Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ SKKN Giáo dục công dân cấp 2...

Tài liệu SKKN Giáo dục công dân cấp 2

.DOC
21
129
96

Mô tả:

SKKN Giáo dục công dân cấp 2SKKN Giáo dục công dân cấp 2SKKN Giáo dục công dân cấp 2SKKN Giáo dục công dân cấp 2SKKN Giáo dục công dân cấp 2SKKN Giáo dục công dân cấp 2SKKN Giáo dục công dân cấp 2SKKN Giáo dục công dân cấp 2SKKN Giáo dục công dân cấp 2
MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 2.Thực trạng 2.1 Thuận lợi- khó khăn 2.2 Thành công- hạn chế 2.3 Mặt mạnh- mặt yếu 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động… 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 2. Kiến nghị: 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Quá trình dạy học là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo để thông qua đó học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động, khai thác tối đa năng lực tư duy cho học sinh, tạo cơ hội và động viên, khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề đang học. Môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở nói chung, GDCD lớp 9 nói riêng có vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình hình thành ý thức, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh (HS).Mặc dù ở lứa tuổi 15;16 các em đã được trang bị một lượng kiến thức khá đầy đủ về các khoa học, nhưng đây cũng là lứa tuổi tâm sinh lý đang phát triển, chưa ổn định, nhưng lại luôn mong muốn được khẳng định mình vì vậy dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào các thói hư tật xấu, các hành động trái pháp luật, đặc biệt với sự bùng nổ về thông tin như hiện nay… thì đây chính là lý do ngày càng có nhiều người vị thành niên vi phạm pháp luật. Thực tế diễn biến của tình hình tội phạm thời gian qua cho ta thấy rõ điều đó. Có nhiều nguyên nhân để người vị thành niên vi phạm đạo đức, pháp luật và phạm tội. Nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng là các em không được trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết, nên dẫn đến việc ứng xử trong cuộc sống, giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh, việc thực hành pháp luật cũng không đầy đủ, sai trái đặc biệt là phạm pháp một cách vô ý thức, để lại những hậu quả đáng tiếc mà lẽ ra các em có thể tránh được. Thực tế trong thời gian qua việc dạy học môn GDCD nói chung, giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng chưa được coi trọng như: Môn học này vẫn luôn bị coi là “môn phụ” trong nhà trường, nên bất kể giáo viên nào thiếu tiết cũng có thể được phân công dạy GDCD. Đại đa số phụ huynh cũng xem thường môn học này, chỉ chú trọng định hướng cho con cái học các môn học có thể phục vụ cho việc thi cử, lên lớp, lấy thành tích. Vì vậy mà ít chú trọng động viên con cái chú ý đến những môn học làm người như môn GDCD.Chưa kể với sự phát triển của khoa học công nghệ và thông tin như ngày nay thì nhiều phụ huynh thực sự lúng túng trong việc giáo dục con cái. Phần lớn phụ huynh vẫn sử dụng phương pháp dạy con truyền thống theo kiểu: “Thương cho roi, cho vọt” nên đã làm cho con cái nghe mà không theo, thậm chí bức xúc. Ngoài ra cũng do một bộ phận giáo viên dạy môn học này chưa thực sự tâm huyết, chưa làm cho xã hội hiểu được về tầm quan trọng của môn học. Qua nhiều năm giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường THCS Lương Thế Vinh, Krông Ana, Đắc Lắc. Tôi thấy nội dung pháp luật của bộ môn GDCD 9 được thiết kế hợp lý, đó là sự kế tiếp của các nội dung pháp luật của các lớp 6;7;8. Ngoài 7 bài, chia thành 12 tiết giảng dạy trực tiếp về pháp luật ở học kì II thì các bài học ở học kì I cũng có nhiều nội dung liên quan đến pháp luật như các bài: Chí công vô tư, Tự chủ ( Bộ luật hình sự; dân sự…) Bảo vệ hòa bình, Hợp tác cùng phát triển ( Luật Quốc tế)…vv. Ngoài ra còn có các các tiết thực hành, ngoại khóa về các vấn đề của địa phương. Vì vậy có thể nói đây là môn học có đặc điểm nổi bật là gần gũi, thiết thực, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, đất nước và quốc tế. Đặc điểm trên cũng tạo cho môn Giáo dục công dân có những lợi thế là giáo viên dễ gây cảm xúc, hứng thú cho học sinh như: sử dụng kiến thức nhiều môn học khác nhau để giải thích cho HS những nội dung quan trọng, cấp bách, cần thiết như: 2 giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội, những nội dung liên quan đến quyền trẻ em, quyền con người…vv Là môn học giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục ý thức và hành vi, nhân cách người công dân. đặc biệt là những công dân tương lai của đất nước. Vậy mà môn GDCD luôn bị coi là “môn học phụ” ai cũng dạy được, dạy thế nào cũng được… thiếu sự cuốn hút sinh động. Theo tôi ngoài những lý do khách quan, thì quan trọng nhất là chủ quan của người dạy môn học này là chưa chú trọng sử dụng một số phương pháp dạy học phù hợp vói đặc thù bộ môn, dạy tràn lan, không có phương pháp trọng điểm, biến mình thành “phát ngôn viên” của sách giáo khoa, nên dễ gây nhàm chán cho học sinh, dẫn đến hiệu quả dạy học không cao. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. a. Mục tiêu Qua đề tài này tôi mong rằng những vấn đề được đề cập tới sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD nói chung và giảng dạy pháp luật trong môn GDCD lớp 9 ở trường THCS nói riêng.Theo tôi việc tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 là để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nươc. Giúp các em có đủ sự tự tin và bản lĩnh để có sự lựa chọn đúng đắn cho cuộc sống tương lai như tiếp tục học phổ thông, học nghề hay vừa học vừa làm … Giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 cũng góp phần tạo nên những công dân mới có tính năng động, sáng tạo hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật và biết vận dụng pháp luật vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất và năng lực để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Để làm được điều đó thì ngoài việc đưa nội dung văn bản pháp luật vào một số bài dạy trong chương trình môn GDCD ở trường THCS trong đó có lớp 9, thì người giáo viên còn phải biết cách tìm ra các giải pháp dạy học phù hợp với từng đơn vị kiến thức, từng nội dung bài học. biết khơi dậy lòng ham mê, sự hứng thú trong người học . b. Nhiệm vụ của đề tài Các phương pháp dạy học Giáo dục công dân truyền thống và hiện đại đã được đề cập tới trong các tài liệu khác nhau, được giáo viên làm quen qua qua các đợt tập huấn và thực hiện nhiều trong các giờ dạy học trên lớp. Vì thế với một số kinh nghiệm của bản thân tôi chỉ chỉ đi sâu vào cách sử dụng một số phương pháp dạy học điển hình, tôi thường áp dụng trong dạy học nội dung giáo dục pháp luật ở lớp 9 của bản thân. Tôi xin được trình bày ra đây để bạn bè, đồng nghiệp cùng tham khảo với mong muốn góp phần làm cho việc dạy học GDCD ngày càng hiệu quả hơn. - Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh. - Nhìn nhận lại thực trạng của công tác cũng như chất lượng giảng dạy môn GDCD của nhà trường trong những năm học qua, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật trong môn GDCD cho học sinh lớp 9 của trường trong giai đoạn tới để đồng nghiệp tham khảo. 3 - Qua đó cũng trang bị cho học sinh những kiến thức pháp luật cần thiết, xây dựng tình cảm pháp lý, lòng tin đối với pháp luật, hình thành động cơ tích cực và thói quen xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật. - Nâng cao trình độ văn hóa pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật, từng bước hình thành phẩm chất công dân cho các thế hệ học sinh với mục tiêu con người Việt Nam phát triển toàn diện. - Định hướng cho học sinh hiểu biết về nhà nước, pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của công dân… 3. Đối tượng nghiên cứu Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nội pháp luật của môn GDCD lớp 9, nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hành pháp luật cho học sinh. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Khuôn khổ nghiên cứu: Một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả thảo dạy học pháp luật. Đối tượng khảo sát: HS lớp 9, trường THCS Lương Thế Vinh. Thời gian: Năm học: 2013 – 2014 ; 2014 -2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: theo đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước ta là giáo dục thanh thiếu niên thành những công dân có đức, có tâm, có tài, có ước mơ hoài bão, giàu lòng yêu quê hươngng đất nước, sống, học tập làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Trở thành những người lao động có đủ khả năng hội nhập với thế giới nhưng cũng phải giữ được bản sắc của con người Việt Nam. Muốn làm được điều đó thì việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là một việc làm hết sức quan trọng. Căn cứ vào các nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD cấp THCS được tập huấn: Dạy học GDCD thông qua các hoạt động của HS. Các hoạt động dạy học phải được GV thiết kế đan xen nhau một cách hợp lí trong tiết học, để vừa bảo đảm thực hiện được mục tiêu bài học, vừa gây được hứng thú học tập cho HS. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các hoạt động dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng, bao gồm những hình thức hoạt động như: Thảo luận trên lớp, thảo luận nhóm, đóng vai diễn tiểu phẩm. Quan sát, phân tích các tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; Xử lí tình huống. Nhận xét, phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm, các hành vi, việc làm, các trường hợp điển hình, các thông tin, sự kiện, các hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực ĐĐ và PL đã học. Sưu tầm, tìm hiểu các tranh ảnh, bài báo, các tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và trình bày, giới thiệu sản phẩm sưu tầm được. Xây dựng kế hoạch hành động của HS. 4 Xây dựng và thực hiện các dự án thực tiễn. Chơi các trò chơi học tập … Phương pháp dạy học thì nhiều, nhưng chú trọng những phương pháp nào là đạt hiệu quả hơn cả, qua thực tế dạy học, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, so sánh điều tra kết quả học tập của học sinh lớp 9 trường THCS Lương Thế Vinh qua các năm học nói trên. Theo tôi để dạy tốt nội dung pháp luật đối với môn GDCD 9 thì giáo viên cần chú trọng nghiên cứu cách áp dụng các phương pháp dạy học sau: Phương pháp giải quyết vấn đề (xử lí tình huống), Phương pháp thảo luận nhóm, Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ bản thân, Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và đóng vai. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Trong tình hình hiện nay, việc giáo dục pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội đặc biệt cho người chưa thành niên được đặt ra như một tất yếu. để đảm bảo tính đúng đắn, ổn định và bền vững trong hoạt động của tuổi trẻ cần phải nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật và tinh thần tự giác tuân thủ pháp luật và biến nó thành một nhu cầu, một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Như vậy vấn đề được đặt ra ở đây là chuẩn bị cho các thế hệ công dân tương lai khi bước vào đời có ngay thói quen hành động theo đúng yêu cầu của pháp luật, áp dụng kiến thức pháp luật vào các tình huống cụ thể của đời sống. Để nâng cao năng lực cho các em, chúng ta cần có sự hướng dẫn cụ thể, bằng cách đưa các tình huống pháp luật thường xảy ra trong cuộc sống trên một số lĩnh vực trong chương trình các em đang được học một cách phù hợp, giúp các em làm quen dần với việc vận dụng kiến thức pháp luật để xử lí các tình huống đó. Mặt khác giúp các em dần có một khả năng khái quát trong khi đánh giá những hành vi của mình, của người khác, cần phải đưa ra những hành vi cụ thể và đánh giá những hành vi đó dựa trên những khái niệm cơ bản của pháp luật, dần dần hình thành trong các em khả năng đối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình với yêu cầu tuân thủ pháp luật của nhà nước, ý thức tự giác tham gia vào việc đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực và việc đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ những nhu cầu chính đáng và những quyền lợi hợp pháp của bản thân mình cũng như các thành viên khác trong xã hội. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên dạy GDCD là phải biết chọn những nội dung, tình huống pháp luật phù hợp với nội dung kiến thức bài học và nội dung liên quan đến văn bản pháp luật. Mặt khác, khi sử dụng nội dung, tình huống pháp luật trong giảng dạy môn GDCD thì bài học sẽ đạt được mục đích về kiến thức, thái độ, kĩ năng. Xuất phát từ thực tiễn trên, khi sử dụng các phương pháp dạy học, giáo viên cần khai thác, tìm kiếm các tình huống phù hợp với học sinh, để khơi dậy tính chủ động, tích cực của học sinh. Từ đó các em tự giác thảo luận, tranh luận và đưa ra kết luận đúng hoặc sai trong tình huống đó. Tránh sự áp đặt của giáo viên đối với học sinh. Các tình huống đưa ra phải phù hợp với thực tiễn cuộc sống và gần gũi với nhận thức, quan tâm, hiểu biết của học sinh. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi - khó khăn 5 Thuận lợi của vấn đề tôi nghiên cứu là: bản thân đã có nhiều năm kinh nghiệm dạy môn GDCD lớp 9, thường được triệu tập đi dự các buổi tiếp thu văn bản pháp luật mới… Nhưng việc nghiên cứu đề tài này cũng gặp nhiều khó khăn như: kiến thức pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù đã thường xuyên tự bồi dưỡng, được tập huấn… nhưng chất lượng các buổi tập huấn pháp luật không cao, hình thức tổ chức tập huấn đơn điệu và nhàm chán, nặng về lý thuyết. khả năng gây hứng thú khi học nội dung pháp luật là không cao, có thể nói là khô khan, khó tiếp thu kiến thức, điều kiện kinh tế của một bộ phận không nhỏ học sinh còn khó khăn. Các hành vi vi phạm pháp luật của người lớn cũng ngày càng nhiều đã tác động đến các em. Hệ thống phương pháp dạy học chung chung không rõ ràng, chỉ nặng về lý thuyết thiếu ví dụ minh họa, việc đào tạo chuyên môn môn học này của bản thân cũng ít, chủ yếu là tự học …. 2.2. Thành công - hạn chế - Thành công của đề tài này là tôi thấy nhận thức về kiến thức pháp luật của học sinh được nâng cao qua từng năm học như điểm kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì của học kì 2 ( Học kì chủ yếu học về pháp luật) của học sinh đạt trung bình trở lên khá cao, trong đó nhiều em đạt điểm khá giỏi như: Năm học 2012 -2013: ( chưa áp dụng đề tài) tỉ lệ học sinh đạt TB trở lên của các bài kiểm tra là 72;5 % Năm học 2013 -2014 ( áp dụng đề tài) tỉ lệ học sinh đạt TB trở lên của các bài kiểm tra là 90 % Năm học 2014 -2015: ( áp dụng đề tài) tỉ lệ học sinh đạt TB trở lên của các bài kiểm tra là 96 % - Hạn chế của đề tài này là đối với những lớp có tỉ lệ học lực yếu thì khó áp dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp đóng vai, việc liên hệ giải quyết tình huống cũng khó khăn chủ yếu tập trung vào số ít học sinh chăm ngoan, có học lực khá hơn ở trong lớp, việc tìm ra đáp án của các tình huống do giáo viên đặt ra mất nhiều thời gian hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình dạy học... 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu Mặt mạnh của vấn đề nghiên cứu là đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, định hướng, giáo viên đỡ vất vả hơn ở trên lớp mà hiệu quả thu được lại cao hơn so với dạy học thông thường... Mặt yếu của đề tài này là: giáo viên phải chuẩn bị kỹ càng hơn, phải tham khảo nhiều tài liệu, thường xuyên cập nhật thông tin mới về pháp luật, nghiên cwua sử dụng các tình huống phù hợp với thực trạng học sinh. Dạy học theo phương này chỉ thật sự trôi chảy, thuận lợi đối với những lớp có ý thức tốt, trong khi đó việc giáo dục kiến thức pháp luật đối với những lớp ý thức yếu lại rát cần thiết. Vì vậy không thể áp dụng một cách dạy học chung của một bài cho tất cả các lớp... 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động - Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, gieo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay 6 một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Học sinh vi phạm đạo đức, pháp luật ngày càng nhiều . Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, sự mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước trên thế giới đã có tác động tiêu cực đến đạo đức của thanh thiếu niên hiện nay. Nhất là những người ở tuổi vị thành niên Căn cứ vào báo cáo của công an tỉnh Đắc Lắc thì: Trong thời gian qua, tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật nói chung và phạm tội nói riêng đang trở thành nỗi nhức nhối của xã hội, với số lượng ngày tăng, tổ chức ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Trên địa bàn tỉnh ta, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, trong năm 2014, đã xảy ra 254 vụ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, với 357 đối tượng (trong đó khởi tố 116 vụ, 163 đối tượng). Trong số các hành vi vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên gây ra, chủ yếu là các hành vi vi phạm liên quan đến tài sản, như: cưỡng đoạt, cướp, trộm cắp, cướp giật tài sản là 127 vụ, 194 đối tượng (trong đó có 64 vụ, 94 đối tượng bị khởi tố); cố ý gây thương tích là 81 vụ, 110 đối tượng (trong đó có 33 vụ, 47 đối tượng bị khởi tố); đáng chú ý là thanh thiếu niên gây ra 07 vụ giết người, 04 vụ hiếp dâm… Đa số thanh thiếu niên vi phạm pháp luật là nam giới, chiếm 99,7% (356/357), số thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường vi phạm là 17,9% (64/357). Về trình độ văn hoá, đối tượng vi phạm không biết chữ chiếm 2,5%; tiểu học chiếm 38,3%; trung học cơ sở chiếm 63,6%; trung học phổ thông chiếm 9,5%; trong số đó 82% đối tượng đã bỏ học. Tình hình thanh thiếu niên vi phạm không chỉ xuất hiện ở thành phố, thị xã - địa bàn dân cư đông đúc, phức tạp… mà còn xảy ra ở các xã, thôn, buôn.. Thực tế việc vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên ngày càng nhức nối. nguyên nhân của thực trạng trên do tôi một phần qua trọng là việc dạy học pháp luật trong nhà trường chưa hiệu quả, một bộ phận lớn giáo viên dạy môn GDCD chưa thật sự chú trọng áp dụng đúng đắn các phương pháp dạy học phù hợp với các loại bài, kiểu bài học… 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Làm thế nào để nâng cao nhận thức pháp luạt cho học sinh là một vấn đề mà tôi hết sức quan tâm, tìm tòi các phương pháp dạy học pháp luật phù hợp, đó là khi dạy học nội dung pháp luật đối với học sinh lớp 9 thì cần chú trọng áp dụng các phương pháp dạy học như đã nêu trên, sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, ý thưc chấp hành pháp luật cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác giảng dạy học sinh lớp 9 ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp nâng cao chất lượng các phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 ở cấp THCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD. Đó là động cơ để tôi thực hiện đề tài này. 3. Các giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Việc chú trọng lựa chọn một số phương pháp dạy học tích cực trong việc dạy học nội dung pháp luật của môn GDCD 9 là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức pháp luật và kĩ năng vận dụng pháp luật vào cuộc sống cho 7 học sinh. Mỗi phương pháp dạy học được lựa chọn đúng sẽ mang lại hiệu quả cao, điều đó đã được chứng minh qua kinh nghiệm nhiều năm dạy môn GDCD9 của bản thân. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp a. Phương pháp giải quyết vấn đề (xử lí tình huống)  Mục tiêu của phương pháp Giúp HS đưa ra cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với nội dung bài học, qua đó củng cố kiến thức đã học và làm quen với kĩ năng vận dụng liên hệ vào thực tiễn đời sống xã hội. Giúp HS làm quen với yêu cầu thể hiện quan điểm của mình trước các tình huống pháp luật, qua đó góp phần rèn luyện ý thức chấp hành pháp luật, phù hợp với yêu cầu tích hợp của môn học.  Cách thực hiện - GV nêu tình huống pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau, phù hợp với nội dung bài học, với các biểu hiện hành vi khác nhau để HS phân tích, xử lí. - HS xác định, nhận dạng vấn đề/ tình huống. - HS phát hiện vấn đề cần giải quyết. - HS thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/ tình huống cần giải quyết. - HS liệt kê các cách giải quyết. - HS lựa chọn và đưa ra cách giải quyết. - GV kết luận, đưa ra cách giải quyết đúng và phù hợp nhất với nội dung bài học.  Một số lưu ý - Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học, với địa chỉ tích hợp và với nội dung giáo dục pháp luật, không được vượt ra ngoài chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Tình huống phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS. - Tình huống phải gần gũi với đời sống thực tiễn xã hội, với cuộc sống của HS. - Tình huống cần có độ dài vừa phải. - Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều cách suy nghĩ và nhiều cách giải quyết khác nhau. - Các nhóm HS có thể cùng nhau giải quyết một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề, tình huống khác nhau, tùy theo mục đích của họat động. Có 3 loại tình huống: 1/ Tình huống định hướng cho HS nhận xét. 2/ Tình huống định hướng cho Hs đưa ra cách ứng xử. 3/ Tình huống cho trước cách ứng xử để HS lựa chọn cách ứng xử phù hợp.  Ví dụ minh họa Khi dạy Bài 2 “Tự chủ” GDCD lớp 9, GV nêu tình huống sau: 8 Bạn An lớp em được coi là người rất “ sành điệu”. Một hôm bạn đến rủ em đến quán cà phê, bạn ấy “bật mí” cho em: “Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái cực lạc, “phiêu” lắm khi được uống một viên thuốc màu hồng, không phải là hêrôin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”. Câu hỏi: 1/ Trong trường hợp này em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như vậy? 2/ Hành vi của em có thể hiện tính tự chủ và phù hợp với pháp luật không? Vì sao? b. Phương pháp thảo luận nhóm  Mục tiêu của phương pháp - Giúp HS có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ và chắc chắn hơn. - Nhờ không khí thảo luận tập thể cởi mở nên HS sẽ mạnh dạn hơn. Thông qua thảo luận tập thể, HS biết lắng nghe ý kiến của bạn, tạo cơ sở giúp HS dễ hòa nhập vào tập thể nhóm, tạo cho các em niềm hứng thú trong học tập. - Thông qua thảo luận nhóm, HS có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác.  Cách thực hiện - GV nêu chủ đề thảo luận. Ví dụ: khi dạy bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân GV cho HS thảo luận: Tảo hôn là gì? Tác hại như thế nào? Tình trạng tảo hôn ở địa phương ta như thế nào? Thử đề xuất hướng giải quyết. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho HS, quy định thời gian và phân công vị trí của các nhóm. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến. - GV tổng kết và nhận xét.  Một số lưu ý - Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau. - Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo luận của mỗi nhóm. - Trong khi các nhóm thảo luận, GV cần đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết. c. Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và đóng vai  Mục tiêu của phương pháp - Giúp HS có thể vận dụng trực tiếp các quy định của pháp luật với thực tiễn thực hiện pháp luật trong đời sống hằng ngày. 9 - Thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú cho HS trong học tập, qua đó nhanh chóng tiếp thu kiến thức bài học.  Cách thực hiện - GV nêu chủ đề, chia nhóm, giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Lớp thảo luận, nhận xét về việc đóng vai của từng nhóm. - GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã đóng vai. Ví dụ: Sau khi dạy bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân GV nêu tình huống sau: An dự định sau khi học hết lớp 9 sẽ xin vào làm ở công ty sản xuất vật liệu xây dựng ở gần nhà để giúp đỡ cha mẹ. Nếu em là An em sẽ trình bày với giám đốc công ty đó như thế nào?  Một số lưu ý - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề nội dung tích hợp, phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của HS và với điều kiện, hoàn cảnh lớp học. - Tình huống không nên quá dài và phức tạp, mất nhiều thời gian. - Tình huống phải có các cách giải quyết khác nhau. - Tình huống phải để mở để HS tự tím cách giải quyết, tìm cách ứng xử phù hợp ; không nên cho trước kịch bản. - Mỗi tình huống có thể phân công một nhóm hoặc mấy nhóm cùng đóng vai. - Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm. - Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV cần đi đến các nhóm để nghe và gợi ý, hướng dẫn khi cần thiết. d. Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ bản thân  Mục tiêu của phương pháp Liên hệ thực tế và tự liên hệ là phương pháp nhằm tạo ra những điều kiện thuận tiện cho học sinh được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan đến bài học. Trên cơ sở đó, HS được bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn nội dung pháp luật cần học. HS cũng có thể so sánh, đối chiếu thái độ, hành vi của mình với nội dung bài học để củng cố những mặt tốt, tránh được việc vi phạm pháp luật.  Thực hiện - Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống: - Giáo viên động viên học sinh liên hệ thực tế hoặc tự liên hệ. - Học sinh phát biểu bằng chính suy nghĩ của các em.  Lưu ý 10 - Vấn đề liên hệ phải phù hợp với nội dung bài học. - Vấn đề liên hệ phải gần gũi, vừa sức với HS. - Cần động viên những HS rụt dè, nhút nhát liên hệ hoặc tự liên hệ. Ví dụ minh họa: Tình trạng tảo hôn ở Buôn làng nơi em đang sinh sống diễn ra như thế nào? Bản thân em đã và sẽ làm gì để giúp mình và các bạn không bị rơi vào hoàn cảnh đó. e. Một số Ví dụ minh họa Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. Phần 1: Những nguyên tắc cơ bản Trong quan hệ nhân thân: Vợ chồng có quyền bình đẳng … GV cho học sinh những hình ảnh có nội dung bất bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Hỏi: Em có nhận xét gì về những hành vi được thể hiện thông qua những hình ảnh trên? Những hành vi này đã phù hợp với quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân chưa? Vì sao? GV kết hợp cho HS tìm hiểu các điều 20,21,22,23 luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân Phần khái niệm: GV dùng các tình huống để học sinh nhận biết rõ những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật : Thứ nhất: Phải là một hành vi và trái pháp luật: VD1: Thấy nhà ông A có con gà trống, anh H chợt nghĩ “ Phải rình bắt chộm gà” nhưng chưa kịp ra tay thì M đã bắt trước. Hỏi: Ai trong tình huống trên vi phạm pháp luật? Vì sao?  M vì M đã thực hiện hành vi và hành vi đó trái pháp luật, H mới chỉ nghĩ mà chưa thực hiện hành vi Thứ hai: Do người có năng lực hành vi pháp lí thực hiện VD2: N bị tâm thần đập phá tài sản Hỏi: N có vi phạm PL không?  Không, N không có năng lực hành vi pháp lí. Thứ ba: Phải chứa đựng lỗi của người thực hiện hành vi đó. VD3: Đang ngủ trưa, anh L giật mình thấy người lạ đang lấy trộm đồ. Anh L tri hô, gã lạ mặt định khống chế anh L, bất ngờ anh L vùng mạnh khiến gã lạ mặt té và bị chấn thương Hỏi: Anh L có vi phạm pháp luật không? Vì sao?  Không, anh L có quyền tự vệ chính đáng. Phần 2: Trách nhiệm pháp lí 11 Từ VD 1: GV đặt câu hỏi: M có phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình không? Vậy trách nhiệm pháp lí mà M phải chịu là gì? Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân Giáo viên có thể dẫn chứng những hình ảnh bầu cử HĐND các cấp ở địa phương hay những hình ảnh về việc tham gia sửa đổi hiến pháp 1992 trong năm 2013 mà các đài báo đưa tin… Như vậy, khi giảng dạy các nội dung có liên quan đến pháp luật giáo viên chỉ đưa ra các tình huống để các em thảo luận và trả lời các tình huống đó, giáo viên tích hợp những văn bản liên quan đến bài học. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy việc tạo ra các tình huống để học sinh thảo luận đã giúp học sinh tự tin hơn, hứng thú hơn trong việc tiếp thu kiến thức pháp luật 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Việc chú trọng các phương pháp dạy học nói trên đối với phần nội dung pháp luật trong môn GDCD thực hiện được với tất cả các khối lớp của cấp THCS, với tất cả các đối tượng học sinh, ở tất cả các địa bàn, trong điều kiện dạy học bình thường cũng như khi có phương tiện công nghệ hỗ trợ. Chỉ lưu ý là giáo viên khi thực hiện phải nghiên cứu đối tượng học sinh từng lớp, từng bài, từng hoạt động dạy học, để sử dụng phương pháp nào là chủ đạo, làm sao đảm bảo được thời lượng của tiết học học và phù hợp khả năng nhận thức của học sinh từng khố lớp. 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Khi sử dụng các phương pháp dạy học nói trên, giáo viên cần hiểu là những nội dung quy định của pháp luật là có tính chất mặc định, giáo viên không có quyền sửa nội dung pháp luật mà chỉ làm thế nào để học sinh hiểu và vận dụng kiến thức pháp luật vào cuộc sống. Vì vậy trong các phương pháp dạy học nêu trên thì sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề (xử lí tình huống) là chủ đạo, đối với nội dung khó, cần khắc sâu thì hỗ trợ bằng cách cho học sinh thảo luận nhóm, đóng vai. Khi thấy học sinh cơ bản đã nắm được vấn đề rồi thì tiến hành cho các em liên hệ thực tế, liên hệ bản thân, hướng các em vào cách giả quyết tình huống pháp luật thường gặp trong cuộc sống, để để rút ra bài học cho bản thân. Làm được như vậy chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ cao hơn rất nhiều. 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua các năm dạy học và tiến hành khảo nghiệm đề tài này đối với học sinh lớp 9 trường THCS Lương Thế Vinh tôi thấy chất lượng dạy học pháp luật cho học sinh được nâng cao rõ rệt, khả năng vận dụng kiến thức pháp luật vào cuộc sống cao hơn. Học sinh tự tin hơn trong cuộc sống. Hiện tượng làm trái quy định của nhà trường, trái pháp luật giảm. Ví vậy theo tôi giá trị của đề tài này là góp phần vào việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giảm tệ nạn xã hội, giảm hành vi sai trái của với học sinh, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đào tạo những công dân tương lai có phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết, đủ bản lĩnh làm người. 12 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua các năm học 2013 -2014 và năm học 2014 -2015 tôi đã áp dụng kinh nghiệm, giải pháp dạy học nói trên cho học sinh lớp 9 trường THCS Lương Thế Vinh và so sánh với năm học trước đó là năm học 2012 -2013 và thấy kết quả khảo nghiệm đạt được như sau: NĂM HỌC SỐ HỌC SINH ĐIỂM TB TRỞ TỈ LỆ ĐƯỢC KHẢO LÊN CỦA BÀI KT NGHIỆM 1 TIẾT VÀ KT HỌC KÌ II 2012 -2013 200 HS 145 HS 72.5% 2013 - 2014 200 HS 181 HS 90.5 % 2014 -2015 190 HS 182 HS 96% Qua kết quả khảo nghiệm trên tôi thấy nếu chú trọng các phương pháp dạy học nói trên trong dạy học phần pháp luật của môn GDCD là đạt được kết quả khả quan, vì vậy tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình để các dồng nghiệp cùng tham khảo, hi vọng đề tài này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở cấp THCS thông qua môn GDCD. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Công việc giảng dạy GDCD nói chung và dạy pháp luật trong môn GDCD nói riêng là một trong những hoạt động rất quan trọng trong nhà trường THCS, nó quyết định sự thành công hay thất bại của công tác dạy học. Nếu người giáo viên GDCD luôn tự tìm tòi và rèn luyện cho mình nhuần nhuyễn một số phương pháp, kỹ thuật dạy học để có khả năng khơi dậy tính tích cực, sự hứng thú và lòng ham mê của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức ở trên lớp, thực hành, áp dụng những kiến thức pháp luật vào cuộc sống một cách tự giác. Thì hiệu quả của việc dạy nội dung pháp luật trong môn GDCD sẽ thành công. Góp phần vào công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật của các cấp các ngành. Đề tài cũng góp phần đa dạng hóa phương pháp dạy học GDCD để làm cho giờ học GDCD đỡ nhàm chán hơn. Điều này cũng gây hứng thú với HS và làm cho các em tự giác tham gia tích cực Đề tài được nghiên cứu và áp tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, Đắc Lắc nhưng theo tôi nó cũng có khả năng áp dụng cho những trường THCS khác có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, đặc điểm học sinh tương tự. 2. Kiến nghị Đối với giáo viên: Ngoài phương pháp, kỹ thuật dạy học thì việc tự xây dựng hình ảnh người giáo viên dạy bộ môn GDCD phải thực sự là “ tấm gương sáng về tự học, sáng tạo” cho học sinh noi theo, người giáo viên phải chuẩn mực trong tư thế, tác phong trong cách ứng xử - giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh. Phải luôn có thái 13 độ, tinh thần vui vẻ cởi mở khi đến trường đến lớp, vui với nghề có như vậy trong mỗi tiết dạy mới sinh động, thầy trò dễ gần nhau hơn, dễ giáo dục đạo đức học sinh. Phải có một lượng kiến thức chuyên môn sâu, rộng trên nhiều lĩnh vực, có vốn sống phong phú, có khả năng tiếp nhận và ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ thông tin để theo kịp thời đại và ứng dụng hiệu quả trong dạy học. Đối với nhà trường: Cần quan tâm đến môn học GDCD, đội ngũ giáo viên dạy GDCD và những người làm công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Làm cho mọi thành viên trong trường thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của bộ môn GDCD trong chương trình giáo dục phổ thông. Không ngừng làm phong phú thêm cho tủ sách pháp luật của nhà trường để giáo viên và học sinh tham khảo Đối với nghành giáo dục trong đợt thay đổi SGK và chương trình giáo dục sắp tới cần chú ý chắt lọc, cô đọng kiến thức cần giáo dục cho HS, giảm bớt khái niệm, phạm trù. Tập trung vào giáo dục đạo đức và kĩ năng sống và thực hiện theo pháp luật, tăng thêm giờ thực hành, tìm hiểu thực tế của học sinh. Đối với chính quyền địa phương: thường xuyên phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về tầm qua trọng của sự phối hợp: Gia đình – Nhà trường – Xã hội Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi được đúc kết trong quá trình dạy học GDCD lớp 9 trong thời gian qua, tôi mạnh dạn nêu lên để quý đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến với mục đích góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD. Chân thành cảm ơn! Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu chỉ là trường THCS Lương Thế Vinh nên có nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ, các giải pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc dạy pháp luật trong môn GDCD cấp THCS hiện nay. Qua đó giúp cho chúng ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần thành công vào công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. Nhận xét của lãnh đạo nhà trường Buôn Trấp, ngày 10 / 1 / 2016 Người viết Chu Tự Lệ TÀI LIỆU THAM KHẢO. 14 Nghiệp vụ phổ biến giáo dục trong nhà trường - Nhà xuất bản tư pháp Sách giáo khoa GDCD lớp 9 - Nhà xuất bản giáo dục Tài liệu: Chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD cấp THCS - Nhà xuất bản giáo dục Hiến pháp năm 2013 - Nhà xuất bản chính trị quốc gia Luật hôn nhân gia đình - Nhà xuất bản chính trị quốc gia Luật bảo vệ môi trường - Nhà xuất bản chính trị quốc gia Giáo trình lý luận dạy học môn GDCD ở trường phổ thông - NXB lý luận chính trị Mạng Internet 15 16 17 18 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất