Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn_giảm tỷ lệ học sinh yếu kém môn tiếng anh....

Tài liệu Skkn_giảm tỷ lệ học sinh yếu kém môn tiếng anh.

.DOC
6
110
89

Mô tả:

SKKN: Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Tiếng Anh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TIẾNG ANH I. ÑAËT VAÁN ÑEÀ: - Mục tiêu cơ bản của nhà trường là đào tạo và xây dựng những thế hệ học sinh trở thành những con người mới phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trí tuệ, thể chất để đáp ứng với yêu cầu thực tế hiện nay. Muốn giải quyết thành công nhiệm vụ quan trọng này, trướcc hết chúng ta phải tạo tiền đề vững chắc, lâu bền trong học tập của học sinh và trong giảng dạy của giáo viên. - Môn học Tiếng Anh là một công cụ tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực, tiếp cận những thông tin quốc tế và khoa học kỹ thuật và trên nhiều lĩnh vực khác …. - Là giáo viên dạy tiếng Anh, tôi thấy mình có trách nhiệm hình thành và phát triển cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản và tiếng Anh nhằm giúp các em có thể tiếp tục học lên bậc học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động thuận lợi hơn. Cụ thể là, sau khi học xong THCS các em phải có kỹ năng sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp đơn giản dưới các dạng nghe - nói - đọc - viết. Qua kiểm tra, tôi phát hiện là về phía học sinh, do vốn từ ngữ của các em rất nghèo nàn, dẫn đến các em không thể hiểu tình huống câu trong bài tập, lúng túng khi thực hành, hầu hết số học sinh trung bình - yếu chỉ có thể thực hiện được yêu cầu bài tập khi có ai đo0s giúp hiểu nội dung tình huống câu. Còn về phía giáo viên, đôi lúc dạy chưa khắc sâu kiến thức ngữ pháp hoặc quá tham kiến thức trong tiết học. Từ nhận thức đó, trong thời gian qua tôi đã chú ý thực hiện cải tiến phương pháp sọan giảng, chú ý xây dựng tiết dạy thực sự tinh giản nhưng vững chắc, nhằm giúp các em học sinh đối tượng trung bình và yếu từng bướcc cải thiện kết quả học tập bộ môn. Tôi xin đưa ra kinh nghiệm về cung cấp từ vựng và vài biện pháp giúp học sinh tiếp thu bài dễ dàng hơn nhằm để “Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Tiếng Anh”. Trong khi trình bày sẽ còn những thiếu sót, mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để trong quá trình giảng dạy đạt kết quả hơn. 1 SKKN: Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Tiếng Anh II. NỘI DUNG: 1. CUNG CẤP TỪ VỰNG: * Lưu ý khi cung cấp từ vựng: Kiến thức cơ bản của một ngôn ngữ là từ vựng và ngữ pháp. Đối với lớp 6, lượng từ vựng xuất hiện trong tiết học chưa nhiều, đa số là từ mới, được giáo viên cung cấp và tổ chức nhiều hoạt động luyện tập xung quanh chủ đề đó, vì vậy học sinh có thể thực hành và nhớ chúng dễ dàng sau mỗi tiết học. Tuy nhiên từ đơn vị thứ 12 trở đi lượng từ vựng đã tương đối nhiều, khi ấy đối tượng học sinh trung bình và yếu cảm thấy khó tiếp thu khi học một bài khá dài. - Cung cấp từ vựng chọn lọc sao cho học sinh nắm vững một số từ chính trong bài. - Chú ý luyện phát âm, nhất là đọc đúng trọng âm và âm cuối. - Theo dõi việc ghi chép của học sinh hàng ngày. Một lượng từ vừa phải cộng với việc chú ý luyện tập, học sinh có thể nhớ cách đọc ngay tại lớp về nhà các em dễ dàng hơn khi ôn lại. Bên cạnh đó, vì thiếu môi trường giao tiếp, tại lớp các em có ít thời gian để thực hành cùng nhau, về nhà các em cũng không có cơ hội sử dụng ngôn ngữ, do đó tôi khuyến khích các em luyện tập thực hành nhiều qua bài tập về nhà. Khi mới tiếp xúc bài học giáo viên không nên yêu cầu học sinh dịch ra nghĩa tiếng mẹ đẻ, vì làm như vậy đôi khi không cần thiết mà lại mất thì giờ của các em, hướng dẫn các em cách đoán từ mới và không cần tra từ điển nhiều. 2. CÁC BIỆN PHÁP: 2.1/ Tăng thực hành luyện tập lặp lại: Để thực hành kỹ năng sử dụng ngôn ngữ thì người học cần phải thực hành nhiều, đăc biệt đối với học sinh yếu thì điều này trở nên cần thiết. Những tiết luyện kỹ năng đọc hiểu đây là một kỹ năng dễ trong bốn kỹ năng giao tiếp song một số em không chịu khó đọc để hiểu mà ỷ vào các bạn khá - giỏi, lâu dài các em sẽ thiếu vốn từ và càng khó để học các bài sau. Để khắc phục, tôi đã chú ý lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động như sau: 2 SKKN: Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Tiếng Anh - Sau khi thực hiện các bước cần thiết giúp HS trước khi đọc, học sinh thảo luận câu hỏi và trả lời theo cặp, giáo viên sẽ kiểm tra lại kết quả đáp án của vài cá nhân. Lúc này để cho học sinh yêu cầu cơ hội sửa sai đồng thời có thể đọc nhiều lần câu trả lời đúng, tôi thường hướng dẫn như sau: - Học sinh sử dụng bút chì để chú thích nội dung đáp án trong bài học, sau đó yêu cầu những học sinh yếu nhắc lại đáp án đúng, mỗi câu được lặp lại ít nhất 2 - 3 lần, như vậy các em phải chú ý theo dõi vì giáo viên sẽ cho nhiều học sinh lặp lại, lần thứ nhất là gọi học sinh phát biểu, tiếp theo là chỉ định. Có nhiều học sinh được tham gia lặp lại, trong đó học sinh trung bình và yếu có nhiều cơ hội tham gia hoạt động ngay tại lớp, dù chỉ là nhắc lại đáp án, còn phần viết lại câu trả lời được thực hành trong “bài tập về nhà”. 2.2/ Yêu cầu cần cụ thể và vừa sức: Vì đối tượng học sinh yếu còn hạn chế về kỹ năng vận dụng ngôn ngữ, do đó trong phần thực hành luyện tập tại lớp giáo viên có thể đưa ra nhiều tình huống và cho các em lựa chọn tình huống phù hợp với năng lực của mình để thực hành. Ví dụ: Period 34, Lesson 2 - Unit 6 - English 8 Mục tiêu tiết học này là học sinh rèn luyện kỹ năng nói ngỏ ý muốn giúp người khác đồng thời có thể đề nghị ai đó giúp mình. Trong phần thực hành, sau khi giáo viên thực hiện mẫu cho một tình huống, yêu cầu học sinh thực hành 4 tình huống khác: a) A tourist needs to find a police station because he lost money. b) A neighbor needs help tidying yard because he has a broken leg. c) A friend needs help fixing her bike because she has a flat tire. d) Your aunt needs to buy some vegetables because she is busy cooking meal. Học sinh sẽ thực hành theo cặp đôi, Nếu lớp có nhiều học sinh đối tượng trung bình - yếu, để không mất thời gian, giáo viên có thể yêu cầu các cặp thuộc tổ 1, 2 thực hành tình huống (a),(b) và các cặp thuộc tổ 3, 4 thực hành tình huống (c), (d). Riêng các cặp có học sinh yếu, giáo viên cho các em chọn tình huống thực hành, sau thời gian để học sinh chuẩn bị và trao đổi thực hành khoảng 3 phút, giáo viên yêu cầu vài cặp thực hành đối thoại trước lớp. giáo viên yêu cầu nhóm khá 3 SKKN: Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Tiếng Anh -giỏi trước, nhóm trung bình - yếu sau. Các học sinh khác chú ý nhận xét, rút kinh nghiệm. Trong phần “Post - speaking” cũng thực hiện tương tự. Phần Bài tập về nhà giáo viên sẽ yêu cầu học sinh yếu viết lại một đọan đối thoại của nhóm mình đã thực hiện tại lớp và giáo viên sẽ kiểm tra vào hôm sau. 2.3/ Giao bài tập về nhà: Ngoài việc thực hành luyện tập trên lớp thì việc học tập ở nhà của các em cũng hết sức cần thiết, giúp các em tái hiện lại kiến thức, và biết sử dụng chúng trong bài tập về nhà. Tuy nhiên đối tượng học sinh yếu tôi chỉ yêu cầu thực hiện những bài tập vừa sức và đồng thời là những bài ôn luyện kiến thức cơ bản (chuẩn kiến thức). - Với mục đích luyện tập vốn từ, hình thức bài tập đơn giản nhất là “Odd one out” Ví dụ: Tall short shy slim Send came showed Cook sweep Steamer dust experiment ate escape sauce pan cup board - Với mục đích luyện tập cấu trúc ngữ pháp, tôi luôn chọn hình thức bài tập từ dễ đến khó. Ví dụ: Kiểm tra dạng câu “Reported speech” - Unit 5 - English 8. Đối với các em học sinh yếu, chúng ta nên ưu tiên thực hiện các bài tập ở mức độ nhận biết và thông hiểu: * Chọn từ ngữ thích hợp để hoàn thành các câu sau: a) She asked Nam _____________ A. stop talking in class. B. stops talking C. to stop talking D. stopping talking . . . etc. * * Những câu nào có thể thay thế cho câu sau : “You should stay in bed for a few days” said the doctor. A. The doctor said Nam should stay in bed for a few days. B. The doctor told Nam to stay in bed for a few days. C.The doctor advised Nam to stay in bed for a few days. 4 SKKN: Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Tiếng Anh D.The doctor asked Nam to stay in bed for a few days. *** Sửa sai cho phần gạch chân trong câu sau: a) My sister asked me clean the dishes b) My father says I should go to bed and get up early. Bài tập này từ dạng bài phát hiện lỗi sai, tuy nhiên, học sinh có thể đối chiếu với cấu trúc mới được giới thiệu để có thể phát hiện lỗi và sửa nhanh hơn thay vì để các em tự phát hiện lỗi. 2.4/ Kiểm tra: - Tôi thấy rằng kiểm tra là một biện pháp thúc đẩy học sinh chăm chỉ làm bài vì rất ít học sinh học tập tự giác. Được biết giáo viên nên chú ý kiểm tra liên tục ngay từ đầu năm học để tạo cho các em có nề nếp, thói quen học ngay từ đầu. Mặc dù thời gian tại lớp rất ít, tôi vẫn dành 5 phút mỗi ngày để kiểm tra từ vựng của các em. Thông thường, giáo viên đọc và cả lớp ghi từ vựng, sau đó gọi 5 em nộp lên cho GV kiểm tra, chấm điểm. Để kiểm tra vở ghi của các em, tôi ra chỉ tiêu là sẽ kiểm tra 5 em vào đầu tiết học và sẽ tranh thủ kiểm tra thêm lúc các em thực hành kỹ năng viết. Ngoài ra, tôi nhờ cán sự bộ môn thường xuyên kiểm tra giúp. 2.5/ Hoạt động tham gia trò chơi: Nhiều hình thức họat động học tập có thể gây hứng thú đối với học sinh, tuy nhiên khó có thể tổ chức trong giờ học vì mất nhiều thời gian, hơn nữa nội dung kiến thức chương trình lớp 8 tương đối khó với đối tượng học sinh trung bình và yếu. Bù lại, thỉnh thoảng để giúp các em vui mà học, đồng thời nhằm bổ trợ vốn từ cho học sinh, tôi đã tổ chức các tiết sinh hoạt ngọai khóa trong thời gian một tiết học. III. KẾT LUẬN : Để việc giảng dạy của mình ngày càng đi vào có chất lượng và đạt hiệu quả, bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi, rút kinh nghiệm. Kinh nghiệm từ những thầy cô, đồng nghiệp, đồng thời tôi thường xuyên tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy của mình, kịp thời bổ sung phương pháp truyền thụ kiến thức sao cho việc tiếp thu của các 5 SKKN: Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn Tiếng Anh em học sinh được dễ dàng và khắc sâu hơn. Bằng những biện pháp trên, tôi đã chú ý thực hiện việc chọc lọc kiến thức trong giới thiệu ngữ liệu, đồng thời cố gắng thực hiện dạy đơn giản, vững chắc, khắc sâu kiến thức. Hội đồng khoa học Người thực hiện Dương Quốc Dũng 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất