Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn giáo dục học sinh cá biệt trong trường phổ thông...

Tài liệu Skkn giáo dục học sinh cá biệt trong trường phổ thông

.PDF
19
39678
115

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG MỤC LỤC A. LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 2 B. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CHỌN ĐỀ TÀI..................................... 3 C. NHỮNG VIỆC LÀM CỤ THỂ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN............ 5 1. Giáo dục về nền nếp sinh hoạt .......................................................................... 5 b. Giáo dục học sinh học sinh cá biệt cách nói năng, ứng xử: ............................. 8 c. Giáo dục học sinh học sinh cá biệt lựa chọn ngành nghề: ............................. 13 D - KẾT QUẢ ..................................................................................................... 15 E- BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................................ 17 A - LỜI NÓI ĐẦU Là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn tự đặt ra cho mình cái đích mà mình phải đạt tới để phần nào đóng góp cho sự nghiệp trồng người nói chung và dạy dỗ cho các em học sinh của mình nói riêng. Trong cả quá trình làm việc giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm thông qua việc học hỏi các bạn đồng nghiệp, qua sách báo, qua thực tế học sinh để rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm và càng gần đến nhưng năm tháng về hưu tôi càng đúc rút cho mình nhiều bài học quý giá từ việc quản lý giáo dục học sinh có nhiều hoàn cảnh khác nhau đến việc xây dựng nề nếp cho các em. Cũng có một số vấn đề tôi còn băn khoăn, có những việc thành công rất tốt, tôi cũng thấy mình cần phải để lại một cái gì đó mặc dù trước đây và hiện tại nó là của mình song cũng có thể sau này nó nhân rộng ra với lớp trẻ hay chăng. Một trong số những vấn đề tôi còn băn khoăn cũng là một vấn đề tôi đã từng làm công tác chủ nhiệm đó là việc "Giáo dục học sinh cá biệt trong trường phổ thông". Tôi là một thầy giáo, tôi đã từng qua những năm tháng tuổi thơ như các em học sinh của tôi, cũng đã có những lúc vô cùng hồn nhiên và cũng có lúc vui, lúc buồn, có lúc thế này có lúc thế khác xong do hoàn cảnh của bản thân mẹ và bố mẹ tôi luôn đi công tác xa trong thời kỳ tôi là học sinh. Cũng vì thực tế từ tôi và các bạn học sinh cá biệt của tôi cho nên tôi rất muốn giúp đỡ học sinh của mình đặc biệt là các em học sinh cá biệt sinh vì ít nhiều các em cũng giống mình để các em phải biết tự phấn đấu vươn lên; trong cuộc sống các em phải biết vì mọi người, phải có tinh thần tương thân tướng ái và làm việc hết mình. Mặt khác hiện nay số học sinh học sinh cá biệt trong các trường phổ thông cũng gây khá khá nhiều khó khăn đến các hoạt động của lớp mà bản thân các em càng ngày càng có những quan niệm về cả về cách sống cả về cách sinh hoạt nó khác xưa nhiều lắm; nếu không tận tình chỉ bảo và giũp đỡ các em thì sẽ có nhiều em không định hướng đúng đường đi cho mình nên rất dễ làm cho các em bị sa ngã. Chính vì lý do đó tôi đã chọn đề tài này để mạnh dạn đưa ra được chính kiến của mình và đưa ra được những gì bản thân đã làm và thực tế đã có một số kết quả nhất định. B. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CHỌN ĐỀ TÀI Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường phổ thông là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ngành giáo dục nói chung và của những người trực tiếp làm công tác giáo dục nói riêng đặc biệt là các thầy cô giáo đang trực tiếp đứng trên bục giảng. Trong hoàn cảnh thực tiễn hiện nay có những học sinh chăm ngoan học giỏi song cũng có nhiều học sinh còn mang tính tự do, đua đòi đàn đúm mang những thói hư tật xấu vào nhà trường thể hiện nếp sống không lành mạnh của người học sinh. Vì vậy việc giáo dục các em trở lại con đường trong sáng vô cùng khó khăn vất vả nhưng không phải không làm được. Muốn giáo dục các em không phải là ngày một ngày hai có thể làm được, không phải chỉ dùng những biện pháp hành chính kỷ luật các em để làm được; mặt khác có những trường hợp học sinh lợi dụng những tình cảm chân thành của giáo viên để lấn tới. Chính vì thế muốn giáo dục được các em phải biết kết hợp hài hoà cả lý cả tình mới có thể thành công được; việc giáo dục học sinh dù là nam hay học sinh cá biệt đều có những khó khăn hay thuận lợi riêng song nhiều người cho rằng giáo dục các em học sinh cá biệt khó khăn các em nghịch ngợm, chưa chăm chỉ, ý thức chưa tốt, ngang bướng… . Theo tôi cũng không hẳn như vậy vì dù các em là học sinh cá biệt cũng đều có khó khăn, có thể dễ cái này mày khó cái khác; nếu nhìn bề mặt ngoài các em học sinh cá biệt có vẻ nghịch ngợm, chưa chăm chỉ, ý thức chưa tốt, ngang bướng, có những em như thế thật những mỗi em một tính một nết, có nhiều em ta nghĩ rằng rất ngoan song không biết được sự thực bên trong em đó như thế nào?. Có những em bề ngoài có vẻ ăn chơi mốt này mốt khác nhưng không biết được thực tế em đó khó khăn đến đâu. Mặt khác học sinh cá biệt mỗi em mỗi tính mỗi nết mỗi em một kiểu và đặc biệt là các em là học sinh cá biệt thì đòi hỏi học sinh cá biệt tính phải cao hơn nhưng không được quá uỷ mị, không thể ai bảo sao cũng nghe được vì có trường hợp có người sao cũng nghe được vì có trường hợp có người bảo việc làm đúng cũng có người bảo việc làm là đúng cũng có người bảo em làm những việc không đúng; bản thân các em học sinh cá biệt còn có nhiều việc cần phải giáo dục cho chính mình. Ngoài ra tôi thấy trong thực tế hiện tại còn xảy ra rất nhiều các tệ nạn xã hội nếu không giáo dục các em đến nơi đến chốn các em rất dễ bị sa ngã làm hỏng cả cuộc đời của các em làm cho tuổi thơ của các em nhanh chóng bị qua đi các em sớm đến với các suy nghĩ tiêu cực, ăn chơi, buông lỏng bản thân và rồi không còn có cơ hội để làm lại cuộc đời của mình, có nhiều hiện tượng trở trêu ngang trái đến đau lòng đối với các em làm cho cuộc đời của các em bồng bềnh muốn trôi giạt đến đâu thì đến. Trong thực tế ta thấy biết bao những hiện tượng, những sự việc đau lòng xảy ra với các em để có những em phải bỏ học để đi làm người lớn quá sớm mà tác hại đến với các em lại vô bờ. Trong những năm gần đây bản thân các em học sinh cá biệt sinh cũng đã được nhà trường, các Thầy cô giáo quan tâm nhiều hơn. Qua đó cũng một phần để giúp cho các em thấy rõ được những vấn đề mà các em cần phải quan tâm để sửa cho chính mình và giữ cho lớp tốt hơn. Việc giáo dục các em học sinh cá biệt sinh không đơn thuần, không dễ dàng mà nó muôn hình muôn vẻ vì thế trong suốt nhiều năm qua tôi đã làm và đã từng xử lý rất nhiều những vụ việc hay vấn đề đặt ra với học sinh học sinh cá biệt. Do đó nó càng thôi thúc tôi cần phải có một cái gì đó mà góp vào việc giáo dục học sinh đặc biệt là học sinh học sinh cá biệt; vì thế tôi mới quyết định chọn đề tài này để đi sâu hơn trong nhiều năm qua cùng với một số đề tài khác để rút kinh nghiệm cho mình tạo điều kiện cho mình hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao cũng là một phần đóng góp nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục chung của đất nước. C. NHỮNG VIỆC LÀM CỤ THỂ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Việc giáo dục các em học sinh cá biệt sinh là việc làm rất cần và quan trọng đối với các thầy cô giáo tuy rằng các em học sinh cá biệt trong một lớp không nhiều nhưng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác, phong trào của lớp. Khi giáo dục các em không thể chung chung mà phải giáo dục các em về mọt mặt, qua thực tế việc làm của tôi thì tôi đã từng giáo dục các em qua các vấn đề sau: 1. Giáo dục về nền nếp sinh hoạt Cũng như mọi học sinh khác, các em học sinh cá biệt cũng vẫn là những học sinh của lớp, của lớp trưởng; các em cũng có trách nhiệm thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường của lớp, các em phải đi học đúng giờ, phải mặc đồng phục đúng quy định của trường, khi đến trường dầu tóc phải gọn gàng, đi dép phải có quai hậu. Đó là những qui định rất chung song cũng rất cụ thể đối với các em học sinh yêu cầu học sinh nào cũng phải tuân theo nếu không tuân theo thì các em sẽ bị phê bình. Nhưng không đơn giảm như vậy bởi vì các em có mọi cách để chống đối như các em mặc đồng phục của trường bên ngoài áo bên trong là một loại áo rất mốt với lý do nóng quá em bỏ áo đồng phục ra hoặc có những em mang theo những đôi dép khác trong cặp của mình khi vào lớp các em bỏ những đôi dép quai hậu theo quy định vào ngăn bàn và lại lấy những đôi dép mốt của mình ra đi. Các Thầy cô giáo vào lớp không mấy ai lại đi xem từng đôi dép học sinh đang đi bởi vì số học như thế này đâu có nhiều vì vậy phần nhiều các thầy cô giáo chú ý đến việc học của học sinh trong giờ của mình và ý thức học tập của các em ở trên lớp cùng lắm là thấy đồng phục của các em đúng hay không vì thế không phát hiện ra được. Với những trường hợp này tôi phải được sự trợ giúp của một số học sinh tin cậy trong lớp hay qua việc trò chuyện với các em nghe các em kháo nhau mà tôi biết được, khi đó tôi chưa thể tiến hành làm gì ngay được, tôi phải yêu cầu học sinh này cuối giờ ở lại gặp tôi lúc đó tôi mới hỏi han và câu chuyện dẫn dắt dần đến đôi dép của em, tôi được em cho xem tôi khen đẹp nhưng nên dùng nó trong trường hợp nào thì phù hợp hơn, tốt hơn và khi đó nó tôn vẻ đẹp của em lên rất nhiều lần em đó nghe lời từ hôm sau rất nghiêm túc thực hiện theo quy định; giáo dục nề nếp cho học sinh không phải chỉ có ăn mặc, dép guốc mà còn nhiều vấn đề khác học sinh cá biệt như việc giữ vệ sinh từng lớp, hiện nay trong trường có căng tin làm sao để các em ăn phải có nơi có chốn, lớp học phải giữ sạch sẽ không gây ảnh hưởng đến tập thể lớp, ăn uống phải lịch sự ở trong lớp việc xây dựng nề nếp học tập cho các em lại càng cần thiết, làm sao các em phải trật tự ghi chép, chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, đấy là những mong muốn của các thầy cô giáo nhưng học sinh đâu phải em nào cũng tuân theo, có những em vào giờ học lại xin phép giáo viên cho em xuống phòng y tế hoặc thưa cô cho em về với trường hợp này làm sao cô lại không cho em về để giải quyết việc đó nhưng thực ra không phải lý do đó mà các em nói dối giáo viên chủ nhiệm khi biết chuyện tôi cũng tìm cách giải quyết làm sao cho không ảnh hưởng đến giáo viên gặp các em đi chơi bao giờ tôi cũng tự nhận tôi trông thấy nhưng không muốn gặp lúc đó để đảm bảo uy tín cho em đó, lúc này tôi không những phân tích cho các em hiểu cái thiệt mà các em phải chịu nếu các em nghỉ giờ, các em đều nhận sửa chữa nhưng có em hứa vậy cũng chưa sửa được sự việc vẫn tái diễn tôi cho các em tự kiểm điểm có ý kiến của phụ huynh nhưng có những em lại đợi đến giờ đi học mới bảo bố mẹ mình ký bản kiểm điểm, phụ huynh lại không nhìn rõ con mình vì sao bị kiểm điểm vẫn cứ ký thế rồi lần nữaxin nghỉ giờ đi chơi tôi bắt buộc phải mời phụ huynh đến làm việc để phụ huynh thấy rõ khuyết điểm của con mình và kết hợp cùng giáo viên dạy dỗ các em còn các em nhận ra khuyết điểm của mình để sửa chữa . Có em ở lớp tôi chủ nhiệm mới là học sinh lóp 11 mà ngày rằm hay mùng một hàng ngày hay có lý do xin nghỉ. Tôi thấy sự việc lạ tôi theo dõi và biết được lý do các em nghe nhiều người đoán các em thế này thế khác bảo các em phải năng lễ chùa để bớt được hạn, tôi đã đến tận gia đình các em trước hết gặp phụ huynh các em để thống nhất quan điểm và biện pháp giáo dục các em sau đó tôi cùng phụ huynh của các em, làm việc với các em cũng có, phân tích sự vật hiện tượng để các em dần hiểu ra rằng các em còn tuổi học sinh chưa phải đến tuổi thường xuyên đi lễ chùa để cho các em bỏ đi dần và trở lại với mọi sinh hoạt bình thường của mình. Cũng có em rất ngoan song do hoàn cảnh éo le nên việc các em theo học cũng gặp nhiều khó khăn, có em bố không ở với 2 mẹ con của em mà mẹ em lại đau yếu luôn sau một thời kỳ làm công nhân quốc phòng, bản thân em nhỏ yếu; với em tôi đã động viên cả lớp quan tâm đến bạn nhiều hơn gần gũi ban san sẻ với bạn về tình cảm để bạn yên tâm học tập, tôi động viên các em mua tặng em đó quần áo hè hoặc đông, nhiều lúc tôi giúp em đóng các khoản tiền ở trường bởi vì em không nằm trong diện nào ưu tiên hay miễn giảm. Cũng có em hiền lành ít nói nhưng hay tủi thân, gia đình em do buôn bán không thuận, dịp cháy chợ Đồng Xuân đã mất tất cả, bố mẹ vay tiền tín dụng đến ngày trả không có tiền và thế là ngôi nhà của em và gia đình em cũng không còn được phép sử dụng nữa, cả nhà em phải đi ở nhờ, em học bình thường nhưng không muốn nghỉ học trong khi đó vì điều kiện thực tế vô cùng khó khăn về kinh tế của gia đình em bố mẹ em không có tiền cho em đi học. Trước tình hình đó tôi cũng đã nhận với bố mẹ của em, tôi đóng góp toàn bộ số tiền phải đóng góp ở trường và ở lớp trong năm lớp 10 và lớp 11 để em được tiếp tục đến trường tham gia học tập và sinh hoạt cùng bạn bè ở trong lớp. Trong lớp tôi chủ nhiệm cũng có em hay nói dối, hay gây sự với bạn bè hay đưa chuyện gây mất đoàn kết giữa các em. Tìm hiểu qua các em và biết được tính cách của học kinh đó, tôi đến gia đình các em để nắm bắt cụ thể rõ ràng hoàn cảnh của các em, môi trường các em sinh sống hàng ngày, từ đó tôi cũng kết hợp cùng gia đình các em thuyết phục các em; tôi cũng phân tích nhiều lần để các em nhìn ra cái sai và tác hại của những lời đưa chuyện các em; sau khi các em đã nhận ra nhược điểm của mình và đã dần dần sửa chữa được. Cũng có em rất hay khóc, bạn bè chưa kịp nói gì đến em đó thì em đó cũng khóc và có những lần em đó khóc liền 2 ngày làm gia đình em rất lo sợ; qua nhiều lần gia đình em đó khẳng định em mắc bệnh “khóc” ai lại mắc bệnh “khóc” bao giờ, tôi nghĩ nhiều ngày và khẳng định không thể có bệnh đó mà có thể có uẩn khúc gì chăng; nghĩ vậy tôi tiến hành tìm hiểu thực tế về bản thân em, gần gũi em, khích động em làm em ngày càng vui hơn, vững vàng hơn và hoà mình vào với tập thể hơn từ đó em ít khóc hơn. Tôi cũng như nhiều giáo viên khác khi nhận một lớp chủ nhiệm có những em đã là đoàn viên cũng có nhiều em chưa là đoàn viên, vậy giúp đỡ cá em vào Đoàn cũng có em thì dễ, cá em nhận thức ra mục đích vượt lên của mình nhưng có em do tính tự do quá cao, mặc dù là học sinh cá biệt nhưng tính khí không khác các em nam sống bất cần. Với những học sinh này đâu phải một sớm một chiều giúp các em nhận thức đúng đắn được lối sống sinh hoạt cho mình, các em còn có tính bảo thủ rất cao chính vì vậy bản thân tôi đã bỏ khá nhiều công sức và nhiều biện pháp để giáo dục các em nhằm làm thay đổi cách suy nghĩ và lối sống của các em cho phù hợp với một học sinh cá biệt sinh, tôi gần gũi các em, có những cái phải thông cảm với các em, và cũng nhiều lần tâm sự, kể chuyện cho các em, các câu chuyện tôi kể cho các em có một phần có thực có một phần hư cấu sao cho nó gần với tính cách của học sinh đó, qua nhiều lần và nhiều ngày các em cũng nhận ra lâu nay bản thân mình đã mất học sinh cá biệt tính và các em đã dần lấy lại. Cũng có những em yêu rất sớm, tình yêu của các em làm nhiều em bị ảnh hưởng đến việc học, đến giờ học và sinh hoạt, có nhiều lúc các em như ngẩn ngơ, không tập trung. Thực sự với những em này mà nói cấm thì khó lắm mà phải tìm cách giúp các em làm sao không để ảnh hưởng đến việc học tập, đến sinh hoạt hàng ngày, giúp các em yên tâm hơn về mọi mặt, có những em vẫn giữ trọn được tình cảm của mình mà vẫn học tốt vẫn thi được vào đại học song có những em chỉ chọn được một trong hai con đường một là học đến nơi đến chốn thì không còn thời gian để nghĩ đến bạn trai của mình nhưng có những em sẵn sàng theo tiếng gọi của tình yêu để ảnh hưởng đến việc học sau một thời gian thấy việc học của mình sút kém thua bạn bè kèm theo sự gần gũi giúp đỡ của cô giáo và bạn bè cũng giúp các em yên tâm trở lại để học hành cho nghiêm chỉnh cùng các bạn xây dựng tập thể lớp đoàn kết nhất trí thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Cũng có nhiều khoá lớp do tôi chủ nhiệm, tôi chọn học sinh học sinh cá biệt làm lớp trưởng, tổ trưởng bởi vì có khoá học tôi chủ nhiệm có các em nam song không em nào có thể làm tốt hơn lớp trưởng là học sinh cá biệt do tôi chọn mặc dù là học sinh cá biệt nhưng có nhiều em rất hoạt bát, năng động làm việc có trách nhiệm. Khi cử em đó làm lớp trưởng bao giờ tôi cũng hướng dẫn em cách làm, cách nói cách ứng xử với các bạn trong các tình huống xảy ra đồng thời cũng cho em một cái quyền lãnh đạo, tôi luôn tạo ra điều kiện cho lớp trưởng làm việc và ủng hộ em về mọi phương diện miễn sao em làm đúng, có lợi cho lớp, có lợi cho học sinh và thúc đẩy được phong trào của lớp. Có những em trong quá trình tham gia công tác lớp là một lớp trưởng gương mẫu về mọi mặt; em nói được học được làm được nên được bạn bè kính nể hiện giờ em cũng đã trưởng thành và là một cô giáo dạy toán rất chững chạc. Nói tóm lại việc giáo dục nề nếp sinh hoạt nề nếp học tập cho học sinh học sinh cá biệt không phải đơn thuần nó cũng có khó khăn riêng đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm. b. Giáo dục học sinh học sinh cá biệt cách nói năng, ứng xử: Trong việc giáo dục học sinh nói chung giáo viên chủ nhiệm nào cũng đều chú ý đến việc giáo dục học sinh thẩm mĩ, nói năng ứng xử đặc biệt đối với các em học sinh học sinh cá biệt điều này lại vô cùng cần thiết. Thực tế hiện nay có những học sinh rất ngoan ngoãn, nói năng lễ phép với người lớn, lịch sự với bạn bè nhưng cũng không thiếu những học sinh là học sinh cá biệt nói năng thiếu lễ độ, văng tục chửi bậy ngay cả đối với các em nam và cũng không e dè trước mặt người lớn tuổi. Vì vậy việc giáo dục cho học sinh học sinh cá biệt có cách ứng xử phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt Nam là rất quan trọng, ở các khoá tôi chủ nhuận cũng không ít lần có những học sinh cần phải quan tâm giáo dục về mặt này. Bao giờ cũng vậy khi nhận một lớp chủ nhiệm trước hết tôi ổn định tổ chức lớp, phân công hàng ngũ cán bộ lớp từ lớp trưởng đến lớp phó phụ trách các mặt rồi đến các tổ trưởng. Trong số các lớp phó có một lớp phó trụ trách phong trào và công tác học sinh cá biệt, cũng phải có học sinh học sinh cá biệt tiêu biểu hơn tham gia công tác của lớp. Có nhiều em học sinh cá biệt sinh do không được nhắc nhở thường xuyên nên rất hay nói trống không, thí dụ như khi giáo viên kiểm tra bài có hỏi các em: “em đã học bài chưa” học sinh đó trả lời “chưa” hoặc “rồi” nhưng em nói với với ai thế? Khi đó học sinh sửa lại “em học rồi” nhưng em nói với ai? học sinh đó trả lời lại “thưa cô em học rồi”. Giáo viên cũng nên hướng các em học sinh các biệt vao các hoạt động phong trào của lớp, ví dụ như ngày 8/3, ngày hội của các em nữ, tôi lại có một khoảng thời gian để trao đổi với các em cách nói năng như thế nào, có lúc các em nghe nói lại những câu nói, câu trả lời của bạn mình mà bật cười, nụ cười rất hồn nhiên, chân thành và htật đáng yêu, cứ dần dần như thế các em đã bảo nhau, đóng góp ý kiến cho nhau và cùng nhau sửa chữa để cùng nhau tiến bộ. Với những thí dụ trên các em tự phát biểu nên trả lời thầy cô giáo như thế nào cho đúng ngay từ lúc ban đầu. Có những em do học yếu, khi làm bài kiểm tra giáo viên trông kiểm tra nghiêm túc không giở được tài liệu hay không chép được cửa ban khi ra ngoài rất tự nhiên nói với bạn bè “ông ấy trông ghê thế” hay “bà ấy trông ghê thế”. Đấy là khi các em còn đang học trong trường mà đã nói đến những người trực tiếp dạy dỗ mình như vậy. Với các em này cũng không thể bỏ qua và cũng không thể sẵng giọng ngay với các em được, đã có trường hợp tôi hỏi các em: “cho cô hỏi em nói ông ấy, bà ấy là ai thế” có những học sinh rất tự nhiên nói rõ là “thầy” hoặc “cô”. Tôi hỏi tiếp: “Thầy, cô ấy lên ông lên bà của em từ bao giờ thế ?” Học sinh đó không trả lời được. Tôi lại hỏi: “Khi em đến trường và từ xưa người ta thường gọi người dây mình ở trường là gì”? lúc đó học sinh đó : “em xin lỗi cô”. Tôi nhắc học sinh đó: “em không có lỗi với cô mà em có lỗi với chính em, có lỗi với Thầy cô giáo mà em gọi là ông, là bà, lần sau em phải rút kinh nghiệm không nên gọi Thầy cô mình như vậy nữanhé? Trong thực tế có những em là gái mà tính khí như con trai thâm chí còn cố tạo ra cho mình hình dáng, đầu tóc như con trai, nói năng cấc nấc bậy bạ như nói chuyện với bạn 10 câu thì phải có đến 7 hay 8 câu văng tục hoặc nói bậy, tan học ra cổng trường đi sau các em đó thì xấu hổ lắm nhưng nếu như ngay lúc đó mà khuyên bảo em đó thì không những làm xấu mặt em học sinh ấy mà còn để tập trung sự chú ý của nhiều em khác hơn. Vì vậy đã đi sau thì thôi biết đấy, nghe đấy nhưng điều đó không có nghĩa là bỏ qua mà ngày hôm lúc đầu giờ tôi mới gọi riêng em học sinh đó và ngoài nhắc nhỏ và hỏi nguyên do tại sao em lại dùng những câu nói như vậy để nói với bạn, tôi nhắc em nhớ lại lúc đó quanh em có bao nhiêu bạn cả trai và gái vậy thì những lời nói của em để các bạn cùng nghe các bạn sẽ nghĩ về em như thế nào chưa nói đến những người đi ngoài đường họ sẽ nghĩ về em, về học sinh trường THPT Cao Bá Quát như thế nào; qua tâm sự em xin lỗi tôi và hứa sẽ không như thế nữa. Có những em học đòi những thanh niên bên ngoài không đi học để nhuộm tóc vàng có chỗ lẫn màu đỏ, màu hơi xanh nhìn thật khó coi vô cùng; thầy giáo tổng giám thị cùng cố vấn đoàn thanh niên và bạn giám hiệu nhà trường cũng làm rất căng vấn đề này vậy mà có em cãi lại cả thầy tổng giám thị, thấy vậy cũng mấy lần tôi làm căng rồi lại trùng, trùng rồi lại căng và bằng lời lẽ tôi nói mình là người Việt Nam vốn dĩ từ xưa da vàng mắt đen tóc đen khi có tuổi thì tóc sẽ bạc đi trừ những người bị lai căng giữa bố và mẹ một trong hai người là người nước ngoài mới có được màu tóc vàng hoe vì vậy mình phải giữ được những cái gì vốn có của tổ tiên ông cha ta để lại. Mặt khác khi ra đường chẳng may có một người nào đó mất cái gì đấy mặc dù mình không hề làm những chuyện xấu đó nhưng người ta cứ nhìn cách ăn mặc, đầu tóc, đi đứng của mình trước hết mình cũng nằm trong diện khả nghi của họ lúc đó rất phiền phức và để đến khi xong việc mọi chuyện đã rõ ràng thì má đã bị xưng; cho nên không nên tạo ra một cái gì đó tập trung sự chú ý của mọi người vào mình nó sẽ không có lợi cho mình. Cũng có những khoá học tôi cũng đã họp toàn bộ học sinh học sinh cá biệt của lớp để tổ chức cho các em hội thảo, trao đổi với nhau nên làm như thế nào để xứng đáng là một học sinh ngoan, chăm học, có ý thức tốt ở lớp đồng thời là đứa con ngoan trong gia đình, biết nghe lời bố mẹ, biết kính trên nhường dưới, biết yêu thương và vì mọi người, chịu khó giúp đỡ gia đình tề gia nội trợ, chăn nom em út ở nhà. Tôi cũng hướng dẫn các em khi nhà có khách nếu bố mẹ các em không có nhà các em nên tiếp khách như thế nào, khi rót nước mời khách thì phải rót như thế nào đó để nước trong chén không bị sủi bọt, mời khách thế nào cho lịch sự thể hiện là người có học. Nếu có bố mẹ các em ở nhà đang tiếp khách, bản thân các em muốn từ trong nhà đi ra ngoài hay đi từ ngoài vào trong thì không được đi qua trước mặt khách mà phải đi như thế nào để khách cho rằng mình là một người có ý tứ, nghĩa là người được sống trong một gia đình có nề nếp tốt. Ngay cả những việc rất nhỏ trong gia đình như nấu ăn, lau nhà cửa không phải làm thế nào cũng được mà phải biết cách làm vừa nhanh vừa sạch sẽ, như khi lau nhà đòi hỏi các em phải quét nhà như thế nào và tiến hành lau từ đâu đến đâu để đảm bảo làm đến đâu gọn gàng sạch sẽ đến đấy hay việc nấu một bữa cơm bình thường thì phải chú ý đến việc cho nước vào nồi cơm như thé nào thức ăn làm kể từ luộc rau thôi cũng phải có chút kỹ thuật đến việc sào nấu các món ăn khác đảm bảo cơm ngon canh ngọt thức ăn đơn giản mà lại ngon và hấp dẫn. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có những vấn đề khúc mắc gì đó có nhiều em hỏi ý kiến tôi nên làm như thế nào tôi đều có ý kiến sát thực cho các em đã các em tự cân nhắc rồi giải quyết nhất là trong quan hệ bạn bè; quan hệ với các bạn học sinh cá biệt thì mình phải như thế nào để thể hiện mình sống hoà đồng với các bạn, chân thực với các bạn nhiệt tình với các bạn; với các bạn mang phải chơi cho đúng mực bao giờ cũng phải có một gianh giới nhất định của người khác giới không suồng sã với các bạn, phải biết tôn trọng bạn không cợt nhả và không thể hiện điều kiện gì gây tổn thương đến bạn và tổn thương chính mình, không đưa chuyện, không nói xấu các bạn khác. Có những em do sự phát triển tâm sinh lý của bản thân sớm và do môi trường đưa lại các em yên sớm trong trường hợp này tôi cũng không thể gay gắt với cá em mà tôi chỉ nêu rõ cho các em cái thiệt thòi của một thời con gái khi vấp vào yêu sớm nó gây ảnh hưởng đến bản thân mình rất nhiều về mọt mặt, các em ở lứa tuổi này yêu sớm rất dễ bị sa ngã, dễ bị tổn thương, bỏ cả thời gian học tập kể cả học bài ở nhà tư tưởng cũng không tập trung bài về nhà không đảm bảo, không thuộc bài, đến lớp cũng không tập trung, giáo viên kiểm tra bài không làm không học, giáo viên nhắc nhở thì sinh ra chán nản hoặc có em do sợ giáo viên kiểm tra bài mình nên đưa ra lý do này lí do khác để xuống phòng y tế hoặc xin về; có những trường hợp các em nói dối thầy giáo, nói dối bố mẹ. Có những em xin giáo viên cho về vì lý do đến ngày tháng của con gái, nếu như vậy thì giáo viên nào chẳng cho về nhưng không phải các em về nhà mà các em lại hẹn bạn mình cùng đi chơi. Sự việc xảy ra 1 lần được sẽ xảy ra đến lần thứ hai, thứ ba rồi nhiều lần thành quen xin thầy này, cô kia cứ như vậy. Trong trường hợp như vậy tôi là một giáo viên chủ nhiệm không thể bỏ qua vì tương lai của các em, vì nề nếp hoạt động chung của trường, của lớp đã nhiều lần tôi đã giải quyết trường hợp này; có em tôi phải làm việc tới lần thứ ba cùng với cả phụ huynh để làm sao cho em đó tập trung hơn vào việc học, không xin nghỉ giờ nghỉ tiết nữa, việc yêu cầu các em trở lại học bình thường trong các giờ như các em khác ban đầu có vẻ em đó không vui nhưng không vui cũng phải làm với sự phân tích thấu đáo của tôi và sự quản lí chặt chẽ của tôi, của gia đình cũng giúp em đó yên tâm hơn trong học tập. Không những tôi giúp đỡ giáo dục các em học sinh cá biệt ở lớp do tôi chủ nhiệm mà cả nước những lớp tôi dạy; mặc dù chỉ là một cô giáo dạy một môn học vật lý thôi nhưng tôi luôn chú ý tới việc giáo dục đạo đức cho các em tôi đã từng phân tích cho các em càng là học sinh cá biệt càng phải học bởi vì chỉ có học, chỉ có phấn đấu vươn lên trong học tập mới tạo cho mình một tương lai; mới học cho mình một nghề đúng với khả năng của mình hay là tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội mặc dù có thể em chỉ là một công nhân bình thường hay một người lao động bình thường nhưng không ai chê cái nghề đó của em để rồi khi em có một gia đình riêng em có thể lo cho gia đình riêng của em được, không phải sống phụ thuộc vào ai đặc biệt không phải phụ thuộc ai về kinh tế bởi vìnéu mình bị lệ thuộc người khác về kinh tế thì rất khổ lúc đó mình sẽ mất tự do, muốn đi đâu họ đồng ý mới đi được, rồi dần dần mình sẽ mất hết bạn bè, liệu rằng trong những trường hợp ấy chồng mình và gia đình mình đặc biệt gia đình nhà chồng nghĩ về mình như thế nào. Chính vì thế càng là con gái càng phải học nhiều hơn để có thể tự lo cho mình và từ đó mới có điều kiện để giao lưu với bạn bè, học hỏi nhiều hơn ở bạn bè và xã hội để củng cố các kiến thức về nghề nghiệp, giao tiếp và xã hội nói tóm lại mới có thể nâng cao nhận thức về mọi mặt cho chính bản thân mình. Cũng có em do hoàn cảnh riêng của bố mẹ, do bố mẹ để lại những hậu quả không lấy gì làm đẹp cho lắm gây ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của em, bạn bè biết đặc biệt các em nam có những em do sốc nổi của tuổi trẻ dè bửu bạn và còn có trường hợp lại tập hợp nhau cùng trên trọc bạn, nói những lời nói làm cho bạn mình tự ái hoặc suy nghĩ nhiều đến hoàn cảnh của mình sinh ra tủi thân. Đã có lần có em học sinh học sinh cá biệt ở lớp tôi giảng dạy mà giáo viên chủ nhiệm lại là Thầy giáo, em không dám tâm sự, không dám nói sự thật mà các bạn nam trong lớp đã cư xử với em, em đã nói lại với tôi như thể cầu cứu giúp em thoát khỏi vòng vây không đẹp, không thiện cảm của các bạn nam trong lớp em bởi vì cứ mỗi buổi sáng em đó đến trường, khi em vừa bước vào lớp các em nam đã hô nhau hai ba và cùng nhau đồng thanh nói những từ gây ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của em, xúc phạm em và bố mẹ của em, các em học sinh cá biệt của lớp có em mặc kệ nhưng cũng có em nhắc nhở thì các em nam, các em chỉ cười, không nghe. Qua sự việc đó, tôi đã từng dành thời gian phân tích cho cả lớp hiểu, tôi hỏi một số em nam trước mặt cả lớp: “Em hãy cho cô biết tại sao các em lại xử sự với bạn như vậy?” các em đều không trả lời được tôi; tôi lại đặt cau hỏi tiếp cho các em: “Nếu em ở hoàn cảnh như bạn mà bị bạn cùng lớp đối xử như thế thì em sẽ như thế nào” ? Câu hỏi tôi đặt ra không em nào dám trả lời tôi lúc đó tôi mới phân tích cho các em: các em đang học lớp 12 rồi sau đây các em ra trường mỗi em đi mỗi ngành khác nhau, biết đâu đấy do bạn có nhiều cố gắng trong học tập, bạn xin được làm ở một số cơ quan nào đó, một công ty nào đó và đặc biệt bạn lại giữ một địa vị trong cơ quan ấy, còn về phía các em sau này các em lớn lên chắc chắn các em phải xây dựng gia đình các em sẽ sinh con; khi con của các em khôn lớn đã trưởng thành cần phải có công việc làm và nhất là công việc làm phải phù hợp. Khi biết bạn mình giữ một trọng trách có thể xin việc giúp con của các em được khi đó các em có nhân bạn dã cùng học một lớp với mình không ? các em có nhờ bạn xin việc cho con mình hay không ? Nếu các em nhận bạn và có nhờ bạn các em có nghĩ đến những ngày các em học cùng một lớp với ban các em xử sự với bạn như thế này hay không ? Lúc đó thì sao được nhỉ ? Vậy thì hiện nay các em đang cùng học một lớp, đang cùng nhau sinh hoạt trong môn tập thể, cô coi các em đang cùng ở trong một gia đình sao các em không biết thông cảm với bạn, gần gũi bạn để giúp bạn quên đi những cái cần phải quên mà hoà mình vào tới tập thể có hơn hay không ? Sau một thời gian trước khi các em ra trường tôi có nhận được một lá thư từ em học sinh cá biệt sinh đó viết gửi tôi; thư em viết dài 8 trang bằng những lời lẽ rất cảm động; em cảm ơn tôi đã giúp em giải toả được mọi khó khăn giữa em và các bạn nam trong lớp em tưởng rằng khi đó em không học tiếp được mà phải thôi học. Hiện tượng khích bác, dè bửu Em không còn nữa đó cũng là một phần để an ủi em vươn lên trong cuộc sống hiện tại, em mời tôi chụp kỷ niệm với em 2 kiểu ảnh và em nói với tôi em coi tôi như người cha thứ hai đã sinh ra em một cách hoàn thiện hơn, tạo cho em một môi trường sống tốt đẹp hơn bởi vì từ khi tôi biến chuyện tôi luôn gần gũi em, an ủi em, hướng cho em đường đi nước bước để em hoà đồng với bạn bè của mình hơn đồng thời tôi cũng mở rộng cho em con đường đi tới tương lai của mình. Nói tóm lại, để đảm bảo lớp là một tập thể đoàn kết nhất trí thì việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng có cách nói năng đúng mực, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi; tôn trọng bạn bè, tôn trọng tập thể, các em đều có khả năng ứng xử phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt nam, phù hợp với sự phát triển đi lên của đất nước, qua đó nâng cao được phẩm chất đạo đức của người học sinh được mọi người tin tưởng và yêu quý. c. Giáo dục học sinh học sinh cá biệt lựa chọn ngành nghề: Đối với cá em học sinh lớp 12 thì việc lựa chọn ngành nghề cho mình để sau khi thi tốt nghiệp ra trường mình có thể học tiếp hay đi làm là một việc rất cần thiết đặc biệt là các em học sinh cá biệt lại càng cần có một công việc làm ổn định nhưng việc làm phải phù hợp với khả năng của các em bởi vì nếu vượt quá khả năng thì cá em không làm được. Tôi đã tổ chức cho các em hội thảo về việc lựa chọn ngành nghề; tôi cho 5 em viết báo cáo tham luận, trong số 5 em này có em học khá, có em học trung bình và có em học yếu, tuỳ theo khả năng của mình các em đều nhận thức được nếu mình không lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với chính mình thì chính mình hại mình, hại gia đình và hại cả xã hội. Qua báo cáo của cá em, mỗi em đều có một mục đích phấn đấu riêng, em học được thì ước mơ thi được vào đại học; có em nói rằng em cố gắng thi vào môi trường cao đẳng; có em cho rằng mình chỉ vào học trung cấp hay học cho mình một nghề nào đó rồi ra xin việc làm. Cũng như nhiều khoá học sinh trước, tôi đều hướng dẫn các em, có em tôi nói nên thi vào đại học sư phạm nhưng thị vào trường II ở Xuân Hoà, có em tôi hướng dẫn nên thi vào ĐH Y, có em thi vào ĐH Ngoại ngữ cũng có em thi vào ĐH Thương Mại, ĐH Công đoàn, Học viên ngân hàng và có em nên thi vào cao đẳng Nhạc hoa..v.v. Nói chung tôi đều dựa vào 2 cơ sở để hướng nghiệp cho các em đó là: * Một là dựa vào khả năng thực tiễn kiến thức của các em ở lớp. * Hai là dựa vào hình thức bên ngoài, cách nói năng và tích cách của các em cùng điều kiện của gia đình. * Ba là phải dựa vào nhu cầu của xã hội Vì vậy có năm lớp tôi chủ nhiệm là một lớp thường không phải là lớp chọn mà có đến 30/44 học sinh thi được vào đại học và cao đẳng. Với các em tôi đều phân tích cho các em rõ các em không chạy theo ý thích của riêng mình; ý thích của gia đình, không phải chạy theo phong trào rủ nhau cùng đi thi vào một trường cho vui, cho có bạn mà phải dựa vào khả năng và trình độ của mình; khả năng về học vấn, khả năng học các bộ môn thi khối dó và dựa vào khả năng thực tế của gia đình để mà đăng kí dự thi. Khoá học sinh tôi chủ nghiệm năm học này cũng vậy, tôi cũng không qua buổi hội thảo “sáng suốt lực chọn ngành nghề” để tôi hướng nghiệp cho các em; bởi vì các em không sáng suốtlựa chọn ngành nghề cho mình thì hậu quả rất xấu đến với các em, các em không dễn chán mản, đứng núi này trông núi kia cao hơn hoặc chạy theo đích không rõ ràng. Không những thế việc lựa chọn ngành nghề không sáng suốt, không thực tế gây ảnh hưởng đến cả gia đình, đến cả xã hội do đó đòi hỏi các em phải cân nhắc đi cân nhắc lại để chọn cho mình một trường nào đó phù hợp với khả năng của bản thân. Trong buổi hội thảo các em trao đổi rất sôi nổi, có em xác định sẽ thi vào một trường cao đẳng nào đó hoặc một trong các trường trung cấp; cũng có em cho rằng mình phải học lấy một cái nghề bất kỳ sau đó xin vào làm trong một cơ quan xí nghiệp nào đó dù chỉ là công nhân bình thường và từ đó sẽ học thêm để bồi dưỡng thêm kiến thức cho mình. Cũng có em muốn sau khi học song lớp 12 thi lấy bằng tốt nghiệp rồi đi làm luôn một phần là do điều kiện và hoàn cảnh gia đình một phần là do khả năng của bản thân và cũng có em muốn học xong mình ở lại xây dựng quê hương địa phương của mình. Thực tế qua buổi hội thảo và qua những giờ sinh hoạt hàng tuần, qua những lần nói chuyện tâm sự với các em, em nào cũng có ước mơ hoài bão em nào cũng muốn xin ý kiến của cô giáo mỗi em có một ước mơ riêng cho mình về việc làm của mình sau này; nói chung cái mong ước của các em gắn liền với thực tế hoàn cảnh của em và mỗi ước mơ của các em đều mang đặc thù riêng, các em cũng nhìn thấy thực tế mình không thể chạy theo sở thính của cá nhân mà phải dựa vào chính khả năng của mình. Cũng có nhiều em học sinh học sinh cá biệt ở lớp tôi dạy chứ không phải lớp tôi chủ nhiệm các em cũng hỏi tôi nhờ tôi tư vấn cho các em nên đi theo ngành gì cho phù hợp, tôi cũng rất nhiệt tình phân tích cho các em, động viên các em đi vào một ngành nào đó cho phù hợp với các em. Chính việc làm rất bình thường đó cũng giúp các em tin tưởng vào sự lựa chọn của mình, các em có vẻ phấn khởi hơn và có chí hướng vươn lên càng rõ rệt. Theo tôi nghĩ việc các em lựa chọn ngành nghề rất cần thiết vì nó là chìa khoá mở rộng ra tương lai cho các em sau này giúp cho các em hăng say hơn trong học tập để trước mắt vượt qua tốt kỳ thi tốt nghiệp phổ thông làm bàn đạp cho bước tiếp theo để các em có một nghề nghiệp vững vàng, xây dựng cho mình một tương lai lâu dài, ổn định đồng thời cũng đóng góp sức nhỏ của mình để xây dựng quê hương đất nước. D - KẾT QUẢ Trong suốt chặng đường nhiều năm dạy học, tôi thực sự đã làm được một số việc cần làm để giúp đỡ các em học sinh từ những em là những học sinh ngoan nền nếp, những em là cán bộ lớp rất có rrách nhiệm nhiệt tình trong công việc được giao đến những em thiếu sự quan tâm của gia đình, hay học đòi cái mới, cái lố lăng không nên có đối với một học sinh. Qua những năm công tác, qua những việc làm của bản thân tôi, tôi tự nhận thấy mình cũng thu được một số kết quả nhất định như: 1. Với các em ngoan, các em là nòng cốt của lớp lại càng vững vàng hơn trong sinh hoạt và học tập, các em định hướng rất rõ cho mình con đường mà các em đi tới và cái đích cần đạt được, trong công tác các em sôi nổi, có trách nhiệm hơn và có tiến bộ hơn về học tập, bản thân các em có thể là hạt nhân để gây dựng các phong trào, sau này khi các em ra trường, các em trưởng thành chắc chắn các em vững vàng hơn trong cuộc sống. 2. Với các em có hoàn cảnh đặc biệt như chẳng may bố hoặc mẹ của em bị mất sớm hay mất cả 2 hoặc là vì một lý do nào đó bố mẹ các em phải chia tay nhau lẽ dĩ nhiên hậu quả lớn nhất các em phải gánh chịu. Các em thiếu mất tình thương của một trong hai người vì vậy rất có thể các em suy nghĩ lệch lạc không đúng đắn và có những hành động thiếu suy nghĩ đồng thời cũng có thể xảy ra những hành động đáng tiếc bởi vì đặc điểm chung của phần lớn các em học sinh cá biệt là muốn được sống trong bầu không khí ấm áp tình thương, có tình cảm. Vì vậy để cho các em thiếu mất một nguồn tình cảm vô tận của người bố hay của người mẹ rất dễ làm cho các em tự ti và mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Khi tôi gần gũi các em, giáo dục các em và bằng tình cảm của mình cảm hoá các em, giúp các em nhìn rõ ra vấn đề, giúp các em hiểu được những việc cần làm cần biết và cần tránh của một người học sinh, giúp các em hoà mình với bạn bè bởi vì các em có lỗi gì đâu, với bạn bè không mặc cảm với chính mình không cảm thấy mình bị cô đơn, với các em này đã có những em sau khi ra trường vào được đại học, các em có một nghề rất chính đáng đảm bảo cuộc sống cho mình và góp phần nhỏ của mình trong công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới hiện nay. 3. Với các em trước khi vào lớp tôi chủ nhiệm vốn là những em đua đòi ăn chơi, hay bỏ giờ bỏ tiết, mặc thì lố lăng, nói năng bừa bãi không có ý tứ của một người con gái thì việc giáo dục các em có khó khăn hơn, các em chưa thích nghi với cái hiện tại cần có của một học sinh cá biệt sinh trong trường phổ thông, các em luôn tỏ ra mình hơn bạn về việc ăn chơi “hiểu biết” những cái không đúng với bản thân em; cho nên việc gần gũi với các em không phải dễ dàng một sớm một chiều có thể làm được. Nhưng qua những quãng thời gian dù có dài hơn so với những học sinh khác tôi vẫn cố gắng tìm mọi cách gần với các em, nghe các em nói nhiều hơn mình nói để hiểu được, nắm được tính cách của các em chắc chắn sau đó tôi mới có kế hoạch giáo dục các em. Với những em này phải từ từ như kiểu “mưa dầm thấm lâu” ban đầu khó khăn lắm nhưng dần dần quan những lời tâm sự, qua những câu chuyện và những việc làm cụ thể tôi giao cho các em giúp các em hiểu ra vấn đề các em thêm tin yêu cuộc sống của mình từ đó có sự thay đổi rõ rệt ở các em. Có nhiều em ra trường rồi, có công ăn việc làm rồi và ngay cả có gia đình rồi các em vẫn quay lại thăm tôi, có em nói “cô như người mẹ thứ 2 của em” tôi thực sự cảm động khi được nghe những lời này; nhưng tôi thấy ít nhiều với các em tôi cũng có một đóng góp gì đó giúp cho các em thêm vững vàng trong cuộc sống, tin tưởng vào chính mình có thể làm được những điều tốt có ích cho chính mình và cho xã hội, cũng là giúp các em thực sự thấy mình là người có ích cho xã hội tạo ra niềm tin và hy vọng trong tương lai và thực tế tôi thấy những em này lại làm được nhiều việc có ích và cũng là những hạt nhân tốt tham gia vào việc giáo dục những lớp trẻ sau các em. 4. Phần lớn các em học sinh cá biệt sinh trong sinh hoạt hàng ngày bình thường có thể mặt này mặt khác ban đầu chưa tin cho lắm vào những điều cô giáo nói nhưng sau đó chỉ một khoảng thời gian không dài với các em đã giúp các em hiểu rõ sự thật để mình vươn lên cao hơn, có khả năng giao tiếp tốt hơn, lịch sự hơn, con chuẩn mực hơn và cũng biết lo cho mình hơn từ phong cách thời trang và đặc biệt rèn luyện được tính cách học sinh cá biệt trong tác em, giúp các em hoàn thiện hơn trong cuộc sống biết giữ gì vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân, đảm bảo có sức khoẻ, có trình độ nhất định để khi ra trường các em có thể đi sâu vào mọi lĩnh vực có thể học đại học, cao đẳng, trung cấp hay học nghề thậm chí có những em tham gia công việc ở địa phương rất tốt thể hiện là đúng là những người có học vấn được giáo dục đầy đủ, được nhiều người tin yêu và các cơ bản nhất là các em có thể lo dược cho mình về mọi lĩnh vực để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hơn. E- BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ việc giáo dục học sinh học sinh cá biệt mà học sinh cá biệt, tôi nhận thấy dù ở bất kỳ một trường học nào có thể là đại học, cao đẳng, trung cấp trung học phổ thông hay phổ thông cơ sở thì việc hướng dẫn, giáo dục học sinh học sinh cá biệt là một việc rất cần thiết. Mặc dù rằng trong số các em học sinh cá biệt có những em học được, cũng có em chưa ngoan lại lười học lại đua đòi, mỗi em đều có một hoàn cảnh riêng, một đặc điểm riêng, một tính cách riêng. Vì vậy muốn giáo dục được các em tôi đã suy nghĩ rất nhiều và mỗi một trường hợp tôi đều đặt ra cho mình biện pháp thực hiện, tôi cũng biết kết hợp với các lực lượng giáo dục xây dựng được tập thể lớp là tập thể đoàn kết nhất chí tạo tiền đề để giáo dục học sinh khá tốt, giúp cho các em có ý thức vươn lên, có tinh thần tập thể, xây dựng nếp sống sinh hoạt và học tập để thu được kết quả cao hơn, muốn có được kết quả như mong muốn bản thân tôi đã làm và đã đúc rút ra được một số bài học kinh nghiệm về việc giáo dục học sinh học sinh cá biệt như sau: 1. Phải đi sâu, đi sát học sinh của mình theo dõi thường xuyên diễn biến các sự việc, các hiện tượng liên quan đến học sinh học sinh cá biệt dù là mối liên quan ấy xảy ra ở trong lớp với nhau hay xảy ra với cả lớp khác để kịp điều chỉnh, có khen chê các em kịp thời phải biết kết hợp tình và lý để giải quyết mọi vấn đề xảy ra, phải tận tình với các em nêu rõ mặt phải mặt trái, cái hay và cái không hay ở câu nói, việc làm hay cách xử sự của các em vì những cái đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Phải biết được tâm tư tình cảm của các em, diễn biến tâm lý trong các em xảy ra như thế nào để điều chỉnh biện pháp giáo dục cho phù hợp tránh áp đặt hay nói sai thực tế sẽ làm giảm lòng tin của các em và chất lượng giáo dục thấp 2. Phải xây dựng được lòng tin của học sinh đối với giáo viên, phải làm thế nào để các em tin tưởng vào cô giáo, công bằng khi đánh giá các em không có ác cảm với các em mặc dù rằng trước đó các em đã từng có những hành vi không đúng đắn, vấn đề cơ bản nhất là làm thế nào để các em nhận ra khuyết điểm và sửa chữa, không những thế tôi cũng luôn tạo ra cái uy cho mình, khi nói điều gì phải rõ ràng, dứt khoát, đã nói sao phải làm đúng như vậy, lời nói phải đi đôi với việc làm không đánh trống bỏ dùi, phải gây được uy tín với học sinh, có như vậy mới có thể thực hiện được kế hoạch đã đặt ra từ đầu năm và có như thế mới cảm hoá được các em đặc biệt là những em có hoàn cảnh đặc biệt hay những em vốn có tính tự do vô kỷ luật từ những lớp dưới. 3. Phải biết kết hợp được các lực lượng giáo dục như: Ban giám hiệu, đoàn thanh niên, các thầy cô giáo bộ môn, hội phụ huynh học sinh của lớp, tổng giám thị và gần nhất là đội ngũ cán bộ lớp vì đội ngũ cán bộ lớp là tai mắt tín cẩn của giáo viên chủ nhiệm, có những việc mà chính các em nói với nhau lại dễ hơn cô giáo đồng thời qua các lực luợng giáo dục mình nắm bắt tình hình về các em rõ hơn còn sau khi thu nhận được những thông tin ấy phải biết phân tích, phải biết cách xử lý để cho các em không oán gì thầy cô giáo đã cung cấp tư liệu cho cô giáo chủ nhiệm và đặc biệt phải bảo vệ uy tín cho các em cán bộ lớp, phải tạo điều kiện cho cán bộ lớp làm việc tránh sự đụng độ giữa cán bộ lớp với các em khác trong lớp vả lại các em học sinh cá biệt thưòng là các em hay nói hay cãi và cãi cũng không suy nghĩ sử đúng hay sai của lời nói của mình, nói cách khác còn có em lắm điều nếu không cẩn thận sẽ không theo kịp miệng nói của các em đặc biệt quan hệ giữa học sinh với nhau. 4. Một bài học rất thực tế mà mỗi giáo viên chủ nhiệm đều phải tránh là không được miệt thị các em học sinh cá biệt, không được nói kháy các em, không được nêu ra những xuất xứ không đẹp của bản thân các em gây ảnh hưởng đến tư tưởng của các em mà phải làm thế nào động viên được các em kịp thời cho các em yên tâm và phấn khởi hơn trong sinh hoạt hàng ngày, điều cốt lõi là phải làm thế nào cho các em hiểu được trách nhiệm của mình và lợi ích của việc làm của các em, để các em thấy hưng phấn hơn trong các hoạt động của mình, hoà mình vào bạn bè và các em có thể yên tâm hơn để đảm bảo việc học và sinh hoạt của mình với tập thể tạo điều kiện cho các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình hơn. Thông qua những việc tôi đã làm tôi nhận thấy: khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, còn được sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo việc giáo dục học sinh học sinh cá biệt là một việc vô cùng cần thiết từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ hành động và cách cư sử với mọi người sao cho là người có văn hoá, có tri thức, có khả năng vươn lên trong cuộc sống, có đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật, có nếp sống sinh hoạt lành mạnh văn minh và lịch sự để sau này khi các em đã trưởng thành các em là những người đóng góp vào sự nghiệp giáo dục lớp trẻ sau nữa mặc dù có thể chỉ là giáo dục những trẻ nhỏ trong phạm vi gia đình các em. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta điều phải xác định đúng mục tiêu giáo dục của Đảng để xây dựng cho học sinh của mình đặc biệt là học sinh học sinh cá biệt về nề nếp sinh hoạt, nề nếp học tập đúng đắn tạo hậu thuẫn cho ngày mai các em lập nghiệp, thực hiện đúng như lời bác Hồ dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người” Trong thực tế, ai cũng vậy kể cả các bậc phụ huynh hay các thày cô giáo đều muốn mình trồng cây phải được hái quả, và ai cũng muốn thu hoạch được trái ngon, quả ngọt chứ không ai muốn thu hoạch quả đắng, quả cay. Tôi cũng như muôn vàn các bạn đồng nghiệp khác của tôi được Đảng và nhân giao cho nhiệm vụ trồng người, trồng cho đất nước những cây xanh, trồng cho đất nước lớp người có đủ tài năng, đủ trí tuệ, có đạo đức xã hội chủ nghĩa, có nếp sống văn minh lịch sự để rồi lớp học sinh này giữ một trọng trách vô cùng quan trọng là xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện tốt được niềm mong ước của Bác Hồ khi còn sống là: “… Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn ...” XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2012 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Nguyễn Đăng Hùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất