước về cải thiện đời sống văn hoá giáo dục, nâng cao dân trí, xoá bỏ các hủ tục nặng nề, lạc hậu Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 3 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” xây dựng đất nước văn minh hiện đại là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó trường PTDTNT Krông Ana có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đơn vị mình. Tóm lại: Sau khi áp dụng đề tài học sinh cần đạt được các mục tiêu cơ bản Sau: Thứ nhất, nói thông, viết thạo ngôn ngữ, chữ viết Êđê. Thứ hai, biết sử một vài nhạc cụ của các dân tộc thiểu số (Ít nhất là một cụ) như: Đánh cồng chiêng, đánh đàn Tơ rưng, đánh chiêng Kram, đánh đàn Tính, thổi sáo, thổi kèn Đinh năm… Thứ ba, biết các trò chơi dân gian. Thứ tư, biết chơi các môn thể thao của các dân tộc thiểu số. Thứ năm, biết nấu các món ăn các đân tộc thiểu số. b. Nhiệm vụ: * Đối với lãnh đạo nhà trường: Triển khai đầy đủ các công văn chỉ thị của các cấp cho toàn thể Cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường hiểu và nắm vững nội dung “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”. Thành lập Ban Chỉ đạo cấp trường về phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc” để đủ sức điều hành các hoạt động đạt hiệu quả thiết thực thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của trường nhằm đổi mới hình thức thực hiện các nội dung trọng tâm của phong trào thi đua. Hiệu trưởng chỉ đạo trưởng ban chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện ở cơ sở nhưng không quá tải; có sự chỉ đạo của chi bộ, sự tham gia của Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường; Hiệu trưởng phân công cụ thể cho từng cán bộ giáo viên chủ trì hoặc phối hợp trong các hoạt động của phong trào thi đua. Phát động phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc” trên cơ sở các nội dung theo từng chuyên đề trong từng năm học . Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 4 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” Tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, học sinh nắm vững nội dung để thực hiện; cha mẹ học sinh, cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia hỗ trợ thực hiện phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”. Tham mưu với các cấp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, bảo đảm về cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng các yêu cầu của phong trào. *Đối với các tổ chuyên môn, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên: Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể của bộ phận nhằm đổi mới hình thức thực hiện các nội dung trọng tâm của phong trào thi đua; Tổ chức triển khai kế hoạch, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện tốt phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc” theo kế hoạch bộ phận mình đề ra. Kết thúc học kỳ I, và cuối năm học báo cáo cụ thể kết quả hoạt động của phong trào về Ban chỉ đạo nhà trường, bình xét cá nhân xuất sắc đề nghị khen thưởng. * Đối với giáo viên chủ nhiệm: Thành thạo việc nghe và nói tiếng Êdê để giao tiếp với các em trong quá trình công tác. Thường xuyên theo dõi học sinh để tìm ra những học sinh có năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao để làm hạt giống nhân rộng cho lớp mình chủ nhiệm. Tổ chức tốt việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giờ sinh hoạt đội và sinh hoạt cuối tuần để thực hiện tốt công tác HĐNGLL để góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc” theo kế hoạch Ban chỉ đạo. Phân công, động viên các học sinh có năng khiếu giúp đở tập luyện cho các học sinh khác trong lớp. Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh, trực tiếp về các thôn buôn nơi các em sinh sống để sưu tầm thêm một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc ở các thôn buôn và nhờ họ tư vấn, giúp đỡ. Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 5 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” * Đối với giáo viên bộ môn: Phải biết nghe và nói tiếng Êdê để giao tiếp với các em trong quá trình giảng dạy. Lồng ghép việc tuyển truyền giáo dục cho các em về một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc vào các tiết dạy đặc biệt là các môn có chương trình giáo dục địa phương như: Văn học, Lịch sử, Dịa lý, Giáo dục công dân… * Đối với phụ huynh học sinh: Cung cấp cho nhà trường các bản sắc văn hóa của dân tộc mình như: Các lễ hội truyền thống, một số nhạc cụ, một số điệu múa, điệu xòe, một số trò chơi dân gian, hát dân ca, trường ca… Tập cho học sinh biết sử dụng số nhạc cụ, một số điệu múa điệu xòe, một số trò chơi dân gian, hát dân ca trường ca… * Đối với học sinh: Thường xuyên tập luyện và tham gia thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế hoạch của ban chỉ đạo phong trào thi đua. 3. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số biết cách giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên, Phụ huynh và Học sinh trường PTDT nội trú Krông Ana, thực hiện áp dụng từ năm học 2014-2016. 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện bằng cách đem lý thuyết áp dụng vào thực tế, có điều chỉnh bổ sung và từ thực tế rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Quá trình nghiên cứu, thực hiện sử dụng các phương pháp sau: Viết thành chuyên đề để Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên, Phụ huynh và Học sinh thảo luận, bàn bạc và góp ý cụ thể từng nội dung của phong trào theo từng chủ điểm trong năm học. Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 6 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” Tổ chức chuyên đề phổ biến cho toàn thể Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên học sinh nắm vững nội dung để thực hiện. Qua quá trình triển khai thực hiện có lấy ý kiến đóng góp của Giáo viên, Nhân viên, Phụ huynh và Học sinh để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế ở trường. II. PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: a. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là gi? Hoạt động giáo dục ngoài giơ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin ở học sinh. HĐGDNGLL là con đường quan trọng hình thành và phát triển nhân cách cho các em. b. Tại sao phải thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú để giáo dục học sinh dân tộc thiểu số biết cách giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số? Trong các mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có mục tiêu về nhận thức đó là: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống của dân tộc; hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của nhân loại; cũng cố, bổ sung, nâng cao và mở rộng kiến thức đã được học trên lớp; có trách nhiệm với bản thân với gia đình, nhà trường và xã hội; ý thức chọn nghề nghiệp cho bản thân. 2. Thực trạng: a. Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND và các ban ngành trong huyện, sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT một Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 7 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” cách toàn diện, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”. Đội ngũ CB, GV, NV nhà trường đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, có ý thức tham gia phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”. Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường được đầu tư ngày càng khang trang, đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học, thực hiện tốt phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”đề ra. * Khó khăn: Học sinh chưa đồng đều về độ tuổi cũng như về trình độ (Mỗi khối chỉ có một lớp), nên năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế, nên việc triển khai phong trào thi đua“giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”còn gặp nhiều khó khăn. Việc học tập trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy trong chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn vì mỗi bộ môn chỉ có 1-2 giáo viên. Cơ sở vật chất đã được đầu tư song còn thiếu phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ; hàng rào, cổng trường chưa kiên cố. Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh còn nhiều bất cập vì học sinh ở rải rác các thôn buôn, các xã trong toàn huyện nên việc phối hợp giáo dục với nhà trường gặp nhiều khó khăn. b. Thành công, hạn chế: * Thành công: Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế ở trường PTDTNT Krông Ana, đa số học sinh đã hưởng ứng nhiệt tình, khí thế thi đua sôi nổi hơn, hiệu quả của phòng trào đã thực tế hơn, rõ ràng hơn; các em đã nắm vững những nội dung cơ bản của phong trào để áp dụng và thực hiện. Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên tích cực hưởng ứng. Phụ huynh phấn khởi tán thành. Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 8 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” * Hạn chế: Các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ văn thơ, câu lạc bộ những người nói tiếng Anh đã thành lập từ đầu mỗi năm học nhưng hoạt động chưa thường xuyên còn mang tính thời vụ. c. Mặt mạnh, mặt yếu: * Mặt mạnh: Đã rèn luyện và tạo cho HS tính tự giác, tích cực tham gia phong trào; HS đã nắm vững hơn về nội dung của phong trào để thực hiện; phong trào có hiệu quả hơn, chất lượng cao hơn và thiết thực hơn. Đặc biệt là các phong trào sở trường của đồng bào dân tộc thiểu số như văn nghệ thể dục thể thao, bắn nỏ, trò chơi dân gian... * Mặt yếu: Một số HS chấp hành nội quy, nề nếp và thời gian biểu chưa tốt, làm ảnh hưởng tới phong trào thi đua của lớp, của trường. Một số em có tính tự ti dân tộc nên chưa mạnh dạn trong tập luyện và trong thi đấu. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động... Cở sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng để nâng cao hiệu quả của phong trào như sân chơi bãi tập còn chắp vá nên ảnh hưởng đến việc tập luyện của các em. Một số ít đồng bào dân tộc thiểu số đã tin vào một số đạo lạ nên đã bỏ đi một số nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đề ra Từ các vấn đề mà thực trạng đã nêu cũng như qua khảo sát ban đầu và tìm hiểu thực tế về khả năng tự giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc đối với học sinh dân tộc thiểu số là vấn đề vô cùng khó khăn do 2 nguyên nhân chủ yếu: Nguyên nhân thứ nhất: Do yếu tố ngoại cảnh, do môi trường sống, do thời kỳ bao cấp kéo dài nên đã tác động không tốt đến khả năng giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Hiện nay số lượng các nghệ nhân chế tác và sử dụng các nhạc cụ của các dân tộc thiểu như: Cồng chiêng; kèn Đinh năm; đàn Tơrưng… không còn nhiều; số lượng các thợ làm các nghề sản xuất ra dụng cụ lao động mang tính truyền thống của các Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 9 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” dân tộc thiểu số như: Xà gạt, Gùi, Nỏ… Còn rất ít. Với nguyên nhân này có 2 giải pháp khắc phục là: - Giải pháp thứ nhất: Đối với con người (Các nghệ nhân dạy các môn Văn hóa nghệ thuật, các huấn luyện viên huấn luyện các môn thể dục thể thao của dân tộc thiểu số). Vấn đề này nhà trường mời nghệ nhân, huấn luyện viên ở các buôn làng, nhạc sỹ có kiến thức về nghệ thuật, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật về dạy và huấn luyện cho học sinh và Giáo viên trên cơ sở đó nhà trường có kế hoạch nhân rộng và kế thừa - Giải pháp thứ hai: Đối với trang thiết bị (Nhạc cụ, dụng cụ dân tộc thiểu số). Nhà trường sưu tầm từ các buôn làng trong tỉnh để mua về cho học sinh tập luyện cụ thể như: Mua chiêng Êđê Bih ở Buôn trấp; mua chiêng Kram, kèn Đinh năm ở xã EaBông; đàn Tơ rưng, đàn Đinh pa ở nhà Văn hóa tỉnh Đắk Lắk; mua nỏ ở huyện Ea Hleo. Nguyên nhân thứ hai: Do một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số mang tính chất đặc thù vùng miền, đặc thù dân tộc nên không có trong chương trình Giáo dục phổ thông, chưong trinh giáo dục HĐNGLL. Với nguyên nhân này giải khắc phục là nhà trường thnh lập Ban Chỉ đạo cấp trường về phong trào thi đua “giữ gìn một số nt văn hóa truyền thống của các dân tộc”. Để đủ sức điều hành các hoạt động đạt hiệu quả thiết thực thì phải lồng ghép trong chương trinh hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của trường nhằm đổi mới hình thức thực hiện các nội dung trọng tâm của phong trào thi đua cụ thể: Tổ chức cho các em thi các môn thể thao của các dân tộc thiểu số; các trò chơi dân gian; thi nấu các món ăn của các dân ttộc thiểu số; thi trình diễn trang phục các dân tộc lồng ghép vào các buổi HĐNGLL nhân dịp tổ chức các hoạt độmg chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học. Đặc biệt cứ cuối năm Âm lịch trước khi các em về nghỉ tết Nguyên đán tổ chức cho em tự gói bánh chưng, tự nấu các món ăn trong buổi lien hoan tất niên. 3. Giải pháp, biện pháp: Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 10 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, áp dụng các biện pháp, giải pháp để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tốt phong trào thi đua“giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp: Tuyên truyền rộng rãi trong và ngoài nhà trường về ý nghĩa to lớn của phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”. Để làm tốt công tác này, để lớp chủ nhiệm của mình thực sự thân thiện, học sinh của mình thực sự tích cực, bên cạnh việc nắm chắc vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tôi đã có các định hướng cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm biết cách giúp các em xích lại gần nhau hơn, để xây dựng được một tập thể lớp học đoàn kết, cùng nhau thực hiện phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các công việc sau: Đối với từng lớp, để phát huy quyền dân chủ của HS trong các hoạt động học tập và rèn luyện, GVCN phải thật thân thiện để hỗ trợ, định hướng giúp HS bầu chọn được Ban cán sự lớp là những thành viên thực sự tâm huyết với phong trào đăc biệt là các em có năng khiếu các môn văn nghệ thể thao các dân tộc thiểu số. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để làm nên sự thành công của cả tập thể lớp học. Phân chia các tổ, nhóm học tập trên lớp và tại ký túc xá. GVCN cần nắm chắc sở trường, trình độ tiếp thu của từng HS để làm cơ sở cho việc chia lớp thành các tổ, nhóm học tập trên lớp và ở ký túc xá. Chú ý chia tổ nhóm học tập theo các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém... học sinh ngoan và chưa ngoan... để các em giúp nhau học tập, rèn luyện nhằm phục vụ tốt cho phong trào. Đối với các lớp chúng tôi đã tổ chức cho các lớp thi đua học tập hàng ngày, hàng tuần. Bên cạnh các phong trào thi đua chung, chúng tôi phát động các phong Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 11 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc” Ở từng đợt thi đua với các nội dung cụ thể, có sơ kết vào cuối mỗi học kỳ. Đối với giáo viên làm công tác giảng dạy: cần phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách vở, học hỏi nơi đồng nghiệp những người đi trước; để biết linh hoạt, khéo léo vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng bài, từng phần. Tích cực tham gia nghiên cứu, mạnh dạn trình bày và áp dụng các đề tài khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm, các ý kiến đề xuất mà mình cảm thấy có hiệu quả, có tính khả thi về “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”. nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn thông qua phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc” Cũng như để lôi cuốn, tạo hứng thú và đưa các em trở về với niềm đam mê thích thú khi học tập bộ môn. Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với HS, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn. Đối với nhân viên phục vụ luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiện và tốt đẹp với HS, phục vụ HS thật tận tình, chu đáo; coi HS như con, em mình. Đặc biệt đối với nhân viên cấp dưỡng luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của các em, tôn trọng phong tục tập quán của các em để có những sáng kiến trong việc chế biến thức ăn đặc biệt là các món truyền thống của các dân tộc thiểu số, để các em ăn hết lượng thức ăn theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo đủ chất, đủ lượng, để các em có đủ sức khỏe để học tập và rèn luyện tốt. Tăng cường thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh hiểu rõ những tác động xấu của trò chơi trực tuyến (gameonline) khi tham gia chơi quá nhiều, chơi trò chơi với nội dung bạo lực, đồi trụy… Phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để quản lý, kiểm soát việc truy cập internet của học sinh. Tập huấn và triển khai đại trà giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và hoạt động giáo dục ở trường. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian với nhiều hình thức phong phú và đa dạng như: sáng tác thơ văn tuổi học trò, “Liên hoan đàn và hát dân Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 12 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” ca”, “Liên hoan các trò chơi dân gian”; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao nhân các ngày lễ lớn. Một tiết mục văn nghệ trong đêm biểu diễn văn nghệ 20/11 c. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp: Công tác tuyên truyền được thực hiện qua các buổi họp cơ quan, họp các đoàn thể, chào cờ đầu tuần, chương trình phát thanh măng non của liên đội, sinh hoạt lớp, sinh hoạt nội trú … Công tác triển khai thực hiện thông qua Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Công đoàn, GV chủ nhiệm. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS trong việc tìm hiểu một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và hỗ trợ kinh phí khen thưởng từng đợt tổ chức phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”.. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Các giải pháp, biện pháp nêu trên đều nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 13 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” dân tộc”, khi tách phong trào thành các phong trào riêng biệt theo từng đợt như vậy để HS dễ hiểu, dễ tập luyện và tham gia nhiệt tình. e. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Kết quả thu được sau khi áp dụng SKKN vào thực tế: (Áp dụng vào 37 học sinh lớp 9. Tính đến cuối năm 2016)  Lĩnh vực Văn hóa, văn nghệ: Các nội dung thuộc lĩnh vực Dân ca các dân tộc thiểu số Đánh cồng chiêng Thổi sáo Đánh Đàn Tơ rưng Đánh đàn tính  Các trò chơi dân gian: Các nội dung thuộc lĩnh vực Ô ăn quan Bịt mắt bắt dê Rồng rắn lên mây Đi cà kheo Đập niêu Nhảy bao bố Đua thuyền trên cạn  Lĩnh vực ẩm thực: Các nội dung thuộc lĩnh vực Nấu cà đắng Nấu các món thuộc họ môn Nấu bánh chưng SL HS biết SL HS biết tính Ghi chú trước khi vào đến tháng 12 trường 109 bài/37HS 10 em 3 em 0 3 em năm 2016 219 bài/37HS 32 em 14 em 1 em 5 em SL HS biết SL HS biết tính Ghi chú trước khi vào đến tháng 12 trường 7 em 9 em 2 em 3 em 1 em 1 em 0 năm 2016 16 em 15 em 9 em 18 em 15 em 9 em 11 em SL HS biết SL HS biết tính trước khi vào đến tháng 12 trường 22 em 12 em 1 em năm 2016 35 em 19 em 19 em Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana Ghi ch 14 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” Nấu lá mì Món cà giã Nấu bánh tét Làm bánh khảo  Lĩnh vực thể dục thể thao: Các nội dung thuộc lĩnh vực Káo co Bắn nỏ Đẩy gậy 7 em 0 em 2 em 0 em SL HS biết 19 em 9 em 12 em 12 em SL HS biết tính Ghi chú trước khi vào đến tháng 12 trường 0 em 0 em 1 em năm 2016 37 em 9 em 13 em Kết quả thu được qua khảo nghiệm cho thấy sau 3 năm áp dụng đề tài đến tháng 12 năm 2016 của HS lớp 9 niên khóa 2014 – 2017 số lượng học sinh biết các: Bài hát dân ca; các trò chơi dân gian; các môn thể thao; các món ẩm thực của các dân tộc thiểu số tăng lên rất nhiều so với trước khi vào trường. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá tri khoa học của vấn đề nghiên cứu: Trong quá trình áp dụng đề tài chúng tôi đã lồng ghép tổ chức một số hoạt động vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như: Lễ hội ẩm thực các dân tộc nhân ngày học sinh, sinh viên (ngày 9/1) giúp các em biết nấu các món ăn các dân tộc thiểu số. Hội thi nấu bánh chưng nhân dip tết nguyên đán nhằm giúp các em biết gói bánh chưng Hội thi trang phục các dân tộc nhân ngày Nhà Giáo Việt nam nhằm giúp các em hiểu biết nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm từng trang phục của các dân tộc trên đất nước Việt nam. Ngoài ra nhà trường thường xuyên tổ chức hội thi văn nghệ, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian vào các đợt sinh hoạt chủ điểm khác nhằm giúp các em biết thêm một vài nét văn hóa truyền thống cơ bản của các dân tộc. Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 15 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế ở trường PTDTNT Krông Ana, đa số học sinh đã hưởng ứng nhiệt tình, khí thế thi đua thực hiện phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”. thông qua các HĐNGLL diễn ra sôi nổi hơn, liên tục trong từng tháng, từng tuần của năm học hiệu quả của phòng trào đã thực tế hơn, rõ ràng hơn; các em đã nắm vững những nội dung cơ bản của phong trào để áp dụng và thực hiện. Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên tích cực hưởng ứng. Phụ huynh phấn khởi tán thành đặc biệt chúng tôi đã giáo dục cho các em một số nội dung cơ bản thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”.đó là: . Giáo dục lòng thành kính, tôn thờ tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn những người đã sinh thành dưỡng dục mình. Giáo dục lòng yêu đồng bào, lòng yêu đất nước, lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quan niệm tôn trọng phụ nữ, người lớn tuổi. Duy trì và bảo vệ văn hóa dân tộc,văn hóa làng xã, thôn buôn. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Sau khi áp dụng các biện pháp trên đến nay bản thân tôi nhận thấy bộ mặt của nhà trường có nhiều thay đổi đáng kể đó là: Phương pháp dạy học của giáo viên đã có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh là người dân tộc thiểu số, giúp các em tự tin trong học tập: đến nay chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được ổn định vững chắc và nâng lên. Số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi ngày càng nhiều. Khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng sống, học tập, sinh hoạt ở ký túc xá, hoạt động theo nhóm, kĩ năng phòng chống các tai nạn: giao thông, đuối nước, và các tai nạn thương tích khác, ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, kĩ năng ứng xử có văn hóa, tinh thần đoàn kết thân ái, hợp tác và chia sẻ trong cuộc sống của học sinh ngày càng được nâng lên.Hầu hết các em học Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 16 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” sinh đã tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, các trò chơi dân gian các môn thể thao mang bản sắc dâ tộc được các em tham gia thường xuyên. Phong trào thi đua luôn được các em tham gia sổi nổi, nhiệt tình theo từng đợt và xuyên suốt trong cả năm học. Chất lượng, hiệu quả của phong trào thi đua “giữ gìn một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc”đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. 2. Kiến nghị: Sở Giáo dục và đào tạo có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất (Nhà hiệu bộ, phòng bộ môn ...) và cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học để chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao hơn. Đối với phòng dân tộc huyện và tỉnh hàng năm cần tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức các lớp về tư vấn kỹ năng sống cho học sinh. Krông Ana, ngày 20 tháng 2 năm 2017 Người viết Võ Đại Luân NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Chủ tịch hội đồng Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 17 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG ĐỀ TÀI Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 18 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” ĐOÀN THAM GIA LIÊN HOAN HỌC SINH TIỂU HỌC THCS HÁT DÂN CA TIẾNG HÁT DÂN CA CẤP TRƯỜNG Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 19 Kinh nghiệm “Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số giữ gìn một số nét văn hóa truyền thốn dân tộc thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường PTDT Nội Trú” PHẦN THI TRANG PHỤC DÂN TỘC.VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN Người thực hiện: Võ Đại Luân - P. Hiệu trưởng trường PTDTNT Krông Ana 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan